Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Các lý thuyết cấu trúc vốn Hoạch đinh cấu trúc vốn là một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Bài nghiên cứu này không nhằm mục đích đưa ra một phương pháp cấu trúc vốn tối ưu nhất mà chỉ đưa ra cách thức để xác định các những nhân tố trong các mô hình thực sự có sự ảnh hưởng quan trọng trong quyết định cấu trúc vốn của công ty, từ đó cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp một công cụ để nhận diện, đánh giá và đưa ra những quyết định một cách hợp lý.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Mục lục !"#$%&!"&'()*+, -&./0!12&34!567 789:!1!; <=>?@ABC?DE@FBGHI=J?KLBK@MB=NOPQ=OBKR, <8S!T)&U A=OV9=KPIM=?QP=WX?YVBZK>?6< =[2&\- 5]< 8!^![&_6, 8#B#6, 88B#$)0) `!]/[!a$^)!68U 87? `b2$`B#68 8<? `!]B#687 7 `!]cd-68; 7Y&c#&bb`(20]!eb8f 78cd-&]!e)]8, <?&_"67 ;=g!T)1&"g$&_< ZM=PhBGJBCKiB?jP<* LỜI MỞ Hoạch đinh cấu trúc vốn là một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Bài nghiên cứu này không nhằm mục đích đưa ra một phương pháp cấu trúc vốn tối ưu nhất mà chỉ đưa ra cách thức để xác định các những nhân tố trong các mô hình thực sự có sự ảnh hưởng quan trọng trong quyết định cấu trúc vốn của công ty, từ đó cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp một công cụ để nhận diện, đánh giá và đưa ra những quyết định một cách hợp lý. [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 1 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Vấn đề cấu trúc vốn từ lâu rất được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu kinh tế học. Đã có rất nhiều nghiên cứu học thuật nhằm cung cấp, bổ sung và phát triển lý thuyết. Có rất nhiều lý thuyết về cấu trúc vốn được đề xuất, nhưng chỉ một số ít trong đó được nhiều người ủng hộ. Đáng chú ý là hầu hết các sách giáo khoa tài chính doanh nghiệp đều quan tâm đến lý thuyết đánh đổi trong đó vấn đề thuế và chi phí kiệt quệ tài chính là quan trọng hơn cả. Myer (1984) đề xuất lý thuyết trật tự phân hạng, là một hệ thống thứ bậc về lợi nhuận giữ lại, nợ và vốn cổ phần. Gần đây, lý thuyết định thời điểm thị trường và vấn đề đại diện cũng trở nên phổ biến trong khuôn khổ quyết định cấu trúc vốn. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi cũng bàn luận trở lại những lý thuyết nền tảng đó và đưa quan điểm các lý thuyết đó để phân tích cho những bằng chứng thực nghiệm. Chúng tôi bắt đầu với một danh sách các nhân tố đại diện cho những nhóm tiêu chí nhất định. Sau đó, chúng tôi tiến hành kiểm định xem nhân tố nào có tác động đáng kể đối với cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Mục tiêu của chúng tôi hướng đến là một mô hình gồm những nhân tố quan trọng nhất (những nhân tố cốt lõi) giải thích đáng kể cho khuynh hướng tài trợ nợ của các doanh nghiệp. I. LÝ THUYẾT CẤU TRÚC VỐN CỦA MM 1. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp Định nghĩa cấu trúc vốn: Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. Cấu trúc vốn là tập hợp những nguồn vốn có tính chất dài hạn. Cấu trúc vốn bao gồm nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và cổ phần thường. Việc sử [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 2 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên dụng nợ trong cấu trúc vốn có tác dụng làm tăng thu nhập cho chủ sở hữu. Nhưng đồng thời đòn bẩy tài chính từ việc sử dụng nợ đưa