Những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 62 - 68)

Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đã xét xử từ năm 2004 đến nay, nhận thấy bên cạnh những thành tích đã đạt được, do các nguyên nhân khác nhau vẫn còn có những hạn chế nhất định như: mặc dù Ban cán sự Đảng Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đã quán triệt thực hiện nghiêm túc tinh thần tranh tụng tại phiên toà theo Nghị quyết số 08/NQ - TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị và các hướng dẫn của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, của Toà án nhân dân tối cao… nhưng tuy không phải là phổ biến vẫn có lúc có nơi, phiên toà hình sự chưa thể hiện triệt để tinh thần tranh tụng với Luật sư, Người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; số ít Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chuẩn bị đề cương thẩm vấn không kỹ và không dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra tại phiên toà nên đã lúng túng trong quá trình thẩm vấn và giải quyết những vấn đề mới phát sinh tại phiên toà; Một số bản án, quyết định của Toà án do sơ xuất của Thẩm phán, Thư ký nên còn có những sai sót nhất định dẫn đến trường hợp phải đính chính hoặc bị cấp phúc thẩm sửa án, huỷ án do vi phạm thủ tục tố tụng; xét xử mức án nặng,

nhẹ hoặc đánh giá không đúng tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và đặc biệt là áp dụng không đúng, không đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhầm lẫn giữa các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với các tình tiết là dấu hiệu định tội, định khung hình phạt; có không ít trường hợp tuy đã xác định đúng và đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng không cân nhắc tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi đó, dẫn đến việc áp dụng hình phạt không tương xứng với tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do bị cáo thực hiện; áp dụng điều luật không đúng hoặc áp dụng thừa, thiếu điều luật. Dưới đây là một số ví dụ:

* Hạn chế trong việc áp dụng Bộ luật hình sự

- Xét xử bị cáo không đúng hành vi phạm tội.

Bản án số 99/2007/HSST ngày 25/9/2007 của Toà án nhân dân thành phố Lào Cai xét xử bị cáo Nguyễn Thị Nga về tội "Mua bán trái phép chất ma tuý" theo điều 194 khoản 1 Bộ luật hình sự.

Nội dung: ngày 31/7/2007, Công an thành phố Lào Cai khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Thị Nga thu giữ 1,40 gam hê rô in, bị cáo khai mua Hê rô in về mục đích để sử dụng bán kiếm lời nhưng chưa kịp bán thì bị phát hiện bắt giữ. Bản án sơ thẩm đã xét xử bị cáo về tội "mua bán trái phép chất ma tuý" là không chính xác, vì trong vụ án này ngoài lời khai của bị cáo, không có tài liệu nào chứng minh hành vi bán ma tuý của bị cáo. Vì vậy, án sơ thẩm đã xét xử bị cáo Nga về tội "Mua bán trái phép chất ma tuý" là không chính xác mà phải xét xử bị cáo về tội "Tàng trữ trái phép chất ma tuý" mới đúng [57].

Bản án số 19/HSST ngày 13/8/2004 của Toà án nhân dân huyện sa pa xét xử bị cáo Bùi Sỹ Đại về tội "Tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý" theo khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự. Nội dung vụ án: Ngày 26/3/2004 Công an huyện Sa pa bắt quả tang Đại cất dấu ma tuý tại nhà, thu giữ 1,25 gam thuốc phiện. Đại khai số thuốc phiện bị thu giữ là Đại mua của người không quen biết tại khu vực núi Hàm Rồng, mang về nhà cất dấu để sử dụng dần. Trong vụ án này mục đích của bị cáo mua thuốc phiện về để sử dụng vì vậy phải xét xử bị cáo về tội "Tàng trữ trái phép chất ma tuý" mới đúng, bản án sơ thẩm đã xét xử bị cáo về tội "Tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý" là không chính xác.

