1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

91 575 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Trang 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂUSƠ ĐỒ

TT: Thành tiền

NKCT: Nhật ký chứng từPXK: Phiếu xuất khoPNK: Phiếu nhập kho

CP SXKDD: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Kế toán là công cụ quản lý tài chính của mọi quốc gia của mọi nền kinh tế và ở bất cứ quốc gia nào cũng có chế độ chính sách về quản lý tài chính cũng như quản lý công việc kế toán Tại Việt Nam cũng vậy, Nhà nước ta cũng có những quy định trong việc quản lý tài chính nhất là trong giai đoạn kinh tế suy thoái như hiện nay, công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu Đối với công tác quản lý nguồn lực đầu vào hay chính là tư liệu sản xuất đang được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm sát sao Việc hoàn thiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp nói chung cũng như hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng phải phù hợp với tình hình thực tế của đất nước hiện nay

Thực tập là một quá trình giúp sinh viên tiếp cận thực tế, bổ sung, kiểm nghiệm kiến thức Nó chứng tỏ sâu sắc phương pháp học phải đi đôi với hành.Thời gian thực tập tổng hợp ở Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã giúp em trưởng thành hơn trong tư duy cũng như kiến thức chuyên ngành Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành anh chị phòng kế toán tại công ty, cảm ơn Ths Trương Anh Dũng - Giảng viên chính khoa kế toán trường đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành giai đoạn thực tập này.

Qua thời gian thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, em đã có được một sự hiểu biết tương đối về công ty và được hiểu về thực hành của bộ máy kế toán tại một doanh nghiệp Và để góp phần hoàn thiện hơn bộ máy kế toán của công ty đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật

liệu, qua quá trình tìm hiểu em đã hoàn thành chuyên đề: Một số vấn đề

hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo

Trang 6

Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập của em gồm 3 phần:Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu NghịChương 2 : Thực trạng tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Chương 3 : Một số đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Do hạn chế về thời gian thực tập và thiếu sót của bản thân nên bản báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các anh chị Em xin cảm ơn.

Trang 7

Tên giao dịch Việt Nam là : Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.

Tên giao dịch quốc tế: Friendship High Quality Confectionery Join Stock Company

Trụ sở chính tại 122 Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội.Tel: 043 8643362 / 043 8646669

Fax: 84 048642579

Website: http:// www.huunghi.com.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp số: 0103014796, đăng ký lần đầu ngày 01/12/2006, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 17/12/2007.

Ngành nghề kinh doanh chính là : Kinh doanh vật tư nguyên liệu, hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, kinh doanh kho bãi, sản xuất chế biến bia, nước giải khát, bánh kẹo thực phẩm (không bao gồm kinh doanh quán bar) Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh

Trang 8

Vốn điều lệ đăng ký: 22.500.000.000 VND (Hai mươi hai tỷ, năm trăm triệu đồng)

Từ khi bắt đầu thành lập đến nay trải qua hơn 10 năm (từ năm 1997) công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị đã có những bước phát triển và đã thay đổi tên gọi cho phù hợp với tình hình sản xuất thực tế.

Ban đầu là Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty thực phẩm Miền Bắc Do đó quá trình hình thành và phát triển của công ty gắn liền với sự hình thành và phát triển của công ty thực phẩm Miền Bắc Công ty thực phẩm Miền Bắc được thành lập theo Quyết định số 699/QĐTM-TCCB của Bộ Thương Mại Khi mới thành lập công ty đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ sự mạnh dạn nhiệt tình của Ban giám đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc đã đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookíe của Công hoà Liên Bang Đức với công suất 10 tấn/ ngày Đây là một dây chuyền sản xuất tiên tiến về trang thiết bị hiện đại với lò nướng được điều khiển đốt bằng ga tự động Sau một thời gian lắp đặt chảy thử thành công, nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 1260 ngày 08/12/1997 do Ban giám đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc ký với tên gọi Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thực hiện sản xuất các loại bánh quy, bánh kem xốp, kẹo, lương khô… và các loại sản phẩm khác mang tên Hữu Nghị.

Một bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty là năm 1999 nhà máy đã nhận chuyển giao công nghệ và tổ chức sản xuất thành công sản phẩm bánh quy xốp của hãng Meiji Nhật Bản Công ty trở thành cơ sở duy nhất sản xuất các loại bánh mang thương hiệu Meiji Nhật Bản tại Việt Nam.

Trang 9

Một bước ngoặc quan trọng với công ty, với mục đích phát triển hơn nữa và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và để phù hợp hơn với tình hình thực tế của nên kinh tế nước ta ngày 27/06/2005 theo Quyết định 1744/QĐTM của Bộ Thương Mại, nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị được chuyển thành Công ty Cổ phần Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, tên giao dịch quốc tế Friendship High Quality Confectionery Join Stock Company, trở thành một công ty hoạt động hoàn toàn độc lập.

Tháng 12/2006, công ty chính thức đi vào hoạt động với 51,4% vốn Nhà nước, là công ty Thực phẩm Miền Bắc; 48,6% vốn được bán cho cán bộ công nhân viên của công ty.

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo, công ty có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là: Sản xuất và kinh doanh các loại mứt, kẹo, lương khô, bánh kem xốp, bánh ruốc … phần lớn là đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong nước, ngoài ra công ty còn sản xuất một số loại sản phẩm đặc thù vào các dip lễ tết như bánh nướng, bánh dẻo, mứt tết và rất nhiều sản phẩm khác mang tên Hữu Nghị.

