Chi phí kiệt quệ tài chính dẫn đến phá sản (còn gọi là chi phí phá sản)

Một phần của tài liệu Nới lỏng lý thuyết MM và các lý thuyết khác về cấu trúc vốn (Trang 37 - 40)

GTDNcó sử dụng nợ GTDNkhông sử dụng nợ

1.2.2.2.1 Chi phí kiệt quệ tài chính dẫn đến phá sản (còn gọi là chi phí phá sản)

chi phí kiệt quệ tài chính dẫn đến phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính chưa dẫn đến phá sản

1.2.2.2.1 Chi phí kiệt quệ tài chính dẫn đến phá sản (còn gọi là chi phí phá sản) phá sản)

Dễ nhìn thấy nhất là chi phí cho các thủ tục pháp lý phức tạp và chi phí hành chính (chi phí trực tiếp), ngoài ra còn một vài chi phí khác khó nhận ra hơn như: việc khó khăn trong điều hành doanh nghiệp, các nhân viên giỏi rời bỏ doanh nghiệp... (chi phí gián tiếp).

+ Chi phí trực tiếp:

Phá sản xảy ra khi các cổ đông thi hành quyền không thực hiện nghĩa vụ của họ. Đây là một cơ chế pháp lý cho phép các trái chủ nắm giữ tài sản khi sự sụt giảm trong giá trị tài sản đưa đến việc không thực hiện nghĩa vụ của các cổ đông.

Đối với công ty hưởng trách nhiệm hữu hạn khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thì các cổ đông có quyền không thực hiện nghĩa vụ, lúc này họ có thể rời bỏ doanh nghiệp, các chủ nợ chỉ được hưởng tối đa phần tài sản còn lại của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm vô hạn, khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thì các cổ đông không được bỏ đi như vậy, họ phải chi ra một số tiền để bù vào khoản

chênh lệch giữa giá trị tài sản và các trái quyền của các trái chủ. Nợ phải được trả dù có bất cứ chuyện gì xảy ra.

Trên thực tế, bất cứ điều gì liên quan đến tòa án và luật sư đều phải tốn phí. Bằng cách phát hành nợ có rủi ro, doanh nghiệp đã dành cho hệ thống các luật sư và tòa án một trái quyền trên doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ của mình. Giá trị thị trường của doanh nghiệp bị giảm một khoản bằng hiện giá của trái quyền này.

Có một điều cần lưu ý rằng chi phí phá sản cho các thủ tục pháp lý và hành chính này phải do cổ đông gánh chịu. Các trái chủ không tự để mình “thiệt thòi” khi chấp nhận lấy phần giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi chi phí phá sản (theo luật thì chi phí pháp lý cho thủ tục phá sản thuộc bậc ưu tiên thứ nhất, sau đó mới đến người lao động, trái chủ…). Họ đã đoán trước sẽ có các chi phí này và chính họ sẽ phải trả giá khi việc doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nợ xảy ra. Vì vậy, họ đòi hỏi được đền bù dưới hình thức chi trả cao hơn khi doanh nghiệp chưa mất khả năng thanh toán. Tức là, họ đòi hỏi một lãi suất hứa hẹn cao hơn. Điều này làm giảm các khoản tiền có thể chi trả cho các cổ đông và làm giảm giá trị thì trường hiện tại cổ phần của cổ đông.

Nhìn chung, theo nghiên cứu của Lawrence Weisse, chi phí phá sản bình quân vào khoảng 3% tổng giá trị sổ sách của tài sản và 20% giá trị thị trường của vốn cổ phần trong năm trước khi phá sản. Các tỷ lệ tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Edward Altman cho các công ty bán lẻ, nhưng cao hơn cho các công ty công nghiệp. Chi phí phá sản cũng chiếm một tỷ lệ lớn của giá trị tài sản ở các công ty nhỏ hơn là các công ty lớn. Có các lợi điểm về kinh tế theo quy mô trong việc phá sản.

+ Chi phí gián tiếp:

Ngoài chi phí có thể trực tiếp nhận ra ở trên, doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản còn gánh chịu những chi phí khác khó nhận ra hơn và hầu như không thể đo lường được như:

niềm tin giữa các trái chủ và cổ đông. Giả sử doanh nghiệp có một dự án tốt có thể giúp khôi phục lại công việc kinh doanh của mình, nhưng muốn thực hiện được thì buộc phải bán bớt tài sản hoặc huy động thêm vốn. Và dường như điều này vô vọng trong tình trạng khó khăn này vì quyết định bán bớt tài sản của doanh nghiệp chắc chắn gặp phải sự ngăn cản quyết liệt của các trái chủ. Họ không có niềm tin vào tương lai tốt đẹp của doanh nghiệp nên đã ra sức phản đối việc biến các tài sản doanh nghiệp thành tiền mặt để tái đầu tư. Họ chỉ muốn tối đa hóa giá trị tài sản của mình nên đã tìm cách buộc doanh nghiệp đóng cửa càng sớm càng tốt để lấy lại tiền trước khi sự việc trầm trọng hơn theo những gì họ nghĩ..

Có thể thấy việc các trái chủ bỏ qua hy vọng “nuôi dưỡng” doanh nghiệp cho qua giai đoạn khó khăn đã đẩy doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn lại càng không thể tiếp cận được nguồn vốn kịp thời và dĩ nhiên, doanh nghiệp đã không thể ngăn chặn được công việc kinh doanh của mình khỏi tồi tệ hơn.

- Kiệt quệ tài chính còn ảnh hưởng đến tài sản của doanh nghiệp. Khi lâm vào khó khăn, muốn thanh lý chẳng hạn, giá trị thu được sẽ nhỏ hơn. Các tài sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các tài sản vô hình như giá trị thương hiệu, công nghệ, vốn nhân lực, hình ảnh công ty.

- Khi doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn hầu hết nhân viên luôn cảm thấy căng thẳng, họ lo sợ mất việc nên cố gắng tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp mới. Những người giỏi sẽ rời bỏ doanh nghiệp, những người ở lại thường làm việc với tâm trạng không tập trung, kém hiệu quả. Như vậy, tổn thất này cũng được xem như là chi phí kiệt quệ tài chính.

- Hơn nữa, các khách hàng và các nhà cung cấp cũng sẽ không muốn gánh chịu rủi ro khi giao dịch với những doanh nghiệp này. Khách hàng không sẵn lòng ứng trước tiền hàng hoặc nhà cung cấp không muốn bán chịu.Doanh nghiệp còn có thể mất đi những đối tác quan trọng. Cả đầu ra và đầu vào đều bị sụt giảm làm tình hình doanh nghiệp khó có thể cứu vãn.

Có thể thấy chi phí gián tiếp không dễ đo lường như chi phí trực tiếp, nhưng khi nó phát sinh, nó dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Từ những phân tích trên, cho thấy

rằng khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, doanh nghiệp phải gánh chịu thêm nhiều chi phí, và chính những chi phí này lại làm cho doanh nghiệp trở nên “kiệt quệ” hơn. Đó là một vòng lẩn quẩn và cuối cùng đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản.

Một phần của tài liệu Nới lỏng lý thuyết MM và các lý thuyết khác về cấu trúc vốn (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w