1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc lớp 3 trường tiểu học sơn lâm - hương sơn - hà tĩnh

63 3,9K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 870,59 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh Lời Ngỏ Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - Nhạc sĩ Trần Hữu Ý đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành khóa luận. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh Tôi xin chân thành cảm ơn. Huế, tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Phan Thị Ánh Nguyệt SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh MỤC LỤC SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Âm nhạc là loại hình nghệ thuật quan trọng, gắn bó cuộc sống thường ngày của mỗi con người, phản ánh cuộc sống bằng các hình tượng âm thanh. Sức mạnh cảm hóa của Âm nhạc giúp con người vươn tới một nhân cách toàn vẹn. Âm nhạc ngoài khả năng mang lại niềm vui, nguồn nghị lực cho cuộc sống còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của học sinh qua những cung bậc hết sức tinh tế. Thông qua các bài hát được giảng dạy trong chương trình, học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp từ giai điệu, ngôn từ của nó. Từ năm học 2002 - 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định Âm nhạc là một môn học chính thức trong chương trình giáo dục Phổ thông. Những cuốn sách Âm nhạc vừa hoàn thành đã đưa vào sử dụng cho thấy nội dung môn học đã ổn định, nhưng vẫn cần những nghiên cứu về phương pháp giảng dạy nhằm đưa ra giải pháp tích cực nâng cao chất lượng giảng dạy Âm nhạc Tiểu học. Hiện nay, dạy học Âm nhạc trong nhà trường Tiểu học đã áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại kết hợp phương pháp dạy học truyền thống mang lại hiệu quả đáng kể trong tiếp thu các bài hát, giảm bớt sự đơn điệu của phương pháp dạy học truyền thống. Tuy nhiên, do các yếu tố chủ quan và khách quan, ở một số trường Tiểu học tình trạng dạy chay vẫn diễn ra khá nhiều, các đồ dùng dạy học hỗ trợ môn Âm nhạc còn rất nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú học tập. Mặt khác, nhiều giáo viên chưa nhận thức nhận thức đúng khả năng học tập môn Âm nhạc ở học sinh với tư tưởng lỗi thời: Âm nhạc là môn học đòi hỏi năng khiếu bẩm sinh. Đặc biệt giáo viên tại các trường Tiểu học hẻo lánh cũng chưa nắm vững về đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì vậy tư tưởng ngại khó khiến giáo viên chưa có sự đầu tư sâu trong chuẩn bị phương pháp dạy học, nghiên cứu tài liệu giảng dạy cũng như đồ dùng, thiết bị dạy học có liên quan. Do vậy dạy học Âm nhạc rất hạn chế về mặt phát triển khả năng cảm thụ Âm nhạc cho các em tại nhà trường. Như vậy, thực trạng dạy học môn Âm nhạc ở nhà trường Tiểu học đang là vấn đề đáng báo động và cần được gấp rút cải thiện. Vậy làm sao để giúp giáo SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 3 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh viên san bằng trở ngại tránh tư tưởng ngại khó, truyền thụ lòng say mê Âm nhạc với học sinh đồng thời biết ứng dụng phương pháp dạy học hiện đại vào dạy học giúp học sinh tiếp thu bài hát nhanh và thể hiện bài hát tốt? Để trả lời cho các câu hỏi nêu trên, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Âm nhạc trong nhà trường Tiểu học nói chung và Âm nhạc lớp 3 nói riêng, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh”. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Có thể nói, trong trường học Phổ thông Việt Nam, Âm nhạc là một môn học có tuổi đời còn non trẻ so với các môn khoa học và xã hội truyền thống như Toán học, Vật lý, Lịch sử, Địa lý Từ năm 1970 đến năm 1990 là giai đoạn nền móng cho sự ra đời chính thức của môn học khi trường Cao Đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương được thành lập với nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy Âm nhạc và Mĩ thuật cho các trường Cao đẳng Sư phạm và Trung cấp Sư phạm. Lúc này một số trường Tiểu học (cấp I) và Trung học cơ sở (cấp II) đã được học nhạc nhưng chưa có sách giáo khoa chính thức, chỉ có một bản phân phối chương trình rất đơn giản và sơ lược. Phương pháp dạy học môn Âm nhạc không được đặt thành vấn đề mà tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của mỗi giáo viên. Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc ở bậc Tiểu học từ lâu đã trở thành vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà sư phạm, các nhạc sĩ quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc đạt hiệu quả cao với các đề tài: - “Một số biện pháp giúp học sinh phát triển môn Âm nhạc ở trường Tiểu học EaHiao - xã EaHiao - Huyện EaH’leo” (Cao Phan Minh Hoàng) - “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 5” (Nguyễn Thị Tuyết Sương). - “Phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong trường Tiểu học” (Nguyễn Thị Hồng Huệ). SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 4 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh Tuy nhiên, các đề tài chủ yếu tập trung nêu thực trạng và giải pháp nói chung của các trường Tiểu học, chưa đi sâu khai thác việc dạy học Âm nhạc cụ thể ở các khối lớp, chưa nghiên cứu những điều kiện về cơ sở vật chất ảnh hưởng lớn đến công tác giảng dạy Âm nhạc trong nhà trường Tiểu học và đối với một trường Tiểu học cụ thể ở Hà Tĩnh như trường Tiểu học Sơn Lâm thì chưa có đối tượng nào nghiên cứu đến đề tài này. Trong lần nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đi sâu nghiên cứu thực trạng dạy học Âm nhạc ở trường Tiểu học Sơn Lâm từ đó nêu lên các biện pháp thiết thực nhằm ngày một nâng cao hoạt động dạy học Âm nhạc trong nhà trường Tiểu học, đặc biệt ở lớp 3. Vì vậy, đề tài này có giá trị thực tiễn và còn nguyên tính mới mẻ. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc trong nhà trường Tiểu học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thực tiễn giảng dạy Âm nhạc lớp 3 tại trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh. 5. Ý nghĩa khoa học Khi hoàn thành, đề tài sẽ giúp các giáo viên dạy học Âm nhạc khối lớp 3 ở Tiểu học có thêm nguồn tư liệu tham khảo để nghiên cứu và ứng dụng vào quá trình giảng dạy của mình đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy Âm nhạc nói chung. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các khái niệm đặc thù của bộ môn Âm nhạc. - Nghiên cứu đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng Âm nhạc của học sinh lớp 3. - Nghiên cứu nội dung chương trình dạy học các bài hát lớp 3. - Nghiên cứu cơ sở để giải quyết thực trạng dạy học Âm nhạc lớp 3 trong nhà trường Tiểu học. SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 5 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh 6.2. Nghiên cứu thực tiễn - Điều tra, khảo sát nhằm nghiên cứu thực trạng dạy học Âm nhạc khối lớp 3. - Thực nghiệm sư phạm 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Thu thập thông tin, xử lý tài liệu. - Phân tích, tổng hợp kiến thức, kĩ năng về dạy học Âm nhạc khối lớp 3. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Khảo sát thực tế - Nghiên cứu kết hợp vận dụng lý luận. 