1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong

103 460 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 720 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình tài chính thế giới hiệnnay, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các công tytrong nước mà gay gắt, quyết liệt hơn từ các tập đoàn đa quốc gia, những công tyhùng mạnh cả về vốn, thương hiệu và trình độ quản lý Sự cạnh tranh quyết liệt tấtyếu sẽ dẫn đến hệ quả là có những doanh nghiệp kinh doanh làm ăn phát đạt, mởrộng thị trường Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuấtthậm chí là phải tuyên bố giải thể, phá sản Do vậy, để cạnh tranh được, các doanhnghiệp Việt Nam phải tìm được cho mình một hướng đi hợp lý để tồn tại và pháttriển Muốn vậy doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện pháp, trong đó quantrọng hàng đầu không thể thiếu được là phải quản lý tốt mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọnglớn trong giá thành Chỉ cần một sự biến động nhỏ trong chi phí nguyên vật liệucũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, lợi nhuận và ảnh hưởng tới sự tồn tạicủa doanh nghiệp Ổn định nguồn nguyên liệu, tính toán đúng đắn, vừa đủ lượngnguyên liệu cần dùng, giảm các chi phí bảo quản là một trong những yêu cầu vàmục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắthiện nay Kế toán nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong việc thực hiện cácmục tiêu nói trên Tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu sẽ giúp cho quátrình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, tránh làm ứ đọng vốn và phát sinh những chi phíkhông cần thiết, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Với ý nghĩa đó,cải tiến nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu trongdoanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất là một vấn đề hết sức cần thiết.

Trang 2

Xuất phát từ việc hiểu được tầm quan trọng của công tác này, kết hợp vớiviệc tìm hiểu thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư vàXây dựng Đông Phong, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo, các anh chịtrong Công ty và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, em chọn đi sâu vào

nghiên cứu vào đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công tyTNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong” và hoàn thành chuyên đề này.

Luận văn tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán nguyên vậtliệu trong doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHHĐầu tư và Xây dựng Đông Phong.

Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHHĐầu tư và Xây dựng Đông Phong.

Do hạn chế về năng lực, trình độ cũng như kinh nghiệm, luận văn tốt nghiệpnày không tránh khỏi những khuyết điểm nhất định, em xin chân thành cảm ơn sựgiúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy Trương Anh Dũng và các anh chị trong Công tyTNHH đầu tư và xây dựng Đông Phong để luận văn này thêm hoàn thiện hơn.

Trang 3

1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu

Nguyên liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là đốitượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hóa như: sợi trong doanh nghiệp dệt,da trong doanh nghiệp đóng giày, vải trong doanh nghiệp may mặc…Nó là thứ màcon người bằng sức lao động của mình tác động vào để làm thay đổi nó thành sảnphẩm có ích cho con người.

Khác với tư liệu lao động, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sảnxuất kinh doanh Về mặt hiện vật, khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tácđộng của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất banđầu để tạo ra hình thái của sản phẩm Giá trị của nguyên vật liệu được chuyển dịchtoàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra hoặc vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ.

Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinhdoanh, là cơ sở để tạo ra sản phẩm mới Do đó, nguyên vật liệu giữ vai trò hết sứcquan trọng đối với doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởnglớn nếu việc cung cấp nguyên vật liệu không được đảm bảo kịp thời

Mặt khác, chất lượng sản phẩm có được đảm bảo hay không lại phụ thuộc rấtlớn vào chất lượng nguyên vật liệu bởi vì nguyên vật liệu là thực thể cấu thành sảnphẩm, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm Ví

Trang 4

dụ: Chi phí nguyên vật liệu chiếm 50% - 60% giá thành sản phẩm cơ khí, trongcông nghiệp chế biến chiếm 80%, trong công nghiệp nhẹ chiếm 70%

Vậy có thể nói nguyên vật liệu chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất kinhdoanh, phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu cả về số lượng, chủng loại, giá cả,chất lượng ở tất cả các khâu, từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ, đến khâu sử dụng.

1.1.2.Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu được của quá trình sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất Như trênđã nói, giá trị nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sảnxuất, do đó quản lý nguyên vật liệu là công việc không thể thiếu trong bất kỳ mộtdoanh nghiệp sản xuất nào Tuy nhiên, do trình độ sản xuất khác nhau, quy môdoanh nghiệp khác nhau nên mức độ, phương pháp quản lý nguyên vật liệu cũngkhác nhau Quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điềukiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành,tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Đó là yếu tố khách quan và cũng là yêu cầu trongkinh doanh của từng doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhằm đem lại hiệuquả kinh tế cao, giúp các doanh nghiệp trong nước không những tồn tại và pháttriển được, mà còn có khả năng vươn ra thị trường quốc tế.

