17 Một số vấn đề Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Trang 1DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
NVL: Nguyên vật liệu
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
CP: Chi phí
TSCĐ: Tài sản cố định
CNV: Công nhân viên
GTGT: Giá trị gia tăng
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán là công cụ quản lý tài chính của mọi quốc gia của mọi nền kinh
tế và ở bất cứ quốc gia nào cũng có chế độ chính sách về quản lý tài chínhcũng như quản lý công việc kế toán Tại Việt Nam cũng vậy, Nhà nước tacũng có những quy định trong việc quản lý tài chính nhất là trong giai đoạnkinh tế suy thoái như hiện nay, công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệpluôn được đặt lên hàng đầu Đối với công tác quản lý nguồn lực đầu vào haychính là tư liệu sản xuất đang được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm sátsao Việc hoàn thiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp nói chung cũngnhư hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng phải phù hợp vớitình hình thực tế của đất nước hiện nay
Thực tập là một quá trình giúp sinh viên tiếp cận thực tế, bổ sung, kiểmnghiệm kiến thức Nó chứng tỏ sâu sắc phương pháp học phải đi đôi vớihành.Thời gian thực tập tổng hợp ở Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp HữuNghị đã giúp em trưởng thành hơn trong tư duy cũng như kiến thức chuyênngành Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành anh chị phòng kế toán tại công
ty, cảm ơn Ths Trương Anh Dũng - Giảng viên chính khoa kế toán trường đạihọc Kinh tế quốc dân đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành giai đoạnthực tập này
Qua thời gian thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấpHữu Nghị, em đã có được một sự hiểu biết tương đối về công ty và được hiểu
về thực hành của bộ máy kế toán tại một doanh nghiệp Và để góp phần hoànthiện hơn bộ máy kế toán của công ty đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật
liệu, qua quá trình tìm hiểu em đã hoàn thành chuyên đề: Một số vấn đề
Trang 3hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập của em gồm 3 phần:Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu NghịChương 2 : Thực trạng tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại công ty
cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Chương 3 : Một số đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tạicông ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Do hạn chế về thời gian thực tập và thiếu sót của bản thân nên bản báocáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Em mongnhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các anh chị Em xin cảm ơn
Trang 4CHƯƠNG - I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP
HỮU NGHỊ 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệp đượcthành lập theo Quyết định số 1744/QĐTM của Bộ Thương Mại ngày27/06/2005
Tên giao dịch Việt Nam là : Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp HữuNghị
Tên giao dịch quốc tế: Friendship High Quality Confectionery JoinStock Company
Trụ sở chính tại 122 Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội
Tel: 043 8643362 / 043 8646669
Fax: 84 048642579
Website: http:// www.huunghi.com.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư thành phố
Hà Nội cấp số: 0103014796, đăng ký lần đầu ngày 01/12/2006, đăng ký thayđổi lần 1 ngày 17/12/2007
Ngành nghề kinh doanh chính là : Kinh doanh vật tư nguyên liệu, hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, kinh doanh kho
Trang 5gồm kinh doanh quán bar) Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh
Vốn điều lệ đăng ký: 22.500.000.000 VND (Hai mươi hai tỷ, năm trămtriệu đồng)
Từ khi bắt đầu thành lập đến nay trải qua hơn 10 năm (từ năm 1997)công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã có những bước phát triển và
đã thay đổi tên gọi cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế
Ban đầu là Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, là một doanh nghiệpnhà nước trực thuộc Công ty thực phẩm Miền Bắc Do đó quá trình hìnhthành và phát triển của công ty gắn liền với sự hình thành và phát triển củacông ty thực phẩm Miền Bắc Công ty thực phẩm Miền Bắc được thành lậptheo Quyết định số 699/QĐTM-TCCB của Bộ Thương Mại Khi mới thànhlập công ty đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ sự mạnh dạn nhiệt tình củaBan giám đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc đã đầu tư dây chuyền sản xuấtbánh Cookíe của Công hoà Liên Bang Đức với công suất 10 tấn/ ngày Đây làmột dây chuyền sản xuất tiên tiến về trang thiết bị hiện đại với lò nướng đượcđiều khiển đốt bằng ga tự động Sau một thời gian lắp đặt chảy thử thànhcông, nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 1260 ngày08/12/1997 do Ban giám đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc ký với tên gọiNhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thực hiện sản xuất các loại bánh quy,bánh kem xốp, kẹo, lương khô… và các loại sản phẩm khác mang tên HữuNghị
Một bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty lànăm 1999 nhà máy đã nhận chuyển giao công nghệ và tổ chức sản xuất thànhcông sản phẩm bánh quy xốp của hãng Meiji Nhật Bản Công ty trở thành cơ
Trang 6sở duy nhất sản xuất các loại bánh mang thương hiệu Meiji Nhật Bản tại ViệtNam.
