1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp trong chăn nuôi bò thịt trang trại tại xã hương bình huyện hương trà tỉnh thừa thiên huế

50 825 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 444 KB

Nội dung

Ngoài ra nó còn là một ngành chiếm vai trò quantrọng trong nền kinh tế các nước phát triển, đang phát triển cho phép khai thácnhững lợi thế về điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia mỗi vùn

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam 3

2.1.1 Số lượng đàn 3

2.1.2 Sự phân bố 4

2.1 3 Chất lượng đàn bò và năng suất thịt 5

2.1.3.1 Chất lượng đàn bò 5

2.1.3.2 Năng suất thịt 7

2.1.4 Hướng lai tạo bò thịt hiện nay 8

2.1.4.1 Dùng tinh đực giống Limousin phối cho bò cái lai Zebu 8

2.1.4.2 Dùng tinh đực giống Droughtmaster phối cho bò cái lai Zebu 8

2.1.4.3 Dùng tinh đực giống B.B.B phối cho bò cái lai Zebu 9

2.2 Nhu cầu thị trường tiêu thụ thịt bò hiện nay 9

2.3 Một số giống bò ngoại quan trọng trong công tác lai tạo giống bò thịt ở nước ta 10

2.3.1 Bò Sind(Red Sindhi) 10

2.3.2 Bò Brahman 11

2.3.3 Bò BBB 11

2.4 Một số giống cỏ trồng phổ biến hiện nay 12

2.4.1 Cỏ Mulato II 12

2.4.2 Cỏ Ghine (cỏ Sả) 12

2.4.3 Cỏ voi 13

2.5 Một số kỹ thuật chế biến, dự trữ thức ăn 14

2.5.1 Một số phụ phẩm nông nghiệp phổ biến 14

2.5.2 Một số phương pháp dữ trữ chế biến 16

Trang 2

2.5.2.1 Ủ rơm với Ure 16

2.5.2.2 Ủ chua thức ăn 17

2.6 Tình hình trang trại chăn nuôi bò hiện nay ở Việt nam 18

2.6.1 Khái niệm về trang trại 18

2.6.2 Khái niệm về kinh tế trang trại chăn nuôi 19

2.6.3 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại 19

2.6.4 Chính sách nhà nước về trang trại 19

2.6.4.1 Chính sách đất đai 19

2.6.4.2 Chính sách thuế 20

2.6.4.3 Chính sách đầu tư, tín dụng: 21

2.6.4.4 Chính sách lao động: 21

2.6.4.5 Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường: 22

2.6.4.6 Chính sách thị trường 22

2.6.4.7 Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại 23

2.6.4.8 Nghĩa vụ của chủ trang trại 23

2.6.5 Số lượng và phân bố trang trại chăn nuôi bò hiện nay 23

2.7 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội liên quan của xã Hương Bình 24

2.7.1 Điều kiện tự nhiên 24

2.7.1.1 Đặc điểm tình hình 24

2.7.1.2 Thời tiết-Thủy văn 24

2.7.1.3 Tình hình sử dụng đất xã Hương Bình năm 2015 25

2.7.2 Điều kiện kinh tế xã hội 25

2.7.2.1 Về kinh tế 25

2.7.2.1.1 Trồng trọt 26

2.7.2.1.2 Chăn nuôi 26

2.7.2.1.3 Lâm nghiệp 26

2.7.2.2 Công tác địa chính, quản lý tài nguyên và môi trường 27

Trang 3

2.7.2.3 Giáo dục 27

2.7.2.4 Y tế 27

2.7.2.5 Dân số-KHHGĐ 28

2.7.2.6 Văn hóa văn nghệ- thể dục thể thao 28

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29

3.2 Đối tượng nghiên cứu 29

3.3 Nội dung nghiên cứu 29

3.4 Phương pháp nghiên cứu 29

3.4.1 Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng 29

3.4.1.1 Cỏ Monbasa 29

3.4.1.2 Cỏ mulato 30

3.4.1.3 Cỏ voi 30

3.4.2 Theo dõi năng suất 30

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

4.1 Tình hình chăn nuôi trâu bò ở xã Hương Bình 31

4.2 Tổng quan về trang trại chăn nuôi của ông Võ Đình Cường 32

4.2.1 Vị trí 32

4.2.3 Tình hình tổ chức sản xuất chăn nuôi bò của trang trại thời gian qua 34

4.2.3.1 Diễn biến số lượng và cơ cấu đàn 34

4.2.3.2 Diễn biến cơ cấu và diện tích cỏ trồng 35

4.2.3.3 Giải quyết thức ăn cho bò 35

4.2.3.4 Chuồng trại 36

4.2.3.5 Quản lý chăm sóc và bệnh tật 37

4.2.3.6 Quản lí kinh tế, lao động và vật tư trang trại 37

4.2.4 Tình hình chăn nuôi gà thời gian qua 38

4.3 Những vấn đề khó khăn gặp phải 39

Trang 4

4.3.1 Giải quyết thức ăn-Luôn là nỗi lo trăn trở 39

4.3.1.1 Thức ăn tinh 39

4.3.1.2 Thức ăn thô xanh 39

4.3.2 Khó khăn về chất lượng giống 41

4.3.3 Dịch bệnh luôn là vấn đề đáng lo ngại 41

4.3.4 Nguồn vốn để tiếp tục đầu tư phát triển hạn chế 41

4.3.5 Chủ trang trại còn thiếu nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn 41

4.4 Hướng giải quyết các vấn đề khó khăn 42

4.4.1 Giải quyết các vấn đề thức ăn quanh năm cho đàn bò 42

4.4.2 Nâng cao chất lượng giống và chú trọng công tác thú y 43

4.4.3 Giải pháp về kinh tế 43

4.4.4 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lí cho chủ trại 43

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45

5.1 Kết luận 45

Trang 5

PHẦN 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự gia tăng dân số thế giới và sự phát triển của kinh tế xã hội, thunhập và mức sống của nhân dân ngày càng tăng thì nhu cầu về thực phẩm sạchngày càng tăng Nhu cầu thị trường càng cao là động lực thúc đẩy cho ngànhchăn nuôi càng phát triển đi lên trong đó chăn nuôi bò góp phần không nhỏ cungcấp một lượng thực phẩm dinh dưỡng vô cùng lớn cho thị trường Với những lợithế riêng biệt như tận dụng được các nguồn thức ăn, phụ phế phẩm mà conngười và các loài gia súc khác không sử dụng được để chuyển đổi thành các sảnphẩm có giá trị dinh dưỡng cao Bên cạnh ngành chăn nuôi bò sữa đã sớm tồntại và phát triển từ lâu thì hiện nay chăn nuôi bò thịt đang được đẩy mạnh ởnhiều nơi, nhiều quốc gia Ngoài ra nó còn là một ngành chiếm vai trò quantrọng trong nền kinh tế các nước phát triển, đang phát triển cho phép khai thácnhững lợi thế về điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia mỗi vùng miền khác nhau.Hiện nay tồn tại chủ yếu ba phương thức đó là chăn nuôi thâm canh, chăn nuôibán thâm canh và chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ Nhưng để đẩy nhanh số lượng vàchất lượng đáp ứng đủ nhu cầu thị trường thì đòi hỏi chăn nuôi phải tập trung sốlượng lớn theo hình thức chăn nuôi công nghiệp

Ở nước ta ngành chăn nuôi bò thịt đã và đang phát triển nhưng chủ yếu quy

mô nhỏ lẻ và phân tán hiệu quả chưa cao vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùngtrong nước mà phải nhập khẩu lượng lớn từ nước ngoài