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm - Ý kiến đề xuất SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 6 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm Âm nhạc Âm nhạc là loại hình nghệ thuật đặc sắc phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Cùng với các phương tiện diễn tả âm thanh: giai điệu, cường độ, âm sắc , Âm nhạc biểu đạt tâm lý, tình cảm của con người qua nhiều cung bậc khác nhau. Âm nhạc bắt nguồn từ đời sống lao động, sản xuất của con người, lột tả phần nào cuộc sống thường nhật, hỗ trợ và tác động trở lại đến cuộc sống con người. Như ThS. Nguyễn Tố Mai trong “Giáo trình lịch sử Âm nhạc” đã viết: “Âm nhạc được bắt nguồn từ cuộc sống và lao động sản xuất của con người. Con người đã biến Âm nhạc thành một bộ môn nghệ thuật và nó không thể thiếu trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người, phản ánh chân thực mọi khía cạnh của cuộc sống, là phương tiện biểu cảm vô giới hạn”. Âm nhạc là một trong các nghệ thuật lâu đời nhất và có lẽ con người bắt đầu biết ca hát khi ngôn ngữ mới phát triển. Âm nhạc hiện diện ngay từ buổi đầu sơ khai của lịch sử loài người. Trong cuốn “Âm nhạc phổ thông” (Phạm Trọng Cầu và Thy Mai) đã nêu: “Âm nhạc đã có mặt từ rất sớm trong đời sống con người. Trong buổi bình minh của lịch sử, người nguyên thủy đã biết quần tụ quanh đống lửa để hát ca, nhảy múa. Gắn liền với cuộc sống lao động là những âm thanh như tiếng hò dô đẩy thuyền, tiếng tù và thôi thúc trong những buổi săn thú rừng đã trở thành một loại hình Âm nhạc đầu tiên mang tính phổ biến của mọi dân tộc. Từ buổi sơ khai, Âm nhạc là một nghệ thuật được dùng trong những buổi tế lễ thần linh, trời đất” Trong cuộc sống, nhắc đến Âm nhạc, người ta thường liên tưởng đến âm thanh, giai điệu và từ đó khái quát riêng thành một định nghĩa về Âm nhạc cho riêng mình. Chính vì thế, trong thực tế ta gặp rất nhiều định nghĩa khác nhau về Âm nhạc. Vậy Âm nhạc là gì? Theo từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê): “Âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện để diễn đạt tư tưởng và tình cảm.” SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 7 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh Trong cuốn “Giáo trình giảng dạy Âm nhạc”, Hoàng Lân và Văn Nhân cho rằng: “Âm nhạc là loại hình nghệ thuật biểu hiện, sử dụng âm thanh để diễn tả tư tưởng, tình cảm, đời sống và cảnh vật. Những âm thanh này được tổ chức một cách chặt chẽ thành hệ thống có tính logic tác động đến tình cảm con người, đem lại cho con người một cảm giác, một quan niệm triết học.” Khi đi sâu nghiên cứu về khái niệm Âm nhạc, có rất nhiều quan điểm khác nhau của nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu Âm nhạc. Song theo góc độ nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chọn hiểu khái niệm Âm nhạc theo quan điểm của nhạc sĩ Trần Hữu Ý - Hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam, giảng viên chuyên ngành Lý luận Âm nhạc trong “Lý thuyết Âm nhạc”: “Âm nhạc là một loại hình ngôn ngữ sử dụng âm thanh làm phương tiện để diễn đạt những tư tưởng, tình cảm, ý thức, thái độ của con người, đồng thời sử dụng âm thanh làm công cụ để mô tả khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ ” làm kim chỉ nam xuyên suốt cho quá trình nghiên cứu đề tài. 1.2. Vai trò của môn Âm nhạc trong nhà trường Tiểu học Âm nhạc giữ vai trò quan trọng trong mọi nền văn hóa. Nhiều người dùng Âm nhạc trong các buổi lễ hội, việc làm hay trong các sinh hoạt cá nhân và tập thể. Trong xã hội hiện đại, Âm nhạc ngày càng giữ vị trí quan trọng , đó là phương tiện giúp con người xích lại gần nhau hơn đồng thời góp phần nâng cao cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ và lý tưởng sống cao đẹp trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động tập thể, giao lưu văn hóa. Âm nhạc được giảng dạy trong nhà trường Tiểu học là thang thuốc bổ tinh thần hữu hiệu cho học sinh, là nguồn động lực thúc đẩy học sinh phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn và không ngừng vươn tới đích giá trị chân - thiện - mỹ. Việc dạy và học Âm nhạc ở trường Tiểu học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường là đào tạo con người toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ. 