2. Tiền gửi dân
2.3.2.2 Cơ cầu nguồn tiền gửi a Cơ cấu theo loại hình
a. Cơ cấu theo loại hình
Tiền gửi tại SHB Hà Nội bao gồm: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Cơ cấu nguồn tiền gửi theo loại hình có sự biến động qua các năm, biểu hiện rõ nhất từ năm 2008.
Bảng 2.4 Bảng số liệu tiền gửi huy động SHB Hà Nội theo cơ cấu
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tiền gửi thanh toán 15 103 183
Tiền gửi không kỳ hạn 6 73 98
Tiền gửi có kỳ hạn 60 740 3100
Tiền gửi tiết kiệm 293 1412 2018
Tổng tiền gửi 374 2328 5399
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB chi nhánh Hà Nội qua các năm)
Quy mô các nguồn tiền gửi nhìn chung tăng đều và ổn định qua các năm, tăng đột biến là khoản tiền gửi có kỳ hạn, tốc độ tăng nguồn tiền gửi này năm 2009 là 123%, năm 2010 là 419%, tiền gửi tiết kiệm qua các năm cũng tăng đáng kể nhưng tỷ trọng trong tổng cơ cấu nguồn tiền gửi huy động lại giảm mạnh trong năm 2010.
NĂM 2008 NĂM 2009
NĂM 2010
Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy rõ sự gia tăng của quy mô nguồn tiền gửi theo cơ cấu qua các năm của SHB Hà Nội, cơ cấu tiền gửi cũng có sự biến động mạnh, đó là sự gia tăng mạnh mẽ tỷ trọng của nguồn tiền gửi có kỳ hạn trong tổng nguồn tiền gửi huy động được, năm 2008 nếu nguồn tiền gửi có kỳ hạn chỉ chiếm 16% thì đến năm 2009 tỷ trọng này được tăng gấp đôi lên 32% và tăng mạnh vào năm 2010 tới 58%; cùng với đó là sự sụt giảm tỷ trọng của nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Dù doanh số huy động thực tế nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng mạnh nhưng tỷ trọng nguồn tiền này lại giảm mạnh qua các năm, từ nguồn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu 78% năm 2008, năm 2009 giảm xuống còn 61% và đến năm 2010 chỉ còn 37%. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn qua các năm gần không biến động nhiều về mặt tỷ trọng, tuy số tuyệt đối có tăng mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và thực hiện được chiến lược chi nhánh đề ra, đây là nguồn được chi nhánh ưu tiên phát triển do lợi nhuận nguồn tiền gửi này mang lại cao.
b. Cơ cấu theo kỳ hạn
Theo kỳ hạn, nguồn tiền gửi huy động của SHB được chia thành: nguồn không kỳ hạn, nguồn ngắn hạn, nguồn trung và dài hạn.
Nguồn tiền gửi kỳ hạn 6 tháng đến 12 tháng (nguồn trung hạn) tương đối ổn định qua các năm về mặt tỷ trọng trong tổng cơ cấu nguồn. Đáng chú ý hơn cả là sự tăng trưởng mạnh mẽ về số liệu tuyệt đối và tương đối của nguồn tiền gửi dài hạn năm 2010. Nếu như các năm trước nguồn tiền gửi chủ yếu của chi nhánh là nguồn ngắn hạn (chiếm từ 60% đến 70% tổng nguồn huy động) thì đến năm 2010, nguồn tiền gửi ngắn hạn chỉ còn chiếm 40% tổng nguồn huy động và nguồn tiền gửi dài hạn tăng mạnh. Tốc độ tăng của nguồn tiền gửi dài hạn năm 2010 là 1.316% so với năm 2009 trong khi nguồn ngắn hạn con số này chỉ là 163%, khiến cho tỷ trọng nguồn dài hạn qua các năm biến động mạnh và thể hiện đà tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Đây là một thành công của chi nhánh trong việc thực hiện chiến lược huy động tiền gửi, bởi tâm lý khách hàng ngày càng ưa thích các sản phầm tiền gửi có kỳ hạn ngắn: 01 tuần đến 03 tháng, do sự biến động của chỉ số lạm phát khiến người dân gần như không yên tâm với các sản phầm gửi kỳ hạn dài. Thông thường, với số tiền gửi càng lớn, kỳ hạn càng dài lãi suất huy động phải càng cao, nhưng trong những năm gần đây, khi lãi suất niêm yết của các ngân hàng thương mại thường kịch trần theo quy định của nhà nước, thì lãi suất các kỳ hạn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn thường bằng nhau, bằng trần cho phép của NHNN (chi tiết phụ luc 2: Lãi suất một số ngân hàng thương mại cổ phần) . Mặt khác, do các ngân hàng cũng lo ngại những diễn biến thất thường trên thị trường tiền tệ nên đôi khi các sản phẩm tiết kiệm với kỳ hạn gửi ngắn (dưới 3 tháng) nhận được nhiều ưu đãi hơn về lãi suất cũng như các chương trình khuyến mại. Do vậy, nguồn ngắn hạn được khách hàng và ngân hàng khá ưa thích.
