Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi của SHB chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hà nội (Trang 73 - 76)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CN HÀ NỘ

3.2 Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi của SHB chi nhánh Hà Nộ

Tăng cường huy động tiền gửi trong giai đoạn hiện nay không chỉ là vấn đề trọng tâm và cấp bách của riêng SHB Hà Nội mà tầm quan trọng mang tính toàn hàng, toàn hệ thống các NHTM, để tăng cường khả năng huy động tiền gửi của chi nhánh nhằm đặt được kế hoạch và yêu cầu đề ra, tôi xin đưa ra một số giải pháp chi nhánh cần thực hiện ngay và nhất quán trong thời gian tới, đó là:

3.2.1 Hoàn thiện chiến lược huy động tiền gửi của chi nhánh

Ngay từ khi thành lập, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc huy động tiền gửi, chi nhánh đã xây dựng định hướng huy động riêng cho từng thời kỳ và giai đoạn hoạt động kinh doanh, nhưng những định hướng này chưa hoàn hiện, chi tiết và triệt để, chưa đi sâu vào việc nâng cao hiệu quả của công tác huy động từ đó tạo động lực cho huy động tiền gửi.

- Trong định hướng huy động cần chú trọng tới việc làm thế nào để phát triển được hệ thống khách hàng rộng khắp? Đây là một vấn đề lớn mà để giải quyết nó chi nhánh cần phải xây dựng được một chính sách khách hàng hoàn chỉnh.

Quan điểm cố điển về hoạt động của ngân hàng: Những nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư đương nhiên phải chảy vào ngân hàng. Đây là quan điểm đề cao vị trí của ngân hàng, hạ thấp đi vai trò của khách hàng, nhưng quan điểm hiện đại hoàn

toàn trái ngược: Quan điểm hiện đại cho rằng mỗi món tiền gửi là một món quà khách hàng dành cho một ngân hàng. Như vậy, ngân hàng sẽ phụ thuộc vào khách hàng, do đó việc xây dựng một chính sách khách hàng là yêu cầu hàng đầu và cần thực hiện ngay khi ngân hàng bắt đầu hoạt động. Chính sách khách hàng phải đảm bảo những nguyên tắc:

+ Khách hàng xứng đáng được hưởng mối quan tâm, lịch sự, nhã nhặn nhất mà nhân viên ngân hàng có được, vì họ là người trả lương cho mình.

+ Tạo được sự độc đáo, khác biệt trong giao dịch với khách hàng + Ấn tượng càng mạnh khách hàng càng nhớ lâu

+ Việc phục vụ khách hàng gửi tiền chỉ thực hiện trong chốc lát, không để dành cho tương lai.

Xây dựng chính sách khách hàng phải hướng dẫn kỹ cho nhân viên biết làm thế nào để phục vụ tốt khách hàng. Nhân viên ngân hàng phài nhận thức rõ nhu cầu của khách hàng, hiểu biết các quy trình, nghiệp vụ, phục vụ khách hàng một cách tận tình, chu đáo. Vấn đề hiện thực hoá chính sách khách hàng rất quan trọng, bởi nếu không có đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện tốt chính sách khách hàng thì chính sách khách hàng chỉ mang tính văn bản, hình thức.

- Xây dựng kế hoạch huy động cho từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn cần có một kế hoạch cho việc huy động tiền gửi và kế hoạch đó phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của chi nhánh từng thời kỳ. Để có một kế hoạch chính xác, phòng Nguồn vốn phải nghiên cứu theo dõi sát thị trường huy động tiền gửi, phối hợp với các phòng ban: phòng dịch vụ khách hàng, phòng kế toán tài chính để đưa ra những chính sách huy động tiền gửi phù hợp với từng loại tiền, từng kỳ hạn và cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính thanh khoản của chi nhánh, đảm bảo các hệ số an toàn hoạt động, nhu cầu sử dụng nguồn. Những kế hoạch này cần phải được cụ thể hóa thành các số liệu để chi nhánh và các PGD thực hiện một cách nhất quán.

