1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

huyền. chuyên đề kế toán nguyên vật liệu tại công ty công trình giao thông 1

66 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Tổng công ty côngtrình giao thông I Thanh Hóa.Chương 3: Một số đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguy

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thanh Hóa, ngày … tháng 03 năm 2013

Giảng viên

Trang 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức kinh doanh: 9

Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ 10

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lý 11

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 13

Sơ đồ 1.5: Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 16

Sơ đồ 2.1: Phương pháp kế toán ghi thẻ song song 35

Sơ đồ 2.2: Lưu đồ quá trình kế toán nguyên vật liệu 36

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu 44

DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu số 2.1: Hóa đơn giá trị gia tăng 28

Biểu số 2.2: Hóa đơn giá trị gia tăng 29

Biểu số 2.3: Phiếu nhập kho số 13 30

Biểu số 2.4: Phiếu nhập kho số 14 31

Biểu số 2.5: Phiếu xuất kho số 13 33

Biểu số 2.6: Phiếu xuất kho số 14 34

Biểu số 2.7: Thẻ kho 38

Biểu số 2.8: Sổ chi tiết nguyên vật liệu: 40

Biểu số 2.9: Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu: 41

Biểu số 2.10: Bảng kê chứng từ nhập vật liệu: 45

Biểu số 2.11: Bảng kê chứng từ xuất vật liệu 46

Biểu số 2.12: Chứng từ ghi sổ số 15 47

Biểu số 2.13: Chứng từ ghi sổ số 16 48

Biểu số 2.14:Chứng từ ghi sổ số 17 49

Biểu số 2.15: Chứng từ ghi sổ số 18 50

Biểu số 2.16: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 51

Biểu số 2.17: Số cái TK 152 quý 2 năm 2011 52

Biểu số 3.1: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ: 57

Biểu số 3.2: Chứng từ ghi sổ 58

Trang 4

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA 3

1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA 3

1.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA 8

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty 8

1.2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ 8

1.2.1.2 Ngành nghề kinh doanh: 8

1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ của công ty: 9

1.2.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: 9

1.2.2.2 Quy trình công nghệ: 10

1.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa: 11

1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA: 13

1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán: 13

1.3.2 Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng: 15

1.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA: 17

1.4.1 Thuận lợi: 17

1.4.2 Khó khăn: 17

Trang 5

1.4.3 Hướng phát triển: 18

1.5 NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA: 18

1.5.1 Thuận lợi: 18

1.5.2 Khó khăn: 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA 21

2.1 ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA: 21

2.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU: 23

2.3 PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU: 24

2.3.1 Phân loại nguyên vật liệu: 24

2.3.2 Đánh giá nguyên vật liệu: 24

2.3.2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu tại Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa: 24

2.3.2.2 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa: 25

2.4 THỦ TỤC NHẬP XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU 27

2.4.1 Thủ tục xin mua và nhập kho nguyên vật liệu: 27

2.4.2 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu: 32

2.5 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU: 35

2.6 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN: 42

2.9 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN (THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN) 43

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA 54

Trang 6

3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU,

VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO

THÔNG I THANH HÓA 543.1.1 Ưu điểm: 543.1.2 Một số hạn chế: 553.2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁCKẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ

PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA: 55KẾT LUẬN 60

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây xu hướng phát triển của xã hội, nền kinh tế nước ta đã vàđang trải qua những giai đoạn phát triển hết sức khó khăn, song bên cạnh đó nước

ta cũng đạt được những tiến bộ rõ rệt về mặt kinh tế, gắn liền với sự ra đời và pháttriển của nền sản xuất, xã hội không ngừng phát triển, đặc biệt là ngày càng hoànthiện hơn các công trình giao thông trong cả nước

Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa có đặc trưng củamột đơn vị kinh xây lắp nên đầu vào của sản xuất kinh doanh là các loại vật liệuxây dựng như cát, đá, xi măng, sắt, thép… và đầu ra là các công trình xây dựngcho nên hạch toán vật liệu và tính giá thành công trình được coi là những công táckế toán quan trọng nhất của công ty Hầu hết các vật liệu được sử dụng đều trựctiếp cấu thành nên thực thể công trình, chi phí về vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớntrong tổng giá thành công trình ( khoảng 70% ) nên chỉ cần có một sự thay đổi nhỏtrong việc hạch toán nguyên vật liệu cũng có thể làm ảnh hưởng đến giá thànhcông trình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Chính vì vậy, kế toánnguyên vật liệu giữ vai trò rất lớn trong việc tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời sốlượng, chất lượng từng loại vật liệu cũng như tình hình thực hiện kế hoạch thu, dựtrữ vật liệu và đề ra những biện pháp quản lý nguyên vật liệu một cách đúng đắncho công ty giúp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hạ được giá thành côngtrình

Nhận thức được tầm quan trọng của nguyên vật liệu và những hạn chế cố hữutrong công tác kế toán tại công ty như: vẫn còn có trường hợp hàng mua đang điđường nhưng công ty không sử dụng tài khoản 151, công ty chưa áp dụng phầnmềm kế toán máy vào hạch toán; trên cơ sở tiếp thu những kiến thức thực tế được

bổ sung bởi những lý luận đã học ở trường, em lựa chọn “chuyên đề kế toán

nguyên vật liệu” để đánh giá kết quả học tập, tìm hiểu thực tế của em trong thời

gian thực tập

Nội dụng báo cáo chuyên đề gồm 3 phần:

Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I ThanhHóa

Trang 8

Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Tổng công ty côngtrình giao thông I Thanh Hóa.

