Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hà nội (Trang 64 - 68)

2. Tiền gửi dân

2.4.1Kết quả đạt được

Cũng như các NHTM khác, SHB chi nhánh Hà Nội luôn coi công tác huy động tiền gửi là yếu tố vừa mang tính chất tiền đề, vừa có tính chất quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của toàn hệ thống. Do đó công tác huy động tiền gửi của chi nhánh trong thời gian qua đã đạt được kết quả rất khả quan:

- SHB chi nhánh Hà Nội đạt được tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động từ khi thành lập rất ấn tượng. Quy mô nguồn tiền gửi tăng trưởng mạnh qua các năm 2008 tăng trưởng 405% năm 2009: 522% và đến năm 2010 là 132%. Với một tốc độ tăng trưởng mạnh thế này, chi nhánh không những đảm bảo nhu cầu vốn sử dụng mà còn dư nguồn “bán” lại cho Hội sở, tạo điều kiện cho Hội sở điều chuyển nguồn với các chi nhánh, đảm bảo khả năng thanh khoản của SHB Hà Nội nói riêng và SHB nói chung.

- Cơ cấu nguồn tiền gửi huy động chuyển dịch theo hướng giảm lãi suất chi phí đầu vào, từ đó giảm lãi suất đầu ra, tạo lợi thế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thể hiện việc điều hành và sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất của ngân hàng.

+ Trong cơ cấu nguồn, nguồn tiền gửi thanh toán có cơ cấu khá ổn định và tốc độ tăng trưởng nhanh, đây là nguồn tiền gửi có chi phí huy động thấp nhất. Tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn tiền gửi huy động nhưng số tăng tuyệt đối khá ấn tượng trong các năm vừa qua. Có được số dư này do công ty chứng khoán SHB trực thuộc SHB Hà Nội, vì vậy một lượng lớn tiền của các nhà đầu tư được gửi trong tài khoản tiền gửi thanh toán, các khoản tiền gửi liên tục gia hạn và “gối kỳ hạn” đã đem lại cho chi nhánh lợi nhuận đáng kể.

+ Nguồn tiền gửi tiết kiệm chuyển dịch mạnh cơ cấu từ ngắn hạn sang dài hạn. Đây cũng chính là chủ trương huy động tiền gửi của chi nhánh, bởi các khoản

huy động dài hạn giúp ngân hàng ổn định được chi phí đầu vào, giảm chi phí bảo hiểm tiền gửi và dự trữ bắt buộc (Theo QĐ 447 của NHNN về tỷ lệ DTBB, các khoản huy động ngắn hạn chịu tỷ lệ dự trữ 3%, trung và dài hạn 1%). Với lãi suất biến động liên tục tăng trong những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu tiền gửi huy động từ ngắn hạn sang trung và dài hạn đã giúp cho SHB Hà Nội đảm bảm tính ổn định của nguồn và tiết kiệm nhiều chi phí huy động.

- Cơ cấu huy động và cho vay từng bước được điều chỉnh hợp lý về kỳ hạn và loại tiền. Trong những năm gần đây, chi nhánh đã tập trung hơn đến công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược hoạt động phát triển, trong đó chú trọng đến việc tăng trưởng về quy mô hoạt động phải gắn với hiệu quả huy động tiền gửi.

- Các hình thức huy động ngày một đa dạng hơn, các sản phẩm huy động đã thu hút, hấp dẫn đối với khách hàng hơn về loại tiền, loại kỳ hạn, lãi suất và phương thức trả lãi. Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn thực sự đem lại cho khách hàng những tiện ích về lãi suất, kỳ hạn rút, các điều khoản thanh toán phụ.. đã thu hút các khách hàng doanh nghiệp, cá nhân tham gia gửi sản phẩm này làm cho số dư tiền gửi huy động có kỳ hạn tăng mạnh và ổn định qua các năm. Lãi suất luôn phù hợp với thị trường và đảm bảo quyền lợi đối với khách hàng.

Hoạt động huy động tiền gửi của SHB Hà Nội đạt được những kết quả trên do một số nguyên nhân cơ bản sau:

- SHB Hà Nội đã không ngừng phát triển mạng lưới rộng khắp trên cả nước, đặc biệt ở những địa bàn có thế mạnh trong công tác Huy động tiền gửi, gần khu dân cư, khu đô thị lớn... Trong 4 năm hoạt động ngoài việc phát triển các PGD cũ, chi nhánh mở thêm được 10 PGD trực thuộc, trợ giúp việc khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh Hưng Yên, các phòng giao dịch nhìn chung đều có vị trí kinh doanh thuận tiện, gần khu trung tâm và dân cư nên thu hút ngày càng nhiều khách hàng tới giao dịch.

- Trong công tác quản trị điều hành, chi nhánh đã sớm đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp huy động tiền gửi hợp lý, luôn bổ sung và hoàn thiện cơ

chế theo hướng phát huy quyền chủ động cho các phòng ban và phòng giao dịch trực thuộc có điều kiện phát triển.

- Có cơ chế điều hành lãi suất hợp lý, linh hoạt mềm dẻo, phù hợp với tín hiệu thị trường, thu hút được khách hàng gửi tiền với các sản phẩm huy động vốn đa dạng có tính tiện ích cao, có kỳ hạn, lãi suất và phương thức trả lãi hấp dẫn, đặc biệt với những linh hoạt và ưu đãi của chi nhánh dành cho những khách hàng gửi tiền gửi có kỳ hạn nên nguồn huy động tiền gửi có kỳ hạn của chi nhánh qua các năm tăng mạnh về quy mô và cơ cấu.