Một bước ngoặc quan trọng với công ty, với mục đích phát triển hơnnữa và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và để phù hợp hơnvới tình hình thực tế của nên kinh tế nước ta ngày 27/06/2005 theo Quyếtđịnh 1744/QĐTM của Bộ Thương Mại, nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghịđược chuyển thành Công ty Cổ phần Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, tên giaodịch quốc tế Friendship High Quality Confectionery Join Stock Company, trởthành một công ty hoạt động hoàn toàn độc lập
Tháng 12/2006, công ty chính thức đi vào hoạt động với 51,4% vốnNhà nước, là công ty Thực phẩm Miền Bắc; 48,6% vốn được bán cho cán bộcông nhân viên của công ty
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệpchuyên sản xuất bánh kẹo, công ty có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là: Sảnxuất và kinh doanh các loại mứt, kẹo, lương khô, bánh kem xốp, bánh ruốc …phần lớn là đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong nước, ngoài ra công ty cònsản xuất một số loại sản phẩm đặc thù vào các dip lễ tết như bánh nướng,bánh dẻo, mứt tết và rất nhiều sản phẩm khác mang tên Hữu Nghị
Trước thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, Nhà máy có 7 phânxưởng sản xuất hoàn toàn được trang bị máy móc thiết bị nhập ngoại vớiphương thức quản lý tiên tiến ISO9001-2000 theo tiêu chuẩn chất lượng quốc
tế Nhiều mặt hàng đã được tặng huy chương vàng bạc, danh hiệu hàng ViệtNam chất lượng cao…tại các hội chợ thương mại và triển lãm trong nước và
Trang 7Tuy thời gian chính thức đi vào hoạt động còn ít, chỉ hơn 10 năm, công
ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã vươn lên để đứng vững trên thịtrường, và trở thành một thương hiệu bánh kẹo có uy tín và được người tiêudùng ưa thích Cùng với việc trang bị những dây chuyên sản xuất tiên tiến,công ty còn tiếp tục nghiên cứu, cải tiến máy móc thiết bị nhằm mang lại hiệuquả và năng suất kinh doanh cao, công ty luôn đảm bảo tốc độ tăng trưởngcao, đấy mạnh mở rộng sản xuất Nhờ vậy đời sống của cán bộ công nhânviêc trong công ty được cải thiện, thu nhập bình quân của người lao động đãđược nâng lên nhiều, mức đóng góp của công ty vào ngân sách nhà nước cũngtăng theo hàng năm
Đặc biệt từ năm 2001 đến nay công ty đã áp dụng hệ thống quản lýchất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 2002 do tổ chức DNV & Quacert cấpgiấy chứng nhận nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trongnước và quốc tế
Mỗi năm công ty đưa ra thị trường hơn 8.000 tấn sản phẩm các loạibao gồm: bánh quy xốp, kẹo cứng có nhân, bánh lương khô, bánh Trung thu,mứt Tết, bánh tươi, các loại bánh kem sinh nhật, bánh cưới…đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm có chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp, cơ cấu chủng loạihàng hoá đa dạng phong phú, giá cả hợp lý…Vì vậy tất cả sản phẩm mangthương hiệu cao cấp Hữu Nghị đã được tặng nhiều huy chương vàng trongcác Hội chợ triển lãm Quốc tế và trong nước Được người tiêu dùng bìnhchọn Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm, và được khách hàngtrong nước, ngoài nước rất ưa chuộng
Để đáp ứng nhu cầu cung ứng tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo Hữu Nghị,Công ty đã xây dựng hệ thống chi nhánh phân phối, nhà máy tại Miền Bắc vàmiền Nam
Trang 8:_ Nhà máy sản xuất bánh các loại tại Định Công Hà Nội
- Chi nhánh Hà Nam- nhà máy sản xuất tại Đồng Văn
- Chi nhánh Bình Dương- Nhà máy tại Bình Dương
- Chi nhánh Hồ Chi Minh- Trung tâm phân phối thương mại
- Chi nhánh Quy Nhơn- nhà máy tại Quy Nhơn
Hệ thống mạng lưới chi nhánh của công ty không ngừng được mở rộng,phù hợp với chiến lược kinh doanh dài hạn đưa thương hiệu Hữu Nghị thành
số 1 tại Việt Nam
Người lao động: Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty tại chinhánh Hà Nội là 450 người trong đó: trình độ thạc sỹ: 10 người, trình độ đạihọc: 92 người, cao đẳng và trung cấp 85 người, vào những thời vụ kinh doanh
số lượng lao động của công ty có thể lên tới 400 người Lương của cán bộ,nhân viên của công ty khoảng từ 2.5-3 triệu đồng/tháng, tuỳ thuộc vào vị trí
và tính chất công việc
Trong những năm gần đây công ty đã đạt một số thành tựu đáng kể vềmặt tài chính và về tình hình bán hàng cũng như những thành công về thươnghiệu của công ty
Trang 9Biểu số 1.1: Tình hình tài chính khái quát của công ty trước và sau khi cổ
Tài sản dài hạn 50.566.215 64.057.982 78.990.250
Tài sản cố định 49.055.700 49.057.982 58.990.250 Các khoản đầu tư tài chính
Trang 10Biểu số 1.2:Tóm tắt tình hình tài chính:
Đơn vị nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Doanh thu bán hàng và cung
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.239268 10.040.355 22.591.800
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
586.975 5.946.600 10.604.733
11 Thu nhập khác 7.197.672 6.240.315 64.834
13.Tổng lợi nhuận trước thuế 7.784647 12.002.814 10.062.517
14 Chi phí thuế TNDN hiện
hành
1.946162 3.000.703 2.515.630
15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.838.485 9.002.111 7.547.887
Trang 11Biểu số 1.3: Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng năm 2007
Trang 12nghìn đồng (tăng 27%), vốn chủ sở hữu tăng 29.897.704 ( tăng 167% ), doanhthu tăng 217.800.450 nghìn đồng (tăng 167%), lợi nhuận sau thuế tăng3.163.626 nghìn đồng (tăng 54%).