Chương 3: Một số đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu,vật liệu tại Tổng công ty công trình giao thông I Thanh Hóa

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN

CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA

Trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty công trình giao thông

I Thanh Hóa đã bắt đầu thích nghi với công việc và hoàn thành nghĩa vụ mà Nhànước giao Nhằm nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong cơ chế thị trườngthì bước đầu công ty đã thích nghi về công việc, có những chính sách chiến lượcmới, trong đầu tư về chất lượng cán bộ chuyên môn cũng như quản lý doanhnghiệp Tăng cường nhu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước

Từ những thiết bị hậu của Liên Xô trước đây thì hiện nay công ty đã thay thếtoàn bộ bằng những thiết bị tiên tiến của các nước như Nhật, Đức đã từng bướcphù hợp với quy trình thi công hiện đại và đến năm 2003 thì công ty nâng tổng sốtiền thiết bị nhà xưởng lên trên 14 tỷ đồng Riêng trong 2 năm 2002 và đầu quý 1năm 2003 đã đầu tư gần 6 tỷ đồng thiết bị cả bằng hai nguồn vốn vay và tự có bổsung của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước để thích ứng với nền kinh tế thị trường, công ty đã chuyển đổi phương ánkinh doanh từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo Quyết định số4328/QĐ- CT ngày 29/12/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tên gọi làTổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa Giấy chứng nhận dăngký kinh doanh số 2603.001.45 ngày 07/04/ 2004 do Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóacấp Với tổng số vốn điều lệ là 15 tỷ đồng và tổng số cán bộ, công nhân viên toàncông ty là hơn 300 lao động

Trong đó:

Vốn cổ đông của Nhà nước: 3,82% tương ứng với 537 triệu đồng

Vốn cổ đông của cán bộ, công nhân viên trong công ty: 96,18% tương ứngvới 14.427 triệu đồng

Trang 10

Trong những năm qua cùng với sự phát triển đổi mới của đất nước, công tykhông ngừng phát triển về doanh thu cũng như chiều sâu Đặc biệt, công ty luônluôn bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và côngnhân lành nghề Công ty luôn coi trọng việc đầu tư máy móc thiết bị vì đây là yếutố quyết định đến việc thi công công trình đảm bảo tiến độ và chất lượng Bằng sựcố gắng của công ty trong những năm vừa qua máy móc, thiết bị thi công khôngngừng đổi mới và đầu tư đồng bộ Năm 2011, công ty đã đầu tư mua sắm thiết bịtái sản xuất trong năm hơn 20 tỷ đồng Lương bình quân của cán bộ công nhânviên trong công ty đạt: 3.000.000đ- 3.700.000đ/ người/ tháng

Tóm lại: Qua 43 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã không ngừng

phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đồng thời lại có sự quan tâm giúp đỡcủa các cấp, các ngành trong công ty Công ty đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệmvụ được giao, đảm bảo các công trình giao thông thông suốt, nhằm đem lại sự antoàn đến mọi người mọi nhà, đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển của côngty

Với những nỗ lực đó, công ty đã đạt được những kết quả khả quan thông quamột số chỉ tiêu sau:

Trang 11

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm 2010- 2011

Đơn vị tính: VNĐ

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ

3 Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ

7 Chi phí tài chính

- Trong đó: Chi phí lãi vay

5.427.726.8755.427.726.875

10.293.151.45610.293.151.456

8 Chi phí bán hàng

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh

11 Thu nhập khác

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.051.808.731 2.839.722.549

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Ta có số liệu sau:

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Số tièn Chênh lệch %

1 Tổng tài 174.632.922.821 173.490.678.147 -1.142.244.674 -0,654

Trang 12

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

Qua số liệu trên ta thấy:

Những năm gần đây quy mô tổng tài sản của công ty tương đối ổn định ít biếnđộng Năm 2011 giảm nhẹ so với năm 2010 là 0,654% đây là do sự ảnh hưởng củanền kinh tế tới môi trường kinh doanh cũng như sự cạnh tranh ngày càng gay gắttrên thị trường Điều này cũng làm cho doanh thu năm 2011 giảm so với năm 2010là 15,316%MJM Tuy nhiên, khoản mục Đầu tư tài chính dài hạn đang có xuhướng biến động mạnh cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng 151.598% điều nàycho thấy công ty đang có xu hướng đa dạng hóa kinh doanh sang lĩnh vực tàichính Với mức gia tăng đáng kể của doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 tăng

Trang 13

93,802% so với năm 2010 thì đây là hướng phát triển đúng đắn của công ty Tuynhiên song song với Doanh thu hoạt động tài chính thì Chi phí tài chính( chi phílãi vay) năm 2011 tăng 89,64% so với năm 2010.

Về tài sản, tài sản lưu động của công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so vớitài sản dài hạn, cụ thể là năm 2011 tài sản lưu động là 138.943.611.234 đồng trongkhi đó tài sản dài hạn là 34.556.066.913 đồng Điều này là không tốt đối với công

ty vì đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nên việc đầu tư vào tài sản cố định củacông ty đang còn thấp đặc biệt là máy móc thiết bị, việc này sẽ làm ảnh hưởng đếntiến độ thi công vì đặc thù của công ty là doanh nghiệp xây lắp nên máy móc thiếtbị là yếu tố quyết định đến việc thi công công trình đảm bảo tiến độ và chất lượng.Năm 2011 vốn tài sản cố định của công ty so với năm 2010 tăng 0,488% cho thấycông ty cũng đã đầu tư nhiều hơn cho máy móc thiết bị

Về nguồn vốn, nguồn vốn của công ty bao gồm: Nợ phải trả và vốn chủ sởhữu Trong đó: nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu Cụthể: năm 2011, Nợ phải trả là 155.266.946.697 đồng tức là chiếm tỷ trọng89,496% còn vốn chủ sở hữu là 18.223.731.450 đồng chiếm tỷ trọng 10,504%.Điều này chứng tỏ phần lớn vốn mà công ty sử dụng là vốn vay do đó khả năng tựchủ về mặt tài chính của công ty chưa tốt Tuy nhiên ta đánh giá cao khả năng huyđộng vốn của công ty

