tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á

62 438 0
tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ~~~~~~~~~~~~ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á Sinh viên thực hiện : HUỲNH HỒNG NGỌC Lớp : VBII – 8A6 Mã sinh viên : 08C24010186 Chuyên ngành : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2013 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2 1.1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 2 1.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu 2 1.1.2. Nguồn ền gửi 5 1.1.3. Nguồn vốn đi vay 6 1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 8 1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động huy động vốn 8 1.2.2. Các hình thức huy động vốn 10 1.2.3. Tăng cường huy động vốn của ngân hàng thương mại 13 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại 16 1.3.1. Các nhân tố chủ quan 16 1.3.2. Các nhân tố khách quan 18 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 20 TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á 20 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á 20 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 20 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 21 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nam Á 29 2.2.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nam Á 29 2.2.2. Vị trí nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn 31 2.2.3. Chi phí huy động của Ngân hàng Nam Á 32 2.3. Đánh giá chung huy động vốn của Ngân hàng Nam Á 34 2.3.1. Những kết quả đạt được 34 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 36 Huỳnh Hồng Ngọc Lớp: 8A6 - VBII Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NAM Á 39 3.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Nam Á 39 3.1.1. Mục êu của ngân hàng Nam Á 39 3.1.2. Định hướng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nam Á đến năm 2015 40 3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nam Á 42 3.2.1. Chú trọng công tác huy động vốn từ dân cư 42 3.2.2. Mở rộng hình thức huy động vốn 44 3.2.3. Vận dụng chế độ lãi suất linh hoạt 48 3.2.4. Hoàn thiện ện ích phục vụ người gửi ền 49 3.2.5. Nâng cao uy Rn Ngân hàng 50 3.2.6. Xây dựng các chương trình markeng hiệu quả 51 3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 52 3.3. Kiến nghị 53 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 53 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 54 KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Huỳnh Hồng Ngọc Lớp: 8A6 - VBII Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Quá trình tăng vốn điều lệ của NAB trong thời gian qua 20 Bảng 2.2: Bảng kết quả huy động vốn 2011 – 2012 25 Bảng 2.3: Bảng \nh hình sử dụng vốn 2010 - 2012 26 Bảng 2.4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất 28 Ngân hàng TMCP Nam Á (2011-2012) 28 Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng Nam Á (2010-2012) 29 Bảng 2.6: So sánh vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm 2010 – 2012 32 Bảng 2.7: Chi phí huy động vốn của Ngân hàng Nam Á (2010-2012) 33 Huỳnh Hồng Ngọc Lớp: 8A6 - VBII Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa TCKT Tổ chức Kinh tế TCTD Tổ chức Tín dụng NHNN Ngân hàng Nhà nước TMCP Thương mại Cổ phần NAB Nam A Bank – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông CNTT Công nghệ Thông tin TGD Tổng Giám đốc GTCG Giấy tờ có giá TSCĐ Tài sản cố định NHTM Ngân hàng thương mại Huỳnh Hồng Ngọc Lớp: 8A6 - VBII Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI MỞ ĐẦU Để có thể tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải lựa chọn cho mình con đường đi phù hợp nhất, từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Phương pháp tốt nhất giải quyết vấn đề của mình trong bối cảnh hiện nay là các ngân hàng thương mại phải tăng cường họat động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước, từ đó có thể đảm bảo khả năng thanh toán, phát triển các hoạt động đầu tư và cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình Hiện nay ngân hàng Nam Á đang xây dựng được mối quan hệ khá tốt với khách hàng của mình trên thị trường cho vay. Tuy nhiên tình hình huy động vốn vẫn gặp phải những khó khăn nhất định ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Trên thực tế cho thấy các khoản huy động của Nam Á chưa mang tính chiều sâu, phạm vi huy động chưa được mở rộng và chưa mang tính chủ động cao. Đặc biệt trong tình hình tài chính căng thẳng và nhiều biến động như hiện nay thì ngân hàng nào huy động vốn tốt, ngân hàng nào có nguồn vốn dồi dào thì họ sẽ đạt nhiều thành công. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn huy động trong sự phát triển của ngân hàng, nhất là những thời điểm diễn biến tình hình tài chính biến động như hiện nay và tính cấp thiết của hoạt động huy động vốn trong thời điểm hiện nay, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á”. Đề tài có kết cấu gồm 3 phần: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á. Chương 3: Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á Huỳnh Hồng Ngọc Lớp: 8A6 - VBII 1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Nguồn vốn của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ. Các ngân hàng thương mại có thể được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau, chẳng hạn ngân hàng tư nhân, ngân hàng cổ phần, ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng liên doanh. Dù dưới bất kỳ hình thức nào, các ngân hàng thương mại luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Để đạt được điều đó, công cụ duy nhất mà các ngân hàng phải có là vốn. Ngân hàng thương mại lấy tiền tệ làm đối tượng kinh doanh. Do đó, vốn của ngân hàng thương mại chủ yếu phải là vốn bằng tiền. Để có thể hoạt động, ngân hàng phải có một số vốn nhất định (vốn pháp định), tuy nhiên ngân hàng kinh doanh phần lớn dựa trên số vốn huy động. Đó là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, mà người chủ sở hữu của chúng gửi vào ngân hàng để thực hiện các mục đích khác nhau. Hay nói cách khác, họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn tiền tệ cho ngân hàng, để rồi ngân hàng phải trả lại cho họ một khoản thu nhập. Với số vốn huy động được, các ngân hàng thương mại tiến hành kế hoạch kinh doanh để trang trải chi phí huy động và tích lũy, phục vụ sự phát triển lâu dài. Có nhiều hình thức sử dụng vốn với các mức độ sinh lời và rủi ro khác nhau, tùy thuộc vào định hướng cũng như cách thức thực hiện của từng đơn vị. Như vậy, nguồn vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. 1.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được, thuộc sở hữu của ngân hàng. Vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Với chức năng bảo vệ, nguồn vốn này được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ.  Nguồn vốn hình thành ban đầu Một ngân hàng thương mại muốn bắt đầu hoạt động thì ngân hàng đó phải đáp ứng được yêu cầu của NHNN về mức vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp luật quy định. Khác với vốn pháp định, vốn điều lệ lại là vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của ngân Huỳnh Hồng Ngọc Lớp: 8A6 - VBII 2 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng hàng và theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định. Khi ngân hàng bước vào hoạt động thì nguồn vốn này được thể hiện dưới dạng văn phòng, trụ sở, trang thiết bị, dự trữ…, và ngân hàng không được phép sử dụng vốn này chia lợi tức hay trích lập quỹ phúc lợi khen thưởng. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ- CP ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định, mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại Nhà nước, đầu tư là 3.000 tỷ đồng; các ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh, hợp tác, 100% vốn nước ngoài và Quỹ tín dụng nhân dân TƯ là 1.000 tỷ (3.000 tỷ vào 2010). Vốn pháp định của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD…  Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động Trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng, vốn điều lệ không phải luôn giũ cố định mà vẫn được bổ sung và tăng dần theo các hình thức: ngân sách nhà nước cấp thêm, huy động thêm từ các cổ đông, lợi nhuận tích lũy… tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.  Cổ phần phát hành thêm, ngân sách nhà nước cấp thêm Để mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro các ngân hàng thương mại cổ phần có thể huy động thêm vốn bằng con đường phát hành thêm cổ phiếu (có thể là cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu ưu đãi), các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước có thể xin cấp thêm vốn ngân sách, các ngân hàng tư nhân hay ngân hàng liên doanh có thể cùng nhau góp thêm vốn.  Lợi nhuận bổ sung Khi ngân hàng hoạt động hiệu quả và có lãi, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lện tích lũy tùy thuộc vào khả năng hoạt động cũng như chính sách gia tăng vốn chủ của mỗi ngân hàng. Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao so với vốn của chủ hình thành ban đầu.  