Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự phúc thẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 43 - 46)

Luật tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định những biện pháp để đảm bảo cho Toà án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, không xử oan người ngay, không bỏ lọt kẻ phạm tội. Toà án khi xét xử sơ thẩm phải ra một bản án, quyết định phù hợp với pháp luật và có căn cứ. Tuy nhiên không loại trừ trường hợp những bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không đáp ứng được những yêu cầu của pháp luật. Việc sửa chữa những sai sót của Toà án cấp sơ thẩm được thực hiện theo thủ tục phúc thẩm khi có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại bản án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì đây chính là cấp xét xử thứ hai và là một giai đoạn độc lập trong tố tụng hình sự. Vì vậy, chế độ hai cấp xét xử đối với môt vụ án hình sự không phải là đương nhiên. Việc xét xử chỉ phát sinh khi có kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp hay trên một cấp hoặc có kháng cáo của những người được quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật. Khi có kháng cáo, kháng nghị việc xét xử phúc thẩm là bắt buộc để kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, đồng thời cũng là xem xét lại nội dung của vụ án.

Khi xét xử phúc thẩm, trong phạm vi quyền hạn của mình Toà án cấp trên thực hiện chức năng kiểm tra tính đúng đắn của bản án, quyết định sơ thẩm, sửa chữa, uốn nắn những sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm. Thông qua xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp trên còn hướng dẫn cho Tòa án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết thực tiễn xét xử và kiến nghị với người có thẩm quyền kháng nghị Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm trong trường hợp cần kháng nghị theo thủ tục đó.

Theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân thì thẩm quyền xét xử phúc thẩm là Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án : “…Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền phúc thẩm những vụ án mà bản án,

quyết định chưa có hiệu lực pháp luật củaTòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo

Theo quy định tại điều 248, 249, 250 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền:

- Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm. - Sửa bản án sơ thẩm như sau:

+ Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo. + Áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn. + Giảm hình phạt cho bị cáo.

+Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng.

+ Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.

+ Nếu có căn cứ, Toà án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn; giữ nguyên hình phạt tù và cho hưởng án treo cho cả những bị cáo không bị kháng cáo, kháng nghị.

+ Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Toà án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, Toà án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.

- Hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử sơ thẩm lại trong những trường hợp sau:

+ Việc điều tra của cấp sơ thẩm không đầy đủ mà tòa án cấp phúc thẩm không thể

bổ sung được.

+ Thành phần của hội đồng xét xử không đúng pháp luật hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

+ Người được Toà án sơ thẩm tuyên bố không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội.

+ Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án [38].

Thủ tục tiến hành phiên tòa xét xử phúc thẩm được tiến hành về cơ bản như phiên tòa sơ thẩm, tất cả các nguyên tắc chung áp dụng đối với phiên toà sơ thẩm cũng phải

được thực hiện tại phiên toà phúc thẩm, tức là cũng được tiến hành công khai với sự tham gia của những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác (người làm chứng, người phiên dịch, người giám định...) trừ trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tuy nhiên, do tính chất của phúc thẩm nên theo quy định tại điều 244 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì, phiên toà phúc thẩm có những điểm khác với phiên toà sơ thẩm, đó là: thành phần của Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán, trường cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm. Sau khi đã làm xong các bước chuẩn bị xét hỏi thì một thành viên trong Hội đồng xét xử tóm tắt nội dung kháng cáo, kháng nghị; phần xét hỏi, Hội đồng xét xử không cần xét hỏi toàn bộ các nội dung đã xét hỏi ở cấp sơ thẩm mà chỉ chủ yếu tập trung vào những phần liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Trước khi mở phiên toà phúc thẩm, nếu Viện kiểm sát thấy cần bổ sung chứng cứ thì có thể tự mình điều tra bổ sung hoặc yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung. Toà án cấp phúc thẩm có quyền yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung. Người kháng cáo hoặc những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo kháng nghị cũng có quyền bổ sung chứng cứ mới (tài liệu, đồ vật) về vụ án.

Toà án cấp phúc thẩm không thể tự mình tiến hành các hoạt động điều tra trước khi mở phiên toà. Tuy nhiên nếu hồ sơ còn thiếu tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì có thể yêu cầu cơ qua nhà nước, tổ chức hoặc chính quyền địa phương cung cấp những tài liệu cần thiết.

Để bảo đảm cho việc xét xử phúc thẩm hình sự có căn cứ và chính xác, Toà án cấp phúc thẩm phải xem xét cả chứng cứ cũ và chứng cứ mới. Chứng cứ cũ là những chứng cứ đã được xem xét ở cấp sơ thẩm có trong hồ sơ. Chứng cứ mới là những chứng cứ được bổ sung và xem xét ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên toà phúc thẩm; phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình giải quyết vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị và các căn cứ để đưa ra một trong các quyết định quy định tại điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Việc giao bản án, quyết định phúc thẩm phải thực hiện theo quy định tại điều 254 Bộ luật tố tụng hình sự. Bản án, quyết định hình sự phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay, những người có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật không có quyền kháng cáo như ở cấp sơ thẩm nữa. Nhưng để bảo đảm quyền lợi cho họ, pháp luật có quy định họ được quyền khiếu nại lên

Toà án cấp trên, nếu xét thấy bản án, quyết định phúc thẩm chưa được khách quan, công bằng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)