Tiền gửi của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hà nội (Trang 26)

Thuở sơ khai (thế kỉ XVI - XVII), những nghiệp vụ đầu tiên mà các ngân hàng thực hiện là lưu giữ bảo đảm các vật có giá (như tài sản bằng vàng, bạc…) vì trong giai đoạn này công chúng rất lo ngại về tình trạng mất mát tài sản do an ninh hoặc chiến tranh. Những nhà buôn cảm thấy an toàn khi để tài sản của họ ở ngân

hàng hơn là mang theo bên mình trên những chuyến đi trên biển. Người chủ bảo quản phải đảm bảo trả lại chính những đồng tiền mà họ được chuyển giao để bảo quản. Tất nhiên trong những điều kiện như vậy, người bảo quản không thể tiến hành các nghiệp vụ cho vay những đồng tiền nhận bảo quản đó, và không thể thu lợi nhuận để có thể trả lợi tức cho người gửi tiền, lợi nhuận đem lại cho họ là các khoản phí cất trữ. Dần dần xã hội phát triển đã tạo điều kiện cho những người gửi tiền không những không mất phí cất trữ, mà còn thu được lợi tức từ những tài sản gửi tại ngân hàng, thời hạn bảo quản cũng kéo dài thêm. Chỉ khi đó mới xuất hiện khả năng sử dụng số tiền vay mượn đó để cấp tín dụng thu lợi tức và trả lãi cho người gửi tiền. Nếu như trước đó việc cấp tín dụng dựa vào vốn tự có của các chủ buôn, thì bây giờ còn có thể sử dụng vốn vay mượn, đồng thời phải chú ý tới những điều kiện gửi tiền. Thông thường người ta xem tiền gửi là các số tiền do khách hàng gửi vào và để lại trong tài khoản của họ tại ngân hàng. Hiểu như thế chưa trọn nghĩa, bởi:

+ Đối với người gửi tiền, ý nghĩa tiền gửi phụ thuộc vào mục đích gửi của họ. Có thể dễ dàng nhận ra hai trường hợp sau: Thứ nhất là khách hàng mở tài khoản để hưởng các lợi ích từ các công cụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho họ. Thứ hai là khách hàng gửi tiền vào để hưởng lãi như gửi vào tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản định kỳ. Nhưng đổi lại, họ không thể sử dụng các công cụ thanh toán của ngân hàng như séc chẳng hạn.

+ Đối với ngân hàng, cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi của khách hàng – một quỹ sinh lợi được gửi tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương đối cao. Như vậy các loại tiền gửi đã tạo thành nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lợi trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với NHTM, có hai nguồn tiền gửi chủ yếu là: tiền gửi của doanh nghiệp và tiền gửi của dân cư.

Qua những điều trình bày ở trên, người ta nhận thấy có khó khăn trong việc định nghĩa “tiền gửi”. Ở các nước phát triển, người ta định nghĩa “tiền gửi” trong một bản luật, luật pháp Anh định nghĩa: “Được coi là tiền gửi, tiền mà ngân hàng nhận được của khách hàng bất luận dưới danh từ nào, dù phải trả lãi hay không trả lãi, với quyền sử dụng tiền đó cho hoạt động kinh doanh của mình và với bổn phận làm nghiệp vụ ngân quỹ cho người ký gửi, nhất là phải trả trong giới hạn số tiền nhận được, tất cả những lệnh phải trả tiền của ngườitiền gửi bằng séc, lệnh chuyển khoản, thư tín dụng… hay bất cứ bằng cách nào khác; cũng thâu nhập vào khoản tiền tiền gửi mọi số tiền mà ngân hàng thu hộ cho người gửi”. Hay tại Pháp: “Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền”. Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng…

Như vậy, các khái niệm về tiền gửi theo quy định pháp lý nêu trên có mối liên quan mật thiết với tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Người gửi tiền có thể lựa chọn các loại hình tiền gửi theo mục đích của họ và được hưởng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp, được hưởng lãi suất. Đồng thời có nghĩa vụ để ngân hàng sử dụng các số tiền gửi đó cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với cam kết thực hiện việc hoàn trả vào ngày đáo hạn (đối với tài khoản có kì hạn) hoặc theo yêu cầu của khách hàng (đối với tài khoản không kì hạn). Ngày nay, khách hàng có nhiều lựa chọn gửi tiền và có thể làm cho tài sản bằng tiền sinh ra lãi theo các dự đoán và tính toán khác nhau của chính họ.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hà nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w