Chi phí huy động

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hà nội (Trang 61 - 62)

2. Tiền gửi dân

2.3.2.3 Chi phí huy động

Chi phí huy động tiền gửi bao gồm các khoản chi phí trực tiếp: chi trả lãi tiền gửi, chi khuyến mại khách hàng theo các sản phẩm hệ thống và chi khuyến mại riêng cho khách hàng. Các khoản chi phí gián tiếp: chi nhân viên, chi công cụ: máy đếm tiền, máy bó tiền, chi khấu hao tài sản…

Từ năm 2008 đến nay, lãi suất huy động tiền gửi của các NHTM bị hạn chế bởi lãi suất trần của NHNN, do vậy có những thời kỳ lãi suất công bố huy động tiền gửi của tất cả các NHTM đều bằng nhau. Để thu hút khách hàng gửi tiền, nhiều NHTM tung ra các chương trình khuyến mại áp dụng chung toàn hệ thống, chi phí này được Ngân hàng hạch toán vào chi khuyến mại sản phẩm hệ thống. Chi phí khuyến mại khác được hạch toán vào chi khuyến mại để theo dõi riêng.

Chi phí huy động tiền gửi của SHB chi nhánh Hà Nội từ năm 2008 đến nay có sự biến động, thể hiện:

Bảng 2.6 Bảng chi phí huy động tiền gửi của SHB chi nhánh Hà Nội quy đổi

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Chi phí Tỷ trọng Chi phí Tỷ trọng Chi phí Tỷ trọng

1. Chi phí trả lãi 44,850 84.34% 245,641 77.43% 669,405 85.87%

Chi trả lãi tiền gửi 39,352 74.00% 225,422 71.05% 592,546 76.01% Chi khuyến mại SP

hệ thống 2,093 3.94% 9,936 3.13% 23,388 3.00%

Chi khuyến mại 3,405 6.40% 10,283 3.24% 53,471 6.86%

2. Chi phí quản lý 8,325 15.66% 71,613 22.57% 110,146 14.13%

Tổng cộng 53,175 100.00% 317,254 100.00% 779,551 100.00%

Số dư huy động 374,000 2,328,000 5,399,000

Chi phí huy động 14.22% 13.63% 14.44%

NEC 11.99% 10.55% 12.40%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB chi nhánh Hà Nội qua các năm)

NEC = Lãi thực trả Khách hàng/ Gốc thực ngân hàng sử dụng

Trong tổng chi phí huy động tiền gửi, chi phí trả lãi vẫn là danh mục chi chính chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm tới trên 70% chi phí huy động tiền gửi, chi khuyến mại sản phẩm hệ thống và chi khuyến mại chỉ là các khoản chi bổ sung ngoài cho khách hàng, tuy nhiên tỷ trọng của các khoản chi này ngày càng gia tăng, điều này do các SHB và các NHTM bị NHNN khống chế lãi suất trần huy động và tâm lý của người dân Việt thích các chương trình khuyến mại, các sản phẩm khuyến mại đi kèm (phụ lục 1 – các chương trình khuyến mại một số ngân hàng).

Năm 2010, trong điều kiện các NHTM cạnh tranh găt gắt trong việc huy động tiền gửi của khách hàng như trong thời gian qua, SHB Hà Nội đã tìm nhiều biện pháp để có thể huy động các khoản tiền gửi với chi phí hợp lý, trong đó tiết kiệm chi phí quản lý: nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên, chi tài sản, chi công cụ… khiến cho tỷ trọng chi phí quản lý của chi nhánh giảm từ 22.57% năm 2009 xuống còn 14.13% năm 2010.

Với chỉ tiêu NEC, do đặc điểm riêng trong hoạt động của chi nhánh: khi chi nhánh không sử dụng hết vốn huy động được chi nhánh có thể gửi nguồn lên Hội sở (cho Hội sở vay lại nguồn) với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ, thông thường lãi suất điều chuyển này đảm bảo cho các chi nhánh có lãi sau khi từ đi các khoản như: dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, chi quản lý… do vậy Gốc thực ngân hàng sử dụng chính là doanh số huy động tiền gửi.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hà nội (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w