1.2.1. Giáo dục thẩm mĩ Ở con người, nhu cầu về thẩm mĩ là nhu cầu tinh tế và cao quý. Âm nhạc là phương tiện tích cực trong việc giáo dục học sinh hướng tới chân, thiện, mĩ. Dạy học và giáo dục các bộ môn Nghệ thuật trong đó có Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất đưa học sinh bước vào một thế giới đầy tràn cảm xúc thẩm mĩ, SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 8 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh bước đầu giúp các em phân biệt được cái đẹp, cái xấu, cái đúng, cái sai, từ đó sẽ giáo dục tính chân, thiện, mĩ cho học sinh. Âm nhạc đến với người nghe bằng vẻ đẹp vốn có của nó, đó là sự hoàn chỉnh về đường nét, tiết tấu, sự hài hòa về màu sắc, âm thanh đồng thời khơi gợi những mối liên tưởng đẹp đẽ. Cái hay, cái đẹp của âm nhạc tác động đến những tâm hồn trẻ thơ, khơi gợi lên những cảm xúc cao quý đẹp đẽ nhất nơi các em. Giáo dục thẩm mĩ là vai trò quan trọng trong dạy học Âm nhạc bậc Tiểu học. Bài hát lúc đầu đơn thuần chỉ là một phương tiện giáo dục. Đối tượng các em lĩnh hội bài hát không thuần túy là bản nhạc với hình thức cơ bản của nó mà cái hay cái đẹp ẩn mình trong bài hát. Để có được năng lực cảm thụ Âm nhạc, đòi hỏi học sinh cần có kĩ năng nghe, cảm thụ, đánh giá, đồng điệu cùng tác phẩm. Dạy học Âm nhạc và giáo dục thẩm mĩ là nhiệm vụ, yêu cầu cơ bản, xuyên suốt nội dung chương trình dạy học Âm nhạc bậc Tiểu học, nó là con đường đánh thức những trái tim biết rung lên với giai điệu ngọt ngào trong Âm nhạc để con người xích lại gần nhau trong những mối tương quan tốt đẹp. Như nhà sư phạm giáo dục Nga Xu-khôm-lin-xki từng nói: “Giáo dục Âm nhạc không phải là tái tạo một nhạc sĩ mà trước hết là giáo dục con người”. 1.2.2. Giáo dục đạo đức Giáo dục văn hóa Âm nhạc tức giáo dục thẩm mĩ thông qua giáo dục tình cảm thẩm mĩ để hình thành ý thức thẩm mĩ cho học sinh. Sự tác động và ảnh hưởng của nghệ thuật Âm nhạc vô cùng to lớn thể hiện sức mạnh đến tình cảm, thái độ, ý thức của con người. Âm nhạc cải tạo tâm hồn người nghe làm cho con người trong sạch về tâm hồn, khơi gợi những cảm xúc, lòng khát khao biết yêu thương, tôn trọng cuộc sống. Đó là tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, yêu con người. Đặc biệt qua vài nét chấm phá, những lời khuyên răn, dạy bảo, đối nhân xử thế cũng được lồng ghép khéo léo. Điều này giúp các em định hướng thái độ thẩm mĩ của bản thân, khơi dậy lòng tự hào về văn hóa dân tộc và thêm yêu thích, say mê tìm hiểu về Âm nhạc. Như vây, hoạt động Âm nhạc tạo ra điều kiện cần thiết để hoàn chỉnh những phẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh, đặt cơ sở cho sự hình thành văn hóa chung của người công dân. SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 9 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh 1.2.3. Phát triển trí tuệ Khi tiến hành công tác giáo dục văn hóa Âm nhạc, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tư duy, trí tuệ, theo dõi và nhận biết về Âm nhạc. Khi được giáo dục bộ môn Âm nhạc, học sinh được xây dựng một tư duy khá trừu tượng, đó là nhận biết các cấu trúc Âm nhạc. Cảm thụ Âm nhạc gắn liền với phát triển trí tuệ, đòi hỏi học sinh phải chú ý nhạy bén, nắm bắt đường nét Âm nhạc. Học sinh lắng nghe, quan sát, xác định ý nghĩa biểu cảm của âm thanh, tính chất hình tượng Âm nhạc. Học hát là nội dung quan trọng trong chương trình Âm nhạc ở Tiểu học. Khi học nội dung này, học sinh không những phải hát thuộc, hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện được sắc thái cảm xúc của tác giả gửi gắm. Trong quá trình tiếp cận lời ca, học sinh được vẽ ra trong trí óc những mảng màu sắc tươi sáng về quê hương, đất nước, trí tưởng tượng, tư duy của học sinh ngày càng được phát triển. Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, Âm nhạc mang ý nghĩa nhận thức. Các sự vật hiện tượng, sự biến đổi của thiên nhiên môi trường và cả những mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên đều được phản ánh qua các tác phẩm Âm nhạc, làm phong phú thêm vốn hiểu biết của học sinh bằng những khái niệm về xã hội, thiên nhiên, những trạng thái tình cảm trong quan hệ của con người. 1.2.4. Phát triển thể chất Tác dụng của Âm nhạc có một phạm vi ảnh hưởng khá rộng lớn, nó chi phối đến mọi sự sống trên Trái Đất, vì thế Âm nhạc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển cơ thể con người. Trước hết Âm nhạc được xem là bộ môn hữu hiệu phát triển thính giác. Trong quá trình học sinh được nghe bài hát, tập đọc nhạc, học sinh được rèn luyện khả năng chú ý đến âm thanh nhằm lĩnh hội được bản nhạc từ lời ca đến nhạc điệu, tiết tấu, nhịp độ Các cơ quan phát thanh dần làm cho giọng hát của các em ngày càng ổn định, mở rộng về âm vực, âm lượng, tạo điều kiện sự phối hợp chặt chẽ giữa nghe và hát. Trong quá trình ca hát, các hình thức vận động minh họa bài hát giúp học sinh nâng cao trí tưởng tượng, dễ thuộc lời ca đồng thời việc di chuyển, nhảy múa tạo điều kiện phát triển thể chất hài hòa, rèn luyện tính dẻo dai, khéo léo trong các cử động của cơ thể. SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 10 Niên khóa: 2010 - 2014 [...]... Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ÂM NHẠC LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN LÂM - HƯƠNG SƠN - HÀ TĨNH 2.1 Thực trạng dạy và học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học Sơn Lâm 2.1.1 Quá trình hình thành trường Tiểu học Sơn Lâm 2.1.1.1 Quá trình hình thành và bộ máy tổ chức Trường Tiểu học Sơn Lâm thành lập năm 1955 tại xã Sơn Lâm (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) ,... lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm Hương Sơn - Hà Tĩnh 2.1 .3. 1 Thuận lợi và khó khăn a.Thuận lợi Qua thăm dò, khảo sát thực trạng dạy học Âm nhạc học sinh lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh, chúng tôi nêu ra những thuận lợi, khó khăn như sau: SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 25 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương. .. khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh Sau đây là bảng số liệu thống kê đầu năm kết quả môn Âm nhạc của học sinh khối 3, trường Tiểu học Sơn Lâm 20 1 3- 3014: Khối Tổng số học sinh Hoàn thành tốt (A+) Hoàn thành (A) Số lượng Khối 3 33 % Số lượng 7 21% 19 % 58 % Chưa hoàn thành (B) Số lượng % 7 21% 2.1 .3. 2 Nguyên.. .Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh 1 .3 Mục tiêu, nhiệm vụ của môn Âm nhạc 1 .3. 1 Mục tiêu của môn Âm nhạc Ca hát là hoạt động Âm nhạc chủ yếu trong chương trình giáo dục Âm nhạc cho học sinh Tiểu học Dạy học Âm nhạc trước hết nhằm hình thành trình độ văn hóa tối thiểu cho học sinh Dạy môn Âm nhạc không nhằm... giải trí là chủ yếu 2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh Việc giảng dạy Âm nhạc trong nhà trường Phổ thông không giống với phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường Âm nhạc: đối tượng học Âm nhạc ở trường Phổ thông là tất cả các học sinh có năng khiếu hay không có năng khiếu Âm nhạc, ca hát Mục tiêu dạy Âm nhạc cho học sinh không nhằm đào... người làm nghề Âm nhạc, đặc biệt thời lượng cho môn học cũng không nhiều (35 tiết /35 tuần) Chính những đặc điểm đó, phương pháp dạy học Âm nhạc trong nhà trường phải có biện pháp, cách thức của nó Phương pháp dạy học Âm nhạc được SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 