Trong vòng 10 năm qua, tốc độ tăng đàn bò thịt nước ta đạt trên 3% mỗinăm Tuy vậy bình quân số gia súc bao gồm cả trâu và bò trên đầu người vẫncòn rất thấp, khoảng 0,1 con/người Số lượng gia súc ít và khối lượng gia súcnhỏ nên sản lượng thịt trâu bò sản xuất mỗi năm tính trên đầu người cũng rấtthấp, chỉ đạt 2,6kg thịt hơi Trong khi đó Úc 106,4kg, Argentina 76,9kg Canada46,7kg, Mông Cổ 32,8kg Những năm gần đây nước ta nhập mỗi năm hàng chụcngàn tấn thịt bò từ Úc, Argentina, Mỹ và thịt trâu từ ấn Độ Giá thịt bò nhậpkhẩu bán tại các siêu thị từ 150 ngàn đến 350 ngàn đ/kg (Đinh Văn Cải, 2007).Tổng đàn bò trong cả nước hiện chỉ còn hơn 5 triệu con, giảm hơn 1,5 triệu con

so với 5 năm trước Hiếm có thời điểm nào tổng đàn bò tụt dốc mạnh như vậy,bình quân mỗi năm giảm hơn 300 ngàn con Trái lại, bò "ngoại” liên tục tăngtheo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước Thời gian gần đây thịt bò nhậpkhẩu vào Việt Nam liên tục tăng Ông Nguyễn Đăng Vang chủ tịch hiệp hộichăn nuôi Việt Nam cho rằng, thịt bò nhập khẩu tăng mạnh là bởi nguồn thịttrong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng Bảy tháng đầu năm

Trang 6

2014, Việt Nam đã nhập 150,5 nghìn con bò, trị giá 130,6 triệu USD Trong đó,

bò nhập khẩu từ Úc chiếm đến 83,7%, có mặt ở hầu hết các siêu thị Theo Hiệphội Chăn nuôi dự báo đến hết năm 2014, số lượng thịt bò nhập khẩu vào ViệtNam chiếm 25%, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoáiTrong đó, bò Úc chiếm tới83,7%(Theo Doanhnghiepvn.vn) Đó là những cơ hội cũng như thách thức vớingành chăn nuôi nước ta và chăn nuôi bò nói riêng Với tình hình đó để tiếp tụctồn tại và phát triển thì cần phải nhanh chóng thay đổi diện mạo mới đó là chănnuôi tập trung, quy hoạc vùng dần chuyển đổi quy mô chăn nuôi nông hộ sanggia trại, trang trại Như vậy mới giảm được chi phí đầu tư và mang lại hiệu quảcao Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ về đất đai vay vốn cho cácchủ trang trại để phát triển sản xuất mở rộng quy mô

Thức ăn thô xanh là khẩu phần cơ bản để nuôi gia súc nhai lại Thiếu hụtthức ăn thô xanh cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ là hiện trạng phổ biến ở nước ta và

là nguyên nhân cơ bản làm cho chăn nuôi chưa phát triển xứng đáng với tiềmnăng của ngành (Cục Chăn nuôi, 2007) Thực tiễn cho chúng ta thấy rằng trâu

bò vẫn sinh trưởng và phát triển tốt khi nuôi khẩu phần thức ăn là 100% cỏ xanh

có chất lượng cao, vì vậy trồng cỏ là chiến lược để phát triển gia súc nhailại( Cục chăn nuôi 2008) Mặc dù diện tích trồng cỏ thâm canh đã tăng rất mạnhvới tốc độ tăng bình quân 48% /năm Từ chỗ chỉ có 4,68 nghìn ha vào năm

2001 đến nay cả nước đã có khoảng 200 nghìn ha đồng cỏ thâm canh Tuy nhiênsản lượng này chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu thức ăn thô xanh của các loạigia súc ăn cỏ(Cục chăn nuôi 2011)

Xã Hương Bình huyện Hương Trà tỉnh Thừa thiên Huế là một xã vùng đồinúi Dân cư vẫn còn thưa thớt, người dân chủ yếu sống dựa vào rừng như trồngcây cao su, cây keo, trồng sắn…chăn nuôi nhìn chung còn chưa phát triển Nghềnuôi bò ở đây đã có từ lâu đời nhưng hầu hết là nhỏ lẻ, giống bò chủ yếu vẫn là

bò vàng Việt Nam, thời gian gần đây đã hình thành được 2 trang trại chăn nuôi

bò thịt đó là trại Tâm –Thịnh và trại anh Cường Tuy số lượng vẫn chưa phải lớnnhưng bước đầu đã thay đổi bộ mặt chăn nuôi nơi đây Sử dụng giống bò lai vànuôi theo phương thức thâm canh, bán thâm canh mở rộng diện tích trồng cỏ

Từ các tính cấp thiết đó chúng tôi tiến hành đề tài :”Thực trạng và giải pháptrong chăn nuôi bò thịt trang trại tại xã Hương Bình huyện Hương Trà tỉnh ThừaThiên Huế”

1.2 Mục tiêu của đề tài

-Đánh giá thực trạng chăn nuôi bò thịt của trại, từ đó đưa ra giải pháp khắcphục khó khăn

-Đánh giá tốc độ sinh trưởng và năng suất một số giống cỏ trồng tại trại

Trang 7

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình chăn nuôi bò ở Việt Nam

Ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam trong những năm vừa qua đã có nhiềubước tiến phát triển, thay đổi rõ nét cả về số lượng và chất lượng Với truyềnthống trước đây chăn nuôi bò thịt ở nước ta thực chất là chăn nuôi bò địaphương kết hợp lấy thịt với khai thác sức kéo và phân bón phục vụ sản xuấtnông nghiệp Ngày nay, trong khi đàn bò cày kéo có xu hướng giảm thì chănnuôi bò theo hướng lấy thịt đang ngày càng phát triển mạnh hơn để đáp ứng nhucầu về thịt ngày càng tăng của nhân dân

Bảng 2.1 Số lượng và tốc độ tăng đàn bò giai đoạn 2005-2014

Năm Số lượng (triệu con) Tốc độ tăng đàn (%)

Qua bảng số liệu ta thấy số lượng đàn bò biến động tăng giảm liên tục quacác năm Số lượng đàn tăng từ năm 2005 (5,54 triệu con) đến năm 2007 (6,72triệu con), sau đó giảm mạnh từ năm 2008 đến năm 2013 còn 5,16 triệu con.Nhưng số lượng gần đây lại cho thấyđàn bò có xu hướng tăng trở lại Sự suygiảm về số lượng thời gian qua do chăn nuôi gặp phải nhiều nguyên nhân bấtlợi như quỹ đất thu hẹp, thị trường khó khăn, đầu tư của nông dân ngày càng

Trang 8

hạn chế,dịch bệnh xảy ra thường xuyên Cũng có thể có một nguyên nhân nữa

là do cơ giới hóa khâu làm đất ngày càng mở rộng trong phạm vi cả nước, dẫnđến một số lượng bò cày kéo không còn vị trí trong sản xuất làm cho tổng đàncũng giảm theo (và nếu vậy số đầu con giảm phần lớn là bò chuyên cày kéo).Song, đâu là lý do thực sự thì hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác Trong

đó diện tích đât chăn thả bị thu hẹp để nhường đất cho việc canh tác và triểnkhai các chương trình ,dự án lâm nghiệp là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng lớnđến tốc độ tăng trưởng của đàn Năm 2014 đàn bò đã có xu hướng tăng trở lạivới tốc độ 1,5% so với năm 2013, riêng chăn nuôi bò sữa tiếp tục tăng nhanh,tổng đàn bò sữa năm 2014 của cả nước là 227,6 nghìn con, tăng 22,1% so vớinăm 2013(tổng cục thống kê 2014) Riêng chăn nuôi bò sữa hơn 10 năm qua đã

có nhiều bước phát triển về số lượng cũng như chất lượng bò sữa Việt Nam đều

có sự tăng trưởng đột phá Cụ thể, tăng số lượng và chất lượng bò sữa từ 41.240con năm 2000 lên 128.580 con năm 2010 và 200.000 con vào tháng 4.2014 Sảnlượng sữa cả nước tăng từ 64.700 tấn năm 2001 lên 306.660 tấn năm 2010 và456.390 tấn năm 2013 Năng suất sữa ở bò lai từ 3,25 tấn/chu kỳ năm 2001 lên 4tấn/chu kỳ năm 2010 và 4,28 tấn/chu kỳ năm 2013

2.1.2 Sự phân bố

Bảng 2.2 Sự phân bố đàn bò theo vùng sinh thái năm 2014

(nghìn con)

Tỷ lệ (%)

4 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 2119,7

Trang 9

trọng chiến lược phát triển chăn nuôi bò và chủ yếu vẫn là trồng rừng và các loạicây công nghiệp Vùng có số lượng đàn bò tập trung ít nhất là Đông Nam Bộ chỉ361,3 nghìn con cũng là vùng có diện tích nhỏ nhất chiếm 7,1 diện tích cả nướcvới nhiều thế mạnh phát triển kinh tế công nghiệp.