Trước thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, Nhà máy có 7 phân xưởng sản xuất hoàn toàn được trang bị máy móc thiết bị nhập ngoại với phương thức quản lý tiên tiến ISO9001-2000 theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Nhiều mặt hàng đã được tặng huy chương vàng bạc, danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao…tại các hội chợ thương mại và triển lãm trong nước và quốc tế.

Tuy thời gian chính thức đi vào hoạt động còn ít, chỉ hơn 10 năm, công

Trang 10

trường, và trở thành một thương hiệu bánh kẹo có uy tín và được người tiêu dùng ưa thích Cùng với việc trang bị những dây chuyên sản xuất tiên tiến, công ty còn tiếp tục nghiên cứu, cải tiến máy móc thiết bị nhằm mang lại hiệu quả và năng suất kinh doanh cao, công ty luôn đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, đấy mạnh mở rộng sản xuất Nhờ vậy đời sống của cán bộ công nhân viêc trong công ty được cải thiện, thu nhập bình quân của người lao động đã được nâng lên nhiều, mức đóng góp của công ty vào ngân sách nhà nước cũng tăng theo hàng năm.

Đặc biệt từ năm 2001 đến nay công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 2002 do tổ chức DNV & Quacert cấp giấy chứng nhận nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Mỗi năm công ty đưa ra thị trường hơn 8.000 tấn sản phẩm các loại bao gồm: bánh quy xốp, kẹo cứng có nhân, bánh lương khô, bánh Trung thu, mứt Tết, bánh tươi, các loại bánh kem sinh nhật, bánh cưới…đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp, cơ cấu chủng loại hàng hoá đa dạng phong phú, giá cả hợp lý…Vì vậy tất cả sản phẩm mang thương hiệu cao cấp Hữu Nghị đã được tặng nhiều huy chương vàng trong các Hội chợ triển lãm Quốc tế và trong nước Được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm, và được khách hàng trong nước, ngoài nước rất ưa chuộng.

Để đáp ứng nhu cầu cung ứng tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo Hữu Nghị, Công ty đã xây dựng hệ thống chi nhánh phân phối, nhà máy tại Miền Bắc và miền Nam

:_ Nhà máy sản xuất bánh các loại tại Định Công Hà Nội- Chi nhánh Hà Nam- nhà máy sản xuất tại Đồng Văn

Trang 11

- Chi nhánh Bình Dương- Nhà máy tại Bình Dương

- Chi nhánh Hồ Chi Minh- Trung tâm phân phối thương mại- Chi nhánh Quy Nhơn- nhà máy tại Quy Nhơn

Hệ thống mạng lưới chi nhánh của công ty không ngừng được mở rộng, phù hợp với chiến lược kinh doanh dài hạn đưa thương hiệu Hữu Nghị thành số 1 tại Việt Nam.

Người lao động: Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty tại chi nhánh Hà Nội là 450 người trong đó: trình độ thạc sỹ: 10 người, trình độ đại học: 92 người, cao đẳng và trung cấp 85 người, vào những thời vụ kinh doanh số lượng lao động của công ty có thể lên tới 400 người Lương của cán bộ, nhân viên của công ty khoảng từ 2.5-3 triệu đồng/tháng, tuỳ thuộc vào vị trí và tính chất công việc.

Trong những năm gần đây công ty đã đạt một số thành tựu đáng kể về mặt tài chính và về tình hình bán hàng cũng như những thành công về thương hiệu của công ty

Trang 12

Biểu số 1.1: Tình hình tài chính khái quát của công ty trước và sau khi cổ

ngắn hạn

6.347.630Các khoản phải thu ngắn hạn17.510.10036.552.55825.555.559Hàng tồn kho23.687.15037.318.95640.878.670Tài sản ngắn hạn khác823.2504.199.2205.341.741

Tài sản dài hạn50.566.21564.057.98278.990.250

Tài sản cố định49.055.70049.057.98258.990.250Các khoản đầu tư tài chính dài

15.000.00020.000.000Tài sản dài hạn khác1.510.5157.973.9726.999.850

Trang 13

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.838.485 9.002.111 7.547.887

Biểu số 1.3: Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng năm 2007

Trang 14

Năm 2008 so với năm 2007: tổng tài sản tăng 70.111.242 nghìn đồng (tăng 75,7%) trong đó tài sản ngắn hạn giảm 5.821.026(giảm 6,7%) tài sản dài hạn tăng 14.932.268 nghìn đồng (tăng 23,3%), vốn chủ sở hữu tăng 20.093.692 nghìn đồng (tăng 42%),

Các thành tựu mà công ty đã đạt được trong các năm vừa qua:

 Bằng khen của thủ tướng chính phủ năm 2004

 Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2005) do Chủ Tịch nước tặng.

 Bằng khen của Bộ thương mại ( Bộ Công thương) các năm 2001-2007.

Trang 15

 Huy chương vàng Hội chợ Expo các năm 2000-2008.

