Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hà nội (Trang 84 - 87)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CN HÀ NỘ

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

trong quy định với các NHTM, tạo điều kiện cho các NHTM đối với tất cả các loại hình nghiệp vụ trong tiến trình tiến tới hội nhập kinh tế khu vực. Một số kiến nghị với NHNN:

- NHNN cần xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới và hạ tầng cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo từng giai đoạn, kết hợp chỉ đạo toàn bộ hệ thống các NHTM nhà nước cùng thực hiện. Hiện nay, tuy hệ thống công nghệ thông tin của nước ta đã có nhiều tiến bộ vượt trội nhưng cũng mới chỉ có một số ngân hàng có thể kết nối được với nhau trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng, điều này gây trở ngại rất nhiều cho khách hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp làm ăn buôn bán với nước ngoài, tiền của họ không thể thanh toán được ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào, vì thế nếu các ngân hàng trong nước không đổi mới phương thức thanh toán, họ sẽ sẵn sàng chọn các ngân hàng nước ngoài, đối tác hơn hẳn chúng ta về phương diện công nghệ và mạng lưới thanh toán trên khắp toàn cầu.

- Thống nhất phần mềm tại trung tâm thanh toán thẻ để thẻ của một ngân hàng có thể rút tiền tại tất cả mọi ngân hàng khác, hạn chế tình trạng hiện nay, khách hàng đi mãi mà không tìm ra điểm rút tiền của ngân hàng mình sở hữu thẻ, điều này gây cho khách hàng rất nhiều khó chịu.

- Hoàn chỉnh và tổ chức tốt thị trường tiền tệ

Đây là thị trường vốn ngắn hạn, là công cụ để NHNN điều hòa khả năng thanh toán giữa các ngân hàng, là nơi đáp ứng nhu cầu của các NHTM thiếu vốn và là thị trường đầu ra của các NHTM thừa vốn. Giải quyết tốt các mối quan hệ trên thị trường này, một mặt giúp NHNN quản lý và điều hành được lượng tiền mặt, quản lý được hạn mức tín dụng với các NHTM, mặt khác, tạo điều kiện cho các NHTM tìm được nơi đầu tư và là căn cứ để ngân hàng định ra mức lãi suất đầu ra, đầu vào hợp lý.

- Theo luật NHNN thì khi huy động tiền gửi, các NHTM phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHNN qui định và điều chỉnh theo từng thời kỳ theo mục tiêu mà chính sách tiền tệ đề ra. Tuy nhiên nếu khoản dự trữ đó quá cao thì NHNN phải có chính sách bù lỗ hoặc trả lãi hợp lý cho khoản tiền đó.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường mở, đa dạng hóa các công cụ, chứng chỉ có giá, tạo điều kiện cho thị trường mở hoạt động sôi động hơn. Hiện nay, trên thị trường mở, các loại chứng từ có giá tham gia thị trường còn quá ít (chỉ có tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và trái phiếu chính phủ.)

KẾT LUẬN

Trong hoạt động ngân hàng, huy động tiền gửi là yếu tố quan trọng, nó quyết định sự hình thành và phát triển của ngân hàng. Qua thực trạng huy động tiền gửi tại Ngân hàng SHB chi nhánh Hà Nội từ năm 2008 đến 2010, ta thấy việc nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi đã giúp ngân hàng có thêm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường, có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Để tăng cường huy động tiền gửi chi nhánh cần tập trung đến: mở rộng mạng lưới huy động; đa dạng hoá các hình thức huy động và dịch vụ; giữ vững tốc tăng trưởng huy động hàng năm; xây dựng cơ chế huy động linh hoạt, mềm dẻo; cơ chế điều hành nguồn vốn hợp lý, cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn về loại tiền và kỳ hạn; tăng cường nghiên cứu thị trường, đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ; đầu tư đổi mới trang thiết bị hoạt động và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng; thực hiện tốt chính sách khách hàng, marketing ngân hàng…

Với các giải pháp nêu ra trong luận án có thể chưa đầy đủ và cụ thể do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như sự hiểu biết của tôi, song hy vọng cũng sẽ đóng góp một phần việc nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi của SHB chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hà nội (Trang 84 - 87)