đến một gia tăng rủi ro cảm nhận được cho các nhà cung cấp vốn của doanh nghiệp. Để bù đắp cho rủi ro gia tăng này, lợi nhuận đòi hỏi của nhà cung cấp vốn sẽ cao hơn. 2. Các giả định của MM Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn của doanh nghiệp được Modigliani và Miller đưa ra từ năm 1958. Lý thuyết M&M dựa trên những giả định quan trọng sau đây: - Thị trường vốn hoàn hảo Không có chi phí giao dịch khi mua và bán chứng khoán: Giả định này nhằm làm cho chi phí sử dụng vốn khi phát hành cổ phần mới bằng với chi phí sử dụng vốn khi sử dụng lợi nhuận giữ lại. Có đủ số người mua và người bán trên thị trường, vì vậy không có một nhà đầu tư riêng lẻ nào có một ảnh hưởng lớn đối với giá chứng khoán. Giả định này nhằm giải thích sự chênh lệch trong giá cổ phiếu của công ty có sử dụng nợ và không có sử dụng nợ là do nợ tạo nên chứ không phải do ảnh hưởng của nhà đầu tư. Có sẵn thông tin liên quan cho tất cả nhà đầu tư và không phải mất tiền. Giả định này hỗ trợ cho lập luận mua bán song hành diễn ra nhanh chóng. Tất cả nhà đầu tư có thể vay hay cho vay với cùng lãi suất. Với giả định này, MM cho rằng nhà đầu tư cá nhân có thể sử dụng đòn bẩy tài chính tự tạo để tạo ra thu nhập như doanh nghiệp. Tất cả nhà đầu tư đầu hợp lý và có kỳ vọng đồng nhất về lợi nhuận của một doanh nghiệp. Giả định này nhằm chốt lại quyết định đầu tư, cho rằng quyết định đầu tư là hiệu quả. Các doanh nghiệp hoạt động dưới các điều kiện tương tự sẽ có cùng mức độ rủi ro kinh doanh. Giả định này chốt lại rủi ro kinh doanh. Với giả định này, quyết định đầu tư không ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Không có thuế. Giả định này nhằm loại bỏ tấm chắn thuế đối với các doanh nghiệp có sử dụng nợ. [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 3 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên - Bên cạnh các giả định về thị trường vốn hoàn hảo, lý thuyết của MM còn kết hợp các giả định này với quy tắc bảo tồn giá trị và lập luận mua bán song hành. 3. Định đề I của MM – Ý nghĩa định đề I 3.1Định đề I của MM Với các giả định đã nêu trên, MM cho rằng: “Giá trị thị trường của bất kỳ một doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn của mình.” Giá trị doanh nghiệp được xác định bằng các tài sản thực của doanh nghiệp và được thể hiện bên phần tài sản của Bảng Cân đối kế toán. Giá trị doanh nghiệp = Nợ + Vốn cổ phần Theo Định đề I của MM: Giá trị doanh nghiệp có sử dụng nợ = Giá trị doanh nghiệp không sử dụng nợ Giả sử có hai doanh nghiệp: một doanh nghiệp không sử dụng nợ (U) và một doanh nghiệp có sử dụng nợ (L). Cả hai doanh nghiệp này phát sinh cùng một dòng lợi nhuận hoạt động. Gọi V: Giá trị doanh nghiệp D: Giá trị nợ hay trái phiếu do doanh nghiệp phát hành E: Giá trị vốn cổ phần của doanh nghiệp Ta có: V U = E U V L = E L + D L Nhà đầu tư sẽ đầu tư vào doanh nghiệp nào trong hai doanh nghiệp này? - Nhà đầu tư không thích rủi ro sẽ đầu tư vào doanh nghiệp U. Giả sử nhà đầu tư này mua 1% cổ phần của doanh nghiệp U Đầu tư Thu nhập 0,01V U 0,01 Lợi nhuận Giả sử nhà đầu tư này mua cùng tỷ lệ nợ và vốn cổ phần của doanh nghiệp L Đầu tư Thu nhập Nợ 0,01D L 0,01 Lãi Vốn cổ phần 0,01E L 0,01 (Lợi nhuận – Lãi) Tổng cộng 0,01 (D L + E L ) = 0,01V L 0,01 Lợi nhuận [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 4 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Cả