- Các quy trình giao dịch, đặc biệt là quy trình huy động tiền gửi được điều chỉnh, bổ sung, tiết kiệm thời gian giao dịch sửa đổi thường xuyên nhằm đáp ứng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chính sách Marketing hợp lý. Đội ngũ cán bộ nhân viên gắn bó với nghề không ngừng được đào tạo nâng cao về mặt chuyên môn và kỹ năng để trở thành những nhân viên chuyên nghiệp, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu giao dịch của khách hàng.

2.4.2 Hạn chế

Tuy hoạt động huy động tiền gửi của SHB Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thể hiện:

- Cơ cấu tiền gửi huy động: Cơ cấu tiền gửi huy động của SHB Hà Nội còn tồn tại nhiều hạn chế, bộc lộ những khó khăn của chi nhánh trong việc huy động tiền gửi:

+ Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán của SHB Hà Nội chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số dư nguồn tiền gửi. Qua các năm tỷ trọng nguồn tiền này không tăng trong tổng quy mô. Đây là nguồn tiền gửi huy động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng: chi phí huy động thấp, khách hàng khi để tiền ở tài khoản thanh toán thường sử dụng các dịch vụ đi kèm: chuyển tiền, thực hiện bảo lãnh… nên các khoản phí ngân hàng thu được khác cao, do vậy chiến lược của chi nhánh là tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn về mặt quy mô và cơ cấu, từ đó làm giảm chi phí huy động tiền gửi bình quân và tăng nguồn thu phí dịch vụ cho ngân hàng.

+ Thông thường Tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiền gửi huy động của các NHTM, nhưng trong những năm gần đây, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh lại giảm mạnh. Nguồn tiền tiết kiệm của dân cư tuy lãi suất huy động cao nhưng độ ổn định của nguồn là rất lớn. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn tăng đột biến chủ yếu tiền của các tổ chức kinh tế hoặc của cá nhân có nhu cầu vốn ngắn hạn gửi với mục đích “tranh thủ” kiếm thêm lợi nhuận, do vậy tính ổn định không cao và ngân hàng phải thường xuyên cập nhật lãi suất để “giữ chân” khách hàng.

+ Cơ cấu theo kỳ hạn: Nhìn vào số liệu chúng ta có thể nhận thấy sự chuyển dịch rất hợp lý của cơ cấu theo kỳ hạn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn huy động tiền gửi trung và dài hạn, làm tăng tính ổn định của nguồn và sự chủ động của Ngân hàng trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, đó chỉ là kỳ hạn danh nghĩa chi nhánh đưa ra để tiết kiệm chi phí dự trữ bắt buộc và đảm bảo tỷ lệ an toàn giữa huy động và cho vay, còn kỳ hạn thực tế ngắn hơn rất nhiều. Phần lớn các khoản tiền gửi có kỳ hạn có thời hạn thực gửi dưới 03 tháng, tức nguồn tiền gửi ngắn hạn.

+ Cơ cấu theo loại tiền tệ có sự mất cân đối lớn trong các loại tiền huy động. Tiền gửi huy động chủ yếu là tiền Việt nam đồng, tiền ngoại tệ (USD và EUR) chiếm tỷ trọng rất ít. Điều này thể hiện hoạt động của SHB Hà Nội chưa thực sự là một ngân hàng đa năng với sự đa dạng về các sản phầm dịch vụ và phạm vi hoạt động.

- Chi phí huy động: Chi phí trả lãi của chi nhánh nhìn chung chưa phản ánh hết chi phí huy động thực, những khoản chi ngoài: chi chênh lệch lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực gửi còn hạch toán vào các tài khoản với tính chất khác nhau, do vậy gây khó khăn cho công tác quản lý vốn huy động tiền gửi cũng như việc cân đối nguồn sử dụng. Điều này nguyên nhân chủ yếu do những quy định của Ngân hàng Nhà Nước về lãi suất trần huy động khiến không chỉ SHB Hà Nội mà các NHTM khác cũng rất khó khăn trong việc hạch toán và theo dõi các khoản chi lãi suất và các chương trình khuyến mại vượt khung lãi suất cho phép.

- Mối quan hệ với sử dụng nguồn: Việc sử dụng nguồn chưa thật sự hiệu quả, chi nhánh còn để “lãng phí” nguồn khi sử dụng nguồn còn thấp. Mặc dù với nguồn tiền gửi huy động chưa sử dụng, chi nhánh có thể gửi nguồn lên Hội sở và nhận lãi suất điều chuyển vốn, nhưng lãi suất điều chuyển vốn chênh với lãi suất huy động chưa cao (thường chênh từ 1% đến 1.5%), trong khi nếu cho vay, lãi suất chênh giữa huy động nguồn và sử dụng nguồn thường trên 5% (sau khi đã trừ đi các khoản trích lập dự phòng…), và nếu xét trên góc độ toàn ngân hàng thì hoạt động sử dụng nguồn chưa hiệu quả còn khiến ngân hàng đứng trước nguy cơ thu không đủ bù chi lãi.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh hà nội (Trang 64 - 68)