Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Hội Thẩm Tòa án trong sạch,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 80 - 82)

đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ, Thẩm phán Hội Thẩm Tòa án trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Theo quan điểm của Đảng ta, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình sản xuất, con người là nhân tố quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước. Nền tư pháp cũng vậy, đội ngũ cán bộ tư pháp quyết định chất lượng công tác, hoạt động của họ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chính trị của Nhà nước và trật tự an toàn xã hội. Đối với ngành Tòa án, vấn đề cơ bản là phải làm sao có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được ngang tầm nhiệm vụ mới. Theo quan điểm chỉ đạo của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương thể hiện trong chương trình trọng tâm công tác tư pháp 2009 – 2010 thì

...các cơ quan tư pháp chủ động xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực cho ngành và sớm trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;

Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ tư pháp... [3]. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ", đề cập cải cách toàn diện nền tư pháp trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhằm xây dựng nền tư pháp phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; trong đó hoạt động tư pháp, mà trung tâm là hoạt động xét xử được tiến hành thông suốt, có hiệu lực và hiệu quả cao.

Để thực hiện được yêu cầu của Nghị quyết 49, về lâu dài công tác cán bộ của ngành Toà án cần được Đảng và Nhà nước quan tâm và đổi mới cơ chế đào tạo, tuyển chọn cán bộ, Thẩm phán Toà án các cấp và đổi mới cơ chế bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán. Nên có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng riêng của ngành Toà án nhằm chủ động thống nhất và tập trung hoá việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, gắn đào tạo, bồi dưỡng với việc quản lý và sử dụng cán bộ của ngành.

Ngành Toà án cần tập trung củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, Thẩm phán theo hướng tiêu chuẩn hoá và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị phẩm chất, đạo đức đối với chức danh cán bộ, Thẩm phán và Hội thẩm Toà án. Chủ động xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực cho ngành và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chế định Thẩm phán và Hội thẩm cần được đổi mới theo hướng xây dựng lại ngạch, bậc Thẩm phán, kéo dài nhiệm kỳ Thẩm phán hoặc nghiên cứu bổ nhiệm Thẩm phán suốt đời, đáp ứng với yêu cầu thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử và công tác điều động luân chuyển cán bộ trong ngành Toà án. Nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của Thẩm phán và trách nhiệm công tác của Hội Thẩm nhân dân. Đồng thời đổi mới thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo hướng kết hợp việc thi tuyển với tuyển chọn Thẩm phán. Kiên quyết loại ra khỏi ngành Toà án những cán bộ, Thẩm phán vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Xây dựng quy chế về đạo đức, trách nhiệm, nghề nghiệp và kỷ luật công vụ của cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm Toà án chống tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan Toà án theo

hướng xây dựng và ban hành Luật về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Luật về đạo đức của người Thẩm phán...

Thực hiện tốt công tác điều động cán bộ, biệt phái ở các Tòa ít án tăng cường xét xử cho các Tòa số lượng án phải giải quyết nhiều; để không xảy ra tình trạng các vụ án bị tồn đọng hoặc kéo dài quá hạn luật định. Thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng Hội thẩm nhân dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)