Để có được nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất kinh doanh ởdoanh nghiệp thì nguồn cung cấp chủ yếu vẫn là thu mua Do đó, ở khâu này đòihỏi phải có sự quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giácả, chi phí thu mua và cả tiến độ về thời gian sao cho phù hợp với kế hoạch sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 5

Trong khâu bảo quản và dự trữ, doanh nghiệp phải tổ chức tốt hệ thống khotàng, bến bãi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chấtđạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý nguyên vật liệu tồn kho và thực hiệncác quy trình nhập, xuất kho, tránh bố trí thủ kho kiêm nhân viên tiếp liệu và kếtoán nguyên vật liệu Ngoài ra doanh nghiệp cần phải xây dựng định mức tồn khotối đa và tối thiểu cho từng loại nguyên vật liệu, tránh dự trữ quá nhiều nguyên vậtliệu không thường xuyên và quá ít nguyên vật liệu chủ yếu.

Trong khâu sử dụng, phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sởkế hoạch, định mức, dự toán chi phí, đảm bảo hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thànhsản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.1.3.Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu

Kế toán là công cụ phục vụ cho việc quản lý kinh tế tài chính trong doanhnghiệp, trong đó kế toán nguyên vật liệu giữ vai trò quan trọng trong công tác quảnlý và sử dụng nguyên vật liệu Để có thể đáp ứng được các yêu cầu quản lý này, kếtoán nguyên vật liệu phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện chính xác việc phân loại, đánh giá nguyên vật liệu cho phù hợpvới các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và quy chế của doanh nghiệp.

- Tổ chức chứng từ tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp, ghi chép, tínhtoán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng, tình hình hiệncó, tình hình biến động tăng, giảm, giá thành thực tế của nguyên vật liệu trong quátrình sản xuất kinh doanh.

- Phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợpchi phí sản xuất kinh doanh.

Trang 6

- Kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về thu mua nguyên vật liệu,kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất và kế hoạch bán hàng.

1.1.4.Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu

Trong các doanh nghiệp khác nhau, quy trình sản xuất cũng khác nhau do đómô hình tổ chức bộ máy kế toán cũng khác nhau Xuất phát từ vị trí, vai trò của kếtoán ta có thể khẳng định kế toán nguyên vật liệu là không thể thiếu được trong cácdoanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, do đó cần thiết phải tổ chứccông tác kế toán nguyên vật liệu.

Thông qua kế toán nguyên vật liệu, giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng tốtnguyên vật liệu cả về mặt số lượng cũng như chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầunguyên vật liệu cho sản xuất, giúp tính toán, xác định chi phí nguyên vật liệu phụcvụ cho việc tính giá thành.

Kế toán nguyên vật liệu giúp cho công tác lập kế hoạch tiết kiệm chi phí,tính giá thành, tăng tốc độ lưu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp, góp phầnnâng cao chất lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường vàngày càng phát triển.

Kế toán nguyên vật liệu cần phải có sự liên kết chặt chẽ với tất cả các phòngban, các bộ phận trong đơn vị giúp nâng cao hiệu quả trong công tác thu mua, xuấtkho, nhập kho, bảo quản và dự trữ.

1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu

1.2.1.Phân loại nguyên vật liệu

Do tính chất đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà các doanhnghiệp phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau, mỗi loại nguyên vật liệu lạcó tính chất lý hóa, vai trò, công dụng khác nhau Trong điều kiện đó, đòi hỏi các

Trang 7

doanh nghiệp phải phân loại nguyên vật liệu, tạo điều kiện quan trọng để tổ chứctốt việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu.

Có nhiều căn cứ để tiến hành phân loại nguyên vật liệu tùy thuộc vào đặctrưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thực tế, căn cứ dùng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất làvai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh tức là theo nội dungkinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp Theo cách phân loại này, nguyên vật liệuđược chia thành các loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: Là nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên hình thái vật chất của sản phẩm Vì vậy, ở cácdoanh nghiệp khác nhau thì có nguyên vật liệu chính khác nhau:

Ví dụ:

Trong doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, nguyên vật liệu chính là đường, bột,trứng…

Trong doanh nghiệp mía đường thì nguyên vật liệu chính là mía.

- Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sảnxuất,nhưng có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị,hình dáng bên ngoài, hoàn chỉnh, tăng chất lượng sản phẩm hoặc tạo điều kiện choquá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc sử dụng để phục vụcho nhu cầu kỹ thuật: bảo quản, đóng gói…, nhu cầu quản lý.

Ví dụ:

Trong doanh nghiệp dệt, thuốc tẩy, thuốc nhuộm là vật liệu phụ giúp tăng giátrị sản phẩm.

Trang 8

Trong doanh nghiệp cơ khí, giẻ lau, dầu nhớt cũng là vật liệu phụ giúp bảodưỡng, duy trì hoạt động của máy móc, tránh hỏng hóc, giúp quá trình sản xuấtdiễn ra bình thường…

- Nhiên liệu: Là các loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quátrình sản xuất kinh doanh như: than đá, xăng dầu, than củi…

- Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế,sửa chữa bảo dưỡng TCSĐ, máy móc, thiết bị phương tiện vận tải…

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu, thiết bị, côngcụ, khí cụ, vật kết cấu được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản như giàn, giáo,cốt pha…

- Vật liệu khác: Là các loại nguyên vật liệu chưa được xếp vào các loại vậtliệu trên, thường là các phế liệu thu hồi sau khi thanh lý tài sản hay loại ra từ quátrình sản xuất

Ngoài ra tùy thuộc vào nhu cầu quản lý và hạch toán chi tiết nguyên vật liệutrong doanh nghiệp mà trong từng loại nguyên vật liệu trên có thể được chia thànhtừng nhóm từng thứ chi tiết Cách phân loại này là cơ sở xác định mức tiêu hao,định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu, là cơ sở để tổ chức hạchtoán chi tiết nguyên vật liệu.

Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại nguyên vật liệu khác như: Phân loạinguyên vật liệu theo nguồn hình thành Nguyên vật liệu được chia thành hai nguồnsau:

-Nguyên vật liệu doanh nghiệp nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận vốngóp kinh doanh, nhận biếu tặng…

-Nguyên vật liệu tự chế: Do doanh nghiệp tự sản xuất.

Trang 9

1.2.2.Đánh giá nguyên vật liệu

Đánh giá nguyên vật liệu là công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toánnguyên vật liệu Đánh giá nguyên vật liệu là việc xác định giá trị nguyên vật liệu ởnhững thời điểm nhất định và theo những nguyên tắc đã được quy định:

 Nguyên tắc giá gốc (Theo chuẩn mực 02 – Hàng tồn kho).

Theo nguyên tắc này, nguyên vật liệu được đánh giá theo giá gốc, giá gốchay còn gọi là giá vốn thực tế, là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để cóđược nguyên vật liệu ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

 Nguyên tắc nhất quán

Trang 10

Theo nguyên tắc này, các phương pháp kế toán áp dụng để đánh giá nguyênvật liệu phải được đảm bảo nhất quán, tức là kế toán lựa chọn phương pháp nào thìphải nhất quán trong niên độ kế toán đó Doanh nghiệp có thể thay đổi phươngpháp đã chọn nhưng phải trình bày lý do, giải thích ảnh hưởng của sự thay đổi mộtcách đầy đủ, hợp lý, trung thực.

Sự hình thành giá vốn thực tế nguyên vật liệu được phân biệt ở từng thờiđiểm khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh Ví dụ, ở thời điểm nhập khothì phải xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, việc đánh giá nàygiúp tính được chi phí bỏ ra để mua nguyên vật liệu giúp tính toán được chi phí sảnxuất, công tác lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, lập dự phòng giảm giá nguyênvật liệu…

 Xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho

Giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồnnhập:

- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:

Giá thựctế NVLnhập kho

= Giá mua

Các loại thuếkhông được

hoàn lại

Chi phíthu mua

Các khoản chiếtkhấu thương mại,giảm giá hàng muaGiá mua NVL là giá hóa đơn kể cả thuế nhập khẩu (nếu có):

Đối với trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ thì giá mua hàng hóa chưa có thuế GTGT đầu vào.

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàngkhông chịu thuế GTGT thì giá mua là tổng giá thanh toán.

Trang 11

Chi phí thu mua: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức…

- Đối với nguyên vật liệu nhập kho do tự sản xuất: Trị giá vốn thực tế nhập

kho là giá thành sản xuất nguyên vật liệu tự gia công chế biến.

- Đối với nguyên vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến: Trị giá

vốn thực tế nhập kho là trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho cộng số tiềnphải trả cho người nhận gia công chế biến và các chi phí vận chuyển gia công, bốcdỡ khi giao nhận.

- