Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 68 - 70)

Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai

* Nguyên nhân khách quan

- Do hệ thống pháp luật của nước ta còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành Toà án trong thời gian qua có quá nhiều

thay đổi, bổ sung nhưng việc ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của các nghành cấp trên còn chậm, do vậy có lúc có sự không thống nhất về nhận thức pháp luật trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, giữa Toà án cấp trên với Toà án cấp dưới, nên phần nào đã ảnh hưởng đến nhận thức cũng như chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự. Thông qua công tác áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự đã phát hiện pháp luật còn có lỗ hổng, những điểm chưa phù hợp cần được sửa đổi cho phù hợp với thực tế cuộc sống.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị, trụ sở làm việc của Toà án tuy đã được Nhà nước quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Kinh phí dành cho hoạt động của ngành Toà án còn eo hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành Toà án. Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ Toà án còn chưa thoả đáng, dễ dẫn đến bị ảnh hưởng của yếu tố tiêu cực trong nền kinh tế thị trường.

- Về công tác luân chuyển cán bộ trong ngành Toà án đã thực hiện nhưng đối với việc luân chuyển các Thẩm phán từ Toà án tỉnh xuống Toà án huyện đã được thực hiện nhưng còn rất ít.

- Việc đào tạo nguồn Thẩm phán đã được chú trọng nhưng việc lựa chọn người đi đào tạo Thẩm phán còn mang tính hình thức. Vì vậy, một số cán bộ sau khi đào tạo về được bổ nhiệm Thẩm phán năng lực công tác xét xử và phẩm chất đạo đức chưa đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.

- Số lượng đội ngũ Thẩm phán làm công tác xét xử án hình sự rất ít, không mang tính chuyên nghiệp.Vì ngoài xét xử án hình sự, họ vẫn phải tham gia xét xử các loại án khác, cho nên việc đầu tư nghiên cứu tài liệu chuyên môn để phục vụ hoạt động xét xử án hình sự phần nào bị hạn chế.

* Nguyên nhân chủ quan

- Các sai sót chủ yếu là do một số Thẩm phán năng lực chuyên môn còn yếu, khả năng xem xét đánh giá chứng cứ không chính xác nên đã có những phán quyết không chính xác, bỏ sót người tham gia tố tụng, áp dụng thừa, thiếu điều luật… Có Thẩm phán chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đổi mới trong việc tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp, chưa tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật nên chất lượng phiên toà và các bản án, quyết định chưa cao.

- Số ít Thẩm phán, chưa tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu hồ sơ không kỹ nên không phát hiện ra những điểm còn mâu thuẫn, thiếu sót trong quá trình điều tra, truy tố; chuẩn bị không kỹ nên còn lúng túng trong quá trình thẩm vấn… dẫn dến có những bản án, quyết định sai sót nghiêm trọng bị huỷ án.

- Đội ngũ cán bộ thư ký giúp việc còn cẩu thả; số ít Thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm trong kiểm tra việc soát xét bản án, quyết định dẫn đến bản án, quyết định đã tuyên còn có nhiều thiếu sót không đáng có phải đính chính.

- Một số Hội thẩm nhân dân tham gia phiên toà một cách chiếu lệ, trình độ về pháp luật có phần còn hạn chế, không chuẩn bị đề cương thẩm vấn hoặc chuẩn bị không kỹ nên tham gia phiên toà một cách thụ động, lúng túng, đặt câu hỏi lặp lại câu hỏi của Thẩm phán hoặc rất ít khi thẩm vấn trong quá trình tham gia xét hỏi tại phiên toà.

- Tình trạng ngại va chạm, thiên vị do thân quen, sự tác động của cơ chế thị trường đã phần nào ảnh hưởng đến nguyên tắc: khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)