Năm 2008 so với năm 2007: tổng tài sản tăng 70.111.242 nghìn đồng(tăng 75,7%) trong đó tài sản ngắn hạn giảm 5.821.026(giảm 6,7%) tài sảndài hạn tăng 14.932.268 nghìn đồng (tăng 23,3%), vốn chủ sở hữu tăng20.093.692 nghìn đồng (tăng 42%),
Các thành tựu mà công ty đã đạt được trong các năm vừa qua:
Bằng khen của thủ tướng chính phủ năm 2004
Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2005) do Chủ Tịchnước tặng
Bằng khen của Bộ thương mại ( Bộ Công thương) các năm2001-2007
Huy chương vàng Hội chợ Expo các năm 2000-2008
Hệ thống ISO trong hoạt động quản lý doanh nghiệp
o Loại ISO: 9001: 2000
o Ngày cấp: 09/07/2007-08/07/2010 và 20/03/2010
21/06/2007-o Nơi cấp: Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩnQuacert và Det Norske Veritas- DNV
Thương hiệu các sản phẩm của Công ty Hữu Nghị đã đạt được trong thời gian qua:
Trang 13Bảng 1.4: Xếp hạng thị phần một số sản phẩm của công ty
1 Sản phẩm Bánh Tươi, bánh
mỳ ruốc Staff, Lucky, safety Lớn nhất Việt Nam
2 Mứt tết Lớn Nhất Việt Nam, có truyền
thống về Mứt tết
3 Bánh kem xốp Lớn nhất Việt Nam
4 Bánh Trung Thu Đứng thứ 3 Việt Nam, thứ 2 tại
ty thực phẩm miền Bắc Nhưng từ khi chuyển sang cổ phần hoá, năm 2005,trở thành công ty hoạt động hoàn toàn độc lập, mọi hoạt động của công ty đềunằm dưới sự chỉ đạo của hội đồng quản trị của công ty Đó cũng chính là cơhội để công ty khẳng định sự chủ động và trách nhiệm trong mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình
1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Công ty có bộ máy quản lý tương đối đầy đủ với các phòng ban chứcnăng tạo điều kiện cho việc điều hành từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ Làcông ty cổ phần nên bộ máy tổ chức công ty theo đúng cơ cấu của công ty cổ
Trang 14phần: Có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, và Bankiểm soát.
Ngoài ra trong công ty cũng có tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên vàcác tổ chức chính trị xã hội khác hoạt động theo hiến pháp và pháp luật, chịu
sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp trên Đây là các tổ chức tham gia vào hoạtđộng của công ty nhưng không tham gia vào bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được hình thành theo cơ chế trựctiếp và có mối quan hệ thống nhất, mỗi phòng ban chức năng đảm nhận mộtchức năng cụ thể theo chuyên môn riêng của mình Các phòng ban chức năngđều nằm dưới sự quản lý lãnh đạo chung của ban giám đốc công ty
Trang 15Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
z
Phó giám đốc kinh
doanh Phó giám đốc tổ chứclao động Phó giám đốc sảnxuất
Phòng tài chính kế toán
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Chi nhánh Quy Nhơn
Chi nhánh Bình Dương
Chi nhánh Tp HCM
Phòng tổ chức hành
Phòng kỹ thuật
Phòng kế hoach vật tư Phòng thị
Trang 16Thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty:
Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là
cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông thông qua cácquyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy
ý kiến bằng văn bản
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của công ty gồm 3 thành viên,
nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là 5 năm Thành viên của hội đồng quản trị cóthể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Theo điều lệ của công ty,Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danhcông ty quyết định, thực hiện mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợicủa Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên, được bầu ra trên nguyên tắc bỏ
phiếu kín, để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực trong quản lý, điềuhành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép kế toán và báo cáo tài chính đồngthời kiến nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lýđiều hành hoạt động của công ty
Giám đốc công ty: Là người trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày
của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệmtrước hội đồng quản trị vể việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.Nhiệm kỳ của giám đốc là 5 năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳkhông hạn chế
Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản
lý và trách nhiệm về tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác sản xuất kinhdoanh của công ty, xây dựng chiến lược và chính sách tiêu thụ sản phẩm, tổ
Trang 17chức lập kế hoạch tiêu thụ hàng năm đối với sản phẩm các loại, xây dựngmạng lưới tiêu thụ khắp cả nước.
Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm phụ trách công tác về kỹ thuật
sản xuất, công nghệ sản xuất của công ty, trực tiếp chỉ đạo sản xuất và côngtác an toàn lao động, công tác kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm vật tưhàng hoá nhập kho… Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các vấn đề liênquan tới sản xuất như chất lượng, số lượng, kế hoạch sản xuất, chủng loại sảnphẩm, định mức tiêu hao nguyên liệu
Phó giám đốc phụ trách lao động: chịu trách nhiệm các vấn đề về tổ
chức, quản lý nguồn lao động, đào tạo lao động…ra các quyết định và ký kếtcác hợp đồng lao động với nhân viên
Công ty có 6 phòng ban chức năng:
Phòng tài chính kế toán: Trực tiếp làm công tác kế toán tài chính theo
đúng chế độ Nhà nước quy định, tham mưu cho giám đốc hoạch định quátrình sản xuất kinh doanh của công ty Thực hiện ghi chép tính toán và phảnánh chính xác, kịp thời, đầy đủ về tình hình tài sản, lao động, tiền vốn và kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Quản lý mặt tài chính củacông ty, tính toán và trích nộp đầy đủ đúng thời hạn các khoản phải nộp Ngânsách Nhà nước và trích lập các quỹ khác của công ty theo đúng điều lệ củacông ty
Phòng kế hoạch vật tư: có chức năng xây dựng các kế hoạch tổng hợp
ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về nguyên liệu, bao bì, xây dựng kế hoạch tiêuthụ, lập kế hoạch nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới Thực hiện xây dựngđinh mức tiêu hao nguyên vật liệu cho cả công ty, theo dõi tình hình thực hiệncác định mức này
Trang 18Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật công nghệ của công ty,
hướng dẫn thực hiện hoạt động của các khâu theo quy định của ISO 9002,phối hợp với các phòng khác để lập kế hoạch sản xuất Thường xuyên kiểmtra theo dõi chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất
Phòng thị trường: Thực hiện nghiệm thu và giao hàng hoá, thành phẩm
cho khách hàng, cung cấp đúng chủng loại, quy cách sản phẩm mà kháchhàng yêu cầu, đảm bảo cho quá trình bán hàng của công ty được thuận lợi.Nghiên cứu thị trường và nắm bắt nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm,đưa ra các biện pháp tiêu thụ hợp lý và đảm bảo các yếu tố khác cho quá trìnhsản xuất kinh doanh
Phòng cơ điện: Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến điện,
máy móc, thiết bị văn phòng, đảm bảo cho quá trình hoạt động của công tyđược diễn ra liên tục
Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm, phụ trách chung về nhân
lực, thực hiện xây dựng mức đơn giá tiền lương, theo dõi quá trình thực hiệncác định mức kinh tế kế hoạch, kỹ thuật căn cứ vào yêu cầu phát triển sảnxuất và định hướng phát triển của công ty Lập kế hoạch đào tạo lại cán bộ cóthời gian công tác từ 5-10 năm, đào tạo mới công nhân có kỹ thuật, có nănglực, đạo đức tốt Quản lý các vấn đề về mặt nhân sự, con dấu, giấy giới thiệucủa công ty, tham mưu và giúp giám đốc soạn thảo các nội dung quy chế hoạtđộng, quy chế thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật của công ty
1.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì công nghệ sản xuất là yếu tố ảnhhưởng lớn đến việc quản lý nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng
Trang 19gồm nhiều chủng loại khác nhau, mỗi chủng loại sản phẩm có một quy trìnhsản xuất và chế biến riêng biệt Do đó công ty xây dựng một hệ thống trangthiết bị, máy móc phục vụ công tác sản xuất kinh doanh.