- Kế hoạch huy động tiền gửi cần cần gắn liền với kế hoạch sử dụng nguồn, xây dựng định hướng huy động cần dựa trên định hướng sử dụng nguồn để có những phù hợp trong quy mô huy động, kỳ hạn huy động và lãi suất huy động. Nền

tảng tiền gửi càng vững chắc thì tiềm năng cho vay càng lớn và thông qua đó thu về lợi nhuận. Lợi nhuận đem lại từ hoạt động tín dụng và tài trợ thương mại là lợi nhuận bền vững mang lại cho chi nhánh Hà Nội và SHB nói chung. Doanh thu hiện nay của SHB chi nhánh Hà Nội chiếm một phần không nhỏ từ nguồn điều chuyển vốn với SHB hội sở. Xét trên phạm vi kinh doanh của chi nhánh, việc gửi vốn này rất an toàn mà vẫn đem lại lợi nhuận, nhưng lợi nhuận không thể cao bằng việc cho vay và tài trợ thương mại, và đứng dưới góc độ toàn Ngân hàng, hoạt động này gây lãng phí nguồn.

Hiện nay, chất lượng tín dụng của SHB chi nhánh Hà Nội được đánh giá khá tốt, số Nợ quá hạn đang được điều chỉnh giảm qua các năm. Tuy nhiên, chi nhánh cần phải nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định dự án. Ngân hàng phải chủ động tìm nguồn cho vay chứ không đợi khách hàng “tự tìm đến với mình”, các khoản vay phải có tài sản đảm bảo chắc chắn, lãi suất linh hoạt cho từng kỳ hạn và đối tượng khách hàng. Việc cho vay phải đảm bảo tiêu chí an toàn. Phòng nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ cần tính toán chính xác tỷ lệ nguồn tiền gửi ngắn hạn có thể chuyển sang trung và dài hạn, tránh rủi ro tiềm ẩn về thanh khoản và rủi ro lãi suất (khe hở lãi suất). Song song với việc cho vay, công tác thu hồi nợ cũng phải được đẩy mạnh.

Ngoài hoạt động cho vay, chi nhánh có thể sử dụng nguồn tiền gửi để chiết khấu trái phiếu, cho thuê, bảo lãnh tài sản… Các hoạt động này không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn mang lại uy tín lớn.

Nguồn tiền gửi huy động chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi nó được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác huy động tiền gửi.

Hoạt động tín dụng là hoạt động sử dụng thường xuyên nhất nguồn vốn của mọi ngân hàng. Hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro, đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn để tiếp tục cho vay. Những thông tin về nhu cầu mở rộng tín dụng cần chính xác, để trên cơ sở đó hoạch định chiến lược huy động tiền gửi cho những thời kỳ tiếp theo, đảm bảo ngân hàng luôn có đủ

vốn cho các nhu cầu kinh doanh, tránh những tác động xấu của việc ứ động vốn hoặc thiếu vốn.

Các nhà quản trị ngân hàng mục đích cuối cùng cũng là tìm kiếm giải pháp sao cho đầu tư ít rủi ro nhất, có hiệu quả cao nhất dựa trên các điều kiện khách quan sẵn có và tất yếu kết hợp với sự năng động chủ quan.

Trung tâm của việc quản lý, sử dụng vốn của ngân hàng là vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa thanh khoản và sinh lời. Nhiệm vụ của chi nhánh là làm sao phân tích một cách hợp lý, kỹ lưỡng mục phí tổn thanh khoản tương ứng với các mục lợi nhuận có được từ khác khoản vay hay đầu tư có thể nâng cao mức sinh lời của ngân hàng trong khi vẫn giữ mức thanh khoản nhất định.

Thực hiện tốt công tác điều hòa vốn trong hệ thống đảm bảo phát huy lợi thế của một số PGD có nguồn tiền gửi huy động rẻ hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hà nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w