Bám sát nội dung chương trình

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc lớp 3 trường tiểu học sơn lâm - hương sơn - hà tĩnh (Trang 29 - 30)

2.2.1.1. Học hát

Học hát chiếm thời lượng nhiều nhất. Mỗi bài hát được dạy trong một tiết, sau đó được ôn tập trong các tiết tiếp theo. Vì thế, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu học hát trong kế hoạch bài học vừa đảm bảo theo chuẩn nhận biết, thông hiểu vừa phát huy năng lực học sinh. Cần xác định các mục tiêu cần đạt trong dạy hát như sau:

a. Mục tiêu nhận biết: dạy hát nhằm phát triển năng lực nhận thức của học sinh, học mỗi bài hát giúp các em biết thêm về một vấn đề, về tác giả hoặc đặc điểm riêng của bài hát. Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúp các em có thêm hiểu biết về cuộc sống. Các hình tượng Âm nhạc nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của học sinh. Bên cạnh đó, dạy hát còn phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn từ của học sinh trở nên phong phú và sinh động hơn. Tùy vào từng bài hát cụ thể, dựa vào yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo viên chọn lọc và truyền đạt theo từng điều kiện và đối tượng cụ thể.

b. Mục tiêu thông hiểu: đây là mục tiêu trọng tâm của học hát. Dạy hát nhằm phát triển năng lực Âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. Dạy hát còn giúp học sinh trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, biết hát kết hợp các hoạt động như: gõ đệm, vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trò chơi... Không nên đòi hỏi quá cao đối với học sinh, cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và chú ý phát triển các học sinh có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em được bộc lộ khả năng của mình. c. Mục tiêu về thái độ: dạy hát nhằm giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu Âm nhạc (yêu quê hương đất nước, con người...), có khả

năng tham gia ca hát trong và ngoài nhà trường.

Những mục tiêu trên chỉ đạt được khi học sinh trải qua quá trình học tập lâu dài và đúng hướng. Vì vậy khi dạy một bài hát cụ thể, giáo viên phải lựa chọn cách diễn đạt mục tiêu ngắn gọn và rõ ràng trong kế hoạch bài dạy, từ đó áp dụng có hiệu quả khi lên lớp. Đối với cả cấp học, điều này được thực hiện rất thuận lợi vì nội dung được truyền tải đến học sinh được liên tục và có hệ thống. Càng thuận lợi hơn đối với những giáo viên đảm nhiệm tất cả các khối lớp trong bậc học vì giáo viên có sự tiếp cận và nắm bắt được đa số các đối tượng học sinh trong quá trình dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, từ đó giáo viên dễ dàng đặt ra nội dung và yêu cầu phù hợp cho học sinh khối lớp 3.

2.2.1.2. Phát triển khả năng Âm nhạc

Đối với nội dung phát triển khả năng Âm nhạc, giáo viên cần nắm rõ phân phối chương trình, cần có sự chuẩn bị tốt về mục tiêu về nhận biết, thông hiểu, thái độ của mỗi bài học. Xác định được điều này giúp giáo viên hoach định tốt các phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm đặt tới mục tiêu dạy học Âm nhạc.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc lớp 3 trường tiểu học sơn lâm - hương sơn - hà tĩnh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w