Các quỹ Ngoài nguồn vốn hình thành ban đầu, ngân hàng thương mại còn có các quỹ dự trữ, các quỹ này được coi là nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng và hằng năm được bổ sung từ lợi nhuận ròng của ngân hàng đó. Tùy theo quy định của từng quốc gia, các ngân hàng phải thực hiện trích lập các quỹ khác nhau. Thông thường các ngân hàng thương mại phải lập các quỹ:  Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Quỹ được trích lập theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng lợi nhuận ròng (có mức giới hạn do pháp luật từng nước quy định). Tại Việt Nam, theo quy định, hàng năm các ngân hàng thương mại được trích lập 5% lợi nhuận sau khi hoàn thành nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để hình thành quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Mức tối đa Huỳnh Hồng Ngọc Lớp: 8A6 - VBII 3 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ thực có của ngân hàng thương mại.  Quỹ đầu tư phát triển Quỹ đầu tư phát triển dùng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh đổi mới công nghệ, trang thiết bị của ngân hàng thương mại. Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của quỹ, hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tăcc có hiệu quả, an toàn phát triển vốn.  Quỹ dự phòng tài chính Quỹ dự phòng tài chính được hình thành từ lợi nhuận hàng năm và được dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các cá nhân, tổ chức gây ra tổn thất, của các tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng trích lập từ chi phí. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quỹ này được trích bằng 10% lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và đã trừ đi các khoản phải trừ như trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Số dư tối đa của quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn có thể trích lập các quỹ sau:  Quỹ bảo toàn vốn Khi nền kinh tế có lạm phát, quỹ này nhằm bảo toàn vốn bằng cách tăng quy mô vốn tự có của ngân hàng. Khi nền kinh tế ổn định, các ngân hàng thương mại có thể không cần lập quỹ này.  Quỹ thặng dư vốn Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trong đợt phát hành cổ phần mới, nếu thị giá của cổ phiếu mà lớn hơn mệnh giá của cổ phiếu đó thì phần chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá được ngân hàng hạch toán vào quỹ thặng dư vốn.  Quỹ đánh giá lại Do giá trị thị trường của các tài sản đặc biệt mà ngân hàng nắm giữ như bất động sản, chứng khoán… có xu hướng biến động mạnh trong từng thời kì khác nhau nên quỹ này nhằm ghi chép phần chênh lệch do đánh giá lại giá trị của các tài sản và nợ của ngân hàng. Dựa vào quỹ này, nhà quản lý ngân hàng có thể theo dõi và đánh giá giá trị thị trường của nguồn vốn chủ sở hữu.  Các quỹ khác  Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần Các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần như trái phiếu có khả năng chuyển đổi có thể được coi là một bộ phận của vốn chủ sở hữu của ngân hàng (vốn bổ sung) do một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn. Nguồn vốn Huỳnh Hồng Ngọc Lớp: 8A6 - VBII 4 [...]... huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.2.3.1 Khái niệm Tăng cường theo từ điển Việt Nam có nghĩa là làm cho mạnh thêm, nhiều thêm hoặc là sự gia tăng về mặt cơ học để đạt được mục tiêu Tăng cường huy động vốn của ngân hàng thương mại là việc đưa ra các biện pháp, giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại Mục tiêu của việc tăng cường huy động vốn của các ngân hàng thương mại. .. Lớp: 8A6 - VBII Chuyên đề tốt nghiệp 20 Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á 2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Nam Á chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng được ban... bản trên cổ phiếu 816 602 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Nam Á 2011-2012) 2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nam Á 2.2.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nam Á Ngân hàng Nam Á luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển, nên mặt bằng vốn vững chắc ngày càng tăng trưởng cả VNĐ và ngoại tệ Bởi muốn hoạt động cho... Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại Để đánh giá hiệu quả vốn huy động, cần xem xét các chỉ tiêu: Mức độ tăng trưởng vốn ổn định, quy mô vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, chi phí vốn, kỳ hạn vốn hợp lý a Mức tăng trưởng ổn định của vốn huy động Vốn huy động tăng trưởng ổn định theo thời gian sẽ đáp ứng nhu cầu tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng. .. chủ động về vốn trong hoạt động kinh doanh để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngân hàng thương mại Hiệu quả của việc tăng cường huy động vốn là yếu tố quyết định tới qui mô đầu tư, cho vay của ngân hàng thương mại Việc tăng cường trong công tác Huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu mà các ngân hàng đặt ra Lượng vốn huy động hàng năm phải