Các tỉnh có số đàn lên tới 200 nghìn con như Sơn La, Thanh hóa, Nghệ An,Quãng Ngãi, Bình Định Trong đó dẫn đầu là tỉnh Nghệ An lên tới 391190 conđây là một tỉnh có truyền thống chăn nuôi bò từ lâu đời với diện tích chăn thảlớn và nông nghiệp phát triển

2.1 3 Chất lượng đàn bò và năng suất thịt

2.1.3.1 Chất lượng đàn bò

Vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước, được sự hỗ trợ kinh phí củaNgân hàng Thế giới (WB), nước ta tiến hành “Chương trình cải tạo đàn bò VàngViệt Nam” với việc sử dụng tinh các giống bò Zebu (bò U), (các giống RedSindhi, Sahiwal và Brahman) để phối cho bò cái Vàng Việt Nam đã qua tuyểnchọn, tạo ra bò lai Zebu Chương trình được tiếp tục cho đến nay với nguồn kinhphí của Nhà nước, góp phần làm tăng tỷ lệ bò lai Zebu trên phạm vi toàn quốc.Hiện nay, đàn bò lai Zebu chiếm khoảng 45– 50% tổng đàn và được phân bố ởhầu khắp các tỉnh, thành, đặc biệt là ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, NinhBình, Hải Dương, Hưng Yên, Tp Hồ Chí Minh, An Giang, Long An,… Nhưngđàn bò Vàng địa phương vẫn còn đang chiếm số lượng lớn 50-55% tổng đàn.Bởi chúng có nhiều đặc tính quý như: khỏe mạnh, nhanh nhẹn thích nghi lâu đờivới điều kiện khí hậu nhiệt đới: chịu đựng được các điều kiện kham khổ và thiếuthốn thức ăn, sức chống chịu bệnh tật tốt, thành thục sinh dục sớm mắn đẻ vàchúng cũng là loài đã gắn bó lâu đời với nghề chăn nuôi bò truyền thống củangười dân Nhược điểm lớn nhất của bò ta là tầm vóc nhỏ, khối lượng thấp,thành thục tính dục chậm (khoảng 2.5-3 tuổi mới phối giống lứa đầu), năng suấtsữa và thịt đều rất thấp Khối lượng bình quân toàn đàn khoảng 160-200kg Cơthể thấp, mình ngắn và lép Kích thước của đực giống so với kích thước của cáisinh sản không có sự chênh lệch lớn Chu kỳ cho sữa khoảng 6-7 tháng Với sảnlượng từ 300-400kg/chu kỳ Lượng sữa chỉ đủ cho con bú Bò Vàng Việt Namcũng không phải là giống bò cho thịt chuyên dụng, tỷ lệ thịt xẻ thấp, khoảng 40-42% và có sản lượng sữa rất thấp

Bò lai Zebu đã khắc phục được những nhược điểm của bò Vàng, tập trungđược những đặc tính quý của cả hai giống bò Vàng và bò Zebu Bò lai Zebu cónhiều đặc điểm gần giống như bò Zebu: đầu hẹp, trán gồ, yếm và rốn rất pháttriển, u vai cao và nổi rõ, mình ngắn, ngực sâu, mông dốc, bầu vú khá phát triển,

âm hộ có nhiều nếp nhăn, đa số đuôi dài Bò lai có tốc độ tăng trọng nhanh, khối

Trang 10

lượng trưởng thành trung bình từ 230-270kg/con, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bòvàng( 49-50%) Bò Lai Sind được nuôi bình thường cho tăng trọng6,0-9,5kg/tháng còn nuôi dưỡng tốt thì cho tăng trọng 14,1-25,2kg( NguyễnXuân Bả và CS 2007).

Bảng 2.3 So sánh một số chỉ tiêu của bò lai Zebu với bò Vàng

Khối lượng bê sơ sinh (kg) 12 – 15 18 – 25

Khối lượng lúc 5 tuổi (kg) 150 – 230 280 – 380

Tuổi động dục lần đầu (tháng) 18 – 25 16 – 23

Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) 30 – 32 27 – 33

Sản lượng sữa (kg/chu kỳ) 300 – 400 1.000 - 1.200

(Theo Thông tin Khuyến nông Việt Nam, Số 6/2014)

Bảng 2.4 Diễn biến số lượng đàn bò lai qua các năm (2010-2014)

bò lai là luôn tăng, năm 2010 từ 2,2 triệu con lên 2014 2,72 triệu con.Ngày càngkhẳng định vai trò quan trọng trên chặng đường phát triển chăn nuôi bò thịtnước ta và thay thế dần đàn bò vàng địa phương

Ngoài bò lai thì kể từ 2002 một số bò ngoại thuần như bò Brahman,Droughmaster cũng được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Tuyên Quang, TP Hồ ChíMinh, Thừa Thiên Huế,…bước đầu cho kết quả khả quan, tuy nhiên tỷ lệ đậu thaicòn thấp, khoảng cách lứa đẻ còn khá dài Trong thời gian đến công tác cải tiếngiống bò vẫn tiếp tục được đẩy mạnh và bên cạnh chương trình cải tạo các giống

bò Zebu là chương trình phát triển bò thịt chất lượng cao( Cục chăn nuôi 2007,b)

2.1.3.2 Năng suất thịt

Bảng 2.5 Tỉ lệ thịt bò so với sản lượng(SL) thịt các loại

Trâu (nghìn tấn)

Bò (nghìn tấn)

Lợn (nghìn tấn)

Gà (nghìn tấn)

Tổng SL (nghìn tấn)

Thịt bò/ Tổng SL (%)

Trang 12

Bảng 2.6 Mức tiêu thụ thịt bò bình quân/người/năm từ năm 2005-2013

Bình quân thịt

bò/người/năm(Kg)

Bình quân thịt các loại/người/năm(kg)

Thịt bò/các loại thịt(%)

2.1.4 Hướng lai tạo bò thịt hiện nay

Các giống bò mới Hướng lai tạo bò chuyên thịt để cải tạo đàn bò Bò laiZebu có nhiều đặc tính quý, đã khắc phục được các nhược điểm của bò Vàng.Tuy nhiên, khả năng cho thịt vẫn còn thấp Để tạo ra đàn bò theo hướng chuyênthịt, cần chọn lọc những bò cái lai Zebu đạt tiêu chuẩn giống, khối lượng trên

250 kg, không bệnh tật và cho phối tinh nhân tạo với tinh của các đực giốngchuyên thịt cao sản (đực giống Limousin, Droughtmaster, B.B.B) để tạo ra conlai ba máu Những đực giống sinh ra nuôi vỗ béo và giết thịt Những bò cái đạttiêu chuẩn cho phối giống tiếp

2.1.4.1 Dùng tinh đực giống Limousin phối cho bò cái lai Zebu

Bò Limousin là giống chuyên dụng thịt của Pháp Bò có lông màu đỏkhông có đốm Niêm mạc mũi màu đỏ Sừng và móng chân mầu trắng Bò cómình dài, lưng phẳng, đầu ngắn, trán rộng Con đực trưởng thành cân nặng 800– 900 kg, con cái 550 – 600 kg Tỷ lệ thịt xẻ 70% Thịt có chất lượng cao Dùngtinh đực giống Limousin phối cho bò cái lai Zebu tạo ra bê lai F1 Bê có khốilượng sơ sinh 20 – 21 kg Khối lượng lúc 24 tháng tuổi 300 – 320 kg Tỷ lệ thịt

xẻ 52 – 54%

2.1.4.2 Dùng tinh đực giống Droughtmaster phối cho bò cái lai Zebu

Bò Droughtmaster là giống chuyên dụng thịt của Australia Bò có lông mầu

đỏ, lông bóng mượt, ngắn Da mềm và đàn hồi Lỗ mũi rộng Yếm thõng sâu.Mình dài, chân dài vừa phải, mông tròn nhiều thịt Con đực trưởng thành cân

Trang 13

nặng 900 – 1.100 kg, con cái 650 – 700 kg Bò cái mắn đẻ Khả năng kháng vecao và khả năng gặm cỏ và thích nghi tốt với vùng nhiệt đới Tỷ lệ thịt xẻ 58 –60% Bê lai F1 tạo ra có khối lượng sơ sinh trung bình 19 kg Khối lượng lúc 24tháng tuổi 360 kg Tỷ lệ thịt xẻ 52 – 54%

2.1.4.3 Dùng tinh đực giống B.B.B phối cho bò cái lai Zebu

Bò đực B.B.B (trái) và Bò lai F1 (phải) Bò B.B.B (bò trắng xanh Bỉ) làgiống siêu thịt của Vương quốc Bỉ Bò có ba màu lông chủ yếu là trắng, trắngloang xanh và trắng loang đen Thân hình đẹp, đồ sộ, cấu trúc xương vững chắc,hài hoà với xương sườn tròn, mông không dốc, đuôi dài với túm lông dầy ởcuối Bò đực trưởng thành có khối lượng 1.100 – 1.250 kg Bò cái 700 – 750 kg.Khối lượng bê sơ sinh: 44 kg Bò B.B.B có khả năng sản xuất thịt tốt Mức tăngtrọng bình quân đạt 1.300 g/ngày Tỷ lệ thịt xẻ đạt 66% Hệ số sử dụng thức ănđược công nhận là tốt nhất trong các giống bò thịt hiện nay (khoảng 5,5 – 7,0kg/kg tăng trọng) Phẩm chất thịt thơm, ngon Bê lai F1 sơ sinh có khối lượngtrung bình 25 – 28 kg Khả năng tăng trọng cao, khối lượng lúc 24 tháng tuổi đạt

500 – 520 kg Tỷ lệ thịt xẻ 58 – 60%.(tạp chí khuyến nông số 6/2014)

2.2 Nhu cầu thị trường tiêu thụ thịt bò hiện nay

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt bòcủa Việt Nam vào khoảng 408 nghìn tấn, tăng 2 nghìn tấn so với năm 2013 Sảnlượng thịt bò của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 393 nghìn tấn và để đáp ứng

đủ nhu cầu cần phải nhập khẩu ít nhất 15 nghìn tấn (Tổng cục thống kê4/2014) Tổng lượng trâu, bò thịt sống nhập khẩu trong 10 tháng năm 2014 đạt202.941 con, kim ngạch nhập khẩu tăng đột biến so với cùng kỳ, đạt 181,27 triệuUSD Các sản phẩm khác: Trong 10 tháng năm 2014, tổng sản lượng nhập khẩuthịt trâu bò không xương là 488 tấn (kim ngạch 5,4 triệu USD), thịt trâu bò cóxương là 22.730 tấn (kim ngạch 63,37 triệu USD) Trâu, bò lấy thịt còn sống: Tổnglượng trâu, bò thịt sống nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt 176.603 con(tăng 61,8% so với cùng kỳ năm 2013); về kim nhgạch nhập khẩu tăng đột biến sovới cùng kỳ, đạt 155,7 triệu USD (tăng 233,6%) Trong đó đàn bò thịt thươngphẩm chiếm 87,7% tổng đàn, trâu chiếm 12,3% tổng đàn Có 2 quốc gia xuất khẩutrâu, bò sang Việ Nam là Úc (Chiếm 82,2% về kim ngạch và 61,6% về số lượngnhập khẩu) và Thái Lan (chiếm 17,8% về kim ngạch và 38,4% về lượng nhập).Lượng trâu bò sống nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu qua 10 tỉnh, thành phố: QuảngBình (35,9% tổng đàn), TpHCM (28,8%), Nghệ An (12,3%), Hải Phòng (7,3%),Quảng Ninh (5,7%), Đồng Nai (4,8%), còn lại qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị,Long An và Bình Dương (http://channuoivietnam.com) Có nhiều lý do để bò Úctiêu thụ mạnh tại Việt Nam Đó là do nhu cầu dùng thịt bò trong dân còn lớn Yếu

Trang 14

tố quan trọng không kém là giá cả và chất lượng thịt Giá thịt bò tại Úc và nhiềunước rẻ hơn rất nhiều so với ở Việt Nam Nuôi công nghiệp có chi phí rẻ nên mặc

dù phải chịu thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển và các chi phí khác nhưng hiện tạigiá 1 kg thịt bò hơi của Úc nhập về Việt Nam vẫn thấp hơn bò trong nước Cụ thể,giá bò hơi nhập khẩu tính cả thuế chỉ có 2,75 - 3,2 USD/kg trong khi giá thịt bò hơitrong nước đến 65.000 - 80.000 đồng/kg.Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thịt bò sẽ tiếptục tăng mạnh đặc biệt khi tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 8% cà GDP/đầungười/năm của nước ta tăng lên 1000USD/người/năm Và khi lượng thịt bò trongnước không đủ cung cấp cho thị trường thì việc phải nhập khẩu thịt bò với số lượnggia tăng là điều không thể tránh khỏi Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Vang Chủ tịchHiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, đây không phải là vấn đề đáng lo ngại Bởithịt bò Úc xuất khẩu sang Việt Nam năm 2014 chỉ chiếm 1,5% tổng số thị trường

bò giết thịt Úc (năm 2013 chiếm khoảng 0,7%), còn thịt bò Úc chiếm khoảng 10%trong tổng số tiêu thụ ở thị trường thịt bò Việt Nam Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịchHiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam nói : “Sai lầm lớn nếu buông đại gia súc.Chăn nuôi những năm qua không phải là hoàn toàn thất bại khi hầu hết các sảnphẩm chăn nuôi chủ lực vẫn đang đứng vững Tuy nhiên, trong Đề án tái cơ cấu thìchăn nuôi đại gia súc gần như đã bị gạt ra rìa Nếu phát triển theo định hướng đó sẽ

là sai lầm lớn Thực tế, NK đại gia súc hiện nay cũng đã khá nhiều rồi, nhất là bò

Úc Khi TPP ký kết thì việc NK này càng gây áp lực lớn lên chăn nuôi trong nước.Nhưng nếu vì sợ sự cạnh tranh mà buông bỏ ngay từ đầu thì sự thiệt hại trongtương lai khó mà đong đếm nổi Vấn đề mấu chốt là, ngành chăn nuôi trong nướccần làm tốt khâu chọn giống để đảm bảo chất lượng và năng suất, như vậy mớimong cạnh tranh nổi với thịt NK”

Như những người đứng đầu ngành chăn nuôi nước ta đã nhận xét mặc dùphải cạnh tranh lớn với lượng lớn bò ngoại du nhập nhưng đó cũng là lợi thế chothấy nước ta có thị trường tiêu thụ bò thịt rộng lớn đó cũng là thách thức vừa là

cơ hội động lực thúc đẩy cho ngành chăn nuôi bò thịt nước ta

2.3 Một số giống bò ngoại quan trọng trong công tác lai tạo giống bò thịt ở nước ta

2.3.1 Bò Sind(Red Sindhi)

Bò Sind là một giống bò có nguồn gốc từ vùng Sindhi (Pakistan) Vùng này

có nhiệt độ rất cao về mùa hè, ban ngày có thể lên tới 40-500C Bò Sind là mộtgiống bò kiêm dụng sữa thịt lao tác, thường được nuôi theo phương thức chănthả tự do Bò có màu lông đỏ cánh dán hay nâu thẫm Bò này có thân hình ngắnchân cao, mình lép, tai to và rũ xuống, có yếm và nếp gấp da dưới rốn rất pháttriển Đây là một đặc điểm tốt giúp bò này thích nghi với điều kiện khí hậu nóng

Trang 15

nhờ tăng diện tích tỏa nhiệt Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừngngắn, cổ ngắn, vạm vỡ ngực sâu nhưng không nở Bò cái có đầu và cổ nhỏ hơn,phần sau phát triển hơn phần trước, vú phát triển núm vú to, dài, tĩnh mạch nổi

rõ Đặc biệt da ở âm hộ có rất nhiều nếp nhăn Khi trưởng thành bò đực có khốilượng 450-500kg, bò cái 350-380kg Sản lượng sữa trung bình khoảng 1400-2100kg/chu kỳ 270-290 ngày Tỷ lệ mỡ sữa 5-5,5% Vào năm 1923 bò Sind đãđược nhập vào Việt Nam (80 con) Trong thời gian 1985-1987 nhập tiếp 179con, trong đó có 30 con đực từ Pakistan Số bò này được nuôi ở nông trườngHữu nghị Việt Nam – Mông Cổ và trung tâm tinh dông lạnh Moncada (Ba Vì,