Năm 2011 so với năm 2010 thì tổng nguồn vốn giảm, điều này là do: mặc dùvốn chủ sở hữu tăng lên nhưng nợ phải trả lại giảm xuống, cụ thể, vốn chủ sở hữutăng 32,165%, nợ phải trả giảm 3,068% Điều này cho thấy việc sử dụng vốn củacông ty có hiệu quả và công ty đã ý thức được việc cần phải thay đổi cơ cấu vốntheo chiều hướng tốt hơn đó là hạ tỷ trọng nợ phải trả, nâng cao tỷ trọng vốn chủsở hữu

1.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty

1.2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ

Thực hiện kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký trong giấy phép đầu tư

Trang 14

Tổ chức sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với ngànhxây dựng.

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư vào sản xuất kinhdoanh

Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý doanh nghiệp

Chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với Nhànước đầy đủ

Quản lý tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên theo phân cấp của Bộ ThươngMại, thực hiện chế độ chính sách của Nhà Nước đối với người lao động, phát huyquyền làm chủ tập thể của người lao động Không ngừng nâng cao, bồi dưỡng, đàotạo chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy nguồn nhân lực, phân phối lợi nhuận theo kếtquả công bằng, hợp lý

1.2.1.2 Ngành nghề kinh doanh:

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên ngànhnghề kinh doanh chính của công ty :

- Xây dựng công trình dân dụng

- Xây dựng công trình công nghiệp

- Xây dựng công trình giao thông

- Xây dựng công trình thủy lợi

1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ của công ty:

1.2.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:

Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa là một doanhnghiệp thuộc ngành giao thông vận tải nên có lĩnh vực kinh doanh chính như sau:

- Tổ chức xây dựng, duy trì bảo dưỡng các con đường xuyên suốt Bắc Nam,miền xuôi, miền ngược trong tỉnh Các cây cầu bắc qua song lớn nhỏ, sửa chữa vàxây dựng cơ bản các công trình giao thông thủy lợi và sản xuất vật liệu đảm bảocho việc giao thông thông suốt và trật tự an toàn trên phạm vi các tuyến đườngđược giao quản lý

Trang 15

- Thi công các công trình giao thông thủy lợi dân dụng, khảo sát thiết kế vàlập dự toán, xây dựng các công trình giao thông kinh doanh vật liệu xây dựng vàthủy lợi, tư vấn giám sát xây dựng các công trình giao thông.

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức kinh doanh:

Công ty

Công trình hoàn thành

Trang 16

1.2.2.2 Quy trình công nghệ:

Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ

Công tác chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật gồm có:

Cán bộ phòng kỹ thuật và quản lý công trình sẽ xem xét thiết kế cũng như yêucầu kỹ thuật do bên chủ đầu tư ( bên A ) cung cấp để lập giá trị dự toán theo từngcông trình, hạng mục công trình, từ đó lập hồ sơ dự thầu:

Giá trị dự toán cũng chính là giá trị dự thầu

Sau khi lập dự toán thi công được bên A chấp nhận, Công ty ( bên B ) sẽ kýhợp đồng Tiếp theo bên B tiến hành khảo sát và thiết kế mặt bằng thi công

Lập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động là công việc tiếp theo.Tổ chức thi công được thực hiện sau khi bên A chấp nhận hồ sơ thiết kế mặtbằng thi công, biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động

Sau khi hạng mục công trình hoàn thành, hai bên tiến hành nghiệm thu, bàn

Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật

Lập mặt bằng thi công

Lập biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động

Tổ chức thi công

Nghiệm thu công trình

Giá trị dự toán

công trình, hạng

mục công trình

Giá thành dự toán từng công trình, hạng mục công trình

Lãi định mức

Trang 17

giao và đưa vào sử dụng.

1.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa:

Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa có những đặc điểmriêng tổ chức sản xuất kinh doanh của sản phẩm xây dựng nói chung và đặc điểmcủa công ty nói riêng nên tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức nhưsau:

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lý

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:

- Hội đồng quản trị: là cơ quan tối cao nhất quyết định mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh và các công việc khác của công ty Hội đồng quản trị là cơ quan có đủquyền hạn để thực hiện các quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liênquan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền củaĐại hội đồng cổ đông

Ban giám đốc

nghiệm

Phòng kế toán

Phòng tổ

chức hành chính

Trang 18

Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc và những người quản lýkhác, quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.

- Ban giám đốc: là người đứng đầu điều hành chung toàn bộ hoạt động củacông ty về hành chính, tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật củacông ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất, và chịu mọi trách nhiệm trước cấptrên và pháp luật

- Phòng kế hoạch kỹ thuật:

+ Xây dựng các kế hoạch kỹ thuật trong tháng, quý, năm và các báo cáo kếtquả thực hiện kế hoạch đó

+ Lập dự thảo kinh tế với các nhà đầu tư và các chủ nhiệm công trình, lập kếhoạch tiến độ thi công

+ Nhận hồ sơ thiết kế, nghiên cứu, xem xét, phát hiện, bổ sung các thiếu sót,quản lý toàn bộ khâu kỹ thuật, giám sát kỹ thuật thi công theo đúng như bản vẻthiết kế, đảm bảo chất lượng công trình và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo củacông ty

- Phòng thí nghiệm vật liệu: thí nghiệm các loại vật liệu ở các công trình xâydựng nhằm cung cấp các định mức vật liệu cho thi công các công trình

- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện quản lý nhân sự, bao gồm:

+ Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chuyển nhân sự cho phù hợp vớitính chất, yêu cầu công việc và khả năng của mỗi người

+ Theo dõi việc nâng bậc lương, đóng bảo hiểm cho người lao động gián tiếptại văn phòng công ty

- Phòng kế toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty bằng việc tổ chức và thực hiện công tác kế toán trong công tyqua đó phân tích, đánh giá việc ghi chép nhằm cung cấp những thông tin kịp thời,đầy đủ và chính xác để ra thông tin hữu ích cho Ban giám đốc trong việc ra cácquyết định

- Các xí nghiệp xây dựng công trình: nhiệm vụ chính của các xí nghiệp là trựctiếp thi công các công trình xây dựng cơ bản, giao thông thủy lợi Đảm bảo đúngtiến độ thi công và chất lượng công trình

Trang 19

1.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA:

1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán:

Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa là đơn vị thực hiệnphân cấp quản lý, do vậy bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thứctập trung, toàn bộ công việc kế toán của công ty được thực hiện tại phòng kế toáncủa công ty từ khâu lập, tập hợp số liệu ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phântích, kiểm tra kế toán…

Về mặt nhân sự bộ máy kế toán bao gồm: kế toán trưởng kiêm trưởng phòng,kế toán viên thực hiện các phần hành kế toán như: kế toán vật tư, kế toán tổng hợp,kế toán công nợ,… và thủ quỹ

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Phòng kế toán được biên chế 5 người và được tổ chức theo các phần hành kế

Kế

toán công nợ

Thủ

quỹ

Kế toán trưởngkiêm trưởngphòng kinh tế

Trang 20

toán như sau:

- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng:

+ Có trách nhiệm cao nhất trong phòng kế toán, với chức năng tổ chức, kiểmtra về công tác tài chính, phục vụ quản trị nội bộ để ra các quyết định cho công tyvà cho những người quan tâm, chịu trách nhiệm trước pháp luật do Nhà nước quyđịnh

+ Thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin kinh tế, tham gia ký duyệthợp đồng kinh tế, hạch toán và phan tích kế toán trong công ty.Phòng kế toán dặtdưới sự chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng

+ Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toánphù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Tổ chức kiểm tra, xét duyệtcác báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán của đơn vị cấp dưới gửi lên Mặt khác, kếtoán trưởng còn kết hợp với các phòng chức năng tổ chức kiểm tra kế toán trongnội bộ công ty và các đơn vị trực thuộc

+ Kế toán trưởng có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong công ty, đơn vịtrực thuộc chuyển đầy đủ, kịp thời các tài liệu pháp quy và các tài liệu khác cầnthiết cho công tác kế toán Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũcán bộ, nhân viên kế toán trong đơn vị

- Kế toán vật tư: kế toán vật tư có trách nhiệm:

+ Đánh giá phân loại vật liệu, công cụ, dụng cụ đúng nguyên tắc quy định củacông ty

+ Ghi chép, phản ánh kịp thời giá trị hiện có và tình hình luân chuyển các loaivật tư

+ Kiểm tra các chỉ tiêu quá trình cung ứng, dự trữ và sử dụng các loại vật tưtheo kế hoạch dự kiến

+ Cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí, tính giá thành và lập báo cáotài chính Đóng góp ý kiến cho hội đồng quản trị về vấn đề liên quan đến vật tư

- Kế toán tổng hợp:

+ Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp, thu nhận và kiểm tra các nghiệp vụkinh tế phát sinh và căn cứ nghiệp vụ kinh tế phát sinh tổng hợp số liệu theo dõi

Trang 21

chi phí, giá thành của công ty và lập báo cáo tài chính

+ Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ kế toán vốn bằng tiền phảnánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số hiện có và tình hình biến động các loại tiền ( tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc và tiền đang chuyển ) Kiểm tra giám sát việcchấp hành các chế độ quy định về quản lý, thanh toán các loại tiền

+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phản ánh chính xác thờigian chất lượng số lao động Tính đúng, đủ, thanh toán kịp thời tiền lương và cácchi phí sản xuất chung khác đồng thời tập hợp từng phần hành kế toán vào sổ tổnghợp và lên báo cáo tài chính

+ Ngoài ra, kế toán tổng hợp tại công ty còn kiêm luôn kế toán TSCĐ nên kếtoán tổng hợp có nhiệm vụ quản lý TSCĐ theo từng tài sản riêng biệt theo quyđịnh thống nhất của Nhà nước và của công ty, sử dụng hợp lý, tối đa công suất củaTSCĐ, theo dõi tình hình biến động tăng, giảm của tài sản trong một kỳ hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty đặt ra công tác hạch toán TSCĐ đầy đủ, kịp thờivà chính xác Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc thống nhất của kỳhạch toán

- Kế toán công nợ:

Kế toán công nợ chịu trách nhiệm với công ty về các khoản công nợ, baogồm: nợ phải trả, phải thanh toán cho các đối tượng ( nhà cung cấp nguyên vậtliệu, cho công nhân viên, cho cơ quan cấp trên, các khoản phải nộp Nhà nước, cáckhoản phải trả khác ) và các khoản phải thu như: phải thu khách hàng, các khoảnphải thu khác Lập sổ sách liên quan đến công nợ, tiến hành các thủ tục, biện phápthúc đẩy nhanh việc thanh toán

- Thủ quỹ:

Thực hiện các khoản thu chi bằng tiền mặt trên cơ sở phiếu thu, phiếu chi đãđược kế toán trưởng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ký duyệt sẽ tiến hành thu tiềnhoặc xuất tiền ra chi, có nhiệm vụ mở sổ theo dõi quản lý, thực hiện bảo quản,kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu với kế toán

