2.2.2.1. Dạy hát
Ca hát là một hoạt động giáo dục nhẹ nhàng, hấp dẫn. Những nội dung phong phú với nhiều cung bậc tình cảm của bài hát bổ sung vốn sống cho các em. Những lời ca hay, từ ngữ đẹp, những giai điệu đẹp đẽ cùng tiết tấu phong phú, sắc thái đa dạng của bài hát làm rung động cảm xúc thẩm mỹ trong các em.
Mục tiêu dạy hát nhằm giáo dục thẩm mỹ, cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản về nghệ thuật Âm nhạc thông qua bài hát. Học hát là một quá trình học tập rèn luyện lâu dài, để học sinh biết cách hát tự nhiên, hát đúng giai điệu, lời ca, biết cách lấy hơi, hát rõ lời và bước đầu hát diễn cảm. Các em có khả năng trình bày bài hát theo các hình thức hát đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, đồng ca... và kết hợp các hoạt động gõ đệm, vận động theo nhạc. Thông qua bài hát, giáo dục học sinh tình cảm tốt đẹp, nâng cao năng lực cảm thụ Âm nhạc, bồi dưỡng tâm hồn, giúp các em thêm tự tin, có khả năng tham gia hoạt động ca hát trong và ngoài trường học.
Thời lượng dạy một bài hát ở Tiểu học là 35 phút. Cách dạy học truyền thống từ những năm trước chủ yếu theo cách truyền khẩu - móc xích. Học sinh
luôn ở thế bị động, giáo viên ít khi sử dụng nhạc cụ mà chỉ hát mẫu vài ba lần, bắt nhịp để học sinh hát hòa theo, tiếp tục như vậy nối các câu hát thành bài hát. Với cách dạy này ít phát huy tính tích cực của học sinh, không mang lại hiệu quả cao trong giờ học nên cần có những điều chỉnh phù hợp.
Tham khảo một số tài liệu trong nước cũng như nước ngoài, có rất nhiều phương pháp hay trong đó trình tự dạy hát trong trường học ở Pháp được tác giả Machel Ghi-Lem trình bày trong cuốn “Những yếu tố sư phạm đại cương” gồm các bước:
- Chuẩn bị giọng (xác định giọng bài hát phù hợp với học sinh, luyện âm) - Giảng lời bài hát (viết lời lên bảng)
- Giáo viên hát chậm, rõ ràng cả bài hát
- Dạy từng câu một (cho học sinh hát cả lớp đến hát từng bàn, sau đó hát cá nhân, chữa ngay những chỗ sai, cho hát lại tới khi thật đúng).
- Tập hát cả bài
- Nhấn mạnh những điều quan trọng (nhắc lại trong mỗi buổi)
Qua quá trình học tập, hỏi ý kiến của các thầy cô, tham khảo tài liệu, chúng tôi xin đưa ra các bước trong quy trình dạy hát ở tiết 1 như sau:
Bước 1: Giới thiệu bài hát Bước 2: Nghe hát mẫu Bước 3: Đọc lời ca
Bước 4: Tập hát từng câu Bước 5: Hát cả bài
Bước 6: Luyện tập các kĩ năng kết hợp Yêu cầu thực hiện:
Bước 1: Giới thiệu bài hát
Giới thiệu bài hát cần thực hiện để học sinh biết tên bài hát, tác giả, nội dung bài học:
+ Giáo viên cần dùng tranh ảnh hoặc video để minh họa sinh động (chân dung các nhạc sĩ hoặc nội dung bài hát)
+ Giáo viên đặt câu hỏi mang tính chất gợi mở cho học sinh nhận xét, trả lời qua quan sát tranh ảnh, video.
+ Giáo viên giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung của bài hát
Ngoài ra, nếu bài hát thuộc thể loại dân ca, nên có giới thiệu về vùng miền. Trong chương trình Âm nhạc lớp 3 có bài hát thuộc thể loại dân ca: Gà gáy (dân ca Cống); Con chim non (dân ca Pháp); Ngày mùa vui (dân ca Thái), giáo viên cần linh hoạt giới thiệu vùng miền của bài hát một cách hấp dẫn, cuốn hút học sinh. Cụ thể khi giới thiệu về dân tộc Thái khi học bài hát “Ngày mùa vui” , giáo viên có thể giới thiệu như sau: Nếu như đến với dân tộc Cống, chúng ta được hòa mình trong không khí tưng bừng của lễ hội Tết ngô, được lắng nghe tiếng “gà gáy” vang vọng khắp núi rừng thì bài học hôm nay sẽ đưa cô trò chúng ta đến với vùng đất của những cô gái xinh đẹp - dân tộc Thái. Đây là dân tộc có trên 1 triệu người và sống chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình... Với lễ hội văn hóa hạn khuống, ném còn kết hợp với văn hóa ẩm thực đặc sắc như hương vị quyến rũ của xôi nếp đã mang đến cho người Thái một dấu ấn rất riêng, rất đặc biệt cho du khách gần xa (kết hợp hình ảnh minh họa).