hai chiến lược đều có cùng một thu nhập. Trong thị trường vốn hoàn hảo, khi hai đầu tư cung cấp thu nhập giống nhau và có chi phí giống nhau thì giá trị của hai doanh nghiệp này bằng nhau (V U = V L ) - Nhà đầu tư thích rủi ro: Giả sử nhà đầu tư này quyết định mua 1% cổ phần đang lưu hành của doanh nghiệp có nợ vay Đầu tư Thu nhập 0,01E L = 0,01(V L – D L ) 0,01 (Lợi nhuận – Lãi) Giả sử nhà đầu tư này quyết định vay 0,01D L cho riêng mình để mua 1% cổ phần của doanh nghiệp không vay nợ Đầu tư Thu nhập Nợ -0,01D L -0,01 Lãi Vốn cổ phần 0,01V U 0,01 (Lợi nhuận) Tổng cộng 0,01 (V U - D L ) 0,01 (Lợi nhuận – Lãi) Cả hai chiến lược đều có cùng một thu nhập. Trong thị trường vốn hoàn hảo, khi hai đầu tư cung cấp thu nhập giống nhau và có chi phí giống nhau thì giá trị của hai doanh nghiệp này bằng nhau (V U = V L ) Trong lập luận của mình, MM đã ứng dụng quy luật bảo tồn giá trị để chứng minh cấu trúc vốn độc lập với giá trị của doanh nghiệp. Theo quy luật bảo tồn giá trị, trong thị trường vốn hoàn hảo, hiện giá của kết hợp hai tài sản bằng tổng hiện giá của chúng khi tính riêng lẻ. Ngược lại, khi chúng ta chia dòng tiền thành nhiều phần nhỏ thì giá trị của các phần này sẽ luôn bằng tổng số của giá trị từng phần. Ngoài ra, MM còn sử dụng lập luận mua bán song hành để hỗ trợ cho lý thuyết của mình. Giả sử giá trị của doanh nghiệp tăng khi có vay nợ. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư sẽ bán cổ phần giá cao của doanh nghiệp có sử dụng nợ . Sau đó, họ dùng quy trình mua bán song hành để vay, mua cổ phần của doanh nghiệp không sử dụng nợ, số tiền còn dư đầu tư vào một nơi khác. Như vậy, nhà đầu tư đã sử dụng đòn bẩy tài chính cá nhân của riêng họ thay cho đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Nhờ đó, họ gia tăng lợi nhuận mà không gia tăng rủi ro. Quy trình mua bán song hành này sẽ tiếp tục cho đến [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 5 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên khi việc bán cổ phần của doanh nghiệp sử dụng nợ kéo giá của nó xuống đến mức bằng với giá cổ phần của doanh nghiệp không sử dụng nợ hiện đang tăng do số người mua tăng. Tuy nhiên, quy trình mua bán song hành này diễn ra rất nhanh bởi giả định có sẵn thông tin liên quan cho tất cả nhà đầu tư và không phải mất tiền của MM. Do đó, nó làm cho giá trị thị trường của các doanh nghiệp có sử dụng nợ bằng với giá trị thị trường của các doanh nghiệp không sử dụng nợ. Như vậy, theo MM, trong điều kiện không có thuế, giá trị doanh nghiệp có vay nợ và không vay nợ là như nhau. Do đó, cơ cấu nợ/vốn (D/E) không có ảnh hưởng gì đến giá trị doanh nghiệp. Vì vậy, không có cơ cấu vốn nào là tối ưu và doanh nghiệp cũng không thể nào tăng giá trị bằng cách thay đổi cơ cấu vốn. 3.2 Ý nghĩa của định đề I Ví dụ về công ty Macbeth Spot Removers: Đặc điểm công ty: - Công ty tạo ra chuỗi dòng thu nhập niên kim vĩnh viễn - Tất cả lợi nhuận từ hoạt động được dùng chi trả cổ tức cho cổ đông - EPS (dự kiến) = DIV (dự kiến) - Giá trị thị trường của doanh nghiệp là 10.000$ Trường hợp 1: 100% vốn cổ phần Dữ liệu về công ty: Số lượng cổ phần 1000 Giá mỗi cổ phần 10$ Giá trị thị trường của cổ phần 10.000$ Bảng kết quả dự kiến: Lợi nhuận hoạt động ($) 500 1,000 1,500 2,000 Thu nhập mỗi cổ phần ($) 0.50 1.00 1.50 2.00 [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 