1.3.2 Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng:

Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty là: hình thức chứng từ ghi sổ

Trang 22

Sơ đồ 1.5: Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Trình tự ghi sổ:

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc như: Hóa đơn mua hàng,Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng tính lương và tríchtheo lương,… để vào Bảng tổng hợp phân loại chứng từ theo từng nhóm đã đượckiểm tra, dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Sổ kế toán chi tiết và Sổ quỹ, số liệutrên sổ chi tiết được dùng để lên Bảng tổng hợp chi tiết vào các quý Cuối năm, căncứ vào chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập Chứng từ ghisổ, tiếp theo căn cứ vào chứng từ ghi sổ cuối quý, kế toán ghi Sổ đăng ký chứng từ

Chứng từ gốc

toán chi tiết

Bảng tổng hợp kế toán chứng từ

Trang 23

ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái.

Định kỳ, kế toán phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tếtài chính phát sinh trong tháng trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số tiềnphát sinh Nợ, tổng số tiền phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái.Căn cứ vào Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết( được lập từ sổ, thẻ kế toán chi tiết ) được dùng để lập Báo cáo tài chính

1.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA:

1.4.1 Thuận lợi:

- Năm 2012 đánh dấu bước phát triển mới của đất nước nên mọi lĩnh vực vớinhiều sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng đã và đang tạo thời cơ và vận hộimới cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung, của các địa phương,của công ty nói riêng

- Với những bề đầy kinh nhiệm về công tác chỉ đạo, thi công các công trìnhgiao thông, thủy lợi của đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty

- Năm 2012 là năm có nhiều công trình lớn đã trúng thầu năm 2011 gối đầuchuyển tiếp

- Tinh thần và ý chí của cán bộ công nhân viên công ty đang dấy lên phongtrào thi đua sản xuất kinh doanh để cải thiện đời sống và xây dựng công ty ngàycàng vững mạnh

1.4.2 Khó khăn:

- Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về thắt chặt tiền tệ chống lạm phát

- Tình hình vốn sản xuất kinh doanh còn hạn chế, vốn vay khó, lãi suất cao

- Giá cả thị trường và nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng cao biến động khólường

- Máy móc thiết bị thiếu

- Công tác đấu thầu các công trình mới ngày một gay gắt và cạnh tranh quyếtliệt

Trang 24

- Nhận thức và năng lực của một số cán bộ công nhân viên chậm đổi mới,chưa thích nghi với cơ chế mới.

- Tình hình thời tiết ảnh hưởng phức tạp khó lường

- Một số công trình gối đầu năn 2012 công tác giải phóng mặt bằng còn chậm

1.4.3 Hướng phát triển:

- Về bộ máy quản lý: công ty nên tổ chức 1 ban quản lý gồm 2 đến 3 ngườithực hiện công tác quản lý, kiểm tra công việc của từng công trình Ngoài ra, công

ty cần xây dựng và hoàn thiện chính sách khen thưởng, hình thức kỹ luật nhằmkhuyến khích, dộng viên mọi người làm việc có hiệu quả, đạt năng suất cao

- Về bộ máy kế toán: công ty cần bố trí đầy đủ nhân viên của tất cả các phầnhành kế toán để tránh tình trạng một nhân viên đảm nhiệm nhiều phần hành kếtoán làm ảnh hưởng đến tính chính xác và kịp thời của thông tin kế toán Mặt khác,công ty cần quan tâm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũnhân viên kế toán

- Về công tác tập hợp và luân chuyển chứng từ: để giảm bớt khối lượng côngviệc kế toán cuối tháng, đảm bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời, hạn chếnhững sai sót trong quá trình tổng hợp và xử lý thông tin Công ty cần phải có quyđịnh yêu cầu các nhân viên thống kê các chi nhánh định kỳ 10-15 ngày phải gửichứng từ về phòng kế toán

- Về phần mềm kế toán: công ty cần áp dụng phần mềm kế toán phù hợp vớiđặc thù hoạt động của công ty Mặt khác để tận dụng tối đa các tính năng của phầnmềm kế toán, công ty nên tổ chức các buổi đào tạo về kỹ năng sử dụng phần mềmkế toán cũng như cách xử lý khi gặp sự cố cho các nhân viên kế toán để nâng caotrình độ của bản thân và phục vụ cho công tác kế toán

1.5 NHỮNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA:

1.5.1 Thuận lợi:

- Về bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý được xây dựng khoa học phù hợp vớiquy mô sản xuất vừa tập trung vừa phân tán, cán bộ lãnh đạo có năng lực trình độchuyên môn cao Đồng thời bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gọn

Trang 25

nhẹ, các phòng ban chức năng hoạt động hiệu quả, tham mưu cho lãnh đạo trongquản lý kinh tế và sản xuất thi công, tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao.

- Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọnnhẹ, phản ánh đầy đủ các nội dung hạch toán và đáp ứng nhu cầu quản lý Bộ máykế toán bao gồm những nhân viên kế toán có trách nhiệm nhiệt tình với công việc,được bố trí và phân công nhiệm vụ rõ ràng phù hợp với trình độ và khả năng củamỗi người

- Về chứng từ kế toán: Trong công ty việc tổ chức sử dụng chứng từ tươngđối tốt đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của chứng từ Trong từng phầnhành kế toán đều thu thập đầy đủ các chứng từ cần thiết phục vụ cho việc ghi sổ,kiểm tra thông tin Các chứng từ đều được bảo quản và lưu trữ cẩn thận thuận tiệncho việc kiểm tra đối chiếu

- Về hệ thống báo cáo: Hệ thống báo cáo tài chính của công ty sử dụng theomẫu của BTC ban hành Ngoài ra để phục vụ cho yêu cầu quản trị nội bộ công tycòn có các báo cáo nội bộ