Hà Tây) để tham gia chương trình Sind hóa đàn bò Vàng Việt Nam nhằm tạo rađàn bò Lai Sind làm nền cho gây tạo bò sữa và bò thịt tiếp theo

(Giáo trình chăn nuôi trâu bò-Nguyễn Xuân Trạch)

2.3.2 Bò Brahman

Bò Brahman là giống bò thịt nhiệt đới được tạo ra ở Mỹ bằng cách lai 4giống bò Zebu với nhau Bò Brahman có màu lông trắng hoặc đỏ Khi trưởngthành bò đực nặng khoảng 680-900kg, bò cái nặng 450-630kg Lúc 1 năm tuổicon đực nặng khoảng 375kg, con cái nặng 260kg Tăng trọng của bê đực từ 6-12tháng tuổi khoảng 900-1000g/ngày Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 52-58% Việt Nam đãnhập bò Brahman từ Australia để nhân thuần và cho lai với bò cái Lai Sind đểtạo con lai hướng thịt

2.3.3 Bò BBB

Bò BBB tên gọi chính thức là Bleu Blanc Belge hoặc Belgian Blue

Breed.-Bò 3B là giống bò có nguồn gốc ở Bỉ, được lai tạo để phát triển đặc biệt vùngthịt đùi sau (cullard) – Bò 3B có 3 màu lông chủ yếu là trắng, trắng loang xanh(xám) Riêng bò lai với Brahman hoặc Droughtmaster thường có màu lông xámnhạt (xanh), loang trắng đen – Bò 3B có thân hình đẹp, chắc nịch, thân mìnhtrông giống như heo, cầu trúc xương vững chắc, hài hòa với xương sườn tròn, bộ

cơ phát triển nhất là cơ mông và đùi sau – Bò đực 3B trưởng thành có khốilượng 1.100 – 1.250 Kg – Bò cái trưởng thành có khối lượng 750 – 800 Kg.Nếunuôi dưỡng tốt bê đực 1 năm tuổi nặng trung bình 480kg, bê cái 370-380kg Bêđực nuôi dưỡng tốt giết thịt lúc 14 –16 tháng tuổi cho tỉ lệ thịt xẻ 66% Bò 3B cókhả năng sản xuất thịt tốt, mức tăng trọng trung bình đạt 1300g / ngày Tỷ lệ thịt

xẻ đạt 70% Phẩm chất thịt thơm ngon

Trang 16

2.4 Một số giống cỏ trồng phổ biến hiện nay

2.4.1 Cỏ Mulato II

Mulato xuất xứ: Thái LanTên khoa học: Brachiariaruziziensis x B.brizantha x B Decumbens Là cây lâu năm , thân bụi, rễ chùm Hoa có dạngchùm với 4-6 cành với 2 hàng bông con dài khoảng 5 mm rộng 2mm Đầu nhuỵmàu trắng kem Lá rộng, màu xanh đậm Tăng trưởng theo kiểu vương thẳngđứng, có thể đạt tới 1m thân cây khoẻ có hình trụ, có lông Có thể khai thác 6-7năm mới phải trồng lại Cây thân bụi, rễ chùm nên khả năng chịu hạn rất tốt.Cây cao 80-100cm, thân mềm, lá mềm, rất thích hợp với khẩu vị của gia súc,đặc biệt là bò sữa Đây là giống cỏ không kén đất, chịu hạn tốt

Phát triển tốt trên đất thoát nước , đất mầu mỡ và có pH =4,5-8,0, nhưngphát triển chậm trên đất chua và đất có hàm lượng nhôm di động cao Ưa ẩm, ưaphân bón, chịu hạn tot Phát triển tốt ở nhiệt độ: 18 -320C, phát triển kém khinhiệt độ dưới 150C

Nhờ có ưu thế lai nên cỏ Mulato đẻ nhánh và tạo thảm cỏ rất nhanh từ cácđốt thân sát mặt đất, cho sản lượng cao, có thể đạt 200-250 tấn/ha/năm, hàmlượng chất khô (từ 19-22%) và protein (14-16%) Khi cho bò sữa ăn sẽ cho sảnlượng và chất lượng sữa cao hơn các giống cỏ khác như cỏ voi, kể cả cỏ VA06mới được nhập nội gần đây Nhờ những ưu điểm nổi trội đó mà giống cỏ Mulatohiện đang được nhiều địa phương quan tâm mở rộng diện tích với qui mô lớnphục vụ chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa

Thu hoạch, chế biến, bảo quản:

- Cỏ Mulato cho thu hoạch lứa đầu khoảng 60 -70 ngày sau khi gieo bằng hạt,

45 - 50 ngày sua khi trồng bằng hom Dùng dao, liềm cắt sát, chừa lại đoạn gốc dài

10 - 15 cm để cây có thể phát triển tốt các lứa sau Các lứa tiếp theo khoảng 25 -30ngày đối với các tháng mùa mưa, 40 - 45 ngày đối với các tháng mùa khô Mỗinăm có thể thu hoạch được 9 -10 lứa, sản lượng chất xanh đạt tới 200 - 250 tấn/ha/năm Với những trang trại lớn, trồng với diện tích tập trung nhiều nên đầu tư ápdụng máy cắt cỏ để thu hoạch đồng đều, giảm công lao động

- Sản phẩm có thể dùng cho ăn tươi, phơi khô hoặc ủ chua lên men để làmthức ăn dự trữ cho các tháng thiếu cỏ tươi, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa rất có giátrị và hiệu quả Áp dụng công thức ủ chua theo tỉ lệ: 1.000 kg cỏ Mulato + 0,5

Trang 17

Muang Nước ta đang trồng phổ biến giống TD-58 nhập từ Thái Lan Giống mới

Si Muang có thân màu tía, cây cao, mọc thẳng và sản xuất hạt tốt

Cỏ sả là giống cỏ thảo, thân bụi như bụi sả Có giống sả lá lớn và sả lá nhỏ

Cỏ sả lá lớn năng suất cao trồng để thu cắt, cho ăn tươi hoặc ủ ướp chung với cỏvoi Cỏ sả lá nhỏ năng xuất thấp hơn, chịu hạn, chịu dẫm đạp dùng để chăn thảthích hợp hơn Cỏ sả sinh trưởng mạnh, năng suất cao, chịu hạn khá, chịu nóng,chịu bóng cây, chất lượng tốt và dễ trồng Phù hợp với chân ruộng cao, đất phacát, giàu dinh dưỡng, từ trung tính đến độ chua nhẹ Cỏ không chịu được ngậpúng cũng như mùa khô kéo dài Có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng bụi Thuhoạch non trước khi ra hoa, chất lượng cỏ cao trâu bò ăn hết không cần bămchặt Thu hoạch muộn, thân hóa gỗ, giảm chất lượng và giảm ngon miệng đốivới gia súc Thời vụ trồng: Tốt nhất là đầu mùa mưa Nơi chủ động nước tưới thìtrồng quanh năm Thu hoạch: Lứa đầu thu hoạch khi cỏ 60 ngày tuổi Các lứasau khoảng 30-45 ngày Cắt cao cách mặt đất 5cm Nếu dùng nước rửa chuồngtưới cỏ thì chỉ tưới sau khi cắt một tuần và không tưới trực tiếp lên gốc cỏ Cỏtrồng 1 lần có thể thu hoạch được 3-4 năm

-Hàm lượng chất khô 20-30%, protein thô 5-9%, xơ thô 30-40% Tỷ lệ tiêuhóa chất khô của cỏ diễn biến từ 64%(sau 2 tuần thu hoạch) xuống 50%(sau 8tuần thu hoạch)

Năng suất cỏ sả lá lớn trồng thâm canh đủ nước tưới đạt 30tấn/ha Có thểthu hoạch 8-10 lứa, đạt từ 240-300 tấn/ha/năm

