Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 29 - 43)

Sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên hay còn gọi là lần xử thứ nhất trong việc giải quyết các vụ án, vì tất cả các vụ án nếu phải đưa ra xét xử thì đều phải qua cấp xét xử này. Đây cũng là cấp xét xử có ý nghĩa quan trọng trong xét xử hình sự. Theo khoản 1 và khoản 2 điều 170, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm:

1. Toà án nhân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội sau đây:

a, Các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

b, Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

c, Các tội quy định tại điều 93, 95,96,172, 216,217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử [38].

Như vậy, Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bao gồm: các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố được gọi là Toà án nhân dân cấp huyện; các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi là Toà án nhân dân cấp tỉnh.

Việc phân định thẩm quyền xét xử giữa Toà án các cấp phải căn cứ vào loại tội phạm và tội danh trong vụ án hình sự. Mức độ của tội phạm hình sự càng nguy hiểm thì Luật hình sự quy định hình phạt đối với tội đó càng nghiêm khắc. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để xét xử những vụ án như: những vụ án có nhiều tình tiết phức tạp không thống nhất trong đánh giá về tính chất, mức độ hành vi phạm tội; những vụ án liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn; những vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Sĩ quan công an, cán bộ chủ chốt ở cấp huyện, người nước ngoài, người có chức sắc trong tôn giáo, người có uy tín lớn trong dân tộc ít người, v.v...

Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự sơ thẩm của Toà án nhân dân được tiến hành với các nội dung cụ thể như sau:

* Áp dụng pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:

Chuẩn bị xét xử là giai đoạn đầu tiên của xét xử sơ thẩm. Thời hạn chuẩn bị xét xử là khoảng thời gian từ khi Viện kiểm sát chuyển hồ sơ vụ án sang Tòa án đến trước ngày mở phiên toà. Nhiệm vụ của Toà án có thẩm quyền trong giai đoạn này là phải tiến hành những việc cần thiết để bảo đảm cho việc xét xử được kịp thời, đúng pháp luật. Đây là một bước quan trọng và cần thiết tạo điều kiện cho việc xét xử được khách quan, chính

xác và bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình tham gia tố tụng.

Thụ lý hồ sơ vụ án là giai đoạn tố tụng đầu tiên ghi nhận việc chuyển giao hồ sơ vụ án và vật chứng từ Viện Kiểm sát sang Tòa án do thư ký Tòa án và cán bộ Viện kiểm sát thực hiện. Tuy Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định cụ thể việc giao nhận và thụ lý hồ sơ vụ án, nhưng thông tư liên ngành số 07/TTLN ngày 15/9/1990 của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Nghị quyết số 04/2004/NQ - HĐTP ngày 05/11/2004 của Tòa án nhân dân tối cao, lại hướng dẫn rất cụ thể. Giai đoạn này, thư ký Tòa án khi nhận hồ sơ phải thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể là:

- Đối chiếu bản kê tài liệu và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án xem đã đầy đủ hay chưa (Thư ký Tòa án nhận hồ sơ phải kiểm tra kỳ từng bút lục được đánh số từ một đến hết có trong hồ sơ và đối chiếu với mục lục kèm theo hồ sơ); kiểm tra bản cáo trạng của Viện kiểm sát đã được tống đạt cho bị can theo đúng quy định tại đoạn 3 và khoản 1 điều 166 của Bộ luật tố tụng hình sự hay chưa và xử lý như sau (trường hợp bị can bị tạm giam):

+ Nếu các tài liệu có trong hố sơ vụ án đã đầy đủ so với bản kê tài liệu và bản cáo trạng đã được tống đạt cho bị can thì nhận và vào ngay sổ thụ lý vụ án.

+ Nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án chưa có đầy đủ so với bản kê tài liệu có trong hồ sơ vụ án và bản cáo trạng của Viện kiểm sát chưa được tống đạt cho bị can thì không nhận hồ sơ vụ án vì chưa đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Trường hợp bị can tại ngoại chưa tống đạt được cáo trạng thì Tòa án vẫn nhận hồ sơ nhưng chưa thụ lý hồ sơ vụ án, trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu Viện kiểm sát bàn giao được biên bản giao nhận cáo trạng cho Tòa án thì tiến hành thụ lý hồ sơ vụ án. Nếu hết 15 ngày, Viện kiểm sát vẫn chưa tống đạt được cáo trạng cho bị can thì Tòa án trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát với lý do chưa hoàn thành thủ tục tố tụng.

Khi Tòa án nhận hồ sơ vụ án, nếu có vật chứng thì phải tiến hành lập biên bản giao nhận vật chứng có chữ ký của người giao, người nhận. Khi thấy đã có đủ thủ tục theo quy định của pháp luật thì tiến hành vào sổ thụ lý và ghi số thụ lý, ngày thụ lý vào bìa hồ sơ. Quá trình nghiên cứu nếu thấy cần trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung thì Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu Viện

kiểm sát điều tra bổ sung. Nội dung yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ trong quyết định trả hồ sơ, đồng thời Tòa án xóa sổ thụ lý vụ án. Khi Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ, Tòa án tiến hành thụ lý lại và vào sổ thụ lý, ghi số thụ lý, ngày thụ lý vào bìa hồ sơ.

Sau khi nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công Chủ toạ phiên toà phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án để xác định vụ án có thuộc thẩm quyền của Toà án cấp mình theo quy định tại điều 170 đến 173 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 hay không? Nếu vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà án cấp mình thì báo cáo Chánh án quyết định chuyển vụ án cho Toà án cấp có thẩm quyền theo quy định tại quy định tại điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp mình thì tiếp tục thực hiện những công việc chuẩn bị xét xử, cụ thể là:

- Xác định chứng cứ đã được thu thập trong giai đoạn điều tra, truy tố của vụ án có đầy đủ để làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hay không. Các chứng cứ như lời khai, vật chứng, kết luận giám định… có được thu thập đầy đủ và đúng quy định của pháp luật hay không? nghiên cứu cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố có căn cứ không? các chứng cứ có phù hợp với nhau không? Cần đối chiếu các thông tin do các lời khai cung cấp với hiện trường, vật chứng và kết luận giám định… Xác định xem việc truy tố và viện dẫn điều luật của Viện Kiểm sát có đúng không? Hành vi mà bị can thực hiện có cấu thành tội phạm không? So sánh tìm ra những điểm còn mâu thuẫn giữa các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; có cần tách, nhập vụ án (nếu có) hay không; các thủ tục trong quá trình điều tra, truy tố có đúng với quy định của pháp luật hay không; kết quả điều tra bổ sung làm rõ những vấn đề không thể điều tra làm rõ được tại phiên tòa (nếu có); các căn cứ để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; chuyển vụ án do không đúng thẩm quyền của Tòa án cấp mình theo quy định của pháp luật. Có cần áp dụng biện pháp gì để đảm bảo thi hành án không và thực hiện việc áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo điều 79 và 94 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Trong khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán có thể đọc cả tài liệu có trong hồ sơ và tài liệu khác có liên quan; có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu làm rõ thêm những vấn đề trong vụ án; yêu cầu người giám định giải thích làm rõ kết luận giám định, có thể đến nơi xảy ra tội phạm, nơi bảo quản vật chứng để xem xét tại

chỗ…Vì vậy, giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm cơ sở thực hiện tốt các giai đoạn sau.

Kết quả nghiên cứu hồ sơ, nếu có căn cứ để đưa vụ án ra xét xử thì quyết định đưa vụ án ra xét xử; xác định vụ án cần xử kín hoặc mở phiên tòa công khai theo quy định tại điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; xây dựng đề cương thẩm vấn nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án; tiến hành triệu tập những người cần xét hỏi theo quy định của pháp luật.

Nghiên cứu hồ sơ là hoạt động quan trọng giúp cho người có thẩm quyền áp dụng pháp luật nắm bắt được nội dung của vụ án, các vấn đề cần giải quyết và xác định được các hành vi tố tụng cần tiến hành áp dụng pháp luật. Vì vậy, đòi hỏi người nghiên cứu hồ sơ không chỉ có kiến thức pháp lý vững chắc mà còn phải có kiến thức thực tế để tổng hợp và nắm bắt được toàn bộ diễn biến của vụ án. Quá trình nghiên cứu hồ sơ đòi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật phải đánh giá chứng cứ thật chính xác. Các chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội “mỗi chứng cứ phải được đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định các chứng cứ thu thập phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự” [38, tr.56]. Để đánh giá chứng cứ chính xác, những người tiến hành tố tụng phải nghiên cứu một cách tổng hợp tất cả những chứng cứ có trong vụ án; xem xét chứng cứ một cách khách quan, không định kiến trước là bị can bị cáo phạm tội hay không phạm tội; nghiên cứu toàn diện những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự và những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án; xem xét cả những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. Toàn bộ những hoạt động đánh giá chứng cứ nói trên phải dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật.

- Giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng:

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà nhận được khiếu nại của người tham gia tố tụng hình sự như: đề nghị trưng cầu giám định lại, giám định bổ sung, xem xét thêm các nguồn chứng cứ khác, yêu cầu về thay đổi biện pháp ngăn chăn…Thì phải giải quyết theo đúng quy định tại chương XXXV Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 [38]. Trường hợp Toà án không chấp nhận thì phải nói rõ lý do.

Tiến hành các công việc cần thiết khác cho việc chuẩn bị mở phiên toà như: yêu cầu cơ quan Công an bảo vệ phiên toà và trích xuất bị cáo đang bị tạm giam phục vụ cho việc xét xử; trong trường hợp bị cáo thuộc trường pháp luật quy định phải có luật sư bào chữa thì yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị cáo; xác định địa điểm mở phiên toà…

Để bảo đảm cho việc xét xử kịp thời, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, tránh tùy tiện kéo dài việc giải quyết vụ án, khoản 2 Điều 176, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm căn cứ vào từng loại tội phạm, như sau:

Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà phải đưa ra quyết định phù hợp như:

- Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. - Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Toà án có thể ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.

Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử [38]. Tuy nhiên, trong một vụ án cụ thể không nhất thiết phải đủ thời gian trên, Thẩm phán mới ra các quyết định mà trong thời gian ngắn nhất, nếu xác định đã có đủ căn cứ phù hợp thì Thẩm phán ra quyết định sớm hơn để giải quyết vụ án được nhanh chóng.

Ở giai đoạn này, nếu đủ căn cứ đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán chủ toạ phiên toà sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ, dự kiến các tình huống có thể sảy ra tại phiên toà, trao đổi

với kiểm sát viên tham gia phiên toà về kế hoạch xét hỏi; bàn các biện pháp triệu tập đầy đủ những người tham gia tố tụng, nhất là những người nếu không toà có mặt tại phiên toà sẽ ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án .

* Áp dụng pháp luật trong giai đoạn đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa

Giai đoạn đưa vụ án ra xét xử được bắt đầu từ khi mở phiên tòa cho tới khi Tòa án tuyên án. Giai đoạn này, việc áp dụng pháp luật gồm các bước như: kiểm tra căn cước những người tham gia tố tụng, giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị cáo và những người tham gia tố tụng theo những điều luật tương ứng của Bộ luật tố tụng hình sự. Ví dụ, đối với bị cáo phải giải thích cho bị cáo đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự, đồng thời cần công bố thêm quy định tại điều 188 Bộ luật tố tụng hình sự cho bị cáo biết " Bị cáo đang bị tạm giam khi ra phiên toà chỉ được tiếp xúc với người bào chữa. Việc tiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ toạ phiên toà…" [38].

Chủ toạ phiên toà phải hỏi bị cáo đã nhận được bản cáo trạng của Viện kiểm sát và

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai pdf (Trang 29 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)