1.5.2 Khó khăn:

- Về công tác quản lý: do công ty đóng trên địa bàn thành phố, mà các côngtrình lại thi công ở khắp nơi trên cả nước do đó việc quản lý chưa được đi sâu đisát với thực tế

- Về bộ máy kế toán: Hiện nay bộ máy kế toán của công ty có 5 người, đâykhông phải là một con số quá ít đối với một phòng kế toán Tuy nhiên, do yêu cầucủa công tác kế toán, công ty nên sắp xếp để một nhân viên kế toán không nênkiêm nhiệm quá nhiều phần hành kế toán, vì như vậy sẽ giảm hiệu quả của việc đốichiếu số liệu giữa các phần hành kế toán khác nhau

- Về công tác tập hợp và luân chuyển chứng từ: do đặc thù của công ty làcông ty xây dựng nên việc thi công các công trình thường ở xa việc cập nhập vàphản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không kịp thời Cuối tháng, kế toán thống

kê các chi nhánh mới gửi chứng từ và bảng tổng hợp phân loại chứng từ, bảng tổnghợp các chi phí phát sinh theo từng hạng mục cho kế toán tổng hợp… Do đó, côngviệc dồn vào cuối tháng là rất lớn làm cho việc lập báo cáo kế toán và báo cáo

Trang 26

quản trị có thể bị chậm trễ và dẫn tới sai sót.

- Về phần mềm kế toán đang áp dụng tại công ty: công ty chưa ứng dụngphần mềm kế toán đồng thời do trình độ hiểu biết tin học của cán bộ kế toán chưacao

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO

THÔNG I THANH HÓA2.1 ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I THANH HÓA:

Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa nằm trên Quốc lộ

45, núi 1- Xã Đông Lĩnh- Huyện Đông Sơn- Tỉnh Thanh Hóa Tiền thân đầu tiên làCông ty Mặt đường được thành lập vào tháng 7 năm 1969 Trong giai đoạn 1969-

1979, do tình hình thực tế lúc bấy giờ công ty đã gặp nhiều khó khăn như lựclượng lao động quá đông, phương tiện , máy móc thiết bị lạc hậu, thi công cáccông trình chủ yếu là thủ công nên năng suất thấp, chất lượng kém Đến năm 1980,công ty đổi tên thành Công ty giải phóng mặt đường

Sau khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung quan liêu baocấp sang tự hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, bướcđầu công ty đã thích nghi dần với cơ chế song do khả năng của cán bộ cũng nhưphương tiện thi công còn có những mặt hạn chế nhất định, chính vì thế vẫn cònnhiều lúng túng và gặp không ít khó khăn

Đến năm 1992, công ty được thành lập lại theo QĐ 1349-TC/ UBTH ngày31/10/1992 của ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và đổi tên thành Công ty côngtrình giao thông I Thanh Hóa Với số vốn như sau:

Tổng số vốn : 50.287 triệu đồng

Trong đó: Vốn cố định : 30.287 triệu đồng

Vốn lưu động : 5.000 triệu đồng

Vốn NSNN cấp: 6.000 triệu đồng

Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 9.000 triệu đồng

Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa là đơn vị xây dựng

cơ bản, sản phẩm là đường giao thông, công trình thủy lợi như cầu cống, đườngxá… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng dài, giá trị lớn Vì vậy mànguyên vật liệu sử dụng trong công ty cũng có đặc điểm chung của ngành xây

Trang 28

dựng như sự đa dạng, phong phú về chủng loại, quy cách… Chẳng hạn có nhữngvật liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp như xi măng, sắt, thép…; có nhữngsản phẩm của ngành khai thác như cát, đá, sỏi…; những vật liệu này có thể qua chếbiến hoặc chưa qua chế biến tùy theo yêu cầu của từng công trình Cũng có nhữngloại sử dụng với khối lượng lớn như xi măng, sắt, thép, đá, cát… có loại chỉ cầnmột khối lượng nhỏ như vôi, ve, đinh… Một số nguyên vật liệu không qua hệthống nhập kho mà công ty sẽ chuyển luôn đến chỗ xây dựng như cát, xi măng,xăng dầu… Các nguyên vật liệu này nếu không được quản lý, kiểm tra thườngxuyên hay gặp thời tiết không tốt như mưa gió sẽ làm cho cát bị trôi dẫn đến haohụt tự nhiên cao còn xi măng sẽ dễ bị mất phẩm chất…

Hầu hết các vật liệu được sử dụng đều trực tiếp cấu thành nên thực thể côngtrình Là công ty kinh doanh xây lắp nên chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rấtlớn, khoảng 70% tổng chi phí xây dựng công trình Do vậy chỉ cần có một sự thayđổi nhỏ về số lượng cũng như giá mua của vật liệu cũng làm ảnh hưởng đến giáthành sản phẩm xây lắp, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy, công tác kế toán nguyên vật liệu ở Tổng công ty cổ phần công trình giaothông I Thanh Hóa đòi hỏi phải được hạch toán một cách chính xác, rõ ràng tránhnhầm lẫn và được coi là một phần hành đặc biệt quan trọng

Nguồn mua và yêu cầu bảo quản, vận chuyển các loại vật liệu cũng rất khácnhau Có loại vật liệu mua ngay ở cửa hàng đại lý vận chuyển rất nhanh chóng vàthuận tiện như xăng dầu, sắt, thép, xi măng…có loại phải mua ở xa vận chuyểnphức tạp như cát, sỏi… Có loại vật liệu có thể bảo quản trong kho như xi măng,sắt, thép… nhưng có loại không thể bảo quản trong kho được như gạch, cát, đá…gây khó khăn cho việc trông coi, bảo quản, dễ mất mát hao hụt ảnh hưởng tới quátrình thi công và giá thành công trình hay hạng mục công trình đồng thời làm giảmchất lượng công trình