Tuy nhiên đến năm 2010, với những chính sách của NHNN thắt chặt tín dụng và để đảm bảo an toàn thanh khoản, NHNN đã ban hành những quy định khắt khe hơn về tỷ lệ cho vay trên tỷ lệ huy động tiền gửi thị trường I, nên cơ cấu nguồn tiền gửi huy động của SHB Hà Nội cũng có sự thay đổi. Tỷ trọng tiền gửi dài hạn tăng mạnh trong tổng nguồn huy động năm 2010 (chiếm 37% tổng nguồn), điều này không chỉ giúp SHB đảm bảo các tỷ lệ an toàn về tính thanh khoản, về các tỷ lệ an
toàn cho vay trên huy động mà còn tiết kiệm cho SHB Hà Nội một khoản chi phí khá lớn: Chi bảo hiểm tiền gửi (do nguồn tiền gửi huy động dài hạn chịu tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn nguồn ngắn hạn). Trên danh nghĩa, nguồn tiền gửi có kỳ hạn có thời gian gửi dài, thường trên 12 tháng nhưng với những linh hoạt về việc cho phép Khách hàng rút tiền trước hạn cả SHB Hà Nội và khách hàng đều tìm những lợi ích có lợi cho đôi bên.
c. Cơ cấu theo loại tiền tệ
Hiện nay, SHB đang huy động tiền gửi với các loại tiền: Việt nam đồng, đôla Mỹ và Euro. Huy động tiền đồng vẫn chiếm ưu thế hơn cả trong tổng nguồn tiền gửi ngân hàng huy động được.
Bảng 2.5 Cơ cấu tiền gửi huy động theo tiền tệ quy đổi
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tiền gửi Việt nam
đồng 349 88,83% 2195 94,29% 4804 90,23%
Tiền gửi ngoại tệ 43,9 11,17% 133 5,71% 520 9,77%
Đôla Mỹ 25 6,36% 98 4,21% 393 7,38%
Euro 18,9 4,81% 35 1,50% 127 2,39%
Tổng cộng 392,9 100,00% 2328 100,00% 5324 100,00%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB chi nhánh Hà Nội qua các năm)
Huy động tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn tiền gửi ngân hàng huy động được. Khách hàng gửi tiền ngoại tệ mục đích chính là đầu cơ và tìm kiếm sự chênh lệch tỷ giá bởi lãi suất tiền gửi ngoại tệ (từ 0.3%/năm đến 6%/năm) thấp hơn lãi suất huy động đồng Việt nam (chi tiết phụ lục 2: Lãi suất một số ngân hàng thương mại cổ phần). Khách hàng gửi tiền ngoại tệ vào SHB chi nhánh Hà Nội chủ yếu với mục đích tích trữ dưới hình thức tiết kiệm, tài khoản thanh toán ngoại tệ có số dư rất ít, chủ yếu khách hàng chỉ duy trì số dư tối thiểu để chờ tiền từ nước ngoài chuyển về hoặc chờ thanh toán quốc tế.