2.4.3 Cỏ voi

- Cỏ voi (Pennisetum purpureum) có nguồn gốc ở Nam Phi, phân bố rộng ở

các nước nhiệt đới trên thế giới Quê hương lâu đời của cỏ voi là vùng Uganda(100 vĩ Bắc- 200 vĩ Nam), được nhập vào Mỹ từ năm 1913, Australia năm 1914,Cuba năm 1917…Ở Việt Nam cỏ voi được coi là cỏ Huế vì lần đầu tiên lấygiống ở đây đưa ra Bắc(1908) Hiện nay cỏ voi được trồng ở nhiều vùng sinhthái ở nước ta Đây là giống cỏ cho năng suất chất xanh cao nhất trong điều kiệnthâm canh ở Việt Nam

- Cỏ voi là loại cây thân thảo, chia đốt (như cây mía), các đốt gần gốcthường xuất hiện rễ, rễ phát triển mạnh và ăn sâu, lá hình dải có mũi nhọn ở đầu

và trên bề mặt lá có nhiều lông, bẹ lá dẹp, ngắn và mềm Các giống cỏ voi hiệnđược trồng phổ biến cho năng suất cao là Kingrass, Selection 1.Thân cao từ 2 –4m, thân có lóng đốt như thân cây mía nhưng đường kính nhỏ hơn (1 – 2cm),nhiều lá và còn giữ được lá xanh khi cây đã cao

- Cỏ voi chịu được khô hạn, giai đoạn sinh trưởng chính trong mùa hè khinhiệt độ và ẩm độ cao Sinh trưởng chậm trong mùa đông và mẫn cảm với

Trang 18

sương muối Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 25-400C Nhiệt độ thấpnhất cho sự sinh trưởng khoảng 150C Cỏ voi có thể sinh trưởng ở những vùngcao tới 2000m so với mực nước biển Thích hợp nhất với đất giàu dinh dưỡng cótầng canh tác sâu, pH=6-7, đất không bùn, úng Thích hợp trong những vùng cólượng mưa khoảng 1500mm/năm.

- Chất lượng cỏ rất tốt, bò thích ăn vì đường nhiều, ngọt Tuy nhiên, nếukhông thu cắt kịp thời thân hoá gỗ cứng, giảm độ ngon miệng và tỉ lệ lợi dụng thấp

Cỏ voi có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào tháng 5 đếntháng 8 dương lịch, cây mau phục hồi và sinh trưởng mạnh Khi trồng cỏ vàomùa khô cần phải đảm bảo tưới nước đủ ẩm để giúp cây cỏ sau khi trồng mauphát triển

- Đợt thu hoạch khi cỏ được 50 – 60 ngày tuổi (không thu hoạch non đợtđầu ảnh hưởng tới khả năng tái sinh của cỏ) Các đợt sau thu hoạch cách nhaukhoảng 40 - 45 ngày Cắt sát gốc (cách mặt đất 4 – 5 cm) Cắt non quá cỏ nhiều

lá, mềm, bò thích ăn nhưng chất khô của cỏ rất thấp (có thể dưới 10%), vì vậy

bò ăn no bụng nhưng vẫn thiếu chất khô Cắt già quá phần thân dưới hoá gỗcứng, bò ăn không hết trở nên lãng phí Cỏ voi không được chăm sóc sẽ pháttriển chậm, thân già cứng sớm bò cũng không thích ăn

- Như vậy mỗi năm tiến hành thu hoạch 8 lần, ước lượng năng suất đạtkhoảng 240 tấn/ha/năm Trồng một lần khai thác được nhiều năm

2.5 Một số kỹ thuật chế biến, dự trữ thức ăn

2.5.1 Một số phụ phẩm nông nghiệp phổ biến

- Rơm rạ là phụ phẩm của các cây lương thực như lúa nước lúa cạn Nó lànguồn thức ăn dữ trữ chủ yếu và phổ biến nhất của gia súc nhai lại ở nước ta.Rơm là nguồn thức ăn tiềm năng cho ngành chăn nuôi trâu bò Cứ ước tính tỉ lệthóc /rơm rạ là 1:1 thì hàng năm chúng ta thu được một khối lượng rơm khổng lồ

để phát triển chăn nuôi So với một số loại thức ăn tươi xanh, rơm là loại thức ăn

có giá trị năng lượng trao đổi cao hơn, nhưng hàm lượng NDF cao lên tới 60-70%trong chất khô Hàm lượng protein thấp (3-6%) và rất ít chất béo (1-2%) Ngoài

ra, rơm nghèo carbohydrate dễ tiêu, vitamin và khoáng không cân đối Tỷ lệ tiêuhóa khoảng 35-55% Lượng ăn vào của gia súc chỉ vào khoảng 1,5-1,7% so vớikhối lượng cơ thể Giá trị dinh dưỡng và giá trị làm thức ăn của rơm rạ đối vớitrâu bò thấp Để nâng cao giá trị làm thức ăn, giá trị dinh dưỡng chúng ta cần sửdụng các phương pháp chế biến hợp lý (giáo trình dinh dưỡng và thức ăn chobò)

-Ngọn lá mía chiếm khoảng 20% tổng sinh khối của cây mía, còn phần lá ởngọn chiếm khoảng 10% Mía được xem là cây có năng suất sinh khối cao nhất

Trang 19

so với các cây trồng khác Năng suất mía bình quân 50-60 tấn/ha thì mỗi ha cótrên 10-12 tấn ngọn mía Về lý thuyết số ngọn lá mía của mỗi ha này có thể nuôi

4 con bò trong 4 tháng (cho mỗi con bò ăn 25kg/ngày) Hiện nay tại những vùngnguyên liệu mía đường của nước ta, hàng năm lượng ngọn lá mía thải ra rất lớn,cần tận dụng để nuôi bò thịt Tuy vậy hàm lượng protein ngọn mía thấp(6-7%).Thu hoạch có tính thời vụ, nếu lá mía bị khô hì giá trị làm thức ăn rất thấp Cần

có phương pháp chế biến dự trữ mới sử dụng được lâu dài

- Thân cây ngô sau thu bắp: Ngô là một trong ba cây lương thực quan trọngnhất ở nước ta Phụ phẩm cây ngô là nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại có ýnghĩa lớn Hiện nay, nhiều vùng nông thôn nước ta ngô được trồng với mục đíchlấy hạt khô Lượng thâ và lá ngô bỏ lại rất lớn, chủ yếu dùng phơi khô và đunnấu rất lãng phí Tuy vậy nếu cây ngô già thì giá trị dinh dưỡng, giá trị làm thức

ăn thấp do cấu trúc màng tế bào thực vật của nó Vì vậy, việc xử lý để kéo dàithời gian bảo quản, tăng giá trị dinh dưỡng là rất cần thiết

- Thân lá lạc: Cây lạc khi thu hoạch vẫn còn xanh và giàu chất dinh dưỡng.Đặc biệt chúng có protein thô khá cao (15-16%) Một sào lạc có thể thu được300-400kg thân cây lạc Đây là nguồn thức ăn lớn có giá trị cho vật nuôi Thân

lá lạc có thể bảo quản và dữ trự cho gia súc bằng phương pháp phơi khô trộn vớirơm khô Một số vùng nông thôn bà con áp dụng phương pháp phơi khô nghiênnhỏ trộn với thân cây chuối, cỏ cho gia súc ăn thêm hoặc làm bánh dinh dưỡng

Có thể bảo quản thân lá lạc bằng phương pháp ủ chua làm thức ăn cho gia súc.Thân lâ lạc rất dễ bị mốc, vì vậy khi sử dụng cho gia súc ăn phải cận thận kiểmtra trước khi cho ăn Không nên cho trâu bò ăn thân là lạc đơn điệu mà nên cho

ăn cùng với các loại thức ăn khác

-Ngọn lá sắn: Ước tính hằng năm ở nước ta có hơn 1 triệu tấn ngọn lá sắntươi sau khi thu hoạch củ, còn được ít sử dụng làm thức ăn cho gia súc Ngọn lásắn tuy giàu protein nhưng lại chứa độc tố xyanoglucozit làm gia súc chậm lớnhoặc có thể gây chết khi sử dụng hàm lượng cao Nấu chín ngọn lá sắn làm giảmđộc tố nhưng lại tiêu tốn nhiều chất đốt và lao động Ủ chua ngọn lá sắn có thểloại bỏ gần như hoàn toàn độc tố, lại dữ trữ được lâu dài cho trâu bò ăn Có thểthu ngọn lá sắn (bẻ đến phần còn lá xanh) trước khi thu hoạch củ 20-30 ngàykhông hề ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ sắn Một sào sắn có thể thuđược 200-250kg ngọn lá sắn tươi Đây là nguồn thức ăn có giá trị trong chăn nuôi.-Phụ phẩm dứa: Bao gồm chồi ngọn quả dứa, vỏ dứa, bã ép, các vụnthừa sau quá trình chế biến hay toàn bộ cây dứa của những vùng trồng dứaphá đi sau hai năm thu hoạch trồng mới lại một lần Một ha dứa phá đi trồnglại sẽ cho 50 tấn thân lá; mỗi tấn dứa chế biến để lại 750kg phụ phẩm.(Lê

Trang 20

đức ngoan-dư thanh hằng).