Bước 2: Nghe hát mẫu
Giáo viên có thể tự trình bày bài hát với sự chuẩn bị chu đáo hoặc cho học sinh nghe qua băng đĩa hay giáo viên có thể xây dựng video bài hát gây hứng thú cho học sinh.
Khi trình bày bài hát, giáo viên cần trình bày chuẩn xác, có thể kết hợp động tác minh họa kèm theo sẽ làm cho học sinh thấy thích thú hơn. Nếu cho học sinh nghe qua băng, đĩa phải chuẩn bị cẩn thận đĩa nhạc, máy nghe tránh để học sinh chờ đợi gây ức chế tâm lí.
Việc hát mẫu cho học sinh có những ưu điểm mà người giáo viên cần khai thác như: giúp học sinh cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn bởi cách hát của giáo viên gần gũi các em hơn so với đĩa nhạc. Học sinh cảm thấy hào hứng khi nghe thầy cô hát đồng thời thể hiện được năng lực Âm nhạc và cảm xúc của giáo viên.
Khi nghe hát mẫu, giáo viên cần nêu rõ nhiệm vụ để học sinh nắm vững: nghe để cảm nhận giai điệu, lời ca của bài hát như thế nào. Ngoài ra, đối với những bài hát dài có hai lời như “Bài ca đi học” (Phan Trần Bảng); “Em yêu trường em” (Hoàng Vân) ; “Chị Ong Nâu và em bé” (Tân Huyền), giáo viên cần giới thiệu sơ lược giúp học sinh biết cách hát giống nhau giữa lời thứ nhất và lời
thứ hai, nhằm tăng cường khả năng tiếp thu bài hát dễ hơn.
Bước 3: Đọc lời ca:
Đọc lời ca giúp các em bước đầu cảm thụ nội dung bài hát muốn chuyển tải. Khi đọc lời ca theo tiết tấu, các em ghi nhớ được tiết tấu bài hát, điều này tạo thuận lợi cho các em khi bước vào quá trình học hát.
+ Giáo viên hướng dẫn cả lớp đọc lời ca
+ Giáo viên giải thích những tiếng khó (nếu có)
+ Giáo viên chia câu hát, lưu ý cho học sinh những chỗ cần quan tâm để chỉnh sửa
Bước 4: Tập hát từng câu
điệu từng câu hát.
+ Giáo viên nên đàn giai điệu 2-3 lần để học sinh nghe và nhẩm theo bài hát. + Giáo viên nêu khẩu lệnh để học sinh hát hòa theo đàn (khẩu lệnh 2 - 3). + Hướng dẫn học sinh lấy hơi sau mỗi câu hát và sửa sai (nếu có). Đối với những câu có luyến láy và nghỉ hơi dài hoặc những câu có giai điệu khác với các câu còn lại, như sự khác biệt của câu 4 với các câu 1 - 2 - 3 trong bài hát “Đếm sao” (Văn Chung), giáo viên cần hướng dẫn nhiều lần hơn:
+ Chỉ định học sinh hát mẫu
Giáo viên cho học sinh tự nhận xét, đánh giá, sau đó giáo viên kết luận và có thể minh họa lại.
+ Hướng dẫn học sinh hát nối câu hát đến hết bài: hát nối câu hay còn gọi là cách hát móc xích, hát nối câu 1với câu 2 và tương tự như vậy đến hết bài.
