0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Các hình thức huy động tiền gử

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 28 -28 )

Các NHTM khác nhau có các hình thức huy động tiền gửi khác nhau, tuy nhiên các hình thức chính bao gồm:

Huy động Tiền gửi giao dịch:

Một trong những dịch vụ nhận tiền gửi giao dịch lâu đời nhất mà ngân hàng cung cấp là nhận tiền gửi để thực hiện thanh toán hộ cho khách hàng. Tiền gửi

giao dịch đòi hỏi ngân hàng phải hạch toán ngay lập tức cho các lệnh rút tiền hoặc chuyển tiền của khách hàng - người được chỉ rõ là người được thụ hưởng. Tiền gửi giao dịch bao gồm tiền gửi được hưởng lãi và tiền gửi không được hưởng lãi (hoặc hưởng lãi rất thấp):

+ Tiền gửi thanh toán: Đó là khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi khác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện.

Đối với tiền gửi thanh toán, việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba thường được thực hiện bằng séc hay chuyển khoản.

Tài khoản có lúc dư nợ, có lúc dư có. Với tài khoản này, khách hàng còn có thể được ngân hàng đáp ứng nhu cầu tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định (thấu chi tài khoản). Đứng trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn là một khoản nợ mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào. Khi khách hàng gửi tiền vào tài khoản thanh toán này thường không được hưởng lãi hoặc hưởng lãi suất rất thấp để đổi lại quyền được sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng.

+ Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý : Là các khoản tiền được ký gửi với mục đích an toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ thanh toán. Khi cần thanh toán khách hàng có thể đến ngân hàng để chi tiêu. Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sử dụng tồn khoản chỉ khi đã đảm bảo khả năng thanh toán chi trả.

Huy động Tiền gửi có kỳ hạn của Tổ chức kinh tế, cá nhân

Nhiều doanh nghiệp, tổ chức xã hội có các hoạt động thu, chi tiền theo các chu kỳ xác định. Họ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi. Tuy khoản tiền này không tiện lợi và linh hoạt như tiền gửi thanh toán (do khi cần tiền phải đến ngân hàng để lập lệnh thanh toán) nhưng bù lại tiền gửi có kỳ hạn lại có lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn được ghi trên hợp đồng.

biết trước tiên là gửi với thời gian bao lâu. Thông thường định kỳ có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc hơn nữa. Tại Việt Nam, các khoản tiền gửi có kỳ hạn thường nằm trong khoảng 1 tháng đến 6 tháng. Nguyên nhân vì các doanh nghiệp nước ta hầu hết thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn không lớn và tốc độ quay vòng vốn khá nhanh. Do vậy, họ khó có thể gửi với kỳ hạn dài. Hơn nữa nếu gửi tiền có kỳ hạn càng dài mặc dù được hưởng lãi suất cao hơn nhưng khi có nhu cầu rút tiền đột xuất thì khoản lãi suất mà ngân hàng trả sẽ rất thấp, do phải chịu lãi suất phạt vì đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch huy động tiền gửi của ngân hàng.

Lãi suất mà ngân hàng trả cho tiền gửi có kỳ hạn thường là cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn. Lý do ở đây là, khi đã thống nhất với ngân hàng rằng sẽ gửi tiền trong khoảng thời gian nào đó, có đến hơn 80% người gửi tiền đã giữ được cam kết nói trên. Do vậy, NHTM hoàn toàn yên tâm sử dụng tiền gửi để cho vay. Với khoản cho vay ổn định này, ngân hàng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, vì thế tiền thu lao ngân hàng trả cũng phải cao hơn để kích thích sự gửi tiền hơn nữa.

Tóm lại, đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rút tiền. Đại bộ phận nguồn tiền gửi này có nguồn gốc từ tích luỹ và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi. Các NHTM nhận 2 loại tiền gửi có kỳ hạn tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi báo rút (tức khi muốn rút ra phải báo trước).

Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh. Chính vì vậy, các NHTM luôn tìm cách đa dạng hoá loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn khác nhau với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.

Huy động Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Trong cộng đồng dân cư luôn có những người có khoản tiền tạm thời nhàn rỗi. Xét về bản chất, đây là một phần thu nhập của dân cư chưa sử dụng cho tiêu

dùng. Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm). Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiền tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức tiết kiệm đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Người gửi tiết kiệm sẽ có sổ tiết kiệm xác định thời gian và hình thức trả lãi đã thoả thuận với ngân hàng.

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của ngân hàng và được các ngân hàng đặc biệt chú tâm huy động. Hiện nay tiền gửi tiết kiệm là khu vực tiềm năng đồng thời là nơi cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, để thu hút nguồn tiền này các ngân hàng luôn đưa ra các hình thức huy động đa dạng như tiết kiệm bằng Việt nam đồng, bằng vàng và bằng ngoại tệ, với lãi suất cạnh tranh hấp dẫn và với nhiều kỳ hạn để người gửi có cơ hội lựa chọn cho phù hợp, tiện ích nhất.

Huy động Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng khác

Đây là nguồn tiền gửi thường có quy mô nhỏ, giữa các ngân hàng luôn có tiền gửi của nhau. Mục đích của việc gửi tiền này là để đảm bảo thanh toán thuận tiện, phục vụ tối đa lợi ích cho khách hàng của mình do vậy nguồn tiền gửi này thường không được các ngân hàng chú trọng phát triển.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 28 -28 )

×