- Bã sắn là phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn Bã sắnchứa nhiều tinh bột (khoảng 60%) nhưng lại nghèo chất đạm Do đó, khi sửdụng bã sắn nên trộn và cho ăn thêm urê hoặc bã đậu nành Bã sắn có thể dự trữđược khá lâu do một phần tinh bột trong bã sắn bị lên men và tạo ra pH = 4-5

Bã sắn tươi có vị hơi chua, gia súc nhai lại thích ăn Mỗi ngày có thể cho mỗicon bò ăn khoảng 10-15 kg bã sắn tươi Cũng có thể phơi, sấy khô bã sắn để làmnguyên liệu phối chế thức ăn hỗn hợp

-Bã đậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành thành đậuphụ hoặc thành sữa đậu nành Nó có mùi thơm, vị ngọt, gia súc thích ăn Hàmlượng chất béo và protein trong bã đậu nành rất cao Bã đậu nành có thể đượccoi là loại thức ăn cung cấp protein cho gia súc nhai lại Mỗi ngày có thể cho bò

ăn 10-15kg/con/ngày

2.5.2 Một số phương pháp dữ trữ chế biến

2.5.2.1 Ủ rơm với Ure

-Viện Chăn Nuôi đã nghiên cứu cải tiến phương pháp và dùng 4 kg urêcho 100 kg rơm, kết quả thí nghiệm trên gia súc khá tốt Phương pháp này đơngiản dễ áp dụng và đã làm tăng tỉ lệ tiêu hoá thêm 10- 15%, tăng gần gấp đôihàm lượng ni-tơ trong rơm, gia súc thích ăn và đã ăn được lượng chất khô tăngthêm 50% so với rơm không chế biến, cho tăng trọng hàng ngày cao hơn 30%,tiêu tốn thức ăn lại giảm 6% so với rơm chưa chế biến

- Nguyên liệu: rơm khô (ẩm độ 12-14%) 100 kg; Urê 4 kg; Muối ăn 0,5 kg;Nước lã sạch 70-80 lít Phương tiện cần cho quá trình ủ:

+ Phương tiện chứa rơm để ủ: Về mặt nguyên lý quá trình ủ rơm khác hoàntoàn quá trình ủ chua thức ăn xanh Ủ rơm không nhất thiết đòi hỏi yếm khí như

ủ chua Để giảm chi phí, tăng khả năng ứng dụng kỹ thuật này mà vẫn đạt yêucầu chế biến thì người chăn nuôi nên lợi dụng những điều kiện có sẵn của giađình Chẳng hạn như có thể lợi dụng các góc tường, bể xây, ô chuồng trốngkhông nuôi gia súc, hoặc ủ ngay trong bao phân đạm, bao tải sác rắn, hay túinilon loại lớn vv để ủ rơm

+ Vật liệu đệm lót, che phủ: Có thể dùng các mảnh nilon, vải mưa rách, láchuối ghép kín lại để đảm bảo thức ăn không nhiễm đất, cát bẩn và hạn chếthất thoát urê

Trang 21

dụng cụ chứa đựng.

3 Lần lượt rải rơm theo từng lớp (20 cm) vào hố ủ, khuấy đều dung dịchurê - muối và dùng ôzoa tưới đều lên rơm; lần lượt tiến hành như vậy cho tới khihết lượng rơm cần ủ

4 Dùng vật liệu đệm lót phủ kín lại, có thể dùng gạch, ngói, củi khô chặnlên để đống rơm ủ luôn kín trong suốt thời gian ủ

Lưu ý: Nơi ủ phải chọn nơi khô ráo, tránh nước mưa và nước từ nơi khácthấm vào

Cách sử dụng:

+ Rơm ủ kín trong thời gian 10-20 ngày bắt đầu lấy ra cho gia súc ăn.+ Rơm ủ đạt chất lượng chế biến tốt sẽ có màu vàng đậm, mùi urê, không

có mùi nấm mốc, rơm ẩm và mềm đều

+ Khi lấy rơm ủ cho gia súc ăn chỉ nên lấy ra ở một góc (không lật toàn bộlớp đệm lót che phủ) lấy rơm xong lại lấp lớp đệm lót che phủ lên cho kín

+ Cho gia súc ăn tự do tuỳ khả năng của chúng Đối với một số con biếng

ăn, có thể phơi rơm đã chế biến trong bóng mát 30-45 phút để bay bớt mùi urê,trước khi cho ăn hoặc rắc lên một chút cỏ xanh để chúng quen dần với mùi urêtrong rơm ủ

2.5.2.2 Ủ chua thức ăn

- Ủ chua ( còn gọi ủ silô hay ủ xanh) là đem thức ăn xanh xếp chặt vào hố

ủ, trong quá trình ủ nhờ hoạt động của vi sinh vật, axit hữu cơ, đặc biệt là axitlactic sẽ hình thành, làm giảm độ pH của khối ủ nhờ vậy thức ăn được bảo quảntrong một thời gian dài mà không bị hư hỏng Có hai phương pháp ủ chua là ủchua axit và ủ chua vi sinh vật Ủ chua axit là quá trình làm giảm độ pH nhờthêm vào trong thức ăn một số axit vô cơ, hữu cơ Trong khi đó, ủ chua vi sinhvật là quá trình làm giảm độ pH khối ủ nhờ vi sinh vật có sẵn trong thức ăn

- Kỹ thuật ủ chua có thể áp dụng cho tất cả các loại cây thức ăn xanh Chấtlượng thức ăn ủ chua không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu ủ( loại cây cỏ, giaiđoạn thu cắt, độ ẩm, hàm lượng đường ) mà còn phụ thuộc vào kĩ thuật ủ

- Hố ủ tốt nhất nên làm hố xây,có thể làm hố vuông, tròn hay chữ nhật hoặchào nổi Dung tích của hố tính toán sao cho có đủ lượng thức ăn trong 10-15ngày/hố Hố làm quá lớn , thức ăn quá nhiều, gia súc phải ăn một thời gian dàimới hết nên dễ bị hư hỏng do tiếp xúc nhiều với không khí Nếu hố quá nhỏ thìtốn công, tốn diện tích và tỉ lệ diện tích thành hố tiếp xúc với thức ăn sẽ lớn, làm

tỷ lệ thức ăn hỏng quanh thành hố sẽ cao Với quy mô nhỏ 2-4 bò/hộ thì nên làm

hố có dung tích 1x1x1,5m

- Chuẩn bị nguyên liệu: có thể đem ủ chua cây ngô còn bắp non hoặc sau

Trang 22

khi thu bắp, các loại cỏ xanh, phụ phẩm dứa, ngọn lá mía, ngọn lá sắn thường

bổ sung thêm rỉ mật(2-4%) hoặc cám(4-6%) và muối (0,5)để tạo môi trường visinh vật hoạt động tốt hơn, thúc đẩy quá trình lên men làm chua khối ủ Lượngnước thích hợp trong thức ăn đem ủ là 65-67% Trường hợp hàm lượng nướctrên 75% thì phải phơi héo hay cho thêm đường vào (thường dùng rỉ mật) Nếuhàm lượng nước quá thấp thì cần tưới thêm nước vào Chú ý giữ thức ăn chosạch không để dây lẫn bùn đất Thức ăn cần được chặt ngắn (5-10cm) để có thểnén được tốt