Công ty có hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại cùng dâychuyền sản xuất tiên tiến được nhập khẩu từ các nước có công nghệ hiện đại.Toàn bộ dây chuyền sản xuất được bố trí chặt chẽ và có khoa học tại các phânxưởng sản xuất, việc kết hợp giữa lao động thủ công và máy móc tại công ty
đã tạo nên quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng và có năng suất cao
Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩmdiễn ra liên tục, khép kín, không bị gián đoạn về mặt thời gian và kỹ thuật Vìvậy việc tổ chức và quản lý sản xuất cũng mang tính đặc thù riêng biệt Ở tất
cả các khâu, công việc sản xuất luôn thực hiện không ngừng và luôn có bộmáy kiểm tra thường xuyên đối với quy trình hoạt động
Tại công ty có nhiều phân xưởng sản xuất các loại bánh, kẹo khácnhau Mỗi sản phẩm của công ty lại có quy trình sản xuất và chế biến khácnhau phù hợp với từng loại sản phẩm Tuy nhiên, quy trình sản xuất côngnghệ của các phân xưởng cũng có nét tương đồng và ta có thể khái quát nhưsau:
Trang 20Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất công nghệ
NVL Phân xưởng lương khô
Px bánh trung thu
KCS KCS
cẩu
Trang 21Qua sơ đồ trên ta thấy quá trình sản xuất diễn ra liên tục, tuy nhiên chấtlượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào nguyên vật liệu đầu vào Do đó trongquá trình sản xuất việc giám sát chất lượng các khâu sản xuất được thực hiệnrất chặt chẽ, qua rất nhiều khâu kiểm soát chất lượng nhất là các nguyên liệuđầu vào Vì chất lượng của nguyên liệu đầu vào chính là chất lượng của cácsản phẩm được tạo ra.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty giản đơn nhưngđược chế biến liên tục, khép kín, sản xuất với số lượng lớn và công tác sảnxuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá có sự tham gia một phần thủcông Chu kỳ sản xuất ngắn và đối tượng sản xuất là bánh kẹo, khi kết thúc camáy cũng là khi sản phẩm hoàn thành Do vậy công ty không có sản phẩm dởdang trong danh mục hàng tồn kho
Các nhà máy của công ty được xây dựng trong các khu công nghiệp cóquy hoạch, thuận lợi trong giao thông vận chuyển đi các tỉnh thành Tại cácnhà máy đều được đầu tư hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại và có năngsuất cao, do đó công tác sản xuất của công ty luôn đạt được kết quả cao
Công ty có hệ thống máy móc thiết bị như sau:
Trang 22Biểu số 1.5: Dây chuyền thiết bị sản xuất của công ty tại chi nhánh Hà Nội
Nhà máy Phân xưởng sản xuất Xuất xứ thiết bị
Nhà máy tại
Định Công Phân xưởng 1: Cracker
01 Dây chuyển thiết bị củaĐức
Phân xưởng 2: Kem xốp
02 Dây chuyển thiết bị củaĐức
Phân xưởng 3: Bim Bim,kẹo…
01 Dây chuyển thiết bị củaĐài Loan
Phân xưởng 4: Bánh quy
01 Dây chuyển thiết bị củaĐức
Phân xưởng 5: Lương khô
01 Dây chuyển thiết bị củaMalaixia
Phân xưởng 6: bánh tươi
08 Dây chuyển thiết bị củaĐài Loan
Hệ thống máy móc thiết bị của công ty hiện nay mới được đầu tư, giátrị lớn hiện đại mức độ tự động hóa cao Dây chuyển sản xuất của công tyđược thực hiện theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2000 đảm bảo
vệ sinh an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm trong vận chuyển và sử dụng.năng lực sản xuất đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ kinh doanh hiện tại ( hầu hếtcác dây chuyền này được đầu tư bằng nguồn vốn vay trung hạn, và thuê muatài chính)
Công ty có 6 phân xưởng chính sau:
Phân xưởng lương khô
Trang 23 Phân xưởng bánh quy
Phân xưởng kem xốp
Phân xưởng kẹo
Phân xưởng bánh tươi, bánh trung thu, mứt tết
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ các phân xưởng sản xuất
1.4 Đặc điểm tổ chức Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Trang 241.4.1 Cơ cấu Tổ chức bộ máy kế toán
Dựa vào nguyên tắc quản lý và xuất phát từ thực tiễn tổ chức sản xuất,
bộ máy kế toán công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị được xây dựngtheo mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán của công ty được tậptrung tại phòng kế toán tài chính Ngoài ra trong cơ cấu tổ chức của công ty,tại mỗi phân xưởng, cửa hàng đều bố trí một nhân viên kế toán nhưng chỉhạch toán ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ gửi toàn bộ chứng
từ liên quan về phòng kế toán
Phòng kế toán của công ty thực hiện tổ chức hạch toán kế toán, theo dõiphản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp lên các báo cáo Tất cảđều được thực hiện dưới sự chỉ đạo chuyên môn trực tiếp của Kế toán trưởng
và sự quản lý chặt chẽ của Ban giám đốc
Trang 25Sơ đồ 1.4 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty CP bánh kẹo cao cấp Hữu
Nghị
Ghi chú: : quan hệ chỉ đạo
:quan hệ chi phối
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành trực tiếp
các công việc của phòng kế toán tài chính, có trách nhiệm bao quát toàn bộtình hình tài chính của cả công ty, thông báo cụ thể cho giám đốc về mọi hoạtđộng tài chính, lập các báo cáo tài chính theo đúng quy định của Nhà nước vàđúng thời hạn quy định
Phòng kế toán công ty có 2 phó phòng, tuy nhiên các phó phòng đangkiêm nhiệm cả kế toán các phần hành như phần hành tiêu thụ, chi phí - giáthành