Ở Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa còn có một đặcthù nữa là việc thu mua vật liệu vừa do đội xây dựng tự mua vừa do bộ phận kinhdoanh phòng kế hoạch kỹ thuật mua Nhưng những năm gần đây, công ty đã thựchiện chính sách giao khoán toàn bộ khâu mua bán vận chuyển vật liệu cho các xí

Trang 29

nghiệp tự lo công ty sẽ tạm ứng tiền cho các xí nghiệp và các xí nghiệp cử người đimua vật tư, các xí nghiệp phải lập phiếu nhập, phiếu xuất tập hợp các hóa đơnchứng từ định kỳ gửi về phòng kế toán để kế toán tổng hợp ghi sổ tập hợp chi phívà tính giá thành cho từng công trình Hiện nay do trên thị trường vật liệu xâydựng khá phong phú về chủng loại, chất lượng đồng thời giá cả cũng khá ổn địnhvì vậy công ty nhận thấy rằng việc dự trữ vật liệu trong kho là không cần thiết Dođó công ty không dự trữ hàng hóa vật tư trong kho mà tiến hành mua trực tiếpnguyên vật liệu ngay tại nơi thi công công trình và chuyển tới tận chân công trình.Như vậy sẽ giảm được những chi phí về bảo quản cũng như hao hụt trong quá trìnhdự trữ.

Ngoài ra, sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng phục vụ trực tiếpcho Xã hội mang tính lâu dài, đòi hỏi phải có chất lượng cao đảm bảo kỹ thuật Dovây, nguyên vật liệu để thi công công trình phải được sử dụng tiết kiệm, đúng mụcđích và bảo quản có hiệu quả, phải thỏa mãn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về số lượnglẫn chất lượng Đây là một yêu cầu quản lý có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giáthành sản phẩm

2.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU:

- Công tác quản lý nguyên vật liệu của công ty: Đầu tiên trong khâu thu muavật tư phải kiểm nghiệm chất lượng, số lượng, quy cách, chủng loại, giá mua, hóađơn Căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm vật tư mới tiến hành làm phiếu nhập khovà đầy đủ chữ ký mới tiến hành thanh toán

- Công tác quản lý của mỗi kho của công ty: việc tổ chức kho là một xí nghiệpđều được hạch toán một kho, quản lý một số vật liệu nhất định

- Công tác quản lý nguyên vật liệu: là đơn vị kinh doanh xây lắp nên giá trịvật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ giá trị công trình hơn nữa do đặc điểmcủa vật liệu có những loại dễ mất mát, dễ hao hụt ( vôi, cát…) làm ảnh hưởng đếntiến độ thi công công trình và tính giá thành toàn bộ công trình nên công ty đã cốgắng làm tốt công tác quản lý vật liệu bằng nhiều cách khác nhau Những vật liệudễ bảo quản như sắt, thép… được sắp xếp gọn gàng không lẫn lộn dễ lấy; nhữngloại vật liệu xuất sử dụng ngay tại chân công trình là loại dễ mất mát, hao hụt thì

Trang 30

công ty làm bạt che, trông coi cẩn thận Công ty thực hiện chính sách xuất thẳngvật liệu đến chân công trình thi công nên vừa tránh mất mát, hao hụt khi bảo quảnvì vậy vừa giảm được chi phí bốc xếp, vận chuyển, bảo quản tại kho của đội vàcông ty.

Nếu vật liệu hao hụt thì tùy từng trường hợp xử lý, nếu hao hụt trong địnhmức thì tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, nếu hao hụt ngoài định mức do thủkho gây nên thì thủ kho phải chịu bồi thường còn nếu chưa rõ nguyên nhân thì phảichờ xử lý

2.3 PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU:

2.3.1 Phân loại nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu sử dụng trong công ty là các nguyên vật liệu phục vụ chongành xây dựng như: cầu cống, đường …Do đặc điểm như vậy nên nguyên vật liệucủa Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa đã tiến hành phânloại vật liệu theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanhvà được hạch toán vào tài khoản tương ứng:

- Nguyên vật liệu chính( 1521) như : xi măng, cát, thép các loại, nhựa đường,đá dăm…

- Nguyên vật liệu phụ( 1522) như : que hàn, dây thép, đinh các loại…

- Nhiên liệu( 1523) như: xăng, dầu diêzen

-Phụ tùng thay thế(1524) như: xăm lốp ô tô, vòng bi các loại…

2.3.2 Đánh giá nguyên vật liệu:

2.3.2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu tại Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa:

Tại Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa đã đánh giánguyên vật liệu theo nguyên tắc giá gốc ( Trị giá vốn thực tế ) và trong trường hợpgiá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuầncó thể thực hiện được Giá gốc nguyên vật liệu bao gồm chi phí thu mua, chi phíchế biến và các chi phí khác liên quan trực tiếp phát sinh để có được nguyên vậtliệu ở địa điểm và trạng thái sử dụng hiện tại Nguyên vật liệu hiện có ở công tyđược phản ánh trong sổ kế toán và báo cáo kế toán phải đảm bảo yêu cầu trung

Trang 31

thực, hạch toán chính xác, đầy đủ.