- Kiểm tra độ sạch của hố lần nữa trước khi cho thức ăn vào hố, nên chovào thành từng lớp 20-30cm,rải lên bề mặt ít cám hoặc rỉ mật và muối theo tỉ lệnhư trên rồi nén thật chặt, chú ý ở các góc hố Lần lượt lớp này đến lớp khác chođến khi đầy hố, lớp trên cùng chất thức ăn cao hơn mặt hố 30-50cm, rải một lớprơm khô hoặc lá chuối khô rồi đổ đất lên nén chặt nhằm không cho không khí lọtvào, trên cùng phủ một tấm ni long để nước không lọt vào được Công việc ủ chỉnên làm trong một ngày

- Kiểm tra chất lượng thức ăn ủ: Sau 2 tuần ủ hoặc khi lấy thức ăn cho ănphải lấy mẫu để kiểm tra xem thức ăn trong hố ủ có đảm bảo chất lượng không.Thức ăn ủ tốt có mùi chua dịu, màu xanh đậm là tốt, nếu có mùi chua nặng củadấm, mùi thối và có màu xanh đen hoặc màu đen là hỏng, không dùng được

- Sử dụng thức ăn ủ xanh: thức ăn ủ sau 3 tuần có thể lấy ra sử dụng, tuynhiên cũng có thể dữ trữ trong thời gian dài 3-6 tháng Khi đã lấy ra sử dụng thìlấy liên tục cho đến hết, không lấy dở ròi lấp đi Hằng ngày cho ăn bao nhiêu thìlấy bấy nhiêu không thừa lại bữa sau Lúc đầu gia súc chưa quen thì luyện choquen dần, ăn từ ít đến nhiều trong vòng 5-7 ngày Nếu thức ăn ủ chua chất lươngtốt có thể cho ăn 5-7kg/100kg thể trọng Gia súc có thai kỳ cuối, gia súc nuôicon, gia súc non không nên cho ăn nhiều thức ăn ủ xanh

2.6 Tình hình trang trại chăn nuôi bò hiện nay ở Việt nam

2.6.1 Khái niệm về trang trại

- Trang trại nói chung là cơ sở sản xuất nông nghiệp, ở đây nói về trang trạitrong nền kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hoá

- Trang trại là đơn vị sản xuất nông nghiệp độc lập tự chủ, là chủ thể pháp

lý có tư cách pháp nhân trong các quan hệ kinh tế xã hội

- Trang trại có cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo sản xuất nông nghiệp, có

tổ chức lao động sản xuất kinh doanh, có quản lý kiểu doanh nghiệp (hạch toánkinh tế)

+ Trang trại là loại hình sản xuất đa dạng và linh hoạt về tổ chức hoạt độngsản xuất kinh doanh trong nông nghiệp

Trang 23

- Trang trại có các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất và phương thức quản

lý khác nhau

- Trang trại thường có các qui mô khác nhau (nhỏ, vừa và lớn ) song songtồn tại lâu dài với sự thay đổi về cơ cấu tỷ lệ và qui mô trung bình…Trang trạithường có các cơ cấu sản xuất khác nhau với cơ cấu thu nhập khác nhau, trong

và ngoài nông nghiệp, với phương thức quản lý kinh doanh khác nhau (chuyênmôn hoá, đa dạng hoá sản phẩm) với trình độ năng lực sản xuất khác nhau

2.6.2 Khái niệm về kinh tế trang trại chăn nuôi

- Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tếtrang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khácvới các nghành sản xuất khác: Lâm nghiệp hay Thuỷ sản phụ thuộc nhiều vàođiều kiện đất đai, khí tượng và thời tiết như đối với chăn nuôi đó chỉ là nhữngảnh hưởng tác động đến vật nuôi, nó phụ chính vào điều kiện chăm sóc, nuôi d-ưỡng của các trang trại Sản phẩm của chăn nuôi nó phục vụ trực tiếp nhu cầutiêu dùng của đại đa số nguời dân trong cả nước

2.6.3 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại

Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sảnđạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:

1 Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:-Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:

+ 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;

+ 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại

- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm

2 Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000triệu đồng/năm trở lên;

3 Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giátrị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên

Điều 6 Thay đổi tiêu chí xác định kinh tế trang trại

Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều kiệnkinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu

Trang 24

- Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,chăn nuôi,nuôitrồng thuỷ sản sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất đai để

mở rộng sản xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phươngcòn được uỷ ban nhân dân xã xét cho thuê đất để phát triển trang trại

- Hộ gia đình phi nông nghiệp có nguyện vọng và khả năng tạo dựng cơnghiệp lâu dài từ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được uỷ bannhân dân xã cho thuê đất để làm kinh tế trang trại

- Hộ gia đình, cá nhân ở địa phương khác nếu có nguyện vọng lập nghiệplâu dài,có vốn đầu tư để phát triển trang trại được uỷ ban nhân dân xã sở tại chothuê đất để phát triển trang trại

Diện tích đất được giao, được thuê phụ thuộc vào quỹ đất của địa phương

và khả năng sản xuất kinh doanh của chủ trang traị

- Hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê hoặcthuê lại quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác để pháttriển trang trại theo quy định của pháp luật Người nhận quyền chuyển nhượnghoặc thuê quyền sử dụng đất hợp pháp có các quyền và nghĩa vụ theo quy địnhcủa pháp luật về đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được thuêhoặc đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấychứng nhận trước ngày ban hành nghị quyết nếu không có tranh chấp sử dụngđất đúng mục đích, thì được xem xét để giao hoặc cho thuê đất và được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tráchnhiệm chỉ đạo cơ quan địa chính khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, để các chủ trang trại yên tâm đầu t phát triển sản xuất

2.6.4.2 Chính sách thuế

- Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triểnkinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi, đầm pháven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho các trang trại với thời gian tối đatheo nghị định số 51/2004/NĐ-CP ngày 08/07/2004 của Chính Phủ về quy địnhchi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)số 03/2003/

- Theo quy định của thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và cá nhân,nông dân sản xuất hàng hoá lớn có thu nhập cao, thuộc đối tượngng nộp thuế thunhập doanh nghiệp Giao Bộ tài chính nghiên cứu trình Chính Phủ sửa đổi, bổxung nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 13/05/2003của Chính phủ về quy địnhchi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo hớng quy định đối tượngnộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản xuất kinh doanh ổn định, có

Trang 25

giá trị hàng hoá và lãi lớn, giảm thấp nhất mức thuế xuất, nhằm khuyến khíchphát triển kinh tế trang trại, được nhân dân đồng tình và có khả năng thực hiện.

- Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật

về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất,trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nớc tự nhiên cha có đầu tưcải tạo và mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

2.6.4.3 Chính sách đầu tư, tín dụng:

- Căn cứ vào quy họach phát triển sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp vàngư nghiệp trên các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khókhăn Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về giaothông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khíchcác hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp

và ngư nghiệp

- Trang trại phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thuộc đối tượngquy định tại điều 8 mục 3 chương II của nghị định số13-2004/NĐ-CP ngày29/06/2004 của Chính Phủ được vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của nhànước thực hiện theo các quy định của nghị định này

- Trang trại phát triển sản xuất kinh doanh được vay vốn tín dụng thươngmại của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việc vay vốn được thực hiệntheo nghị định tại quyết định số 67/12004/QĐ-TTg ngày 30/3/2004 của Thủ Tư-ớng Chính Phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp

và nông thôn, chủ trang trại được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảotiền vay theo quy định tại nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 29/12/2004 củaChính Phủ về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng

2.6.4.4 Chính sách lao động:

- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mởrộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho người lao động ởnông thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sảnxuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm Chủ trang trại đợc thuê lao độngkhông hạn chế về số lượng trả công trên cơ sở thoả thuận với ngời lao động theoquy định của pháp luật về lao động Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo hộlao động theo từng loại nghề cho ngời lao động và có trách nhiệm đối với ngờilao động khi gặp rủi do,tai nạn,ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồnglao động

- Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn chủ trangtrại đợc ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm xoá đói giảmnghèo để tạo việc làm cho người lao động tại chỗ thu hút lao động ở các vùngđông dân cư đến phát triển sản xuất

Ngày đăng: 11/04/2016, 12:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w