Dạy học Âm nhạc ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đòi hỏi có nhiều yếu tố hỗ trợ cho các hoạt động kết hợp với hát như gõ đệm, vận động phụ họa, múa đơn giản ...Qua đó học sinh được lĩnh hội được kiến thức thuộc về văn hóa Âm nhạc nhẹ nhàng, hấp dẫn. Để đạt được yêu cầu trên đòi hỏi giáo viên cần chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp, thực hiện các hoạt động trong giờ học một cách nhịp nhàng. Một trong những khâu quan trọng là sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trong các tiết học.
2.2.3.1. Đồ dùng dạy học của giáo viên
- Đồ dùng dạy học trực quan: là các đồ dùng dạy học có sự huy động của các giác quan tham gia vào quá trình dạy học bao gồm:
họa nội dung bài hát và các câu chuyện trong dạy hoạt động kể chuyện Âm nhạc. + Thanh phách, song loan, mõ, trống con (thường dùng để gõ đệm theo phách, nhịp và theo tiết tấu lời ca giúp học nắm chắc nhịp, phách, tiết tấu của bài hát làm cho giờ học thêm vui tươi và sinh động)
+ Kèn phím Me - lô - di - on (đây là loại nhạc cụ dùng hơi thổi, cách đệm theo bài hát chủ yếu là đệm theo giai điệu)
+ Đàn phím điện tử (đàn óoc - gan): đệm theo giai điệu của bài hát giúp cho học sinh dễ nhớ, dễ thuộc giai điệu bài hát.
- Đồ dùng dạy học mang tính tích hợp: Trong dạy học Âm nhạc, quan điểm tích hợp được thể hiện trên hai phương diện: tích hợp theo chiều dọc và tích hợp theo chiều ngang:
+ Tích hợp theo chiều dọc: giáo viên sử dụng các phương thức trong Âm nhạc như sử dụng tiết tấu có tính tương đồng trong bài hát “Em yêu trường em” (Hoàng Vân) với bài hát “ Lí cây xanh” (Dân ca Nam Bộ).
+ Tích hợp theo chiều ngang: giáo viên sử dụng tranh minh họa là sự tích hợp của bộ môn Mĩ thuật hay sử dụng ảnh là sự tích hợp của loại hình nhiếp ảnh. Ngoài ra, các bức tượng, mô hình... được giáo viên giới thiệu (như cây đàn Lia trong chuyện kể “ Chàng Oóc - phê và cây đàn Lia”) là sự tích hợp của bộ môn điêu khắc.
2.2.3.2. Đồ dùng dạy học của học sinh
- Đồ dùng dạy học của học sinh cần đảm bảo tính tích cực hóa hoạt động của người học.
+ Một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công trong việc thể hiện bài hát chính là đạo cụ biểu diễn. Đạo cụ và trang phục biểu diễn làm tăng thêm trực quan, hình tượng cho tác phẩm. Qua đó, giúp học sinh nắm bắt linh hồn của tác phẩm bằng sự trải nghiệm, hòa mình vào bài hát với các đạo cụ được sử dụng và bộ trang phục được khoác lên người. Tuy nhiên, không phải bài hát nào cũng sử dụng đạo cụ. Giáo viên cần kích thích năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh bằng cách khuyến khích các em đề xuất ý tưởng về đạo cụ sẽ sử dụng trong bài hát và để học sinh tự tay mình làm ra các đạo cụ đơn giản phục vụ cho việc học tập
môn Âm nhạc. Trong một tiết học Âm nhạc ở trường Tiểu học, các đạo cụ được sử dụng rất đơn giản, chỉ là những dụng cụ hỗ trợ cho biễu diễn: mũ đội đầu mô phỏng hình dáng con gà cho bài hát “ Gà gáy” (Dân ca Cống - Lời mới: Huy Trân) , con chim cho bài hát “ Con chim non” (Dân ca Pháp)... hay ngôi sao lấp lánh cho ca khúc “Đếm sao” của nhạc sĩ Văn Chung... Vật liệu để tạo ra các đạo cụ cũng rất quen thuộc, đó là những tấm bìa hoặc những mảnh vải hay giấy màu... Giáo viên có thể dùng các đạo cụ kết hợp thực hiện với các động tác minh họa đã xây dựng để làm bật lên hình tượng và nội dung tư tưởng của tác phẩm Âm nhạc.
- Đồ dùng dạy học của học sinh cần đảm bảo tính tương tác hoạt động dạy - học, hoạt động học - học.
+ Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong một tiết dạy như thế nào để đạt hiệu quả thiết thực là một điều đáng được các giáo viên chuyên trách quan tâm. Trong một lớp học, cần biết tổ chức phối hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học giữa thầy và trò, giữa các thành viên trong nhóm, tổ. Ngoài ra cần thực hiện sự linh hoạt giữa các cách gõ đệm theo nhịp, theo tiết tấu và giai điệu một cách hài hòa. Cụ thể, đối với lớp 3A trường Tiểu học Sơn Lâm, số lượng học sinh là 17 em chia làm hai dãy, có thể phối hợp gõ đệm song loan đối với dãy thứ nhất và sử dụng thanh phách đối với dãy thứ hai và ngược lại.