Người Hà Nội trong kí từ 1945 đến nay

Một phần của tài liệu những chủ đề cơ bản trong kí viết về hà nội sau 1945 (Trang 26)

Hà Nội, thủ đô của dân tộc bao đời nay vẫn là nơi mọi người hướng đến, trông về bởi đó không chỉ là nơi phồn hoa đô hội, là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước mà còn là hình ảnh, biểu tượng cho linh hồn Việt, tâm hồn Việt. Bản thân những người sống ở thủ đô được gọi bằng một cụm danh từ ngưỡng mộ “Người Hà Nội”. Vậy thế nào là người Hà Nội? Thật khó có thể đưa ra một khái niệm cụ thể nào đó bởi không có con người Hà Nội như một kiểu người đặc thù, tách ra khỏi khối cộng đồng dân tộc Việt Nam. Con người Hà Nội chỉ là con người Việt Nam sinh sống, phát triển và tự khẳng định mình trên một mảnh đất của tổ quốc gọi là Thăng Long và Hà Nội.

Phẩm chất của họ chính là phẩm chất Việt Nam được vận động và biến đổi trong hoàn cảnh chung của đất nước và hoàn cảnh đặc thù của địa phương. Phẩm chất của họ vừa mang tính phổ biến của dân tộc vừa mang tính đặc thù. Do đó chúng tôi quan niệm “Người Hà Nội” là người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Có thể đó là người nhập cư vào Hà Nội, nhưng nếu là nhập cư thì ít nhất phải có quá trình đủ để hòa nhập với lối sống và cách cảm, cách nghĩ của cư dân gốc Hà Nội. Với quan niệm đó chúng ta bắt gặp những con người có gốc gác Hà Nội hay từ mọi miền tổ quốc về đây vừa tiếp nhận vừa hiến dâng tinh hoa làm nên bức chân dung đẹp đẽ về người Hà Nội.

2.1.1. Người Hà Nội trong chiến đấu.

Người Hà Nội kế thừa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam mà trước hết là nghị lực phi thường trước thử thách của thiên nhiên: đắp đập

xây đê, ngăn sông lấp biển và chống lại những tai nạn thường xuyên của lũ lụt, hạn hán, phải mất bao công sức mới có cơm ăn, áo mặc nên đối với người Việt Nam yêu lao động, quý trọng người lao động là truyền thống tất yếu của dân tộc. Cùng với y thức lao động đó là truyền thống xây dựng và bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Mỗi khi quốc gia dân tộc có giặc ngoại xâm, tất cả già, trẻ, gái, trai, đều chiến đấu với sự kiên cường bất khuất đấu tranh đến cùng. Dù thời gian đã trôi qua mấy trăm năm, bao đời đổi thay nhưng vẫn còn đó trong tâm thức người Việt hình ảnh chàng trai trẻ Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, và xung trận với lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng “phá cường địch báo hoàng ân”. Đó chính là hình ảnh sáng ngời của thế hệ tuổi trẻ Hà Nội: tuổi trẻ mà anh hùng.Từ 1945 đến 1975 dân tộc Việt Nam phải trải qua những ngày máu lửa nhất của dân tộc, đó là cuộc kháng vĩ đại đương đầu với kẻ thù sừng sỏ nhất thế giới là Mỹ, Pháp. Kế thừa truyền thống dân tộc chủ nghĩa anh hùng được phát huy đến đỉnh cao. Hình ảnh người lính Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riên trở thành những người lính đi đầu trong cuộc chiến chống lại bất công và tàn bạo, chống lại bon cướp nước dù chúng hùng mạnh đến đâu đi chăng nữa.

Vượt lên sự khó khăn, khốc liệt của chiến tranh, Người Hà Nội chiến đấu với quân thù bằng mưu trí và dũng cảm.Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, khó khăn về vật chất lại cộng thêm sự khủng bố gắt ao của kẻ thù không hề làm nản ý chí chiến đấu của người Hà Nội. Từ già đến trẻ, từ phụ nữ đến nam nhi đều hăng hái tham gia kháng chiến.

Với cuốn hồi ký Người Hà Nội những con người thật việc thật khiến ta cảm phục. Đó là hình ảnh của nữ cán bộ trẻ Lê Kim Toàn, là nam thanh niên Hà Nội Trần Minh Quốc, Trịnh Xuân Hoành, Nguyễn Đức Lạc, Phạm Văn Đôn…Họ đều là những chiến sỹ quả cảm, tham gia hết mình cho

kháng chiến khi tuổi đời hầu hết mới đang ở độ tuổi hai mươi. Bằng sự mưu trí dũng cảm của mình họ đã qua mặt được kẻ thù. Chị Nguyễn Kim Toàn nhanh nhẹn tháo vát trong các vai hóa trang, khi thì là cô gái buôn bán, lúc lại đóng vai con dâu, hay người họ hàng xa… với cách đó chị đã che mắt được kẻ thù, lượn khắp vùng Thăng Long thực hiện tốt nhiêm vụ Đảng giao đó là vận động và tổ chức người tốt vào các đoàn thể kháng chiến như gia đình anh Ba Tuân, ông chủ hiệu ảnh Vạn Hoa… Khi bị bắt kiên định gan dạ và nhanh chóng tìm cách trốn thoát, hai lần chị bị bắt là hai lần trốn táo bạo, bất ngờ: chiều hôm trước đồng đội hay tin chị bị bắt sáng hôm sau đã thấy về đến cơ sở rồi lại tiếp tục lao ngay vào hoạt động. Với anh Trần Minh Quốc sự lanh lợi tài trí được phát huy cao độ. Làm cán bộ địch hậu, anh bị bọn mật thám theo từng bước, không dưới hai lần chúng vui mừng vì bắt sống được anh, bọn đi trước lũ áp tải sau hai thằng hai bên súng ống đầy mình giải anh về bốt vậy mà… anh đã trốn thoát ngay trước mũi chúng, thoát chết trong gang tấc. Bắt mãi không được chúng điên cuồng treo giải thưởng cao cho ai bắt được anh, thậm chí còn hạ lệnh chỉ cần thấy người giống thôi cũng bắn. Mọi người thân mật gọi đùa anh là “cuốc lủi” dần dần ngay cả bọn việt gian, mật thám cũng gọi như một sự chấp nhận thất bại, bất lực trước con người này. Trong hồi kí”Đơn vị pháo binh đầu tiên ” của Phạm Văn Đôn một lần nữa lại khẳng định phẩm chất tuyệt vời của con người Việt Nam nói chung và Người Hà Nội nói riêng đó là sự sáng tạo tuyệt vời. Chỉ với ”vài khẩu pháo già cỗi, trơ trụi, không máy ngắm, không máy tầm, máy hướng, thiếu mọi phụ tùng cần thiết trông không còn ra hồn pháo, cùng với một đống những bộ phận sứt mẻ, cong keo, gỉ bám thành lớp dày”, lính pháo thủ hầu hết chưa biết sử dụng thậm chí có người còn chưa nhìn thấy pháo bao giờ. Ngay người chỉ huy cũng chỉ có một chút xíu kiến thức về pháo nhưng cũng không đủ để dạy cho anh em. Vậy mà với sự

kiên trì vừa đọc sách vừa thực hành anh em đã tái tạo lại được bảy khẩu pháo. Những khẩu pháo tưởng “có cũng như không” đã lập được chiến công làm nức lòng quân dân khiến quân giặc từ chỗ coi thường quay ra điên cuồng muốn triệt phá pháo đài của ta. Trong trận quyết liệt giằng co với địch, anh em pháo thủ bảo nhau “ai gan người ấy thắng” vừa hóm hỉnh lại vừa thể hiện thái độ bình tĩnh và quyết tâm cao độ không sợ kẻ thù. Trong trận chiến ấy vì súng xấu, đạn tồi lại chưa được học qua bắn máy bay, quần nhau với giặc suốt mấy ngày không hạ được chúng anh em nghĩ ra mẹo lập pháo đài giả bằng thân cau, bù nhìn rơm trông y như thật, còn pháo đài thật thì được ngụy trang như đã tan hoang không còn gì. Kết quả ta bắn rơi máy của địch. Pháo thủ sung sướng, bà con hoan hỉ, lãnh đạo. Vậy là đơn vị pháo binh đầu tiên đã chính thức ra đời, thành công này có ý nghĩa lớn lao về xây dựng lực lượng đồng thời là minh chứng hùng hồn cho chân lý của người Việt “không có việc gì khó….quyết chí ắt làm nên”.

Riêng Nguyễn Tuân đã có những phát hiện độc đáo vẻ đẹp của người Hà Nội trong chiến tranh. Người Hà Nội đánh Mỹ giỏi bằng mưu trí và lòng dũng cảm. Nhà văn cảm thấy tự hào vô cùng trước những chiến công oanh liệt mà nhân dân thủ đô đã đạt được. Tự hào về những chàng trai cô gái tài giỏi của thủ đô đã làm nên những kì tích với một phong cách làm việc nhanh, mạnh,linh hoạt kịp thời và dứt khoát.

Trận đánh ngày 29 tháng 6 năm 1966 đã diệt gọn bốn con ma thần sấm Hoa Kì và bắt sống một tên giặc lái. “Cùng ngày buổi trưa bắn Mỹ, buổi chiều lùng bắt Mỹ và vừa mới bật đèn đèn đường cho áp giải ngay thằng Mỹ qua phố nhà mình, người Hà Nội quả là có một phong cách làm việc thật chi là linh hoạt kịp thời”. Chào mừng chúa giáng sinh 25- 12 và cũng để trừng trị những tên Giuda phản chúa, xâm phạm vào ngày lễ thiêng liêng này, quân dân thủ đô đã tiêu diệt 12 máy bay Mỹ trong một ngày, đây

đúng là “vẻ đẹp tân thời của Hà Nội, của trời Hà Nội, của đất Hà Nội, của cả hồ Hà Nội” (TTNT T3.TR 51). Trong những trận đánh trên không, Hà Nội luôn dẫn đầu các tỉnh thành miền Bắc về số lượng máy bay Mỹ đã hạ được (1967 hạ được 229 chiếc) và thực sự gây ngạc nhiên cho cho các tỉnh bạn về thành tích tiêu diệt máy bay địch.

Không chỉ ở thành tích, Nguyễn Tuân còn phát hiện vẻ đẹp vẻ đẹp người thủ đô trong cách đánh giặc tài hoa, tài tử. Họ đánh giặc nhanh và đẹp mắt. Có trận chỉ diễn ra 30 phút, ta đã tiêu diệt được 3 máy bay Mỹ. Có trận lại chỉ diễn ra trong vòng 9 phút nhưng bọn Mỹ đã phải trả giá quá đắt “tên lửa nổi đám mây vàng làm nổ tan hàng chùm giặc, giặc rụng lả tả xuống như một cơn mưa đá”(TTNT. T3. Tr 109). Mỗi đường đạn bắn ra không chỉ nhằm một mục đích là tiêu diệt địch là tiêu diệt địch mà mỗi đường đạn bay lên còn là một tác phẩm nghệ thuật, chỉ có ở Hà Nội, do những con người Hà Nội tài giỏi tạo ra: “ Chao ôi! Giặc bay Hoa Kì đã chán ngấy Hà Nội quá lắm rồi. Hà Nội mà lưới lửa tên lửa mỗi lần thổi rồng lửa bay lên nền trời xanh Thăng Long lại hệt như hạ bút viết chữ tháu lá bùa thiêng khoanh đứng lại và đốt luôn các thứ “ con ma”, “thần sấm”, lôi tuột xuống các thứ tướng úy, tá quỷ sứ ma vương Hoa Kỳ(TTNT.T3. Tr56). Cảnh tượng “rồng lửa’ rực trời Hà NỘi:””thật là nhanh, nhiều tốt, đắt ! Giặc Mỹ trả giá đắt cho chuyến đi ăn cướp vừa rồi. Mặt trận của thượng tầng hôm đó thật là giữ và cũng thật đẹp mắt. Tên lửa nổi đám mây vàng là nổ tan hàng chùm giặc,giặc rụng lả tả xuống như một cơn mưa đá. Trận đánh chỉ diễn ra trong chín phút. Buổi tối tên lửa lại nổ đỏ lừ lừ như con mắt thần đang lùng bắt địch. Những làn chớp chụp ảnh đêm một triệu nến sáng của phi công trinh sát Hoa Kì chớp chớp được mấy cái rồi tắt ngấm. Các cỡ súng của ta ban đêm càng rõ nét các đường đạn Hà Nội làm chéo cánh sẻ. Chưa đêm nào Hà Nội đánh giữ như vậy. Sao lửa sao màu từ mặt đất vọt

lên giữa mặt trời , sao sa ngàn vạ mảnh. Nó lại còn như một cuộc đốt cây bông toàn thành ăn mừng chiến thắng để đón mừng huân chương cao nhất. (TTNT.T3.Tr110) Dưới ngòi bút của tác giả thì đây không còn là một trận đánh thông thường mà hình như đó là một cuộc trình diễn nghệ thuật đầy ngoạn mục, ấn tượng.

Sau 12 ngày đêm liên tục ném bom Hà Nội, Mỹ đã phải gánh chịu một tổn thất nặng nề: 23 “pháo đài bay” B52 đã bị bắn hạ. Ta đã lập nên một trận “ Điện Biên Phủ trên không” làm nức lòng nhân dân cả nước, làm chấn động dư luận thế giới. Cảnh bắt sống và giải tù Mỹ quanh phố Hà Nội trong niềm phẫn nộ sôi trào, ngòi bút nghệ sỹ bốc men say trước cảnh giải tù bừng bừng khí thế :”đả đả đế quốc Mỹ!Mỹ cút đi”.Trên trời giật giật những cái chớp mùa hè giông, lũ dưới đường, rền như sấm là những tiêng đả đảo: “đế quốc Mỹ cút đi”. Đoàn tù Mỹ cúi đầu lầm lũi bước đi. Hè phố từ lúc chưa lặn mặt trời đã được vực cao lên như hai bờ sông đổ lá mới trồng lên thành một rừng người. Và giữa lòng sông khi trục chính của Hà Nội đang lừ lừ trôi đi những rơm rác Hoa Kì, từ lòng đường xông lên mùi của thần chết Hoa Kì .

. Với chiến thắng ấy, ta đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, chấm dứt ném bom miền Bắc rút quân ra khỏi Miền Nam Việt Nam. Mùa xuân đó, để ăn mừng chiến thắng to lớn của mình, nhân dân Hà Nội đã đón một cái tết tưng bừng toàn bằng hoa. Mười tám cái tết chống Mỹ, nhưng chưa bao giờ Hà Nội ăn tết đặc biệt như vậy, nhiều hoa đến thế. Cả một rừng hoa đào, những con phố đào từ từ tiến vào thành phố, “đào đứng, đào ngồi, đào đi, đào cứ lấn dần sang đất phố phường vành đai của khu sơ tán. Đào ngồi nhờ cả sang phố Hàng Nón, đào tràn sang cả phố Hàng Ngang, ngồi nghé nhấp nhổm chỗ đầu Hàng Gai, bờ Hồ, hoa được thể còn nhích vào Hàng Đào”. Mọi người dân nô nức mua hoa đón mừng năm mới. Dòng

người chảy chợ tết “ như con trăn mình gấm” uốn khúc đang đói “ nuốt ngấu nghiến bất cứ hoa gì, cỏ gì, sắc gì”. Có lẽ mười tám năm chống Mỹ, chưa năm nào Hà Nội không có chợ hoa. Nhưng mùa xuân năm nay, mừng chiến thắng, chợ hoa như đông hơn, tấp nập hơn, nhộn nhịp hơn, ai cũng cố gắng mua bằng được thứ hoa mình yêu thích “ có bao nhiêu đào, quất cúc là người Hà Nội cũng mua cho bằng hết với bất cứ giá nào”(TTNT.T2.Tr569). Trong không khí tưng bừng của ngày tết, cách ăn mừng chiến thắng bằng hoa có lẽ chỉ có ở Hà Nội. Không gian ngập tràn hương hoa ấy chiến thắng của ta trở nên đẹp hơn, tài hoa hơn và anh hùng hơn.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ chất tài hoa của Hà Nội không chỉ ở thành tích bắn trả nhanh,nhiều và đẹp mắt như đã nói mà còn ở phong thái sống rất thanh lịch. Nghĩa là người Hà Nội muốn mọi thứ phải đẹp, lịch sự, sang trọng. Anh pháo thủ vẫn trồng hoa mười giờ trên nóc cầu Long Biên, treo hoa trên nòng pháo. Đại đội nữ xung phong vẫn trang trí buồng ngủ “đượm một vẻ thanh lịch giữa rừng. Lưng vách, khẩu ca- bin treo cạnh lọ hoa cắm cành mận trên ống mai…tập tiểu thuyết đặt dưới một viên cuội trắng vừa lấy từ lòng suối sâu lên. Trên vách nứa, treo những tờ tranh cắt họa báo. Tranh vẽ em bé ngủ, miệng tươi, đắp cái áo bộ đội; một nữ du kích Cu Ba, tóc xõa ngắn, đeo súng đứng gác bờ biển”(Hôm nay Hà Nội- Tô Hoài) . Người dân đào hầm không chỉ cốt cho sâu cho chắc mà còn phải đẹp nữa, “phải phủ cỏ lên cho áo thật xanh mượt một niềm hoài vọng”, và mặc dù nổ súng, người Hà Nội vẫn trồng hoa ngay sát nách hầm cho đẹp. Các bạn nước ngoài đến Hà Nội trông thấy hoa hồng, rau cải trên chiến hào và hầm trú ẩn, các bạn lạ và quý. Thậm chí ở trại giam là nơi tưởng như cái đẹp khó có thể tồn tại thì người Hà Nội vẫn cố gắng để tạo ra ở đây một không gian đẹp. Bên cạnh những chấn song sắt, những bức tường xám lạnh là “một sào cà chua lá xanh rờn và…những trái cà chua mũm mĩm”. Ở một

nơi khấc lại thấy có cả “thau cá vàng và lại có cả chậu cảnh nữa”. Ngay chiếc mũ rơm cũng vậy. Với người Hà Nội, dù là để tránh mảnh bom đạn thì nó vẫn cần phải đẹp, nhẹ nhàng và luôn được cải tiến: “Cái kiểu mũ bùi nhùi mỗi ngày một chuyển phooc và cái dáng nó nhẹ nhõm mãi không ngừng cho nó hợp với cái kĩ tính của người Hà Nội” . Dường như yêu cái đẹp, thưởng thức cái đẹp đã trở thành nhu cầu, một thói quen của người Hà Nội. Chiến tranh không làm họ mất đi vẻ lịch lãm vốn có mà ngược lại bằng những cử chỉ : đào hầm phủ cỏ một màu xanh hoài vọng cho đẹp, trồng hoa mười giờ trên nóc cầu, treo hoa trên nòng súng …nói lên tất cả cái hào hoa , lịch lãm, kiểu đánh giặc rất Hà Nội .

Một phần của tài liệu những chủ đề cơ bản trong kí viết về hà nội sau 1945 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w