27 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh biểu hiện... học 20 13 - 2014 có 45/45 em đạt chỉ tiêu 100 % Đa số, số lượng học sinh được huy động tại 2 điểm trường Mầm non của xã Sơn Lâm SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 18 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh 2.1.1.6 Về cơ sở vật chất Trường tọa lạc trên xã Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh với diện tích 4.555 m2 Trường đảm... dạy học Âm nhạc ở Tiểu học được chia làm hai giai đoạn cơ bản: SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 11 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh 1 .3. 1.1.Giai đoạn 1: (Lớp 1, 2, 3) Giai đoạn này, phân môn Âm nhạc được dạy cho học sinh chủ yếu thông qua học hát Qua học hát, học sinh được cung cấp một số tri thức về Âm nhạc. .. hai lớp 2A và 2B với số lượng đầy đủ là 35 tiết/ 35 tuần Đối với lớp 3 có hai nội dung là học hát và phát triển khả năng Âm nhạc SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 19 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh a Học hát Th ứ tự 1 2 3 4 Bài hát Tác giả Tính chất Âm nhạc Quốc ca Việt Nam Bài ca đi học Đếm sao Gà gáy Văn Cao. .. chơi Âm nhạc 2.1.2.2 Phương pháp SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 20 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh a Học hát Đối với việc dạy học hát lớp 3, phương pháp dạy học truyền thống áp dụng phổ dụng theo trình tự thông thường: - Giới thiệu bài hát (tên bài, tên tác giả, nội dung và xuất xứ) - Hát mẫu (do giáo viên . lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ÂM NHẠC LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN LÂM - HƯƠNG SƠN - HÀ TĨNH 2.1. Thực trạng dạy. dạy học Âm nhạc lớp 3 trong nhà trường Tiểu học. SVTH: Phan Thị Ánh Nguyệt 5 Niên khóa: 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm -. 2010 - 2014 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh Tuy nhiên, các đề tài chủ yếu tập trung nêu thực trạng và giải pháp

Ngày đăng: 10/11/2014, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chương trình Tiểu học, NXBGD, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Tiểu học
Nhà XB: NXBGD
2. Hoàng Lân - Văn Nhân, Lý thuyết âm nhạc - Giáo trình giảng dạy Âm nhạc, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết âm nhạc - Giáo trình giảng dạy Âm nhạc
3. Hoàng Long, Âm nhạc và phương pháp dạy học Âm nhạc ở Tiểu học (tài liệu đào tạo giáo viên), NXB Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm nhạc và phương pháp dạy học Âm nhạc ở Tiểu học
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Hoàng Long, Nghệ thuật 3, NXB Giáo dục, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật 3
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Hoàng Long (chủ biên), Tập bài hát 3, NXB Giáo dục, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài hát 3
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
7. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lí học đại cương, NXBGDHN, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học đại cương
Nhà XB: NXBGDHN
8. Trần Hữu Ý, Lý thuyết Âm nhạc - Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học bậc Đại học, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết Âm nhạc - Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học bậcĐại học

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Câu 4: Hình thức trình bày bài hát nào trong môn Âm nhạc khiến em thích nhất? - thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc lớp 3 trường tiểu học sơn lâm - hương sơn - hà tĩnh
u 4: Hình thức trình bày bài hát nào trong môn Âm nhạc khiến em thích nhất? (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w