6 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Tỷ suất sinh lợi từ cổ phần (%) 5 10 15 20 Trường hợp 2: 50% vốn cổ phần – 50% nợ vay Dữ liệu về công ty: Số lượng cổ phần 500 Giá mỗi cổ phần 10$ Giá trị thị trường của cổ phần 5.000$ Giá trị thị trường của nợ 5.000$ Lãi suất của nợ vay là 10% 500$ Bảng kết quả dự kiến: Lợi nhuận hoạt động ($) 500 1,000 1,500 2,000 Lãi vay ($) 500 500 500 500 Lợi nhuận của vốn cổ phần ($) 0 500 1,000 1,500 Thu nhập mỗi cổ phần ($) 0.00 1.00 2.00 3.00 Tỷ suất sinh lợi từ cổ phần (%) 0 10 20 30 Hình 1: Mối quan hệ giữa lợi nhuận hoạt động với thu nhập mỗi cổ phần trong 2 trường hợp [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 7 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Hình vẽ đã thể hiện rõ ràng tác động của đòn bẩy tài chính đến thu nhập mỗi cổ phần dự kiến (EPS dự kiến) khi lợi nhuận hoạt động dự kiến (EBIT dự kiến) của công ty thay đổi. EBIT > 1.000$ thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính làm khuếch đại EPS dự kiến, EBIT < 1.000$ làm giảm EPS dự kiến. Ta xét lại ví dụ trên trong trường hợp EBIT dự kiến là 1.500$ 100% vốn cổ phần 50% vốn cổ phần - 50% nợ Thu nhập dự kiến mỗi cổ phần ($) 1.5 2 Giá mỗi cổ phần ($) 10 10 Tỷ suất sinh lợi từ cổ phần (%) 15 20 Như vậy , đòn bẩy tài chính làm gia tăng dòng thu nhập mỗi cổ phần dự kiến nhưng không làm tăng giá cổ phần, để giải thích cho vấn đề nay ta sẽ đi vào xem xét định đề II của MM. 4.TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI 4.1.Định đề II của MM Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phần thường của một doanh nghiệp có vay nợ tăng tương ứng với tỷ lệ nợ/vốn cổ phần (D/E), được đo lường bằng giá trị thị trường. Tỷ lệ gia tăng này tùy thuộc vào chênh lệch giữa r A - tỷ suất sinh lợi từ một danh mục gồm tất cả chứng khoán của doanh nghiệp và r D - tỷ suất sinh lợi dự kiến từ nợ. Khi doanh nghiệp không sử dụng nợ: Định đề I của MM cho rằng đòn bẩy tài chính không có tác động đến tài sản của cổ đông. Vì vậy, quyết định vay nợ cũng không tác động tới tỷ suất sinh lợi dự kiến từ tài sản của doanh nghiệp (do cố định quyết định đầu tư). Quyết định vay nợ chỉ tác động tới EPS, tỷ suất sinh lợi dự kiến của vốn cổ phần. Khi doanh nghiệp sử dụng nợ: [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 8 r E = r A = = const GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Trong đó: D: Giá trị nợ hay trái phiếu doanh nghiệp phát hành. E: Giá trị vốn cổ phần của doanh nghiệp. r D : tỷ suất sinh lợi dự kiến từ nợ. r E : tỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phần. Hình 2: Tác động đòn bẩy đối với tỷ suất sinh lợi dự kiến theo quan điểm MM - Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phần r E tăng theo tuyến tính với tỷ lệ nợ/vốn cổ phần (D/E) khi nào mà nợ không có rủi ro. Nhưng nếu đòn bẩy tài chính tăng làm tăng rủi ro của nợ, các trái chủ đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi cao hơn từ nợ. Điều này làm tỷ lệ gia tăng trong r E chậm lại. Doanh nghiệp càng vay nhiều nợ, r E càng ít nhạy cảm với các khoản nợ vay thêm. - Độ dốc của đường r E trong hình 14.2 hẹp dần lại (tốc độ tăng của r E chậm lại) khi D/E tăng: chủ yếu vì khi D/E tăng thì những người nắm giữ nợ có rủi ro sẽ gánh chịu một phần rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn, rủi ro kinh doanh này chuyển nhiều