Trong xét xử án hình sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 57 - 61)

Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là một trong những hoạt động hết sức quan trọng của ngành Toà án. Số lượng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự hàng năm luôn chiếm số lượng lớn trong tổng số các vụ án hình sự mà Toà án đã thụ lý giải quyết (bao gồm cả án hình sự sơ thẩm và án hình sự phúc thẩm).

Theo báo cáo của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai, số lượng án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm mà hai cấp Toà án của tỉnh Lào Cai đã thụ lý và giải quyết từ năm 2004 năm 2009 (số liệu tính đến ngày 30/9/2009) là 2.604 vụ/3.580 bị cáo. Số liệu cụ thể của từng năm như sau: Năm 2004 tổng số vụ án được xét xử ở cả hai cấp Toà án tỉnh là 442 vụ, 655 bị cáo, trong đó có 400 vụ/582 bị cáo là án hình sự sơ thẩm [56]; năm 2005 trong tổng số 407 vụ, 548 bị cáo có 381 vụ, 504 bị cáo là án hình sự sơ thẩm [57]; năm 2006 trong tổng số 458 vụ án hình sự có 420 vụ 602 bị cáo là án hình sự sơ thẩm[58]; năm 2007 trong tổng số 470 vụ án hình sự có 435 là án hình sự sơ thẩm[59]; năm 2008 trong tổng số 529 vụ án có 485 là án hình sự sơ thẩm [60]; năm 2009 trong tổng số 529 vụ/813 bị cáo, trong đó có 484 vụ/758 bị cáo là án hình sự sơ thẩm[61] (trang 56 - 57 luận văn, xem bảng thống kê). Như vậy, tổng số vụ án hình sự sơ thẩm do Toà án hai cấp của tỉnh Lào cai giải quyết từ 2004 đến 2009 là: 2.604 vụ/3.518 bị cáo; số vụ án hình sự phúc thẩm là 228 vụ/332 bị cáo.

Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự sơ thẩm là phần việc đầu tiên trong toàn bộ hoạt động giải quyết vụ án hình sự của Toà án nhân dân. Đây cũng là giai đoạn đầu tiên xác định một hành vi là có tội hay không có tội và quyết định hình phạt theo quy

định của pháp luật. Vì vậy, áp dụng pháp luật trong giai đoạn này là rất khó khăn, đặc biệt là trong việc xem xét đánh giá chứng cứ và định tội danh.

* Xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp huyện.

Thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 30/9/2009, các Tòa án nhân cấp huyện của tỉnh Lào cai đã thụ lý và xét xử số lượng vụ án hình sự cụ thể như sau: năm 2004 là 279 vụ; năm 2005 là 288 vụ; năm 2006 là 316 vụ; năm 2007 là 319 vụ; năm 2008 là 424 vụ; năm 2009 là 484 vụ/758 bị cáo. Số vụ án hình sự các Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết thường chiếm số lượng án lớn của toàn tỉnh.

Trong tổng số 2.979 vụ /2.521 bị cáo mà các Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Lào Cai đã thụ lý giải quyết thì đều được giải quyết chủ yếu bằng biện pháp quyết định đưa vụ án ra xét xử; còn biện pháp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung cũng có nhưng không nhiều. Những vụ án Toà án không ra quyết định đưa những vụ án là thực hiện theo quy định của pháp luật và đây cũng vẫn là một trong những hoạt động được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử của Tòa án; số vụ án tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử, cũng có nhưng chiếm số lượng ít hơn. Số vụ án đưa đi xét xử lưu động tại nơi sảy ra vụ án là 196 vụ.

Trong số những vụ án hình sự mà Tòa án nhân dân các huyện của tỉnh Lào Cai đã thụ lý giải quyết, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và xem xét các tài liệu chứng cứ thu thập được, các Thẩm phán được phân công nghiên cứu hồ sơ và xét xử đã phát hiện một số vụ án khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được nên đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Cụ thể những chứng cứ quan trọng cần được xem xét bổ sung đó là những chứng cứ dùng để xác định những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự được quy định tại điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như: xác định bị cáo có phải là người thực hiện hành vi phạm tội hay không; người thực hiện hành vi phạm tội có năng lực chịu trách nhiệm hình sự hay không; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, mức độ thiệt hại về dân sự và yêu cầu bồi thường về dân sự... vì thiếu những chứng cứ này sẽ rất khó khăn cho Thẩm phán nhận thức được sự thật khách quan của vụ án; khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác hoặc Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ phát

hiện bị cáo phạm một tội khác nặng hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cáo trạng, còn có đồng phạm khác tham gia thực hiện tội phạm hoặc ngoài tội danh mà cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy tố thì hành vi phạm tội của bị cáo còn cấu thành một tội phạm khác mà cáo trạng của Viện kiểm sát chưa truy tố; khi phát hiện có vi phạm thủ tục tố tụng như không có người làm chứng trong hoạt động điều tra, truy tố; các biên bản được lập trong quá trình điều tra không đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, hoặc người phiên dịch, điều tra viên, Kiểm sát viên, người giám định đã không từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, không có người bào chữa trong trường hợp phải có người bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.v.v.

Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung là một thủ tục cần thiết để đảm bảo cho việc xét xử tại phiên tòa được khách quan, chính xác. Qua việc điều tra bổ sung mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát khắc phục được những sơ hở thiếu sót trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án hạn chế được việc mở phiên tòa rồi lại phải hoãn phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đồng thời tiết kiệm được thời gian, kinh phí không cần thiết cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Khi có một trong các trường hợp nêu trên, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Trường hợp này Tòa án cần trao đổi trước với Viện kiểm sát. Tuy nhiên, ý kiến của Viện kiểm sát không ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Thực tế trong những năm qua đã chứng minh thể hiện bằng số liệu thống kê số lượng các vụ án mà Tòa án nhân dân các huyện của tỉnh Lào Cai đã giải quyết thấy rằng, phần lớn các vụ án do Tòa án trả lại hồ sơ đều được Viện kiểm sát chấp nhận và tiến hành điều tra bổ sung các nội dung mà Tòa án yêu cầu. Điều đó chứng tỏ khả năng xem xét đánh giá chứng cứ của Thẩm phán Tòa án nhân dân là có căn cứ, thể hiện rõ năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân. Với những kết quả đạt được như trên của Tòa án nhân dân cấp huyện của Tỉnh Lào Cai trong những năm qua đã thể hiện khả năng áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của các Thẩm phán từ giai đoạn chuẩn bị xét xử cho đến khi bản án, quyết định của Tòa án được ban hành một cách chính xác, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật góp phần giữ vững an ninh chính trị tại địa phương.

Theo quy định tại khoản 2 điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: "Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử".

Từ năm 2004 - 2009, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã xét xử số lượng vụ án hình sự sơ thẩm là 497vụ/ 997 bị cáo, chỉ chiếm khoảng 1/5 số lượng án sơ thẩm hình sự của toàn tỉnh, nhưng đây đều là các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh. Theo quy định của pháp luật thì những vụ án này thường có tính chất mức độ phức tạp hơn nên mức án cao hơn, một số vụ có nhiều bị cáo hơn các vụ án của Tòa án nhân dân huyện. Số bị cáo bị Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai xử phạt tù chung thân là 28 vụ 29 bị cáo; số cáo bị xử phạt tử hình và 07 vụ 08 bị cáo.

Quá trình nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và xét xử tại phiên tòa, Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh Lào Cai đã ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung là 120 vụ 193 bị cáo, lý do trả hồ sơ là do quá trình điều tra chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật; đình chỉ xét xử là 04 vụ 14 bị cáo; tạm đình chỉ xét xử 02 vụ 12 bị cáo.

Qua kết quả xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đối với các vụ án do Toà án tỉnh Lào Cai xét xử sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị cho thấy việc áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai cơ bản là chính xác, đúng pháp luật, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt kẻ phạm tội. Các bản án, quyết định do Tòa án ban hành đã góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Từ việc áp dụng pháp luật đúng đắn của Tòa án nhân dân Tỉnh Lào Cai trong hoạt động xét xử án hình sự, những kẻ phạm tội đã bị sự trừng phạt thích đáng của pháp luật, các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Nhà nước và công dân được pháp luật bảo vệ một cách công bằng. Ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật ngày càng được nâng cao.

Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong những năm qua còn thể hiện rõ, Nghị quyết 08/NQ – TW ngày 02/1/2002 của Bộ chính trị đã được các cấp Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai thi hành một cách nghiêm chỉnh.

Việc điều khiển phiên tòa của hội đồng xét xử đã theo hướng mở rộng tranh tụng tại phiên tòa công khai, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình là điều khiển, theo dõi và đánh giá các chứng cứ thu thập được trong hồ sơ với kết quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa làm cơ sở cho việc định tội danh một cách công bằng và chính xác. Tình trạng Kiểm sát viên “ giữ nguyên nội dung bản cáo trạng” và “đề nghị Hội đồng xét xử công bố bút lục...” đã cơ bản được khắc phục. Điều đó thể hiện rõ năng lực công tác và tinh thần trách nhiệm của những người được nhà nước trao cho thẩm quyền áp dụng pháp luật được nâng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 57 - 61)