Thực trạng về tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 53 - 56)

Sau khi tách khỏi tỉnh Hoàng Liên Sơn 01/10/1991, bộ máy của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai gồm 17 người, trong đó có 5 thẩm phán, 7 cán bộ thư ký giúp việc, 5 cán bộ hành chính văn phòng. Các Toà chuyên trách gồm Toà hình sự, toà Dân sự, phòng Giám đốc kiểm tra và bộ phận thi hành án. Các Toà án nhân dân huyện có 109 người. Về công tác tổ chức cán bộ đối với Toà án nhân dân cấp huyện lúc đó do Sở tư pháp tỉnh Lào Cai quản lý, Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai chỉ quản lý về chuyên môn nghiệp vụ. Năm 2002 Toà án nhân dân các huyện mới hoàn toàn thuộc quyền quản lý của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai về tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ.

Đến nay, qua 18 năm phát triển, số cán bộ viên chức hai cấp tỉnh và huyện của ngành Tòa án tỉnh Lào cai đã lên tới 144 người, trong đó có riêng Tòa án tỉnh Lào Cai là 40 người. Trong đó có 12 thẩm phán, 6 toà phòng chuyên trách (gồm Toà Hình sự, Toà Dân sự, Toà Hành chính, Toà Kinh tế, Toà Lao động, Phòng Giám đốc kiểm tra); Toà Hình sự Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai có 03 thẩm phán, 05 thư ký và 4 cán bộ giúp việc. Theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung Luật tổ chức Toà án năm 2002, Uỷ ban thẩm

phán Toà án nhân dân cấp tỉnh gồm Chánh án, các Phó Chánh án và thẩm phán được Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm tham gia Uỷ ban thẩm phán theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh. Hiện nay Uỷ ban thẩm phán của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai có 06 người gồm: Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh toà Hình sự, Chánh toà Dân sự.

Với số lượng án hình sự thụ lý hàng năm tương đối lớn. So với các loại án mà Toà án đã thụ lý giải quyết thì án hình sự nhiều thứ hai (sau án dân sự). Vì vậy, các Thẩm phán hai cấp tỉnh và Huyện của Lào Cai phải giải quyết một lượng án hình sự tương đối lớn. Thời hạn giải quyết vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự rất ngắn. Do vậy cán bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai phải làm việc rất vất vả. Nhưng ngoài sự nhiệt tình và tinh thần hăng say công tác, các Thẩm phán của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai nói chung và Thẩm phán làm công tác xét xử án Hình sự nói riêng còn có cái đức và cái tâm trong sáng trong công tác.

Về trình độ chuyên môn: trong tổng số 144 cán bộ của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đều có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; Đại học luật và đại học khác 118. Về trình độ chính trị có 24 cử nhân chính trị và cao cấp chính trị; 12 trung cấp chính trị; sơ cấp chính trị 105; 03 cao học luật ( 01 đã tốt nghiệp và 02 đang học tại Hà Nội). Về trình độ ngoại ngữ: trình độ C là 15, trình độ B là 25, trình độ A là 30. Một số đồng chí còn có các bằng chuyên môn khác như văn thư, vi tính để bổ trợ cho nhiệm vụ chuyên môn. So với thời điểm mới tách tỉnh (11/1991), tổng số cán bộ Toà án nhân dân tỉnh Lào cai mới có 18 người trong đó có 05 thẩm phán (số cán bộ Toà án huyện lúc đó do sở tư pháp quản lý). Đến nay số cán bộ của toàn ngànhToà án tỉnh Lào Cai đã là 148 người, trong đó có 52 thẩm phán (12 Thẩm phán tỉnh, 40 Thẩm phán huyện). Số cán bộ của hai cấp toà án tăng lên không chỉ về số lượng mà còn tăng về trình độ chuyên môn cũng như trình độ chính trị. Hiện nay Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai đã xây dựng quy hoạch cán bộ đến năm 2020.

Từ 01/7/2004, Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đã thực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử theo quy định tại điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự cho các Toà án nhân dân cấp huyện. Đến 01/01/ 2007, tất cả các Toà án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai đã được tăng thẩm quyền xét xử cả về hình sự và dân sự. Nhìn chung, các Toà án nhân dân cấp huyện

từ sau khi được tăng thẩm quyền xét xử đều hoàn thành tốt nhiệm vụ giải quyết các loại vụ án theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ giải quyết các loại án đều đạt từ 87% trở lên [59].

Theo quy định của pháp luật thì các chủ thể áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Toà án bao gồm các Thẩm phán và Thư ký Toà án. Quá trình xét xử, ngoài các Thẩm phán còn có các Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử theo luật định. Chức năng, nhiệm vụ của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được quy định rõ trong pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân: Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải là những công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ pháp luật nhất định. Hiện nay ở tỉnh Lào Cai có 202 vị Hội thẩm nhân dân, trong đó ở cấp tỉnh có 27 vị, còn lại là cấp huyện. Số Hội thẩm nhân dân được cân đối giữa các ngành, địa bàn trong tỉnh để bảo đảm đại diện cho nhân dân tham gia phiên toà.

Trong những năm qua, tuy điều kiện còn nhiều khó khăn về đội ngũ cán bộ, kinh phí đào tạo cũng như cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng yêu cầu của ngành Toà án, nhưng Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đã động viên cán bộ khắc phục mọi khó khăn, coi trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, từng bước xây dựng và đào tạo đội ngũ thẩm phán làm công tác giải quyết án hình sự ngày càng vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức của ngưòi cán bộ nói chung, người thẩm phán nói riêng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp theo chủ trương của Đảng.

Với đặc điểm về tổ chức bộ máy của ngành Toà án nhân dân tỉnh Lào cai như trên, trong những năm qua, Ban cán sự Đảng Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai, dưới sự chỉ đạo sát sao của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Tỉnh uỷ tỉnh Lào Cai và sự nhiệt tình công tác của đội ngũ cán bộ thẩm phán, viên chức Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đã hoàn thành tốt công tác giải quyết án nói chung và công tác xét xử án hình sự nói riêng đúng theo quy định của pháp luật, đạt và vượt chỉ tiêu thi đua do Bộ, Ngành đề ra. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ chưa chịu khó học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp dẫn đến một số vụ án bị sửa và huỷ án nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 53 - 56)