Kế toán tiêu thụ, công nợ phải thu
Kế toán công
nợ phải trả
Thủ quỹ
Trang 26Kế toán tiền mặt: Là người chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết về tiền
mặt lên sổ chi tiết tiền mặt các nghiệp vụ liên quan, kiểm tra tính hợp lý, hợp
lệ của các chứng từ gốc,từ đó lập các phiếu thu, phiếu chi cho các nghiệp vụtiền mặt, theo dõi công nợ nội bộ, huy động vốn
Kế toán tiền gửi ngân hàng: Là người chịu trách nhiệm hạch toán các
nhiệm vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng, thực hiện các quá trình thanh toángiữa công ty với các đối tượng khác thông qua hệ thống ngân hàng, định kỳlập biểu thuế về các khoản mà công ty phải thanh toán với Nhà nước, giám sátviệc thu chi qua hệ thống ngân hàng
Kế toán vật tư ( nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ): Là người chịu
trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu nguyên vậtliệu, công cụ dụng cụ Đồng thời theo dõi quá trình thanh toán giữa công tyvới nhà cung cấp, tính ra giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho các mụcđích khác nhau và giá trị tồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Hiệnnay kế toán vật tư đã được tách riêng thành kế toán nguyên vật liệu và kế toáncông cụ dụng cụ
Kế toán TSCĐ: theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm của
TSCĐ, tính ra mức khấu hao TSCĐ, phản ánh các chi phí và quyết toán côngtrình đầu tư xây dựng cơ bản
Kế toán tiền lương, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Là người có trách nhiệm hạch toán tiền lương, các khoản trích theo
lương để phân bổ vào chi phí trong kỳ, theo dõi tình hình lập và sử dụng cácquỹ như khen thưởng ,phúc lợi…; Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chotừng loại sản phẩm, trên cơ sở đó tính đúng và đủ giá thành các sản phẩmhoàn thành trong kỳ
Trang 27Giúp việc cho kế toán trưởng, có nhiệm vụ thay mặt cho kế toán trưởnggiải quyết các công việc khi kế toán trưởng đi vắng, cùng chịu trách nhiệmvới trưởng phòng các phần việc được phân công.
Kế toán tiêu thụ: Là người chịu trách nhiệm hạch toán quá trình bán
hàng lên doanh thu, theo dõi giá vốn, theo dõi công nợ phải thu của kháchhàng và đôn đốc tình hình thanh toán của khách hàng cho công ty Kế toántiêu thụ còn kiêm nhiệm chức danh phó phòng, giúp đỡ và thay kế toántrưởng giải quyết các công việc khác của phòng
Kế toán công nợ phải trả: Là người chịu trách nhiệm hạch toán quá
trình mua hàng, nguyên vật liệu…, theo dõi công nợ phải trả và đôn đốc tìnhhình thanh toán với nhà cung cấp của công ty Hàng tháng tổng hợp hàngnhập, đối chiếu với thủ kho và lên cân đối hàng nhập gửi báo cáo tới Kế toántrưởng, kê khai thuế đầu vào, đề xuất các vấn đề cần giải quyết liên quan đếncông việc của mình
Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt, quản lý tiền mặt
tồn tại quỹ của công ty phục vụ cho các hoạt động kinh tế của công ty Thựchiện việc ghi sổ quỹ tiền mặt kịp thời theo quy định, định kỳ đối chiếu với sổchi tiết tài khoản tiền mặt với kế toán tiền mặt; nhận các khoản tiền mặt thu
về của công ty và phát lương cho toàn bộ CNV trong công ty, chi trả cáckhoản chi khác của công ty theo quy định
1.4.2 Đặc điểm vận dụng chính sách kế toán
Chế độ kế toán áp dụng trong công ty là theo Quyết định số
15/2006/QĐ_BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính
Đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức trong công ty là Đồng Việt Nam.Ngoài ra công ty còn sử dụng một số ngoại tệ khác Ngoại tệ được quy đổitheo tỷ giá ngân hàng
Trang 28Niên độ kế toán là 1 năm, bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày31/12.
Kỳ hạch toán theo tháng, quý, năm
Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc và hạch toán theo phươngpháp kế khai thường xuyên Giá trị vốn hàng tồn kho được tính theo phươngpháp bình quân gia quyền
Tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá và giá trị còn lại Khấuhao được tính theo phương pháp đường thẳng Thời gian khấu hao được ápdụng theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003
Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ
Thuế suất thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 25%
1.4.3 Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hànhtheo Quyết định số 15/QĐ- BTC ngày 30/6/2006
Hiện nay công ty sử dụng các tài khoản cấp 1 và cấp 2 theo đúng chế
độ kế toán hiện hành Tuy nhiên công ty chi tiết hoá các tài khoản theo từngđối tượng cụ thể để phù hợp với yêu cầu quản lý và sản xuất kinh doanh
Hiện tại công ty chưa sử dụng các tài khoản ghi đơn và một số tàikhoản khác như TK 151, 213,
1.4.4 Đặc điểm hệ thống chứng từ kế toán
Công ty vận dụng hệ thống chứng từ kế toán trong doanh nghiệp theo
Quyết định số 15/2006/ QĐ_ BTC và một số văn bản pháp luật khác Công ty
sử dụng hệ thống chứng từ về tiền tệ, tài sản cố định, hàng tồn kho, lao động,tiền lương, bán hàng, theo đúng quy định của Nhà nước Ngoài ra công ty còn
Trang 29sử dụng các chứng từ do công ty lập phù hợp với đặc điểm sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp và được Bộ Tài chính chấp nhận.