 Hệ thống ISO trong hoạt động quản lý doanh nghiệp

o Loại ISO: 9001: 2000

o Ngày cấp: 09/07/2007-08/07/2010 và 21/06/2007- 20/03/2010

o Nơi cấp: Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert và Det Norske Veritas- DNV

 Thương hiệu các sản phẩm của Công ty Hữu Nghị đã đạt được trong thời gian qua:

Bảng 1.4: Xếp hạng thị phần một số sản phẩm của công ty

1 Sản phẩm Bánh Tươi, bánh

mỳ ruốc Staff, Lucky, safety Lớn nhất Việt Nam

2 Mứt tết Lớn Nhất Việt Nam, có truyền thống về Mứt tết

4 Bánh Trung Thu Đứng thứ 3 Việt Nam, thứ 2 tại miền Bắc

1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Trang 16

Trước năm1997 Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là Nhà máy trực thuộc Công ty thực phẩm miền Bắc do Bộ Thương Mại quản lý, nên mọi hoạt động của nhà máy đều phải theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Công ty thực phẩm miền Bắc Nhưng từ khi chuyển sang cổ phần hoá, năm 2005, trở thành công ty hoạt động hoàn toàn độc lập, mọi hoạt động của công ty đều nằm dưới sự chỉ đạo của hội đồng quản trị của công ty Đó cũng chính là cơ hội để công ty khẳng định sự chủ động và trách nhiệm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Công ty có bộ máy quản lý tương đối đầy đủ với các phòng ban chức năng tạo điều kiện cho việc điều hành từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ Là công ty cổ phần nên bộ máy tổ chức công ty theo đúng cơ cấu của công ty cổ phần: Có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, và Ban kiểm soát.

Ngoài ra trong công ty cũng có tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị xã hội khác hoạt động theo hiến pháp và pháp luật, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp trên Đây là các tổ chức tham gia vào hoạt động của công ty nhưng không tham gia vào bộ máy quản lý của công ty.

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được hình thành theo cơ chế trực tiếp và có mối quan hệ thống nhất, mỗi phòng ban chức năng đảm nhận một chức năng cụ thể theo chuyên môn riêng của mình Các phòng ban chức năng đều nằm dưới sự quản lý lãnh đạo chung của ban giám đốc công ty.

Trang 17

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc tổ chức lao động

Phó giám đốc sản xuất

Phòng tài chính kế

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Giám đốc

Chi nhánh Hà Nội

Chi nhánh Hà Nam

Chi nhánh

Quy Nhơn

Chi nhánh

Bình Dương

Chi nhánh

Tp HCMPhòng tổ

chức hành

Phòng kỹ thuậtPhòng kế

hoach vật tưPhòng thị

Phòng cơ điện

Trang 18

Thành phần, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty:

Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là

cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của công ty gồm 3 thành viên,

nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là 5 năm Thành viên của hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Theo điều lệ của công ty, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định, thực hiện mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên, được bầu ra trên nguyên tắc bỏ

phiếu kín, để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép kế toán và báo cáo tài chính đồng thời kiến nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành hoạt động của công ty.

Giám đốc công ty: Là người trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày

của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị vể việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Nhiệm kỳ của giám đốc là 5 năm, có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác quản

lý và trách nhiệm về tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác sản xuất kinh doanh của công ty, xây dựng chiến lược và chính sách tiêu thụ sản phẩm, tổ

Trang 19

chức lập kế hoạch tiêu thụ hàng năm đối với sản phẩm các loại, xây dựng mạng lưới tiêu thụ khắp cả nước.

Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm phụ trách công tác về kỹ thuật

sản xuất, công nghệ sản xuất của công ty, trực tiếp chỉ đạo sản xuất và công tác an toàn lao động, công tác kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm vật tư hàng hoá nhập kho… Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các vấn đề liên quan tới sản xuất như chất lượng, số lượng, kế hoạch sản xuất, chủng loại sản phẩm, định mức tiêu hao nguyên liệu.

Phó giám đốc phụ trách lao động: chịu trách nhiệm các vấn đề về tổ

chức, quản lý nguồn lao động, đào tạo lao động…ra các quyết định và ký kết các hợp đồng lao động với nhân viên.

Công ty có 6 phòng ban chức năng:

Phòng tài chính kế toán: Trực tiếp làm công tác kế toán tài chính theo

đúng chế độ Nhà nước quy định, tham mưu cho giám đốc hoạch định quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Thực hiện ghi chép tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ về tình hình tài sản, lao động, tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Quản lý mặt tài chính của công ty, tính toán và trích nộp đầy đủ đúng thời hạn các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước và trích lập các quỹ khác của công ty theo đúng điều lệ của công ty.

Phòng kế hoạch vật tư: có chức năng xây dựng các kế hoạch tổng hợp

ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về nguyên liệu, bao bì, xây dựng kế hoạch tiêu thụ, lập kế hoạch nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới Thực hiện xây dựng đinh mức tiêu hao nguyên vật liệu cho cả công ty, theo dõi tình hình thực hiện các định mức này.

Trang 20

Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật công nghệ của công ty,

hướng dẫn thực hiện hoạt động của các khâu theo quy định của ISO 9002, phối hợp với các phòng khác để lập kế hoạch sản xuất Thường xuyên kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.

Phòng thị trường: Thực hiện nghiệm thu và giao hàng hoá, thành phẩm

cho khách hàng, cung cấp đúng chủng loại, quy cách sản phẩm mà khách hàng yêu cầu, đảm bảo cho quá trình bán hàng của công ty được thuận lợi Nghiên cứu thị trường và nắm bắt nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm, đưa ra các biện pháp tiêu thụ hợp lý và đảm bảo các yếu tố khác cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Phòng cơ điện: Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến điện, máy

móc, thiết bị văn phòng, đảm bảo cho quá trình hoạt động của công ty được diễn ra liên tục.

Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm, phụ trách chung về nhân

lực, thực hiện xây dựng mức đơn giá tiền lương, theo dõi quá trình thực hiện các định mức kinh tế kế hoạch, kỹ thuật căn cứ vào yêu cầu phát triển sản xuất và định hướng phát triển của công ty Lập kế hoạch đào tạo lại cán bộ có thời gian công tác từ 5-10 năm, đào tạo mới công nhân có kỹ thuật, có năng lực, đạo đức tốt Quản lý các vấn đề về mặt nhân sự, con dấu, giấy giới thiệu của công ty, tham mưu và giúp giám đốc soạn thảo các nội dung quy chế hoạt động, quy chế thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật của công ty.

1.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì công nghệ sản xuất là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng Tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị sản phẩm của công ty bao

Trang 21

gồm nhiều chủng loại khác nhau, mỗi chủng loại sản phẩm có một quy trình sản xuất và chế biến riêng biệt Do đó công ty xây dựng một hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác sản xuất kinh doanh.

Công ty có hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại cùng dây chuyền sản xuất tiên tiến được nhập khẩu từ các nước có công nghệ hiện đại Toàn bộ dây chuyền sản xuất được bố trí chặt chẽ và có khoa học tại các phân xưởng sản xuất, việc kết hợp giữa lao động thủ công và máy móc tại công ty đã tạo nên quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng và có năng suất cao.

Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm diễn ra liên tục, khép kín, không bị gián đoạn về mặt thời gian và kỹ thuật Vì vậy việc tổ chức và quản lý sản xuất cũng mang tính đặc thù riêng biệt Ở tất cả các khâu, công việc sản xuất luôn thực hiện không ngừng và luôn có bộ máy kiểm tra thường xuyên đối với quy trình hoạt động

Tại công ty có nhiều phân xưởng sản xuất các loại bánh, kẹo khác nhau Mỗi sản phẩm của công ty lại có quy trình sản xuất và chế biến khác nhau phù hợp với từng loại sản phẩm Tuy nhiên, quy trình sản xuất công nghệ của các phân xưởng cũng có nét tương đồng và ta có thể khái quát như sau:

Trang 22

Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất công nghệ

Phân xưởng lương khô

Px bánh trung thu

cẩu

Trang 23

Qua sơ đồ trên ta thấy quá trình sản xuất diễn ra liên tục, tuy nhiên chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào nguyên vật liệu đầu vào Do đó trong quá trình sản xuất việc giám sát chất lượng các khâu sản xuất được thực hiện rất chặt chẽ, qua rất nhiều khâu kiểm soát chất lượng nhất là các nguyên liệu đầu vào Vì chất lượng của nguyên liệu đầu vào chính là chất lượng của các sản phẩm được tạo ra.

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty giản đơn nhưng được chế biến liên tục, khép kín, sản xuất với số lượng lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá có sự tham gia một phần thủ công Chu kỳ sản xuất ngắn và đối tượng sản xuất là bánh kẹo, khi kết thúc ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành Do vậy công ty không có sản phẩm dở dang trong danh mục hàng tồn kho.

Các nhà máy của công ty được xây dựng trong các khu công nghiệp có quy hoạch, thuận lợi trong giao thông vận chuyển đi các tỉnh thành Tại các nhà máy đều được đầu tư hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại và có năng suất cao, do đó công tác sản xuất của công ty luôn đạt được kết quả cao.

Công ty có hệ thống máy móc thiết bị như sau:

Trang 24

Biểu số 1.5: Dây chuyền thiết bị sản xuất của công ty tại chi nhánh Hà Nội

Nhà máy Phân xưởng sản xuất Xuất xứ thiết bịNhà máy tại

Định Công Phân xưởng 1: Cracker

01 Dây chuyển thiết bị của Đức

Phân xưởng 2: Kem xốp

02 Dây chuyển thiết bị của Đức

Phân xưởng 3: Bim Bim, kẹo…

01 Dây chuyển thiết bị của Đài Loan

Phân xưởng 4: Bánh quy

01 Dây chuyển thiết bị của Đức

Phân xưởng 5: Lương khô

01 Dây chuyển thiết bị của Malaixia

Phân xưởng 6: bánh tươi

08 Dây chuyển thiết bị của Đài Loan

Hệ thống máy móc thiết bị của công ty hiện nay mới được đầu tư, giá trị lớn hiện đại mức độ tự động hóa cao Dây chuyển sản xuất của công ty được thực hiện theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2000 đảm bảo vệ sinh an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm trong vận chuyển và sử dụng năng lực sản xuất đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ kinh doanh hiện tại ( hầu hết các dây chuyền này được đầu tư bằng nguồn vốn vay trung hạn, và thuê mua tài chính).

Công ty có 6 phân xưởng chính sau: Phân xưởng lương khô

 Phân xưởng bánh craker Phân xưởng bánh quy Phân xưởng kem xốp

Trang 25

 Phân xưởng kẹo

 Phân xưởng bánh tươi, bánh trung thu, mứt tết

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ các phân xưởng sản xuất

1.4 Đặc điểm tổ chức Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

1.4.1 Cơ cấu Tổ chức bộ máy kế toán

PX bánh quy

PX bánh kem xốp

PX lương khô

PX kẹoPX bánh CrackerPX bánh tươi, trung thu,

mứt tết

Công ty CP bánh kẹo cao cấp HỮU

NGHỊ

Trang 26

Dựa vào nguyên tắc quản lý và xuất phát từ thực tiễn tổ chức sản xuất, bộ máy kế toán công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị được xây dựng theo mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán của công ty được tập trung tại phòng kế toán tài chính Ngoài ra trong cơ cấu tổ chức của công ty, tại mỗi phân xưởng, cửa hàng đều bố trí một nhân viên kế toán nhưng chỉ hạch toán ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ gửi toàn bộ chứng từ liên quan về phòng kế toán.

Phòng kế toán của công ty thực hiện tổ chức hạch toán kế toán, theo dõi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp lên các báo cáo Tất cả đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo chuyên môn trực tiếp của Kế toán trưởng và sự quản lý chặt chẽ của Ban giám đốc.

Trang 27

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty CP bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Ghi chú: : quan hệ chỉ đạo :quan hệ chi phối

Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành trực tiếp

các công việc của phòng kế toán tài chính, có trách nhiệm bao quát toàn bộ tình hình tài chính của cả công ty, thông báo cụ thể cho giám đốc về mọi hoạt động tài chính, lập các báo cáo tài chính theo đúng quy định của Nhà nước và đúng thời hạn quy định.

Phòng kế toán công ty có 2 phó phòng, tuy nhiên các phó phòng đang kiêm nhiệm cả kế toán các phần hành như phần hành tiêu thụ, chi phí - giá thành.

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán tiền mặt

Kế toán TGNH

Kế toán vật tư

Kế toán TSCĐ

Kế toán lương, chi phí giá thành

Kế toán tiêu thụ, công nợ phải thu

Kế toán công nợ phải trả

Thủ quỹ

Trang 28

Kế toán tiền mặt: Là người chịu trách nhiệm hạch toán chi tiết về tiền

mặt lên sổ chi tiết tiền mặt các nghiệp vụ liên quan, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc,từ đó lập các phiếu thu, phiếu chi cho các nghiệp vụ tiền mặt, theo dõi công nợ nội bộ, huy động vốn

Kế toán tiền gửi ngân hàng: Là người chịu trách nhiệm hạch toán các

nhiệm vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng, thực hiện các quá trình thanh toán giữa công ty với các đối tượng khác thông qua hệ thống ngân hàng, định kỳ lập biểu thuế về các khoản mà công ty phải thanh toán với Nhà nước, giám sát việc thu chi qua hệ thống ngân hàng.

Kế toán vật tư ( nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ): Là người chịu

trách nhiệm hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Đồng thời theo dõi quá trình thanh toán giữa công ty với nhà cung cấp, tính ra giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho các mục đích khác nhau và giá trị tồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Hiện nay kế toán vật tư đã được tách riêng thành kế toán nguyên vật liệu và kế toán công cụ dụng cụ.

Kế toán TSCĐ: theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm của TSCĐ,

tính ra mức khấu hao TSCĐ, phản ánh các chi phí và quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản.

Kế toán tiền lương, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Là người có trách nhiệm hạch toán tiền lương, các khoản trích theo

lương để phân bổ vào chi phí trong kỳ, theo dõi tình hình lập và sử dụng các quỹ như khen thưởng ,phúc lợi…; Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó tính đúng và đủ giá thành các sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Trang 29

Giúp việc cho kế toán trưởng, có nhiệm vụ thay mặt cho kế toán trưởng giải quyết các công việc khi kế toán trưởng đi vắng, cùng chịu trách nhiệm với trưởng phòng các phần việc được phân công.

Kế toán tiêu thụ: Là người chịu trách nhiệm hạch toán quá trình bán

hàng lên doanh thu, theo dõi giá vốn, theo dõi công nợ phải thu của khách hàng và đôn đốc tình hình thanh toán của khách hàng cho công ty Kế toán tiêu thụ còn kiêm nhiệm chức danh phó phòng, giúp đỡ và thay kế toán trưởng giải quyết các công việc khác của phòng.

Kế toán công nợ phải trả: Là người chịu trách nhiệm hạch toán quá

trình mua hàng, nguyên vật liệu…, theo dõi công nợ phải trả và đôn đốc tình hình thanh toán với nhà cung cấp của công ty Hàng tháng tổng hợp hàng nhập, đối chiếu với thủ kho và lên cân đối hàng nhập gửi báo cáo tới Kế toán trưởng, kê khai thuế đầu vào, đề xuất các vấn đề cần giải quyết liên quan đến công việc của mình.

Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt, quản lý tiền mặt

tồn tại quỹ của công ty phục vụ cho các hoạt động kinh tế của công ty Thực hiện việc ghi sổ quỹ tiền mặt kịp thời theo quy định, định kỳ đối chiếu với sổ chi tiết tài khoản tiền mặt với kế toán tiền mặt; nhận các khoản tiền mặt thu về của công ty và phát lương cho toàn bộ CNV trong công ty, chi trả các khoản chi khác của công ty theo quy định.

1.4.2 Đặc điểm vận dụng chính sách kế toán

Chế độ kế toán áp dụng trong công ty là theo Quyết định số

15/2006/QĐ_BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.

Đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức trong công ty là Đồng Việt Nam Ngoài ra công ty còn sử dụng một số ngoại tệ khác Ngoại tệ được quy đổi

Trang 30

Niên độ kế toán là 1 năm, bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12.

Kỳ hạch toán theo tháng, quý, năm

Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc và hạch toán theo phương pháp kế khai thường xuyên Giá trị vốn hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.

Tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá và giá trị còn lại Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng Thời gian khấu hao được áp dụng theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003.

Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừThuế suất thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 25%.

1.4.3 Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán:

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành theo Quyết định số 15/QĐ- BTC ngày 30/6/2006.

Hiện nay công ty sử dụng các tài khoản cấp 1 và cấp 2 theo đúng chế độ kế toán hiện hành Tuy nhiên công ty chi tiết hoá các tài khoản theo từng đối tượng cụ thể để phù hợp với yêu cầu quản lý và sản xuất kinh doanh.

Hiện tại công ty chưa sử dụng các tài khoản ghi đơn và một số tài khoản khác như TK 151, 213,.

1.4.4 Đặc điểm hệ thống chứng từ kế toán

Công ty vận dụng hệ thống chứng từ kế toán trong doanh nghiệp theo

Quyết định số 15/2006/ QĐ_ BTC và một số văn bản pháp luật khác Công ty

sử dụng hệ thống chứng từ về tiền tệ, tài sản cố định, hàng tồn kho, lao động, tiền lương, bán hàng, theo đúng quy định của Nhà nước Ngoài ra công ty còn

Trang 31

sử dụng các chứng từ do công ty lập phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được Bộ Tài chính chấp nhận.

Cụ thể, hệ thống chứng từ mà doanh nghiệp sử dụng gồm:

 Hạch toán tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số TSCĐ); Thẻ tài sản cố định (mẫu số 02-TSCĐ); Biên bản xử lý TSCĐ (mẫu số 03-TSCĐ); Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 04-TSCĐ); Biên bản kiểm kê TSCĐ (mẫu số 05-TSCĐ), bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu số 06-TSCĐ)…

01- Đối với hạch toán hàng tồn kho:

• Các chứng từ sử dụng về nhập vật liệu: Phiếu kiểm nghiệm vật tư; Hợp đồng bán hàng của người bán (mẫu số 01 – BH); Hoá đơn giá trị gia tăng (mẫu số 01-GTGT); Phiếu yêu cầu nhập kho; Phiếu nhập kho vật tư (mẫu số 01-VT)…

• Các chứng từ sử dụng về xuất vật tư: Phiếu yêu cầu lĩnh vật tư; Phiếu lĩnh vật tư; Phiếu xuất vật tư (mẫu số 02-VT); Thẻ kho (mấu số 06-VT)…

 Đối với hạch toán thanh toán: Biên bản đối chiếu công nợ; Giấy báo Có; Phiếu thu (mẫu số 01-TT); Phiếu chi (mẫu số 02-TT); Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04-TT); Sổ bảng kê của ngân hàng kèm chứng từ gốc…

 Đối với hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thanh toán với người lao động: Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02-LĐTL); Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04-TT); Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (mẫu số 10-LĐTL); Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11-LĐTL); Bảng thanh toán tiền làm thêm ngoài giờ (mẫu số 06-LĐTL); Bảng chấm

Trang 32

 Đối với hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Phiếu nhập kho thành phẩm ( mẫu số 01-VT); Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho (hoá đơn giá trị gia tăng); Báo cáo nhập - xuất - tồn kho thành phẩm; Thẻ kho…

 Đối với hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội; Bảng phân bổ vật liệu; Công cụ dụng cụ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; Các chứng từ khác phản ánh chi phí bằng tiền khác…

1.4.5 Đặc điểm hệ thống sổ kế toán

Công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính theo hình thức sổ Nhật ký chứng từ Phần mềm kế toán trên máy vi tính do công ty tự thiết kế vừa kết hợp giữa kế toán thủ công và kế toán trên máy.

Hiện công ty đang sử dụng các loại sổ kế toán tổng hợp như là:

• Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm

• Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm

• Thẻ kho

• Sổ chi tiết tiền vay

• Sổ chi tiết bán hàng

Trang 33

• Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua

• Sổ chi phí sản xuất kinh doanh

• Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ.

Ngoài ra công ty còn sử dụng một số loại sổ chi tiết khác nhằm phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh do công ty tự thiết kế đã được sự đồng ý của Bộ tài chính như là sổ chi tiết bao bì…

1.4.6 Đặc điểm hệ thống báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính của công ty được lập tuân thủ theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 về chế độ báo cáo tài chính.

Định kỳ theo quý, năm, phó phòng kế toán lập các báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước dưới sự giám sát chỉ đạo của kế toán trưởng.

 Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN): Công ty sử dụng theo đúng mẫu để lên báo cáo Đối với các chỉ tiêu không sử dụng công ty để trống trên báo cáo Các chỉ tiêu này thường bao gồm các mã số 120, 134, 135, 210, 240, 251, 262, 331, 412, 417, 418, 419, 420, 430

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN): Công ty sử dụng theo mẫu quy định

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN): Công ty sử dụng theo mẫu quy đinh Có nhiều mã số thường có ghi giá trị 0 trên báo cáo gồm: 25, 31, 32, 61

 Thuyết minh báo cáo tài chính: Bản thuyết minh theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

Việc lập các báo cáo trên của công ty được thực hiện vào cuối tháng, quý kỳ kế toán (cuối năm tài chính).

 Một số báo cáo quản trị phục vụ nội bộ doanh nghiệp:

Do yêu cầu quản lý doanh nghiệp, phòng kế toán lập 1 số báo cáo quản

Trang 34

quản trị cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng thanh toán, dự kiến các chi phí phát sinh Bao gồm: Báo cáo thanh toán tạm ứng; Báo cáo về công nợ của khách hàng; Báo cáo về tình hình sử dụng hoá đơn, Báo cáo dự toán các chi phí theo tháng Các báo cáo này phục vụ cho công tác kế hoạch là chính.

1.4.7 Phần hành kế toán máy đang đươc sử dụng tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Hiện tại công ty đang sử dụng phần hành kế toán máy ADVAN ACCOUNTING là phần hành kế toán máy do công ty tự thiết kế nên phù hợp với hoạt động của công ty.

ADVAN ACCOUNTING gồm các phân hệ sau:

1. Hệ thống

2. Kế toán tổng hợp

3. Kế toán công nợ phải thu

4. Kế toán công nợ phải trả

5. Kế toán tiền mặt

6. Kế toán tiền gửi ngân hàng

7. Kế toán chi phí và giá thành

8. Kế toán nguyên vật liệu

9. Kế toán công cụ dụng cụ

10.Kế toán tài sản cố định

11.Kế toán bán hàng

Trang 35

Sơ đồ 1.5 Trình tự xử lý số liệu của phần mềm kế toán ADVAN ACCOUNTING

Chứng từ, tài liệu (về nghiệp vụ kinh tế)

Nhập dữ liệu vào máy(nhập các thông

Trang 36

Quy trình xử lý số liệu của phần mềm kế toán ADVAN ACCOUNTING

1. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

8. Lên báo cáo

9. Báo cáo kế toán, sổ sách kế toán.

Trước khi sử dụng phần mềm kế toán phải khai báo các tham số hệ thống và hệ thống các danh mục cho phân mềm Trong quá trình sử dụng cũng có thể khai báo thêm hoặc khai báo lại cho phù hợp với công việc kế toán, đúng với chính sách chế độ kế toán của Nhà nước

Trang 37

Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp tại nước ta mang tính thời vụ, không ổn định chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết nên chất lượng và sản lượng của nguyên vật liệu mà công ty thu mua cũng không được ổn định Mặt khác giá cả nguyên vật liệu cũng thay đổi theo thời vụ và thay đổi theo năm, trong

Trang 38

để gián đoạn, do đó công ty cần phải có kế hoạch thu mua và dự trữ nguyên vật liệu linh động và phù hợp với thực tế

Ngoài ra số lượng, chủng loại nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng, nguyên vật liệu là các chất hữu cơ rất dễ bị phân huỷ, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện môi trường bảo quản nên mỗi loại nguyên vật liệu cần phải có điều kiện bảo quản cẩn thận đúng tiêu chuẩn và có khoa học.

2.2 Đặc điểm công tác quản lý và thu mua nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao !ấp Hữu Nghị

Quản lý nguyên vật liệu là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, quản lý tốt các ihâu thu mua, dự trữ, và sử dụng tốt nguyên vật liệu sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí giảm giá thành và do đó làm tăng lợ) nhuận của doanh nghiệp Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm nên công tác quản lý và thu mua nguyên vật liệu tại công ty được thực hiện rất kỹ càng Các kế hoạch về thu mua, dự trữ được công ty chuẩn bị cận thận , hợp lý và có hiệu quả.

Đối với khâu thu mua nguyên vật liệu: Do đặc điểm nguyên vật liệu của công ty là sản phẩm của sản xuất nông nghiệp, có tính thời vụ nên các kế hoạch thu mua nguyên vật liệu được xây dựng trên kế hoạch sản xuất và tình hình thực tế về nông nghiệp, các kế hoạch không chỉ được lập cho một tuần, tháng mà phải được lập cho cả năm Hàng tháng, quý, năm dựa vào khả năng sản xuất và khả năng tài chính của công ty, căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho các loại sản phẩm, công ty xây dựng kế hoạch thu mua và

trưồc khi thu mua v` trước khi nhập kho đều đİợ# kiểm tra chặt chḭ bởi phòng KCS về tất cả các mặt chủng loại, số lượng, chất lượng…

Trang 39

Đốh với khâu bẢo quản: công ty có khối lượng nguyên vật liệu lớn và phần lớn là hàng thực phẩm dễ hỏng, khó bảo quản nên khâu bảo quản āược công ty rất chú trọng Tai mỗi cơ sở sản xuất công ty đều xây dựng kho bảo quản nguyên vật liệu cạ.h các phbn xưởng sản xuất Các kho nguyên vật liệu đảm bảo đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, có đầy đủ phương tiện thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản nguyên vật liệu Nguyên vật liệu trong kho được sắp xếp gọn gàng, có quy tắc thuận lợi cho việc nhập xuất nguyên vật liệu Mỗi kho có trưởng kho trực tiếp quản lý công việc tại kho và các nhân viên kho phục vụ cho công tác bảo quản nguyên vật liệu và công tác nhập xuất nguyên vật liệu Tại kho công ty có trang bị hệ thống thiết bị như máy tính, máy in… phục vụ cho công tác bảo quản nguyên vật liệu và hỗ trợ công việc cho các nhân viên kho

Đối với khâu sản xuất: Nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất đều đã được kiểm tra chất lượng bởi phòng KCS của công ty Nguyên vật liệu đưa vào sử dụng theo đúng định mức đã được lập và nhu cầu sản xuất, thường không có hiện tượng xuất thừa hoặc thiếu do các khâu từ xây dựng định mức tới việc xuất nguyên vật liệu và sản xuất được tổ chức chặt chẽ và có khoa học Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại các phân xưởng được theo dõi chặt chẽ và được phòng kế hoạch vật tư tổng hợp lại, từ đó xây dựng nên định mức sử dụng nguyên vật liệu đối với từng sản phẩm và từng phân xưởng Công ty cũng có chính sách khuyến khích việc tiết kiệm nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Đối với khâu dự trữ: Để tránh sự biến động của thời tiết và giá cả thị trường không làm gián đoạn quá trình sản xuất, công ty xây dựng định mức dự trữ đối với từng loại vật tư dựa trên kế hoạch sản xuất và nhu cầu sản xuất thực tế đối với từng loại sản phẩm và từng phân xưởng Đặc biệt đối với các

Trang 40

loại nguyên vật liệu mang tính thời vụ thì thường có kế hoạch dự trữ cho cả năm.

2.3 Phân loại nguyên vật liệu tại công ty

Do sự đa dạng, và khối lượng nguyên vật liệu tại công ty rất lớn nên việc phân loại nguyên vật liệu là rất quan trọng, nó không chỉ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất mà còn phục vụ cho nhu cầu quản lý, nhất là đối với công tác bảo quản nguyên vật liệu Tại công ty, nguyên vật liệu được phân loại như sau:

Nguyên vật liệu chính: Bao gồm: đường, sữa, bột mỳ, bột gạo, mạch nha, thịt lợn… đây chính là cơ sở vật chất chính cấu thành nên sản phẩm Công ty có hơn 300 loại nguyên vật liệu chính.

Vật liệu phụ: Bao gồm Các loại bao gói để đóng gói sản phẩm, các loại hương liệu, nhãn mác, chất chống ẩm, phẩm màu…Các vật liệu này vừa tạo thêm hương vị, màu sắc giữ được cho sản phẩm lâu hỏng, tạo hình thức bên ngoài của sản phẩm, nâng cao tính năng và mẫu mã cho sản phẩm.

Các loại nhiên liệu: Bao gồm than, dầu Diezel, gas, dầu…dùng cho các loại máy móc trong phân xưởng,

Các phụ tùng thay thế để sửa chữa: Bao gồm pin, dây curoa, bánh răng, bulong… dùng để thay thế và sữa chữa các bộ phận của máy móc khi có hiện tượng hư hỏng nhằm tránh sự gián đoạn của quá trình sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.

Phế liệu thu hồi: Bao gồm thùng cactong, bao bì hỏng… Đây là các loại nguyên vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất

2.4. Tính giá nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Ngày đăng: 17/11/2012, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu số 1.1: Tình hình tài chính khái quát của công ty trước và sau khi cổ - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
i ểu số 1.1: Tình hình tài chính khái quát của công ty trước và sau khi cổ (Trang 12)
Qua bảng trên ta thấy từ sau khi cổ phần hoá công ty đã có những bước phát triển vượt bậc - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
ua bảng trên ta thấy từ sau khi cổ phần hoá công ty đã có những bước phát triển vượt bậc (Trang 14)
Bảng 1.4: Xếp hạng thị phần một số sản phẩm của công ty - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
Bảng 1.4 Xếp hạng thị phần một số sản phẩm của công ty (Trang 15)
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NVL - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NVL (Trang 51)
Biểu số 2.9. Bảng Xuất- nhập nguyên vật liệu - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
i ểu số 2.9. Bảng Xuất- nhập nguyên vật liệu (Trang 55)
Từ PNK và hóa đơn mua hàng… kế toán ghi vào Bảng kê chi tiết nhập vật liệu nhằm theo dõi tình hình nhập nguyên vật liệu trong tháng cả về mặt  giá trị và số lượng. - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
v à hóa đơn mua hàng… kế toán ghi vào Bảng kê chi tiết nhập vật liệu nhằm theo dõi tình hình nhập nguyên vật liệu trong tháng cả về mặt giá trị và số lượng (Trang 56)
Biểu số 2.11. Bảng kê chi tiết xuất vật tư - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
i ểu số 2.11. Bảng kê chi tiết xuất vật tư (Trang 59)
Đồng thời với việc phản ánh về mặt giá trị, kế toán phản ánh tình hình Nhập – Xuất – Tồn từng loại nguyên vật liệu trong tháng lên Sổ chi tiết  nguyên vật liệu - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
ng thời với việc phản ánh về mặt giá trị, kế toán phản ánh tình hình Nhập – Xuất – Tồn từng loại nguyên vật liệu trong tháng lên Sổ chi tiết nguyên vật liệu (Trang 60)
Biểu số 2.13. Màn hình nhập liệu sổ chi tiết nguyên vật liệu Biểu số 2.14.  Sổ chi tiết nguyên vật liệu  - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
i ểu số 2.13. Màn hình nhập liệu sổ chi tiết nguyên vật liệu Biểu số 2.14. Sổ chi tiết nguyên vật liệu (Trang 61)
Biểu số 2.15. Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
i ểu số 2.15. Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu (Trang 62)
Biểu số 2.16. Màn hình nhập liệu sổ chi tiết thanh toán với người bán - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
i ểu số 2.16. Màn hình nhập liệu sổ chi tiết thanh toán với người bán (Trang 63)
Ngoài ra cuối mỗi quý phòng kế toán còn lập Bảng cân đối nguyên liệu nhằm theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong quý - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
go ài ra cuối mỗi quý phòng kế toán còn lập Bảng cân đối nguyên liệu nhằm theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong quý (Trang 64)
 Công ty đang sử dụng hình thức Nhật ký chứng từ để hạch toán kế toán. Đối với các nghiệp vụ về nguyên vật liệu, quy trình ghi sổ  của công ty như sau: - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
ng ty đang sử dụng hình thức Nhật ký chứng từ để hạch toán kế toán. Đối với các nghiệp vụ về nguyên vật liệu, quy trình ghi sổ của công ty như sau: (Trang 66)
Biểu số 2.23. Bảng phân bổ nguyên vật liệu - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
i ểu số 2.23. Bảng phân bổ nguyên vật liệu (Trang 74)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU (Trang 74)
Biểu số 2.24. Bảng kê số 5 - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
i ểu số 2.24. Bảng kê số 5 (Trang 75)
Căn cứ vào PXK, và Bảng phân bổ nguyên vật liệu, Sổ chi tiết TK 641, TK 642 kế toán ghi vào bảng kê số 5 - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
n cứ vào PXK, và Bảng phân bổ nguyên vật liệu, Sổ chi tiết TK 641, TK 642 kế toán ghi vào bảng kê số 5 (Trang 75)
Cuối tháng, dựa vào Bảng kê số 4 và bảng kê số 5 kế toán ghi - Một số vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
u ối tháng, dựa vào Bảng kê số 4 và bảng kê số 5 kế toán ghi (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w