Vai trò của nợ trong việc khuyến khích tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Các lý thuyết cấu trúc vốn (Trang 27 - 28)

II. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CẤU TRÚC VỐN KHÁC:

2. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn:

3.1. Vai trò của nợ trong việc khuyến khích tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh

doanh

Các nhà quản trị với dòng tiền tự do lớn có thể gia tăng cổ tức chia cho cổ đông hoặc mua lại cổ phiếu và vì thế mà việc chi trả dòng tiền mặt hiện tại được đầu tư vào các dự án kém hiệu quả hoặc lãng phí. Điều này làm cho các nhà quản trị không thể kiểm soát việc sử dụng dòng tiền tự do trong tương lai nhưng họ có thể hứa hẹn chi trả dòng tiền này bằng cách tuyên bố một sự tăng đảm bảo trong chi trả cổ tức. Những lời hứa hẹn này tuy vậy lại không có cơ sở vì cổ tức có thể giảm trong tương lai. Sự thật thị trường vốn trừng phạt hành động giảm chi trả cổ tức bằng việc hạ giá cổ phiếu trên thị trường rất mạnh tương ứng với chi phí đại diện của dòng tiền tự do.

Việc tạo ra nợ mà không có sự cản trở có thể giúp các nhà quản trị giữ được lời hứa hẹn chi ra dòng tiền mặt trong tương lai. Vì thế mà nợ có thể thay thế cho cổ tức một cách hiệu quả. Bằng cách phát hành nợ thay thay cho việc chuyển đổi cổ phiếu, các nhà quản trị đã buộc thực hiện lời hứa chi trả tiền mặt trong tương lai theo cái cách mà không thế mập mờ bằng những việc tăng cổ tức đơn giản. Bằng cách đó họ chia cho các chủ nợ quyền lợi đưa công ty ra tòa phá sản nếu họ không giữ đúng lời trong việc thanh toán các khoản lãi và gốc. Do đó nợ làm giảm chi phí đại diện của dòng tiền tự do bằng cách giảm dòng tiền tự do hiện hữu cho các nhà quản trị sử dụng theo ý mình. Những tác động kiểm soát của nợ là điều cần thiết trong việc xác định cấu trúc vốn.

Việc phát hành số lượng lớn khoản nợ để mua lại cổ phiếu cũng tạo ra sự khuyến khích cho các nhà quản trị trong công ty và giúp họ vượt qua những rào cản để cắt giảm chi tiêu, điều mà thường thấy trong việc chi trả bằng dòng tiền mặt. Bên cạnh đó, nguy cơ thất bại từ việc sử dụng nợ như một công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh lại càng làm cho các công ty hoạt động hiệu quả hơn. Việc mua lại cổ phiếu công ty bằng nợ hoặc tiền

mua lại cổ phiếu thì bằng với phần thuế phải trả của công ty bán cổ phiếu và vì thế mà không bị đánh thuế).

Việc gia tăng đòn bẩy cũng có chi phí. Vì khi đòn bẩy tăng thì chi phí đại diện của nợ cũng tăng, bao gồm cả phí phá sản. Tỷ lệ nợ-tài sản tối ưu là điểm mà tại đó giá trị công ty cực đại, tức là khi chi phí biên của nợ nằm tiếp tuyến với lợi nhuận biên.

Giả thuyết kiểm soát không cho rằng phát hành nợ luôn tạo những hiệu ứng kiểm soát mang tính tích cực. Ví dụ, những tác động này không quan trọng trong những công ty có sự tăng trưởng nhanh, có nhiều dự án đầu tư mang lại lợi ích lớn và lợi nhuận cao mà không có dòng tự do. Những công ty như vậy phải thường xuyên tham gia vào thị trường tài chính để kêu gọi đầu tư. Và như vậy thị trường có cơ hội để đánh giá công ty về sự điều hành và những dự án trong dự kiến của nó. Nhân viên đầu tư của ngân hàng và nhà phân tích có vai trò quan trọng trong việc đánh giá này và thị trường có thể đánh giá được công ty qua giá trị mà nhà đầu tư đầu tư vào công ty này.

Chức năng kiểm soát của nợ nợ thì quan trọng hơn trong các công ty tạo ra dòng tiền tự do lớn nhưng có ít cơ hội tăng trưởng và còn quan trọng hơn trong các công ty đang trong giai đoạn thu hẹp kinh doanh. Trong các công ty này, áp lực của việc lãng phí dòng tiền tự do cho các dự án kém hiệu quả là rất nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tài chính doanh nghiệp Các lý thuyết cấu trúc vốn (Trang 27 - 28)