Cụ thể, hệ thống chứng từ mà doanh nghiệp sử dụng gồm:
Hạch toán tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số TSCĐ); Thẻ tài sản cố định (mẫu số 02-TSCĐ); Biên bản xử lý TSCĐ (mẫu số03-TSCĐ); Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 04-TSCĐ); Biên bản kiểm kêTSCĐ (mẫu số 05-TSCĐ), bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu số 06-TSCĐ)…
01- Đối với hạch toán hàng tồn kho:
Các chứng từ sử dụng về nhập vật liệu: Phiếu kiểmnghiệm vật tư; Hợp đồng bán hàng của người bán (mẫu số 01 – BH); Hoá đơngiá trị gia tăng (mẫu số 01-GTGT); Phiếu yêu cầu nhập kho; Phiếu nhập khovật tư (mẫu số 01-VT)…
Các chứng từ sử dụng về xuất vật tư: Phiếu yêu cầulĩnh vật tư; Phiếu lĩnh vật tư; Phiếu xuất vật tư (mẫu số 02-VT); Thẻ kho(mấu số 06-VT)…
Đối với hạch toán thanh toán: Biên bản đối chiếu công nợ; Giấybáo Có; Phiếu thu (mẫu số 01-TT); Phiếu chi (mẫu số 02-TT); Giấy đề nghịthanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04-TT); Sổ bảng kê của ngân hàng kèmchứng từ gốc…
Đối với hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thanhtoán với người lao động: Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02-LĐTL);Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04-TT); Bảng kê trích nộp cáckhoản theo lương (mẫu số 10-LĐTL); Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm
xã hội (mẫu số 11-LĐTL); Bảng thanh toán tiền làm thêm ngoài giờ (mẫu số06-LĐTL); Bảng chấm công (mẫu số 01a – LĐTL)…
Đối với hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Phiếu nhập
Trang 30kho thành phẩm ( mẫu số 01-VT); Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho(hoá đơn giá trị gia tăng); Báo cáo nhập - xuất - tồn kho thành phẩm; Thẻkho…
Đối với hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thànhsản phẩm: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội; Bảng phân bổ vậtliệu; Công cụ dụng cụ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; Các chứng từkhác phản ánh chi phí bằng tiền khác…
1.4.5 Đặc điểm hệ thống sổ kế toán
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính theo hình thức sổNhật ký chứng từ Phần mềm kế toán trên máy vi tính do công ty tự thiết kếvừa kết hợp giữa kế toán thủ công và kế toán trên máy
Hiện công ty đang sử dụng các loại sổ kế toán tổng hợp như là:
Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm
Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sảnphẩm
Thẻ kho
Sổ chi tiết tiền vay
Sổ chi tiết bán hàng
Trang 31 Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ
Ngoài ra công ty còn sử dụng một số loại sổ chi tiết khác nhằm phù hợpvới đặc điểm sản xuất kinh doanh do công ty tự thiết kế đã được sự đồng ýcủa Bộ tài chính như là sổ chi tiết bao bì…
1.4.6 Đặc điểm hệ thống báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính của công ty được lập tuân thủ theo quyết định số15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 về chế độ báo cáo tài chính
Định kỳ theo quý, năm, phó phòng kế toán lập các báo cáo tài chínhtheo quy định của Nhà nước dưới sự giám sát chỉ đạo của kế toán trưởng
Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN): Công ty sử dụngtheo đúng mẫu để lên báo cáo Đối với các chỉ tiêu không sử dụng công ty đểtrống trên báo cáo Các chỉ tiêu này thường bao gồm các mã số 120, 134, 135,
Thuyết minh báo cáo tài chính: Bản thuyết minh theo đúngquy định của Bộ Tài chính
Việc lập các báo cáo trên của công ty được thực hiện vào cuối tháng,quý kỳ kế toán (cuối năm tài chính)
Một số báo cáo quản trị phục vụ nội bộ doanh nghiệp:
Do yêu cầu quản lý doanh nghiệp, phòng kế toán lập 1 số báo cáo quảntrị phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tài chính tại công ty Các báo cáoquản trị cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng thanh toán, dự kiến
Trang 32các chi phí phát sinh Bao gồm: Báo cáo thanh toán tạm ứng; Báo cáo về công
nợ của khách hàng; Báo cáo về tình hình sử dụng hoá đơn, Báo cáo dự toáncác chi phí theo tháng Các báo cáo này phục vụ cho công tác kế hoạch làchính
1.4.7 Phần hành kế toán máy đang đươc sử dụng tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Hiện tại công ty đang sử dụng phần hành kế toán máy ADVANACCOUNTING là phần hành kế toán máy do công ty tự thiết kế nên phù hợpvới hoạt động của công ty
ADVAN ACCOUNTING gồm các phân hệ sau:
1 Hệ thống
2 Kế toán tổng hợp
3 Kế toán công nợ phải thu
4 Kế toán công nợ phải trả
5 Kế toán tiền mặt
6 Kế toán tiền gửi ngân hàng
7 Kế toán chi phí và giá thành
8 Kế toán nguyên vật liệu
9 Kế toán công cụ dụng cụ
10.Kế toán tài sản cố định
11.Kế toán bán hàng
Trang 33Sơ đồ 1.5 Trình tự xử lý số liệu của phần mềm kế toán ADVAN
ACCOUNTING
Chứng từ, tài liệu (về nghiệp vụ kinh tế)
Nhập dữ liệu vào máy(nhập các thông tin trên chứng từ)
Khai báo các yêu cầu
với máy
Máy tự xử lý thông tin
Lập báo cáo sổ sách theo yêu cầu
Trang 34Quy trình xử lý số liệu của phần mềm kế toán ADVAN ACCOUNTING
1 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
8 Lên báo cáo
9 Báo cáo kế toán, sổ sách kế toán
Trước khi sử dụng phần mềm kế toán phải khai báo các tham số hệ thống
và hệ thống các danh mục cho phân mềm Trong quá trình sử dụng cũng cóthể khai báo thêm hoặc khai báo lại cho phù hợp với công việc kế toán, đúngvới chính sách chế độ kế toán của Nhà nước
Trang 35CHƯƠNG - 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ
2.1 Một số đặc điểm của nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Một trong những điều kiện thiết yếu của quá trình sản xuất là nguyênvật liệu, nguyên vật liệu được thể hiện dưới dạng vật chất chỉ tham gia vàomột chu kỳ sản xuất nhất định và giá trị của nó được chuyển dịch ngay vàogiá trị của thành phẩm Tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị dođặc điểm là công ty sản xuất bánh kẹo, các mặt hàng thực phẩm nên nguyênvật liệu chính mà công ty sử dụng cũng mang tính đặc thù riêng: các loạiđường, bột mỳ, tinh dầu, mạch nha, bơ, sữa, các loại gia vị….Với khối lượngsản phẩm sản xuất hàng năm hơn 8000 tấn sản phẩm, với nhiều chủng loạisản phẩm khác nhau, nên nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng về chủngloại và yêu cầu về nguyên vật liệu cũng rất phức tạp Nguyên vật liệu củacông ty chủ yếu là hàng thực phẩm mang tính thời vụ và phụ thuộc rất nhiềuvào điều kiện thời tiết và công tác sản xuất của ngành nông nghiệp Nguyênvật liệu công ty sử dụng có thời gian sử dụng ngắn yêu cầu bảo quản cao, nếu
để quá hạn hoặc bảo quản không tốt sẽ bị biến đổi tính chất do đó làm ảnhhưởng tới chất lượng của sản phẩm, qua đó sẽ ảnh hưởng tới uy tín của côngty
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp tại nước ta mang tính thời vụ,không ổn định chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết nên chất lượng và sản lượngcủa nguyên vật liệu mà công ty thu mua cũng không được ổn định Mặt khácgiá cả nguyên vật liệu cũng thay đổi theo thời vụ và thay đổi theo năm, trongkhi đó quá trình sản xuất của công ty thì luôn phải diễn ra liên tục không thể
Trang 36để gián đoạn, do đó công ty cần phải có kế hoạch thu mua và dự trữ nguyênvật liệu linh động và phù hợp với thực tế
Ngoài ra số lượng, chủng loại nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng,nguyên vật liệu là các chất hữu cơ rất dễ bị phân huỷ, chịu ảnh hưởng nhiềubởi điều kiện môi trường bảo quản nên mỗi loại nguyên vật liệu cần phải cóđiều kiện bảo quản cẩn thận đúng tiêu chuẩn và có khoa học
2.2 Đặc điểm công tác quản lý và thu mua nguyên vật liệu tại công
ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Quản lý nguyên vật liệu là một khâu rất quan trọng trong quá trình sảnxuất, quản lý tốt các khâu thu mua, dự trữ, và sử dụng tốt nguyên vật liệu sẽlàm tăng chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí giảm giá thành và do đó làmtăng lợi nhuận của doanh nghiệp Nguyên vật liệu là một yếu tố không thểthiếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm nên công tácquản lý và thu mua nguyên vật liệu tại công ty được thực hiện rất kỹ càng.Các kế hoạch về thu mua, dự trữ được công ty chuẩn bị cận thận , hợp lý và
có hiệu quả
Đối với khâu thu mua nguyên vật liệu: Do đặc điểm nguyên vật liệucủa công ty là sản phẩm của sản xuất nông nghiệp, có tính thời vụ nên các kếhoạch thu mua nguyên vật liệu được xây dựng trên kế hoạch sản xuất và tìnhhình thực tế về nông nghiệp, các kế hoạch không chỉ được lập cho một tuần,tháng mà phải được lập cho cả năm Hàng tháng, quý, năm dựa vào khả năngsản xuất và khả năng tài chính của công ty, căn cứ vào định mức tiêu haonguyên vật liệu cho các loại sản phẩm, công ty xây dựng kế hoạch thu mua vàthực hiện công tác thu mua nguyên vật liệu cho sản xuất Nguyên vật liệutrước khi thu mua và trước khi nhập kho đều được kiểm tra chặt chẽ bởiphòng KCS về tất cả các mặt chủng loại, số lượng, chất lượng…
Trang 37Đối với khâu bảo quản: công ty có khối lượng nguyên vật liệu lớn vàphần lớn là hàng thực phẩm dễ hỏng, khó bảo quản nên khâu bảo quản đượccông ty rất chú trọng Tai mỗi cơ sở sản xuất công ty đều xây dựng kho bảoquản nguyên vật liệu cạnh các phân xưởng sản xuất Các kho nguyên vật liệuđảm bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, có đầy đủ phương tiện thiết bị phục vụ chocông tác bảo quản nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trong kho được sắp xếpgọn gàng, có quy tắc thuận lợi cho việc nhập xuất nguyên vật liệu Mỗi kho
có trưởng kho trực tiếp quản lý công việc tại kho và các nhân viên kho phục
vụ cho công tác bảo quản nguyên vật liệu và công tác nhập xuất nguyên vậtliệu Tại kho công ty có trang bị hệ thống thiết bị như máy tính, máy in…phục vụ cho công tác bảo quản nguyên vật liệu và hỗ trợ công việc cho cácnhân viên kho
Đối với khâu sản xuất: Nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất đều đãđược kiểm tra chất lượng bởi phòng KCS của công ty Nguyên vật liệu đưavào sử dụng theo đúng định mức đã được lập và nhu cầu sản xuất, thườngkhông có hiện tượng xuất thừa hoặc thiếu do các khâu từ xây dựng định mứctới việc xuất nguyên vật liệu và sản xuất được tổ chức chặt chẽ và có khoahọc Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại các phân xưởng được theo dõi chặtchẽ và được phòng kế hoạch vật tư tổng hợp lại, từ đó xây dựng nên định mức
sử dụng nguyên vật liệu đối với từng sản phẩm và từng phân xưởng Công tycũng có chính sách khuyến khích việc tiết kiệm nguyên vật liệu mà vẫn đảmbảo chất lượng sản phẩm
Đối với khâu dự trữ: Để tránh sự biến động của thời tiết và giá cả thịtrường không làm gián đoạn quá trình sản xuất, công ty xây dựng định mức
dự trữ đối với từng loại vật tư dựa trên kế hoạch sản xuất và nhu cầu sản xuấtthực tế đối với từng loại sản phẩm và từng phân xưởng Đặc biệt đối với các
Trang 38loại nguyên vật liệu mang tính thời vụ thì thường có kế hoạch dự trữ cho cảnăm.
