Đánh giá thực trạng dạy học Âm nhạc lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm Hương Sơn Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc lớp 3 trường tiểu học sơn lâm - hương sơn - hà tĩnh (Trang 25 - 27)

Hương Sơn - Hà Tĩnh

2.1.3.1. Thuận lợi và khó khăn

a.Thuận lợi

Qua thăm dò, khảo sát thực trạng dạy học Âm nhạc học sinh lớp 3 trường Tiểu học Sơn Lâm - Hương Sơn - Hà Tĩnh, chúng tôi nêu ra những thuận lợi, khó khăn như sau:

Năm học 2013-2014, trường có một giáo viên Âm nhạc. Mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong chiến lược phát triển Giáo dục của Đảng và Nhà nước đã góp phần thúc đẩy có hiệu quả việc giảng dạy các môn học đặc thù như Âm nhạc. Biểu hiện đầu tiên của nó là sự đầu tư về trang thiết bị dạy học, nhạc cụ, hình ảnh, đàn phím điện tử... phục vụ cho dạy, học bài hát đạt đến mục tiêu chung của ngành.

Ngoài ra, nhà trường chú trọng đến công tác quản lí và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên phụ trách các môn học năng khiếu. Giáo viên luôn tham khảo chương trình Âm nhạc trước khi lên lớp, điều chỉnh chương trình phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp. Điều này đã tạo nên tín hiệu tích cực góp phần thực hiện tốt chiến lược đề ra. Mặt khác, để tạo điều kiện thuận lời cho việc học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn, trường và tổ bộ môn đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cuối tháng.

Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng vốn ham thích môn Âm nhạc và rất hiếu động. Các em đều là người Kinh, nhìn chung mặt bằng về trình độ học tập rất tốt, các em tiếp thu bài nhanh, sáng tạo trong thể hiện các ca khúc dành cho thiếu nhi, đặc biệt các em rất thích được biểu diễn.

b. Khó khăn

Trường Tiểu học Sơn Lâm là một trường thuộc huyện miền núi, con em chủ yếu sống bằng nghề nông nên việc học tập chưa được đầu tư kĩ.

Tuy nhà trường đã đầu tư trang thiết bị cho dạy học Âm nhạc song số lượng và chất lượng của phương tiện kĩ thuật, công cụ dạy học bài hát chưa đáp ứng được đầy đủ, do đó quá trình dạy học Âm nhạc còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, giáo viên giảng dạy Âm nhạc chưa có phương pháp dạy học hiệu quả. Sự đầu tư đúng mức cho hoạt động dạy học Âm nhạc của giáo viên chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Bằng việc quan sát thực tế các giờ học Âm nhạc chúng tôi nhận thấy việc tham gia hoạt động bộ môn chủ yếu rơi vào một số em có năng khiếu. Bên cạnh đó các em còn lúng túng trong hát kết hợp gõ đệm, chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách trong một bài hát.

Sau đây là bảng số liệu thống kê đầu năm kết quả môn Âm nhạc của học sinh khối 3, trường Tiểu học Sơn Lâm 2013-3014:

Khối Tổng số học sinh Hoàn thành tốt (A+) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành (B) Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Khối

3 33 7 21% 19 58% 7 21%

2.1.3.2. Nguyên nhân

Căn cứ vào thuận lợi, khó khăn đã được nêu trên, trong thực tế, quá trình dạy học bài hát xuất hiện một số nguyên nhân cơ bản như sau:

Nguyên nhân nổi bật dễ nhìn nhất là sự hạn chế về số lượng và chất lượng trang thiết bị, nhạc cụ, các phương tiện trực quan... trong dạy học bài hát. Đồng thời, phải kể đến sự thiếu đồng đều về chuyên môn và chưa đạt chuẩn của các giáo viên do được đào tạo từ nhiều nguồn với các trình độ đào tạo khác nhau.

Nguyên nhân trọng yếu xuất phát từ đội ngũ giáo viên phụ trách giảng dạy môn Âm nhạc: giáo viên chưa có sự đầu tư sâu trong giảng dạy, chưa nắm kĩ các yếu tố diễn tả Âm nhạc cũng như nội dung tư tưởng của bài hát. Bên cạnh đó, giáo viên thiếu còn thiếu năng lực sư phạm và kinh nghiệm dạy học chưa nhiều.

Điều đáng ngại hơn chính ở sự thiếu quan tâm đến môn học của các bậc phụ huynh và học sinh bởi tâm lí xem nhẹ đây chỉ là một môn học phụ, vui chơi giải trí là chủ yếu.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc lớp 3 trường tiểu học sơn lâm - hương sơn - hà tĩnh (Trang 25 - 27)