Chi phí kiệt quệ tài chính 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Nới lỏng lý thuyết MM và các lý thuyết khác về cấu trúc vốn (Trang 36 - 37)

GTDNcó sử dụng nợ GTDNkhông sử dụng nợ

1.2.2 Chi phí kiệt quệ tài chính 1 Khái niệm

1.2.2.1 Khái niệm

Một doanh nghiệp khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thì doanh nghiệp có thể phải gánh chịu nhiều chi phí có liên quan, ta gọi đó là chi phí kiệt quệ tài chính. Câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp phải trả chi phí kiệt quệ tài chính cho ai? Như ta thấy, sử dụng nợ có tính hai mặt: lợi và bất lợi. Khi chuyển từ cấu trúc vốn 100% vốn cổ phần sang có sử dụng nợ, doanh nghiệp sẽ được hưởng khoản sinh lợi tấm chắn thuế (mặt lợi) nhưng cũng lập tức đối mặt với rủi ro tài chính dẫn đến kiệt quệ tài chính và tốn chi phí kiệt quệ tài chính (mặt bất lợi). Như vậy, khi doanh nghiệp sử dụng nợ, doanh nghiệp đã tạo ra rủi ro cho mình, đồng thời cũng tạo ra rủi ro cho tất cả nhà đầu tư (kể cả trái chủ và cổ đông). Khi doanh nghiệp gia tăng nợ, rủi ro của doanh nghiệp gia tăng, tất nhiên cũng sẽ làm gia tăng rủi ro cho trái chủ và cổ đông. Dựa trên quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi, khi rủi ro tăng lên thì nhà đầu tư phải đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi cao hơn để bù đắp. Như vậy khi gia tăng nợ, doanh nghiệp đã phải tốn thêm chi phí để trả cho trái chủ và cổ đông đó là chi phí kiệt quệ tài chính. Lưu ý, phần chi phí phải trả thêm cho cổ đông luôn nhiều hơn so với trái chủ vì đứng ở vị thế nhà đầu tư, cổ đông bị rủi ro hơn.

Hình 2.1: Phần loại chi phí kiệt quệ tài chính

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào xem xét chi phí kiệt quệ tài chính gồm những khoản nào.

Một phần của tài liệu Nới lỏng lý thuyết MM và các lý thuyết khác về cấu trúc vốn (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w