Theo quan điểm của em, việc xác định hành vi phạm tội không chính xác là do Thẩm phán không nghiên cứu kỹ nội dung các tình tiết đã được quy định trong từng điều luật của Bộ luật hình sự; không nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn của liên ngành hoặc của Toà án nhân dân tối cao và các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Sai sót này cũng nên coi là sai sót nghiêm trọng trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự. Vì theo điều 194 Bộ luật hình sự quy định về tội "Mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý", là tội ghép, nếu bị cáo thực hiện đầy đủ các hành vi nêu trên thì mức hình phạt sẽ phải nghiêm khắc hơn bị cáo chỉ thực hiện một hành vi "Mua bán trái phép chất ma tuý " hoặc hành vi "Tàng trữ chất trái phép ma tuý", hoặc hành vi "Vận chuyển trái phép chất ma tuý".

- Quyết định hình phạt quá nặng, quá nhẹ hoặc cho hưởng án treo, phạt tù giam không đúng:

Khi xét xử các vụ án hình sự tuy không phổ biến, Toà án đã áp dụng hình phạt quá nặng đối với bị cáo. Trường hợp quyết định hình phạt quá nhẹ, cho hưởng án treo hoặc phạt tù giam không đúng vẫn tồn tại khá nhiều không được dư luận xã hội đồng tình.

Bản án số 04/2006/HSST ngày 10/2/2006 của Toà án nhân dân huyện Sa Pa xét xử bị cáo Thào Trung Phong và Trần Công Ninh về tội "Trộm cắp tài sản" theo khoản 1 điều 138 Bộ luật hình sự. Trong vụ án này, bị cáo Phong là người khởi xướng, rủ rê Ninh đi trộm cắp, đồng thời là người trực tiếp lấy trộm xe. Khi phạm tội bị cáo Phong chưa đủ 18 tuổi, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 46 khoản 1 Bộ luật hình sự, án sơ thẩm đã xử phạt Phong 06 tháng tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo là thoả đáng. Đối với bị cáo Trần Công Ninh, tham gia vụ án với vai trò sau Phong, bị cáo đồng phạm với Phong với vai trò là người thực hành, hành vi phạm tội của Ninh ít nguy hiểm hơn so với Phong. Khi phạm tội Ninh đã đủ 18 tuổi, án sơ thẩm áp dụng hình phạt tù giam đối với bị cáo Ninh là thoả đáng, đáng lẽ chỉ nên xử phạt bị cáo mức án ngang bằng bị cáo Phong là phù hợp, nhưng án sơ thẩm lại xử phạt Ninh 09 tháng tù là nặng không tương xứng với tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo. Vì vậy, bản án phúc thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đã chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát giảm một phần hình phạt cho bị cáo Trần Công Ninh.

Bản án hình sự sơ thẩm số 17/2009/HSST ngày 20/02/2009 của Toà án nhân dân thành phố Lào Cai xử phạt Phạm trọng Tân 09 tháng tù Nguyễn Văn Trường 09 tháng tù , Nguyễn Hoàng Long 09 tháng tù ,Vũ Mạnh Cường 08 tháng tù về tội " Trộm cắp tài sản". Vụ án bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Lào Cai kháng nghị đề nghị tăng mức hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Hoàng Long và Vũ Mạnh Cường. Hội đồng xét xử phúc thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai thấy rằng: trong vụ trộm cắp tài sản tại nhà nghỉ Cảnh Ngoan, Cường và Long có vai trò ngang nhau, các bị cáo đều là đối tượng nghiện ma tuý, chỉ trong 4 ngày các bị cáo đã thực hiện hai vụ trộm cắp tài sản. Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, mức hình phạt 09 tháng tù đối với Long và 08 tháng tù đối với Cường là nhẹ, không tương xứng với tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo nên Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đã chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát xét xử tăng mức án của Cường và Long lên 12 tháng tù.

Bản án hình sự sơ thẩm số 35/2009/HSST ngày 01/4/2009 của Toà án nhân dân thành phố Lào Cai tuyên bố Bùi Văn Ngọc, Nguyễn Văn Thức phạm tội buôn bán hàng cấm và xử phạt Bùi Văn Thức 18 tháng tù giam; xử phạt Nguyễn Văn Thức 15 tháng tù giam. Nội dung vụ án: vào khoảng 18h ngày 20/01/2009, đội tuần tra biên phòng cửa khẩu Lào Cai đang làm nhiệm vụ tại khu vực tổ 9 phường Lào Cai đã bắt quả tang Bùi Văn Ngọc, Nguyễn Văn Thức đang có hành vi vận chuyển 22,9 kg pháo các loại do Trung Quốc sản xuất về nơi ở để đốt và bán kiếm lời. Sau khi xét xử sơ thẩm cả hai bị cáo đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bản án hình sự phúc thẩm số 19/2009/HSPT của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đã sửa án sơ thẩm theo hướng: giữ nguyên hình phạt tù với Ngọc và Thức nhưng chuyển biện pháp chấp hành hình phạt tù cho Thức từ án giam sang án treo. Lý do sử án là do: Ngọc là người rủ rê, lôi kéo Thức phạm tội nên Ngọc giữ vai trò chính và bị phạt tù giam là đúng, còn bị cáo Thức giữ vai trò thứ hai, bị cáo có nhân thân tốt, sau khi phạm tội thành khẩn khai báo, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đã tự nguyện nộp toàn bộ tiền phạt. Vì vậy thấy không cần cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội mà chỉ cần giao bị cáo cho chính quyền địa phương giám sát giáo dục cũng đủ điều kiện cải tạo giá dục bị cá trở thành công dân có ích cho xã hội [57].

Bản án số 35/HSST ngày 22/6/2004 của Toà án nhân dân huyện Bảo Thắng xét xử bị cáo Nguyễn Hữu Tình về tội "cướp giật tài sản". Bản án số 114/2007/HSST ngày 20/11/2007 của Toà án nhân dân Thành phố Lào Cai xét xử bị cáo Dương về tội Trộm cắp tài sản và cho Dương được hưởng án treo. Hai bản án trên cho bị cáo hưởng án treo nhưng không áp dụng khoản 1, khoản 2 điều 60 Bộ luật hình sự là thiếu sót [58].

Bản án số 56/HSST ngày 10/6/2004 của Toà án nhân dân thành phố Lào Cai xét xử bị cáo Chu Văn Kỳ về tội "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Bị cáo không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 điều 46 bộ luật hình sự nhưng bản án lại áp dụng là không đúng. Bản án còn xử lý tang vật của vụ án nhưng không áp dụng điều 58 Bộ luật hình sự là thiếu [58].

Bản án số 07/HSST ngày 13/6/2006 của Toà án nhân dân huyện Bát xát xét xử các bị cáo Đặng Quang Hiền, Lương Văn Việt về tội "Trộm cắp tài sản" theo khoản 2 điều 138 Bộ luật hình sự và Tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" theo khoản 2 điều 250 Bộ luật hình sự. Trong vụ án này, quá trình điều tra bị cáo đã thành khẩn nhận tội, tích cực tác động gia đình bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bị hại; bố đẻ của bị cáo Hiền đã xác nhận số tiền ông bồi thường thay cho bị cáo cũng có một phần công sức đóng góp của bị cáo, nhưng Toà án cấp sơ thẩm không áp dụng cho bị cáo tình tiết giảm nhẹ tự nguyện bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự là thiếu sót [58].

- Hạn chế trong việc xem xét đánh giá chứng cứ và điều tra không đầy đủ.

Bản án số 07/2008 của Toà án nhân dân huyện Bắc Hà đã xét xử bị cáo Hà Văn Nhất về tội "cố ý gây thương tích " theo khoản 2 điều 104 Bộ luật hình sự. Ngày 19/6/ 2008 bị cáo Nhất kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và giảm mức bồi thường.

Bản án số 23/2008/HSPT ngày 11/8/2008 của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đã huỷ bản nêu trên để điều tra lại theo thủ tục chung với lý do: Việc Hà Văn Nhất có đánh người bị hại là anh Hùng hay không thì không có một nhân chứng nào nhìn thấy. Lời khai của bị cáo ngày 21/11/2007 tại công an địa bàn và công an xã bị cáo Nhất không thừa nhận việc đánh anh Hùng. Tại Viện kiểm sát nhân dân và tại phiên toà sơ thẩm, phiên toà phúc thẩm bị cáo không thừa nhận việc đánh anh Hùng. Giữa thực nghiệm điều tra không phù hợp với hồ sơ bệnh án cũng như các bản giám định pháp y về xác định các

vết bầm tím, hơn nữa lời khai của bị cáo tai công an huyện Bắc Hà và lời khai của bị cáo tại Viện kiểm sát nhân dân huyện bắc Hà lại trùng nhau về thời gian lấy lời khai. Tại phiên toà phúc thẩm bị hại khai còn nhiều mâu thuẫn như khi vào bệnh viện bị hại khai trước bệnh viện, nhưng tại bệnh án lại ghi là người nhà kể lại; Bị hại khai bị bị cáo dùng dao chém vào đùì.Vì vậy chưa có đủ căn cứ kết tội bị cáo đã thực hiện hành vi đánh anh Hùng như án sơ thẩm đã nhận định.

Bản án số 39/2008/HSST ngày 30/12/2008 của Toà án nhân dân huyện Bảo yên xét xử Lương Văn Thương về tội "Cố ý gây thương tích" theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự.

Bản án số 08/2009/HSPT ngày 12/3/2009 của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đã huỷ bản án nêu trên với lý do: Theo hồ sơ vụ án và bản án sơ thẩm xác định, người bị hại là anh nguyễn Văn Khẻ, nhưng theo bệnh án điều trị của bệnh viện huyện Bảo yên lại ghi là Nguyễn Duy Khẻ bị 05 vết thương vào cánh tay, cẳng tay đã được khâu và các vết thương khác, không thể hiện anh Khẻ bị gẫy xương tay. Kết luận giám định pháp y cũng ghi Nguyễn Duy Khẻ, nhưng lại có 03 vết thương ở tay trái, tay phải có một vết thương, anh Khẻ còn bị gẫy xương trụ cẳng tay trái. Như vậy, các tài liệu điều tra còn nhiều điểm mâu thuẫn chưa được làm rõ. Xét thấy, việc điều tra ở cấp sơ thẩm là chưa đầy đủ và không thể bổ sung tai phiên toà phúc thẩm được nên Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai đã huỷ án sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung [57].

* Hạn chế trong việc áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự

Bản án số 70/HSST ngày 30/8/2005 của Toà án nhân dân Thành phố Lào Cai xét xử Nguyễn Văn Linh về tội "Trộm cắp tài sản" theo khoản 1điều 138 Bộ luật hình sự. Hồ sơ vụ án thể hiện biên bản xác định giá trị tài sản ngày 4/5/2005 thì tham gia Hội đồng định giá tài sản có cán bộ điều tra công an Thành phố Lào Cai là trái với quy định về thành phần hội đồng định giá của Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/03/2005 của chính phủ quy định về thành phần Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự. Một sai lầm nữa là cơ quan điều tra sau khi kết thúc điều tra không thông báo kết quả điều tra cho nguyên đơn dân sự biết; tại phần quyết định của bản án không tuyên quyền kháng cáo cho nguyên đơn dân sự. Các sai sót nêu trên của bản án này là vi phạm nghiêm trọng tố tụng nên vụ án đã bị cấp phúc thẩm của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai huỷ án sơ thẩm.

Bản án số 09/2008/HSST ngày 29/9/2008 của Toà án nhân dân huyện Bắc Hà xét xử bị cáo Bùi Công Thức về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 62 - 68)