hơn từ các cổ đông sang các người nắm giữ nợ. Đánh đổi giữa rủi ro – lợi nhuận [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 9 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Theo định đề I, cấu trúc vốn không tác động đến giá trị tài sản của cổ đông còn theo Định đề II thì tỷ suất sinh lợi mà cổ đông dự kiến nhận được từ các cổ phần của mình tăng khi tăng tỷ lệ nợ/vốn cổ phần. Do vậy, các cổ đông sẽ có xu hướng vay nhiều để gia tăng tỷ suất sinh lợi dự kiến đòi hỏi của mình nhưng trên thực tế thì luôn có một sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Cụ thể: Ta có: β càng cao thì rủi ro càng cao β A : đo lường mức độ rủi ro của tài sản đối với biến động của thị trường. β E : đo lường mức độ rủi ro của vốn cổ phần đối với biến động của thị trường. β D : đo lường mức độ rủi ro của nợ đối với biến động của thị trường. Ngoài ra, mô hình CAPM cũng chứng minh rằng tỷ suất sinh lợi cao thì rủi ro (β i ) cũng cao: Trong đó: r i : tỷ suất sinh lợi mong đợi từ chứng khoán i. r f : lãi suất phi rủi ro. r m : tỷ suất sinh lợi thị trường. 4.2. Quan điểm truyền thống Trước khi đi vào phân tích những lập luận của quan điểm truyền thống về vấn đề cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp hay không, việc đề cập đến chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) là cần thiết. Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền hay thường được gọi là tỷ suất sinh lợi dự kiến từ một danh mục tất cả chứng khoán của công ty: WACC = (D/V) x r D + (E/V) x r E [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 10 β E = β A + (β A –β D ) r i = r f + β i (r m -r f ) [...]... tức thời với các biến cố xảy ra đẩy doanh nghiệp rời xa cấu trúc vốn mục tiêu Vì vậy, có sự khác biệt giữa cấu trúc vốn thực tế và mục tiêu Lý thuyết cấu trúc vốn cũng giải thích được sự khác nhau trong cấu trúc vốn giữa các ngành do mỗi ngành có đặc điểm khác nhau nên sự đánh đổi chi phí và lợi ích của nợ cũng theo cách khác nhau giữa các ngành Tuy nhiên có một điều mà lý thuyết cấu trúc vốn không thể... tức hay bán bớt tài sản để huy động tiền mặt nhằm tái cân đối cấu trúc vốn Lý thuyết cấu trúc vốn giúp giải thích được tại sao các doanh nghiệp khác nhau có tỷ lệ nợ mục tiêu khác nhau Các doanh nghiệp thường điều chỉnh cấu trúc vốn của mình hướng theo cấu trúc vốn mục tiêu ấn định Việc điều chỉnh này cũng tốn chi phí và vì vậy cũng có sự trì hoãn trong điều chỉnh mục tiêu Các doanh nghiệp không thể... trường vốn hoàn hảo, cấu trúc vốn độc lập với giá trị doanh nghiệp thì lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng sẽ có một cấu trúc vốn tối ưu làm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp bằng việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của việc sử dụng nợ khi thị trường là bất hoàn hảo Cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn mà ở tại điểm đó tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hoá rủi ro và tối đa hoá giá trị doanh. .. quệ tài chính giới hạn mức vay nợ của doanh nghiệp Nó bổ sung cho sự thiếu sót của lý thuyết MM trong vấn đề MM cho rằng một doanh nghiệp vay nợ sẽ có giá trị cao hơn doanh nghiệp chỉ sử dụng vốn cổ phần, do đó doanh nghiệp có thể vay ở bất cứ mức độ nào Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn giải thích rằng có một sự đánh đổi giữ chi phí kiệt quệ tài chính và tấm chắn