Ngôn ngữ văn chương phong phú, phóng túng bay bổng nhờ kiểu kiến trúc đối xứng và kiểu kiến trúc tầng bậc. Vũ Bằng là người khai thác và sử dụng khá hiệu quả kiểu câu văn đối xứng: Người ta thương nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước… người ta nhớ heo may giếng vàng; người ta nhớ cá mè, rau rút; người ta nhớ trăng bạc, chén vàng” hay “ Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn
xóm xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ”. Những câu văn có kiến trúc đối xứng này đã đem lại cảm giác du dương, đắm đuối, vừa đem tới cho người đọc một ấn tượng sâu sắc và đầy đặn về đối tượng được kể, được tả.
Sử dụng câu văn trần thuật ngắn gọn, khách quan: “ vào khoảng nửa đêm, thành phố im lặng, có mấy hạt mưa xuân bắt đầu. Người chồng đóng cửa lại vào nhà. Không khí càng thân mật hơn”.
Những câu hô ứng đảo thành phần, câu cảm thán, câu hỏi tu từ được sử dụng với tần số cao nhằm bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp, chẳng hạn: đẹp quá đi, mùa xuân ơi!; giản dị thay là cái đẹp của mùa xuân lúc đó
Lớp từ cảm thán bộc lộ cảm xúc nhiều: hỡi, ồ, ơi, chao, ờ phải, ới ơi…tất cả kết hợp với nhau bộc lộ cảm xúc và đối tượng được miêu tả, mang đến cho lời văn nghệ thuật của tác phẩm một chất thơ, một vẻ đẹp lung linh hiếm thấy
Như vậy ngôn từ nghệ thuật được sử dụng trong kí cũng bị chi phối bởi cảm hứng trữ tình, nhưng ngược lại chúng lại là một phương tiện hỗ trợ cho việc giãi bày, bộc lộ miêu tả của nhân vật trữ tình đạt hiệu quả tốt nhất *Từ ngữ lạ hóa:
Dùng từ đồng nghĩa để chỉ phi công của Mỹ: Phi công Mỹ, Giặc lái, thằng bay, giặc bay, ác điểu Mỹ, cướp trời, giặc trời; còn tù binh Mỹ: tù Mỹ, dây tù, thân tội máy bay Mỹ: thần sấm, con ma, thần chết .Cách dùng này gây ấn tượng cho người đọc về thằng giặc Mỹ dã man, tàn ác
Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân từ ngữ sống động “đào đứng, đào ngồi, đào đi…đào nhích mãi vào đầu Hàng Đào”, cách dùng khác lạ náy góp phần tạo ra không gian sống động tràn ngập hoa đào, hoa đào tấp nập rộn ràng cứ như là hoa đang chuyển đống vậy.
Dùng một loạt các định ngữ nghệ thuật đặc biệt để làm nổi bật thảm trạng thua đau, thất bại của không quân Mỹ: chiến lợi phẩm sống, đống lửa tội…làm nổi bật thảm bại của quân Mỹ
Sử dụng khẩu ngữ tạo nên sự phong phú cho ngôn ngữ, tránh sự nhàm chán, đơn điệu mà gần gũi vơi nhân dân
Nguyễn Tuân:“cả lò nhà mày, cả họ nhà mày, bố thằng Mỹ, tống cổ mẹ nó ra khỏi chợ hoa”;người đọc có thể thấy hết nỗi căm hận giặc Mỹ không chỉ của tác giả mà của cả người dân Hà Nội
Tô Hoài dùng khẩu ngữ địa phương: Những từ ngữ thông tục dùng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày như: anh nhà quê gọi chị hàng xóm cùng nhà là“con nặc nô”; mọi người gọi những ông lớn ông to có chức có quyền trong khu mình là ông “kễnh” ; gọi công an là “cá chìm, cá nổi, cá ươn, cá nửa mùa”
Sử dụng thành ngữ, quán ngữ: anh chủ hàng phở Khải “thân làm tội đời”, nhà triết học Trần Đức Thảo chỉ tháng ngày quanh quẩn “ “cơm niêu nước lọ”, nói như sấm truyền”…cách nói ấy cho chúng ta hình dung được một cách cụ thể tính cách cuộc sống của các nhân vật. Có khi những thành ngữ, quán ngữ ấy đã được nhà văn biến đổi đi một vài yếu tố để tạo nên một sự phù hợp với nhân vật, với hoàn cảnh mà vẫn không làm mất đi tính thẩm mĩ của chúng. Nói về cái sự học của mình , Tô Hoài bộc bạch “ khó lắm, tưởng là đến nghe giảng về kinh tế cụ thể rồi về nhà máy liên hệ, kiểm tra sẽ vỡ ra, nhưng càng ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm”. Không phải chỉ là “ vịt nghe sấm” mà là “ù ù cạc cạc” tất cả hỗn độn mờ mịt khó khăn hơn nhiều. Hay cách dùng “ rối xòe lên” chứ không phải “rối tinh lên” “lời nói gió bay lên trời” chứ không phải “lời nói gió bay” …
Như vậy có thể thấy với thể loại kí, cái tôi linh hoạt các nhà văn đưa ngòi bút của mình hướng theo cuộc sống như vốn dĩ những gì đã diễn ra dưới
nhãn quan của mình tạo nên sự đa sắc thái cho ngôn ngữ và giọng điệu. Vì vậy muôn mặt đời thường được khắc hoạ lại sinh động chân thực với những sắc thái giọng điệu khác nhau mang dấu ấn phong cách của mỗi nhà văn
Kết luận
1. Văn học hiện đại phát triển với nhiêu thể loại khác nhau trong đó kí nổi lên là một thể loại mang nét độc đáo riêng. Nét độc đáo riêng ấy chính là sự thể hiện bức tranh cuộc sống một cách chân thực nhất, sinh động nhất. So với truyện và tiểu thuyết thì kí cũng là những câu chuyện về cuộc đời. Tuy nhiên nếu như trong tiểu thuyết và truyện ngắn những nhân vật và sự kiện có thể là có thật hoặc không có thật( tức là phải sử dụng nhiều đến hư cấu để làm nổi lên tư tưởng của tác giả) thì kí hầu như không sử dụng đến hư cấu. Những nhân vật, sự kiện trong kí thường là những người thật việc thật, cảnh lại càng thật. Đã từng có một thời diễn ra những tranh luận kí có cần hư cấu hay không. Qua nghiên cứu kí về Hà Nội sau 1945 chúng tôi nhận thấy sự lôi cuốn của kí nằm ở trong cốt lõi sự thật. Tất nhiên sự thật ấy không đòi hỏi tính xác thực ở mức tuyệt đối, ngược lại nó đề ra yêu cầu cao hơn về chất suy nghĩ và tình cảm của chủ thể. Với thể loại kí các cây bút có thể vươn tới mọi ngõ ngách của đời sống, từ các vấn đề kinh tế đến chính trị, văn hóa thậm chí đi sâu vào số phận của những con người có thật trong đời sống hàng ngày. Hơn nữa sự ra đời của các tác phẩm kí thường gắn với thời điểm mà ở đó đời sống xã hội đang có những biến chuyển mạnh mẽ. Do đó đề tài vô cùng phong phú. Xã hội Việt Nam từ 1945 đến nay có những biến động dữ dội về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa. Trải qua hai cuộc kháng chiến lâu nhất kẻ thù mạnh nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đất nước lại bắt tay vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trước những khó khăn thử thách đầy cam go, quyết liệt. Sự biến động của đời sống xã hội ấy đã tác động đến đối tượng phản ánh của thể loại kí. Trong chiến tranh kí phản ánh chân thực những trận chiến đấu anh dũng quyết chiến thắng kẻ thù của dân tộc, những con người quả cảm dám hi sinh
than mình vì đất nước. Trong hòa bình thì hăng say xây dựng cuộc sống mới. Bước vào thời kì đổi mới kí mạnh dạn đề cập đến nhiều vấn đề gai góc, phức tạp mà trước đây văn học cố tình né tránh. Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động đầy ý nghĩa.
2. Hà Nội như chúng ta biết không chỉ là nơi kinh kì lưu lại những dấu ấn của cha ông, của nét văn hóa thuần Việt tự ngàn xưa mà trong suốt nửa thế kỉ qua, Hà Nội luôn là trung tâm chứng kiến và trải qua đầu tiên những biến động lớn lao của dân tộc. Do đó nó luôn là mảnh đất cho các cây bút cày xới gieo mầm tác phẩm. Tính đến nay những trang kí về Hà Nội không chỉ nhiều về số lượng mà còn đạt về cả chất lượng. Nếu kể tên những bài kí hay nhất của văn học hiện đại Việt Nam thì không thể không kể đến kí về Hà Nội. Những bài kí ấy nếu không là niềm thương nỗi nhớ của người con Hà Thành khi phải xa quê thì cũng là thì cũng là tâm sự của những vị khách phương xa bày tỏ lòng ái mộ, thân yêu của mình với mảnh đất ngàn năm văn hiến này( Chim bay trên trời Hà Nội- Đoàn Giỏi), đôi khi là những hồi ức xa xôi về quá khứ của một thời niên thiếu( Chuyện cũ Hà Nội- Tô Hoài) 3. Khi nghiên cứu kí về Hà Nội từ sau 1945 chúng tôi nhận thấy hình ảnh Hà Nội từ quá khứ đến hiện tại trong chiến tranh cũng như hòa bình được hiện lên sinh động rõ nét. Đó là một Hà Nội hài hòa của thiên nhiên. Một thiên nhiên đầy mộng mơ và hương sắc làm say đắm lòng người. Thiên nhiên ấy đã se duyên bao mối tình, là chứng nhân của tình nghĩa vợ chồng, là tình nghĩa của tuổi học trò vô tư và tinh nghịch. Mỗi hàng cây, dãy phố, mỗi con đường đều mang dấu ấn thời gian, lưu giữ bao kỉ niệm. Những tác phẩm kí giai đoạn này còn khắc rõ nét truyền thống văn hóa với tất cả những nét đặc sắc của nó. Từ những ngày lễ tết đến những tục cưới hỏi, tang ma, hay những thú chơi tao nhã đều được hiện lên sinh động, hấp dẫn. Nổi bật giữa bức tranh Hà Nội ấy là hình ảnh của người Hà Nội. Trong
hoàn cảnh nào ta cũng nhận ra họ một phong thái rất riêng. Trong chiến đấu anh hung, mưu trí, dũng cảm tuyệt vời, chủ nghĩa anh hùng cách mạng được phát huy cao độ. Trong xây dựng luôn giành vị trí đi đầu trong mọi lĩnh vực. Và một điểm dễ nhận ra là dù trong chiến tranh hay trong đời sống hàng ngày thì người Hà Nội lúc nào cũng toát ra chất hào hoa, thanh lịch, lối sống thanh sang nhã nhặn với nhu cầu cao về cái đẹp. Đúng như lời ca :
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
4. Qua nghiên cứu kí từ sau 1945 chúng tôi nhận thấy kí đã có những bước phát triển đổi thay. Con đường đổi thay đi từ những ghi chép xác thực, tường tận về con người cuộc sống với sự hiện diện của cái tôi có phần mờ nhạt đến việc cái tôi trở thành một yếu tố không thể thiếu và tham gia trực tiếp quá trình trần thuật. Điểm nhìn trần thuật từ độc thoại sang đối thoại. Ngôn ngữ, giọng điệu phong phú cùng với sự lạ hóa trong việc sử dụng từ ngữ.
5.Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi cố gắng nghiên cứu về những đặc điểm của kí cũng như phát hiện them những nét đặc sắc về nội dung cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của kí về Hà Nội sau 1945. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đây là đề tài hay nhưng khá rộng do đó chúng tôi mới chỉ dừng lại ở những bước nghiên cứu trên đây. Có điều kiện chúng tôi sẽ tìm hiểu kí Hà Nội ở những khía cạnh sâu hơn
MỤC LỤC