Cơ cấu tiền gử

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hà nội (Trang 35 - 36)

Cơ cấu nguồn tiền gửi phản ánh chất lượng nguồn huy động, cơ cấu nguồn huy động có thể được đánh giá theo: cơ cấu theo kỳ hạn, cơ cấu theo loại tiền tệ, cơ cấu theo loại hình sản phẩm huy động... Cơ cấu tiền gửi của một NHTM phản ánh nhiều tính chất và kết quả kinh doanh của ngân hàng đó: nếu đó là ngân hàng bán lẻ thì cơ nguồn tiền huy động chủ yếu là tiết kiệm và được phân bố một cách đồng đều về kỳ hạn, nguồn huy động ngoại tệ phản ánh sự đa năng của ngân hàng trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ.

Trong từng thời kỳ khác nhau, căn cứ vào hoạt động của ngân hàng: cơ cấu vốn cấp cho tín dụng, đảm bảo các chỉ số của NHNN đưa ra ... các NHTM sẽ có nhu cầu về khối lượng và cơ cấu vốn khác nhau, do đó việc đánh giá hiệu quả nguồn tiền gửi huy động theo tiêu chí này mang tính động cao và cần đặt trong môi trường xem xét toàn hàng.

Cơ cấu nguồn tiền gửi của từng ngân hàng trong từng thời kỳ có thể thay đổi nhưng độ ổn định của nguồn là tiêu chí rất quan trọng trong việc huy động tiền gửi, nó liên quan đến chiến lược sử dụng vốn và tính thanh khoản của ngân hàng. Nhu cầu của công chúng đối với các loại hình dịch vụ nhận tiền gửi là yếu tố quan

trọng hàng đầu quyết định đến cấu trúc nguồn vốn tiền gửi của một ngân hàng. Yếu tố quan trọng thứ hai đó là chính sách huy động tiền gửi : bao gồm sự tương quan lãi suất giữa các loại tiền gửi khác nhau, sự tích cực trong các hoạt động quảng cáo, thời gian và quy mô vốn đầu tư vào việc thu hút và duy trì các khách hàng gửi tiền.

Nhìn chung, nếu được phép tự quyết định cho bản thân mình về cơ cấu tiền gửi tối ưu mà không có các điều kiện quy định của Ngân hàng trung ương về tỷ lệ đảm bảo cho vay, tỷ lệ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên tỷ lệ vốn huy động ngắn trung dài hạn ... thì các ngân hàng sẽ ưa thích việc huy động tiền gửi giao dịch, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn ngắn. Mặc dù phần lớn các khoản tiền này có thể rút ra bất kỳ lúc nào nhưng kỳ hạn thực tế của các khoản tiền gửi này lại thường kéo dài. Tuy nhiên, do tác động tổng thể của lạm phát, việc gia tăng các quy định quản lý của các cấp có thẩm quyền, của tình trạng cạnh tranh găy gắt và trình độ nhận thức cao hơn của khách hàng đã tạo ra nhiều thay đổi lớn đối với cấu trúc tiền gửi của ngân hàng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hà nội (Trang 35 - 36)