Trị giá vốn của nguyên vật liệu tại thời điểm mua là số tiền thực tế phải trảngười bán ( trị giá mua thực tế )

Trị giá vốn thực tế

của vật liệu mua

Đối với vật liệu nhập kho:

Nguồn cung cấp vật liệu của công ty chủ yếu là do mua ngoài, không có vật liệunào mà doanh nghiệp tự gia công hay thuê ngoài gia công hoặc nhận góp vốn liêndoanh, liên kết Các vật liệu chính thì công ty thường mua với số lượng lớn , nhiênliệu sử dụng nhiều trong quý nên công ty thường ký kết hợp đồng với người bán.Còn các nguyên vật liệu khác được mua với số lượng ít thì công ty thường muangoài thị trường

Là một công ty xây dựng, những vật liệu với khối lượng lớn, cồng kềnh nênthường phát sinh chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản vật liệu đến chân côngtrình Thực tế tại công ty khi mua vật liệu để thi công xây dựng công trình thìthường thuê người bán phụ trách luôn cả việc vận chuyển, bốc dỡ… Các chi phíđó đươc cộng vào giá mua đối với nguyên vật liệu và giá tổng cộng đó chính là trịgiá vốn thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài

Cụ thể: ngày 12/6 công ty mua xi măng của công ty TNHH sx TM Ánh Xuân

với số lượng và đơn giá như sau:

- Số lượng: 3000 kg

- Đơn giá:818,185 đ/kg

Giá thực tế

nhập kho = Giá mua ghi trênhóa đơn + Chi phí thu mua(chưa VAT)

Trang 32

- Biết rằng thuế GTGT: 10%

→ Trị giá vốn thực tế của xi măng nhập kho: 3000 x 818,185 = 2.454.555 đCòn đối với nhiên liệu như xăng dầu thì khi người bán vận chuyển đến chocông ty thì công ty phải chịu phí xăng dầu Phí xăng dầu này được công ty hạchtoán vào nguyên giá của xăng dầu nhập kho

Cụ thể: ngày 2/5/2011 công ty mua xăng dầu ( Komat SHD 40 ) của Công ty

xăng dầu Cao Bằng- Cửa hàng số 21 ( Huyện Hà Quảng- Tỉnh Cao Bằng ) Với sốlượng và đơn giá như sau:

Giá mua ghi trên hóa đơn ( chưa VAT ): 18 x 50.211,82 =903.813 đ

Phí xăng dầu : 267 x 18 = 4.806 đ

→ Trị giá vốn thực tế của Komat SHD 40 là:

903.813 + 4.806 = 908.619 đ

Đối với vật liệu xuất kho:

Do đặc điểm hạch toán vật liệu ở công ty xây dựng đang áp dụng nghĩa làcông ty thực hiện chính sách để cho các xí nghiệp xây lắp tự mua nguyên vật liệutự mua theo yêu cầu phát sinh trong quá trình thi công và vật liệu mua về khôngnhập kho mà xuất thẳng đến chân công trình thi công nhưng kế toán tại các xínghiệp vẫn lập phiếu nhập, phiếu xuất kho như bình thường, thủ kho vẫn chịu tráchnhiệm trông coi, bảo quản vât liệu tại chân công trình, theo dõi số lượng nhập xuấttrên thẻ kho và ký vào phiếu nhập, phiếu xuất như bình thường Chính vì vậy nêngiá xuất kho của vật liệu ghi trên phiếu xuất kho là giá thực tế đích danh Vật liệuxuất kho thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá nhập khođể xác định giá trị thực tế của lô vật liệu xuất kho đó ( phiếu nhập và phiếu xuấtđược viết cùng một lúc )

Trang 33

2.4 THỦ TỤC NHẬP XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU

2.4.1 Thủ tục xin mua và nhập kho nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu của công ty hầu hết là được mua ngoài Trước đây việc muasắm vật liệu chủ yếu dựa vào thông số kỹ thuật của hợp đồng giao nhận việc, dựavào bản thiết kế kỹ thuật mà kỹ thuật dự trù khối lượng vật tư tiêu hao rồi sau đó sẽ

do xí nghiệp xây lắp tự mua hoặc do bộ phận kinh doanh phòng kế hoạch kỹ thuậtcủa công ty mua Nếu vật tư do bộ phận kinh doanh mua thì phiếu nhập kho dượcviết thành ba liên:

- 1 liên giao cho thủ kho

- 1 liên giao cho kế toán vật liệu để hạch toán

- 1 liên thì kế toán thanh toán giao cho bộ phận kinh doanh

Vật liệu do đội xây dựng tự mua thì phiếu nhập kho được viết thành 1 liênluân chuyển qua thủ kho sang kế toán các xí nghiệp xây lắp sau đó kế toán các xínghiệp xây lắp lưu đến cuối tháng tập hợp gửi lên phòng kế toán

Còn hiện nay thì các xí nghiệp xây lắp tự mua vật liệu về rồi chuyển thẳngđến chân công trình để thi công không nhập kho của công ty hay xí nghiệp nữa vìthế việc tổ chức nhập vật tư chỉ diễn ra trên danh nghĩa Trên thực tế khi cán bộ vật

tư của các xí nghiệp đem hóa đơn do người bán lập và các hóa đơn chi phí vậnchuyển ( nếu có ) về thì kế toán xí nghiệp sau khi kiểm tra kiểm nhận xong thì viếtphiếu nhập kho Thủ kho sau khi kiểm hàng nếu thấy phù hợp với số lượng thực tếthì ký vào phiếu nhập kho sau đó tổ chức bảo quản vật tư ngay tại chân công trình

Ngày đăng: 05/11/2014, 17:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.2: Lưu đồ quá trình kế toán nguyên vật liệu - huyền. chuyên đề kế toán nguyên vật liệu tại công ty công trình giao thông 1
Sơ đồ 2.2 Lưu đồ quá trình kế toán nguyên vật liệu (Trang 40)
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu  (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) - huyền. chuyên đề kế toán nguyên vật liệu tại công ty công trình giao thông 1
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w