Bước 5: Hát cả bài
Hát cả bài để phối hợp các câu, các đoạn trong bài hát. Có thể tiến hành như sau:
+ Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát cả bài + Sửa sai cho học sinh (nếu có)
+ Cho học sinh hát đúng tốc độ
+ Hướng dẫn học sinh thể hiện đúng sắc thái, tình cảm của bài hát. Bước 6: Luyện tập các kĩ năng kết hợp
được đề cập đến những hình thức vận động minh họa kết hợp với bài hát như sau: - Vận động bằng gõ đệm theo bài hát: ba hình thức gõ đệm được học sinh học và thực hàn bao gồm: gõ theo phách, gõ theo nhịp, gõ theo tiết tấu lời ca. Học sinh có thể dùng tay để gõ đệm. Tuy nhiên hiệu quả âm thanh sẽ tăng lên nếu sử dụng các nhạc cụ gõ với âm sắc cần hướng dẫn giúp học sinh nắm và phân biệt được các hình thức gõ đệm như đã nêu trên. Tùy vào từng bài hát, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn các kiểu gõ đệm khác nhau, không nhất thiết phải sử dụng đầy đủ các hình thức trong một bài hát.
- Vận động minh họa bằng tay, chân, thân hình: có thể hiểu một cách đơn giản là múa. Đó là sự vận động khéo léo, nhịp nhàng, hài hòa của tay, chân, thân hình, phù hợp với giai điệu, tiết tấu, nội dung lời ca của bài hát. Hát kết hợp vận động thân thể hoặc các động tác múa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Nhảy múa giúp cơ thể cũng như tinh thần của học sinh phát triển cân đối, hài hòa, tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ, khéo léo trong các hoạt động khác. Nắm được điều này, giáo viên cần nhận thức đầy đủ, nghiên cứu kĩ các yếu tố của một bài hát để có thể xây dựng các động tác sao cho phù hợp và đạt giá trị thẩm mĩ, trực quan cao nhất cho bài hát.
- Vận động minh họa sử dụng nhạc cụ: đạo cụ là dụng cụ biểu diễn hoặc để trang trí sân khấu. Trang phục, dụng cụ biểu diễn phù hợp với nội dung ca từ, tính chất của bài hát sẽ hỗ trợ góp phần làm nên thành công khi trình bày một bài hát. Cụ thể hơn trong bài hát “Cùng múa hát dưới trăng” (Hoàng Lân), ta có thể sử dụng chiếc mũ làm bằng giấy vẽ hình các con vật: thỏ, hươu, nai, sóc... làm đạo cụ giúp hình tượng nghệ thuật trong bài hát được khắc họa rõ nét hơn đồng thời kích thích hứng thú cho học sinh cũng như việc biểu diễn ca khúc thêm hấp dẫn.
Đối với tiết 2, quy trình dạy học bài hát gồm 3 bước: Bước 1: Ôn tập bài hát, sửa sai cho học sinh (nếu có)
Bước 2: Ôn luyện nâng cao dưới các hình thức tổ chức biểu diễn Bước 3: Củng cố, liên hệ, giáo dục.
Yêu cầu thực hiện:
Bước 1: Ôn tập bài hát, sửa sai cho học sinh
các hình thức: lớp, nhóm, cá nhân. Đối với những học sinh hát sai, giáo viên cần tìm ra nguyên nhân giúp học sinh hát đúng: có thể bạn khác. Giáo viên nên khuyến khích, khen ngợi hoặc cho điểm đối với cá nhân, nhóm hát hay, thể hiện sắc thái tốt.
Bước 2: Ôn luyện nâng cao dưới các hình thức tổ chức biểu diễn.
Đây là nội dung trọng tâm của tiết hai trong nội dung dạy bài hát. Ở bước này, giáo viên cho học sinh ôn tập, thể hiện bài hát dưới hình thức cá nhân và tập thể. Giáo viên nên có sự đầu tư trong việc sử dụng đạo cụ hoặc trang phục biểu diễn gây hứng thú cho học sinh.
Hình thức biểu diễn tập thể được chia làm hai loại: hình thức biểu diễn ít người và hình thức biểu diễn nhiều người.
+ Hình thức biểu diễn ít người: 2 người (song ca), 3 người (tam ca), 4 người (tứ ca).
+ Hình thức biểu diễn nhiều người: tốp ca (5 - 10 người), hợp ca (11- 20 người), đồng ca, hợp xướng (21 người trở lên)
Ngoài các hình thức biểu diễn trên, giáo viên có thể lựa chọn nhiều cách thức biểu diễn khác nhau như: hát đối đáp, hát nối tiếp, hát lĩnh xướng và hòa giọng...
Bước 3: Củng cố, liên hệ, giáo dục
Hoạt động củng cố giúp học sinh nắm kĩ kiến thức đồng thời góp phần giúp giáo viên biết được khả năng nhận thức của học sinh, từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp. Hoạt động này có thể được tiến hành thông qua thể hiện bài hát đồng thời trả lời những câu hỏi nhanh liên quan đến tác giả, nội dung, tính chất, nhịp điệu bài hát. Đặc biệt, với các câu hỏi trắc nghiệm, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin được ưu tiên hàng đầu bởi tính chất hấp dẫn của nó.