lớn, chi phí bỏ ra ít nhưng vẫn thu hút được nguồn vốn nhàn... nguồn vốn của ngân hàng thương mại còn bao gồm nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán và tiền khác  Nguồn ủy thác Thông qua nghiệp vụ đại lý, thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân, thu hộ… các ngân hàng thương mại cũng thu hút được một lượng vốn đáng kể trong quá trình thu hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các tổ chức tín dụng khác,... VBII Chuyên đề tốt nghiệp 7 Học viện Ngân hàng Vốn vay ngắn hạn bổ sung là hình thức các ngân hàng thương mại xin vay ngân hàng nhà nước vốn bổ sung vốn ngắn hạn của mình Trong hình thức này, các ngân hàng thương mại chỉ được vay khi còn hạn mức tín dụng và trong hạn mức tín dụng đã thỏa thuận  Vốn vay để thanh toán Các ngân hàng thương mại vay ngân hàng nhà nước nhằm thực hiện công tác thanh toán giữa... của ngân hàng Tái cấp vốn bao gồm hai hình thức: - Cho vay tái chiết khấu: ngân hàng nhà nước nhận các thương phiếu mà các ngân hàng thương mại đã chiết khấu trước đây để thực hiện các nghiệp vụ giống như trước đây các ngân hàng thương mại đã làm.Tuy nhiên, việc cho vay tái chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại đã được giới hạn trong mức cho phép (hạn mức tái chiết khấu) để thực hiện chính sách... cho vay phải có vốn, muốn có vốn phải huy động là chủ yếu Như vậy huy động vốn là bước khởi đầu quan trọng nhất để có được các hoạt động tiếp theo trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay Trong những năm qua, Ngân hàng Nam Á rất quan tâm đến công tác huy động vốn với phương châm “đi vay để cho vay” đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn... trò vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của ngân hàng thương mại  Vốn là cơ sở để các ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh Vốn là điều kiện bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại để được phép hoạt động Ngay từ khi bước vào hoạt động, các ngân hàng cần vốn để mua đất đai, xây dựng cở sở vật chất, mua . hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á. Chương 3: Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương. hoạt động huy động vốn 8 1.2.2. Các hình thức huy động vốn 10 1.2.3. Tăng cường huy động vốn của ngân hàng thương mại 13 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương. động vốn tại Ngân hàng Nam Á 29 2.2.2. Vị trí nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn 31 2.2.3. Chi phí huy động của Ngân hàng Nam Á 32 2.3. Đánh giá chung huy động vốn của Ngân hàng Nam Á 34 2.3.1.

Ngày đăng: 01/11/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    • 1.1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại

      • 1.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu

      • 1.1.2. Nguồn tiền gửi

      • 1.1.3. Nguồn vốn đi vay

      • 1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

        • 1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động huy động vốn

        • 1.2.2. Các hình thức huy động vốn

        • 1.2.3. Tăng cường huy động vốn của ngân hàng thương mại

        • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại

          • 1.3.1. Các nhân tố chủ quan

          • 1.3.2. Các nhân tố khách quan

          • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

          • TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á

            • 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á

              • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

              • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

              • 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nam Á

                • 2.2.1. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Nam Á

                • 2.2.2. Vị trí nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn

                • 2.2.3. Chi phí huy động của Ngân hàng Nam Á

                • 2.3. Đánh giá chung huy động vốn của Ngân hàng Nam Á

                  • 2.3.1. Những kết quả đạt được

                  • 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

                  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NAM Á

                    • 3.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Nam Á

                      • 3.1.1. Mục tiêu của ngân hàng Nam Á

                      • 3.1.2. Định hướng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nam Á đến năm 2015

                      • 3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nam Á

                        • 3.2.1. Chú trọng công tác huy động vốn từ dân cư

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan