1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nới lỏng lý thuyết MM và các lý thuyết khác về cấu trúc vốn

73 594 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 231,76 KB

Nội dung

Tài trợ nợ có một lợi thế quan trọng dưới hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp ở Mỹ cũng như ở các quốc gia khác. Lợi thế đó là nhà nước cho phép khấu trừ lãi vay vào trong lợi tức chịu thuế. Do đó doanh nghiệp có được một khoản sinh lợi, khoản sinh lợi này gọi là tấm chắn thuế.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA TÀI CHÍNH MỤC LỤC Lớp TCDN Ngày – Cao Học K22 Danh Sách Nhóm: Trương Ngọc Quỳnh Trang Hồ Thị Đoan Trang Huỳnh Thiên Thảo Trần Văn Hùng Võ Trung Nhân TP.Hồ Chí Minh – Tháng 10 Năm 2013 ĐỀ TÀI: GVHD: TS.Nguyễn Thị Uyên Uyên DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TNDN: Thu Nhập Doanh Nghiệp TNCN: Thu Nhập Cá Nhân GTDN: Giá Trị Doanh Nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1: Hai trường hợp lãi vay được phép khấu trừ và không được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế Bảng 1.2: Hai trường hợp lãi vay được phép khấu trừ và không được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế với số liệu tổng quát DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Minh họa tác động đòn bẩy đối với thuế TNDN và thuế TNCN Hình 1.2: Giá trị của doanh nghiệp trong trường hợp được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần bằng vốn cổ phần cộng với hiện giá của tấm chắn thuế trừ cho hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính Hình 2.1: Phần loại chi phí kiệt quệ tài chí 6 CHƯƠNG 1. NỚI LỎNG LÝ THUYẾT CẤU TRÚC VỐN CỦA MM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ VÀ RỦI RO KHI SỬ DỤNG NỢ 1.1. Tác động của thuế 1.1.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp Tài trợ nợ có một lợi thế quan trọng dưới hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp ở Mỹ cũng như ở các quốc gia khác. Lợi thế đó là nhà nước cho phép khấu trừ lãi vay vào trong lợi tức chịu thuế. Do đó doanh nghiệp có được một khoản sinh lợi, khoản sinh lợi này gọi là tấm chắn thuế. Tấm chắn thuế nói về việc giảm lượng tiền thuế thu nhập phải nộp cho nhà nước bằng cách giảm thu nhập chịu thuế. Tấm chắn thuế làm giảm khoản chi trả thuế cho nhà nước và làm gia tăng tài sản cho cổ đông và các chủ nợ. Vậy việc sử dụng nợ doanh nghiệp sẽ nhận được khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế nhờ vào quy định của nhà nước cho phép khấu trừ lãi vay vào trong lợi tức chịu thuế. Để hiểu khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế đó như thế nào, chúng ta sẽ xét 2 trường hợp cụ thể thông qua ví dụ sau: Tại một công ty A, cấu trúc vốn của công ty có sử dụng một khoản nợ là 300 $, lãi suất là 10%, thu nhập hoạt động của doanh nghiệp là 100 $, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40% Ta có 2 trường hợp như sau: Trường hợp 1: lãi vay được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế Trường hợp 2: lãi vay không được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế Thu Nhập Hoạt Động 100 $ Thu Nhập Hoạt Động 100 $ 7 Lãi Vay 30 $ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp 40 $ Lãi Trước Thuế 70 $ Lãi Sau Thuế 60 $ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp 28 $ Lãi Vay 30 $ Lãi Ròng 42 $ Lãi Ròng 30 $ Tấm Chắn Thuế 12 $ Tấm Chắn Thuế 0 Bảng 1.1: Hai trường hợp lãi vay được phép khấu trừ và không được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế Qua ví dụ trên ta thấy rằng: nhờ vào quy định của nhà nước cho phép khấu trừ lãi vay vào trong lợi tức chịu thuế làm cho lãi ròng của doanh nghiệp tăng thêm 12 $, 12 $ này chính là khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế của lãi vay. Trường hợp 1: lãi vay được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế Trường hợp 2: lãi vay không được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế Thu Nhập Hoạt Động EBIT Thu Nhập Hoạt Động EBIT Lãi Vay r D .D Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp EBIT.Tc Lãi Trước Thuế EBIT - r D .D Lãi Sau Thuế EBIT.(1-Tc) 8 Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (EBIT - r D .D).Tc Lãi Vay r D .D Lãi Ròng (EBIT - r D .D).(1-Tc) = EBIT.(1-Tc) - r D .D + r D .D.Tc Lãi Ròng EBIT.(1-Tc) - r D .D Tấm Chắn Thuế r D .D.Tc Tấm Chắn Thuế 0 Với số liệu tổng quát, ta có kết quả tại bảng sau: Bảng 1.2: Hai trường hợp lãi vay được phép khấu trừ và không được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế với số liệu tổng quát Chú thích: r D : Lãi suất (%) Tc: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (%) D: Số nợ vay EBIT: Thu nhập hoạt động Vậy qua hai trường hợp trên ta thấy rằng nhờ vào quy định của nhà nước cho phép khấu trừ lãi vay vào trong lợi tức chịu thuế, làm cho lãi ròng của doanh nghiệp tăng thêm một khoản là rD.D.Tc, và khoản tăng thêm này được gọi là tấm chắn thuế. Vậy dưới tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp thì định đề 1 của lý thuyết MM được điều chỉnh, cụ thể phương trình được điều chỉnh như sau: GTDN có sử dụng nợ = GTDN không sử dụng nợ + khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế Cần Lưu Ý Những Điểm Sau Lưu ý thứ nhất: Khi xác định giá trị doanh nghiệp, thì chúng ta xác định giá trị doanh nghiệp ở hiện tại (giá trị thị trường), trong khi đó khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế nhận được ở tương lai. Do đó để cộng khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế vào giá trị hiện tại của doanh nghiệp thì chúng ta phải chiết khấu khoản sinh lợi từ tấm chắn thuế trong tương lai về hiện giá. Vì vậy phương trình (1) được viết lại chính xác như sau: (1) 9 GTDN có sử dụng nợ = GTDN không sử dụng nợ + PV (tấm chắn thuế) Lưu ý thứ hai: Để tính hiện giá của tấm chắn thuế, ta có công thức tổng quát sau: PV(tấm chắn thuế) = Trong đó: + PV : hiện giá dòng tiền + CF i : dòng tiền năm thứ i (CF = Tc.r D .D (tấm chắn thuế)) + r : lãi suất chiết khấu (r = r D , với giả định là định rủi ro của các tấm chắn thuế bằng rủi ro của các chi trả lãi phát sinh ra các tấm chắn thuế này) + n : tổng số năm + i : năm thứ i PV(tấm chắn thuế) = Trong trường hợp doanh nghiệp vay nợ cố định và vĩnh viễn nên doanh nghiệp sẽ có một dòng tiền cố định và vĩnh viễn hàng năm là Tc.rD.D. Lúc này công thức hiện giá tấm chắn thuế sẽ như sau: PV(tấm chắn thuế) = = Tc.D Như vậy, chính sách nợ có tác động làm tăng giá trị doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp nên đi vay nợ, nhưng liệu càng gia tăng việc vay nợ thì làm giá trị doanh nghiệp càng gia tăng ? Doanh nghiệp có nên tài trợ bằng 100% nợ hay không ? và đó có phải là giải pháp tối ưu cho cấu trúc vốn của doanh nghiệp ? Trong thực tế, có những doanh nghiệp như Merck không chỉ tồn tại mà còn thịnh vượng dù không sử dụng nợ. Vậy chúng ta lý giải điều này như thế nào ? Có hai lối thoát cho chúng ta khi xem xét vấn đề này, đó là: + Có thể việc xem xét đầy đủ hơn về hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, mà Mỹ là một điển hình, để khám phá một bất lợi của thuế đối với nợ nần của doanh nghiệp, bù trừ cho hiện giá của tấm chắn thuế. + Có thể các doanh nghiệp phải gánh chịu các chi phí khác – như chi phí phá sản chẳng hạn, bù trừ cho hiện giá của tấm chắn thuế. 10 Ví dụ : Hãy xác định hiện giá của các tấm chắn thuế lãi phát sinh từ 3 phát hành nợ sau đây. Chỉ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế suất Tc = 35% a.Một khoảng vay 1.000 $ trong 1 năm với lãi suất 8% b.Một khoảng vay 1.000 $ trong 5 năm, lãi suất 8%. Giả dụ chỉ trả vốn khi đáo hạn c.Một khoảng vay 1.000 $ vĩnh viễn với lãi suất 7% Hướng Dẫn: $93.25 08.01 100008.035.0 1 = + = + xx r DrTc D D Câu a PV(tấm chắn thuế) = $80.111 )08.01( 100008.035.0 )1( 5 1 5 1 = + = + ∑∑ == i i i i D D xx r DrTc Câu b PV(tấm chắn thuế) = Câu c $350100035.0. == xDTc PV(tấm chắn thuế) = [...]... làm cho GTDN độc lập với cấu trúc vốn Trả lời cho câu hỏi: Chính sách thuế tác động như thế nào đến cấu trúc vốn và GTDN ? Giả định: + Tất cả thu nhập vốn cổ phần là do lãi vốn chưa thực hiện (tức không chia cổ tức) + Không có thuế trên thu nhập vốn cổ phần; TpE = 0 cho tất cả các nhà đầu tư + Thuế suất đánh trên lãi từ chứng khoán nợ tùy thuộc vào khung thuế suất của nhà đầu tư Các định chế được miễn... trợ vốn cổ phần Nhưng tầm mức của lợi thế thuế của nợ trong thực tế rất phức tạp Thuế suất nào của nhà đầu tư nên được sử dụng? Các nhà đầu tư khác nhau chịu các mức thuế thu nhập khác nhau Danh sách cổ đông của một doanh nghiệp lớn có thể bao gồm các cổ đông triệu phú (chịu thuế thu nhập rất cao) và các cổ đông được miễn thuế (thí dụ như quỹ hưu bổng và các quỹ tài trợ cho các viện đại học) Tất cả các. .. khoán nợ và thu nhập từ vốn cổ phần sau tất cả các loại thuế Từ đó giải thích trong mỗi trường hợp cụ thể của thuế, nhà đầu tư sẽ chọn lựa chứng khoán nợ hay vốn cổ phần Điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung nợ và vốn cổ phần của doanh nghiệp Theo hình 1: Đơn giản hóa mô hình ta giả sử Thu nhập từ hoạt động là 1$ Tùy vào cấu trúc vốn của doanh nghiệp, $1 của Thu nhập hoạt động sẽ tích lũy cho các nhà... Kết luận: + Tùy thuộc vào các mức thuế suất khác nhau mà lợi thế thuộc về Nợ hay Vốn cổ phần + Để thấy rõ hơn Phần 1.2.2 và Phần 1.2.3 sẽ nghiên cứu từ thị trường quốc tế (Mỹ) đến thị trường Việt Nam Cụ thể là với chính sách nợ trước và sau cải cách thuế của Mỹ và chính sách thuế đang được áp dụng tại Việt Nam thì Lợi thế thuộc 22 về bên nào Đây sẽ là một kinh nghiệm bổ ích cho các cơ quan thuế Việt... nợ trên vốn cổ phần cho một doanh nghiệp như một tổng thể tùy thuộc vào thuế suất thuế TNDN và các nguồn vốn của các nhà đầu tư cá thể có các khung thuế suất khác nhau Nếu thuế suất thuế TNDN tăng, việc chuyển hướng lại bắt đầu, đưa đến một tỷ số nợ trên vốn cổ phần cao hơn cho toàn thể các doanh nghiệp Nếu thuế suất cá nhân tăng, việc chuyển hướng đổi ngược lại, đưa đến một tỷ số nợ trên vốn cổ phần... một chính sách thuế hợp lý để thúc đẩy phát triển thị trường vốn ở Việt Nam 1.2.2.2 Chính sách nợ trước và sau cải cách thuế của Mỹ Trước đạo luật cải cách thuế 1986, thuế suất thuế TNDN là 46%, và thuế lãi từ chứng khoán nợ và cổ tức lên đến 50% Thuế suất lãi vốn cao nhất là 20% Thuế suất thực tế thấp hơn 20% vì thuế lãi vốn có thể được hoãn cho đến khi bán cổ phần Vì vậy các cổ dông nắm giữ cổ phần... hiện giá của tất cả các khoản thuế chi trả từ Thu nhập của doanh nghiệp “Tất cả các khoản thuế” bao gồm cả thuế TNCN mà các trái chủ và cổ đông chi trả Mục tiêu của doanh nghiệp là sắp xếp cấu trúc vốn nhằm tối đa hóa Thu nhập sau tất cả các thuế Tất cả các thuế bao gồm cả thuế TNDN và thuế TNCN 1.2.2.1 Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp 13 Đứng trên phương diện thuế TNDN thì vay nợ nhiều... không có một cấu trúc vốn tối ưu nào cho một doanh nghiệp trong tất cả các thời kỳ và cũng không có một cấu trúc vốn tối ưu nào cho tất cả các doanh nghiệp Thị trường chỉ quan tâm đến tổng lượng nợ Không một doanh nghiệp lẻ nào có thể ảnh hưởng đến tổng lượng nợ đó 30 Một điểm cuối cùng về cân bằng thuế của Miller: Do ông giả định thu nhập vốn cổ phần không chịu thuế TNCN (TpE = 0), các nhà đầu tư sẵn... cũng chỉ đáp ứng một cách khó khăn các nghĩa vụ tài chính của mình đối với các trái chủ Ở đây để thấy được sự bất lợi của sử dụng nợ nên chúng ta chỉ tập trung vào các nghĩa vụ tài chính liên quan đến tiền lãi và nợ gốc ở thời điểm đáo hạn Có nghĩa là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán hoặc thanh toán chậm trễ các khoản tiền lãi và nợ khi đến hạn Ngoài ra có thể còn các khoản khác như tiền phải... vay nợ không và tỷ lệ nợ chiếm bao nhiêu trong cấu trúc vốn là có lợi? Thuế TNCN đánh trên thu nhập của nhà đầu tư khi đầu tư vốn vào DN Nhà đầu tư là TRÁI CHỦ và CỔ ĐÔNG Khi nhà đầu tư nhận thấy thuế họ phải nộp nhiều thì xu hướng họ sẽ như thế nào? Lấy ví dụ như cổ đông cho rằng họ bị nộp 2 lần thuế, một là thuế TNDN hai là thuế TNCN (thuế TNCN đánh trên cổ tức và thuế TNCN đánh trên lãi vốn) trong . EBIT*(1-T C )*(1-T PE ) = r D *D*(1-T P ) - r D* D*(1-T C )*(1-T PE ) = r D *D*[(1-T P ) - (1-T C )*(1-T PE )] Khi xét cả thuế TNDN và thuế TNCN: Tấm chắn thuế = r D *D*[(1-T P ) - (1-T C )*( 1-T PE )] Hiện giá. EBIT*(1-T C )*( 1- T PE ) (EBIT-r D* D)*(1-T C ) ) *(1-T PE ) Thu nhập cho cổ đông và trái chủ (sau tất cả thuế) EBIT*(1-T C )*( 1- T PE )+0 (EBIT-r D* D)*(1-T C )*( 1- T PE )+ r D *D*(1-T P ) Thu. cho cổ đông và trái chủ (sau tất cả thuế) doanh nghiệp L - Thu nhập cho cổ đông và trái chủ (sau tất cả thuế) U = (EBIT-r D* D)*(1-T C )*(1-T PE ) + r D *D*(1-T P ) - EBIT*(1-T C )*(1-T PE ) =

Ngày đăng: 17/11/2014, 00:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Hai trường hợp lãi vay được phép khấu trừ và không được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế - Nới lỏng lý thuyết MM và các lý thuyết khác về cấu trúc vốn
Bảng 1.1 Hai trường hợp lãi vay được phép khấu trừ và không được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế (Trang 7)
Bảng 1.2: Hai trường hợp  lãi vay được phép khấu trừ và không được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế với số liệu tổng quát - Nới lỏng lý thuyết MM và các lý thuyết khác về cấu trúc vốn
Bảng 1.2 Hai trường hợp lãi vay được phép khấu trừ và không được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế với số liệu tổng quát (Trang 8)
Hình 2: Giá trị của doanh nghiệp trong trường hợp được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần  bằng vốn cổ phần cộng với hiện giá của tấm chắn thuế trừ - Nới lỏng lý thuyết MM và các lý thuyết khác về cấu trúc vốn
Hình 2 Giá trị của doanh nghiệp trong trường hợp được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần bằng vốn cổ phần cộng với hiện giá của tấm chắn thuế trừ (Trang 34)
Hình 2.1: Phần loại chi phí kiệt quệ tài chính - Nới lỏng lý thuyết MM và các lý thuyết khác về cấu trúc vốn
Hình 2.1 Phần loại chi phí kiệt quệ tài chính (Trang 37)
Bảng 3.4: Kết quả hồi quy mô hình (4) - Nới lỏng lý thuyết MM và các lý thuyết khác về cấu trúc vốn
Bảng 3.4 Kết quả hồi quy mô hình (4) (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w