Sau khi học xong bài hát, giáo viên cần có những câu hỏi gợi mở hướng về nội dung giáo dục thẩm mĩ cho học sinh thông qua nội dung bài hát. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, cụ thể: Nội dung bài hát nói lên điều gì? Sau khi học xong bài hát, em có suy nghĩ gì?...Ngoài cách đặt câu hỏi thông thường, giáo viên có thể kết hợp phương pháp kể chuyện, chẳng hạn khi dạy bài hát “Cùng múa hát dưới trăng” (Hoàng Lân), giáo viên củng cố bài bằng cách cho học sinh
nghe câu chuyện và dẫn dắt học sinh đến mục tiêu giáo dục của bài.
2.2.2.2. Phát triển khả năng Âm nhạc
Nội dung phát triển khả năng Âm nhạc gồm hai phần: phần tiếp nhận và phần trình bày:
- Phần tiếp nhận: học sinh được lĩnh hội kiến thức, kĩ năng thông qua sự hướng dẫn của giáo viên với các nội dung:
+ Nghe nhạc có cảm thụ
+ Kể chuyện Âm nhạc: Cá heo với Âm nhạc; Chàng Oóc - phê và cây đàn Lia.
+ Giới thiệu: Một vài nhạc cụ dân tộc (đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh); Tên nốt nhạc qua trò chơi; Khuông nhạc và khóa Son.
+ Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông.
- Phần trình bày: phần lớn thời gian của bài dạy, học sinh được thực hành luyện tập với các nội dung được trình bày trong chương trình Âm nhạc lớp 3:
+ Tập viết các nốt nhạc trên khuông + Trò chơi Âm nhạc.
+ Hát (trình này tác phẩm Âm nhạc).
Để phát triển khả năng Âm nhạc, giáo viên cần cho học sinh nghe nhạc nhiều hơn. Các bài hát giáo viên có thể lấy ngoài chương trình hoặc có thể lấy các bài hát ngoại khóa nằm ngay trong sách giáo khoa giúp học sinh dễ dàng tiếp cận lời bài hát. Âm nhạc lớp 3 có 7 bài hát ngoại khóa linh hoạt ở các thể loại nhạc mới, nhạc dân ca, cung cấp cho học sinh vốn kiến thức về Âm nhạc tốt hơn. Để giúp giáo viên bộ môn Âm nhạc trường Tiểu học Sơn Lâm nói riêng và giáo viên bộ môn Âm nhạc nói chung đảm bảo tiết dạy giới thiệu nhạc cụ đạt hiệu quả, chúng tôi xin cung cấp quy trình dạy học giới thiệu nhạc cụ khối 3 như sau:
Quy trình dạy giới thiệu nhạc cụ gồm 3 bước:
Bước 1: Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ Bước 2: Nghe âm sắc
Bước 3: Củng cố Cụ thể:
Bước 1: Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ
dáng đặc điểm của từng nhạc cụ
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên nhạc cụ dân tộc: ví dụ (đàn bầu, đàn tranh...)
+ Giới thiệu về tư thế biểu diễn của nhạc cụ Bước 2: Nghe âm sắc
+ Giáo viên giới thiệu âm sắc của từng nhạc cụ để giúp học sinh nhận ra sự khác nhau trong từng âm sắc của từng nhạc cụ.
+ Giáo viên dùng nhạc cụ thật hoặc minh họa âm sắc trên băng đĩa riêng đã được Bộ giáo dục phát hành để diễn tả âm sắc của nhạc cụ được giới thiệu cũng có thể dùng đàn phím điện tử mô phỏng âm sắc của từng nhạc cụ.
Bước 3: Củng cố
Củng cố giúp học sinh nắm vững về hình dáng, âm sắc của từng nhạc cụ, bước này nên kết hợp với trò chơi.
+ Yêu cầu học sinh giới thiệu từng nhạc cụ theo tranh, ảnh hoặc nhạc cụ thật + Tổ chức trò chơi, ví dụ:
- Học sinh nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ
- Giáo viên tả hình dáng và âm sắc để học sinh đoán tên nhạc cụ
- Giáo viên cho học sinh nghe bản nhạc có sự tham gia của các nhạc cụ được giới thiệu để học sinh tự nhận ra nhạc cụ đang được diễn tấu.