thuế của nợ để đưa đến một cấu trúc vốn. .. năng mô tả của lý thuyết trật tự phân hạng về hành vi tài trợ của các công ty Các kết quả thực nghiệm gần đây hỗ trợ cho khái niệm phân phối chéo của đòn bẩy phản ánh cả các cú sốc trong quá khứ cũng như các chi phí và lợi ích hiện tại gắn liền với các hình thức tài trợ khác nhau [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 17 GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên 2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn: Nếu lý thuyết MM cho... trị doanh nghiệp có vay nợ bằng giá trị doanh nghiệp tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần cộng với hiện giá tấm chắn thuế trừ đi hiện giá chi phí kiệt quệ tài chính Khi doanh nghiệp vay nợ ở mức vừa phải, xác suất kiệt quệ tài chính không đáng kể, hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính cũng nhỏ và lợi thế thuế vượt trội, vì vậy doanh nghiệp có thể vay thêm nợ để gia tăng lợi thế của mình Cấu trúc vốn. .. nghi về giả thiết là lý thuyết trật tư phân hạng cung cấp một sự mô phỏng tốt cho hành vi tài trợ công ty Họ đưa ra các bằng chúng cho thấy lượng vốn cổ phần phát hành thuần phản ánh thâm hụt tài chính chặt chẽ hơn so với lượng nợ phát hành thuần, kết quả này trái với lý thuyết trật tự phân hạng Các kiểm định về lý thuyết trật tự phân hạng trên thực tế tập [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 15 GVHD:... nhận lý luận của MM khi được ứng dụng vào các thị trường vốn hoàn hảo, nhưng cho rằng các thị trường thực tế thì bất hoàn hảo Các bất hoàn hảo có thể khiến cho các cá nhân không thể đi vay với cùng lãi suất như doanh nghiệp Do đó, đối với các nhà đầu tư muốn sử dụng đòn bẩy tài chính, việc nắm giữ cổ phần của các doanh nghiệp có vay nợ sẽ lợi hơn việc họ tự đi vay và đầu tư vào doanh nghiệp được tài. .. tiến đến cấu trúc vốn tối ưu khi mà tại đó giá trị doanh nghiệp là lớn nhất Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng các công ty có tài sản hữu hình an toàn và nhiều thu nhập chịu thuế nên có tỷ lệ nợ cao để được khấu trừ thuế Các công ty không sinh lợi, và có nhiều tài sản vô hình nên tài trợ bằng vốn cổ phần Lý thuyết đánh đổi cũng cho biết các doanh nghiệp vay nợ quá nhiều không thể trả bằng tiền mặt... họ, nên chỉ doanh nghiệp nào nhận biết được nhóm này trước tiên mới thu lợi từ việc cung cấp cổ phần có đòn bẩy tài chính Các giám đốc tài chính này thiết kế ra một dịch vụ cung cấp công cụ tài chính đặc thù mà các nhà đầu tư không thể tự thực hiện hoặc không thể thực hiện với giá rẻ Lúc này, giá trị doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao hơn bởi nhóm nhà đầu tư này [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 13 . các doanh nghiệp. I. LÝ THUYẾT CẤU TRÚC VỐN CỦA MM 1. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp Định nghĩa cấu trúc vốn: Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các. với các hình thức tài trợ khác nhau. [Các lý thuyết cấu trúc vốn] Trang 17 GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên 2. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn: Nếu lý thuyết MM cho rằng trong một môi trường vốn. trường vốn hoàn hảo, cấu trúc vốn độc lập với giá trị doanh nghiệp thì lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng sẽ có một cấu trúc vốn tối ưu làm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp bằng việc đánh