2.3 Phân loại nguyên vật liệu tại công ty
Do sự đa dạng, và khối lượng nguyên vật liệu tại công ty rất lớn nênviệc phân loại nguyên vật liệu là rất quan trọng, nó không chỉ để phục vụ chonhu cầu sản xuất mà còn phục vụ cho nhu cầu quản lý, nhất là đối với côngtác bảo quản nguyên vật liệu Tại công ty, nguyên vật liệu được phân loại nhưsau:
Nguyên vật liệu chính: Bao gồm: đường, sữa, bột mỳ, bột gạo, mạchnha, thịt lợn… đây chính là cơ sở vật chất chính cấu thành nên sản phẩm.Công ty có hơn 300 loại nguyên vật liệu chính
Vật liệu phụ: Bao gồm Các loại bao gói để đóng gói sản phẩm, các loạihương liệu, nhãn mác, chất chống ẩm, phẩm màu…Các vật liệu này vừa tạothêm hương vị, màu sắc giữ được cho sản phẩm lâu hỏng, tạo hình thức bênngoài của sản phẩm, nâng cao tính năng và mẫu mã cho sản phẩm
Các loại nhiên liệu: Bao gồm than, dầu Diezel, gas, dầu…dùng cho cácloại máy móc trong phân xưởng,
Các phụ tùng thay thế để sửa chữa: Bao gồm pin, dây curoa, bánh răng,bulong… dùng để thay thế và sữa chữa các bộ phận của máy móc khi có hiệntượng hư hỏng nhằm tránh sự gián đoạn của quá trình sản xuất, đảm bảo choquá trình sản xuất được diễn ra liên tục
Phế liệu thu hồi: Bao gồm thùng cactong, bao bì hỏng… Đây là các loạinguyên vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất
2.4 Tính giá nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu
Nghị
Trang 39Công tác tính giá nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấpHữu Nghị được thực hiện theo Chuẩn mực kế toán 02 – Hàng tồn kho,nguyên vật liệu tại công ty được xác định giá trị theo giá thực tế
2.4.1 Đối với nguyên vật liệu nhập kho
Tất cả nguyên vật liệu của công ty đều là do mua ngoài, do đó căn cứtính giá là các hoá đơn mua hàng, hoá đơn vận chuyển…Công ty tính thuếtheo phương pháp khấu trừ nên giá trị nguyên vật liệu không bao gồm thuếGTGT
Giá trị thực tế nguyên vật liệu mua nhập kho được xác định như sau:
+
Chi phí thu mua thực tế phát sinh
-Các khoản được giảm trừ
Trong đó:
Giá mua chưa có thuế GTGT: là giá được ghi trên hoá đơn mua hàng.Chi phí thu mua thực tế phát sinh: là các chi phí phát sinh trong quátrình mua nguyên vật liệu nhập kho: chi phí bốc dỡ, chi phí vận chuyển…
Các khoản được giảm trừ : là giảm giá hàng bán, chiết khấu thươngmại…
Ví dụ:
Theo hoá đơn số 0089867 ngày 14/1/2008 công ty cổ phần bánh kẹocao cấp Hữu Nghị mua 200 Kg Super Rise SSL của công ty TNHH TM-DVNam Giang với giá 61.198,00 đồng / Kg ( giá chưa có thuế GTGT), hoá đơnmua hàng có kèm theo vận đơn với giá chưa thuế là 600.000,00
Như vậy, giá của lô hàng trên là:
200* 61.198 +600.000 = 12.839.600.000
Trang 402.4.2 Đối với nguyên vật liệu xuất kho
Hiện tại công ty tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương phápbình quân gia quyền theo tháng Hàng ngày, khi xuất kho nguyên vật liệu kếtoán chỉ theo dõi về mặt số lượng, đến cuối tháng mới tiến hành xác định đơngiá bình quân và giá trị thực tế xuất kho Đơn giá và giá thực tế xuất kho đượcxác định theo công thức sau:
Giá đơn vị bình quân
NVL xuất kho =
Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
số lượng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Biểu số 2.1 Tính giá NVL xuất kho
Nhập trong tháng 8.525 7,450 63.511,25Cộng tồn và nhập trong tháng 10.525 78.511,25Giá đơn vị bình quân trong
thángXuất dùng trong tháng 9.030 7,4595 67.359,285Nhờ sử dụng phần mềm kế toán máy nên công việc tính giá nguyên vậtliệu tại công ty trở nên đơn giản hơn rất nhiều Hàng ngày kế toán nguyên vật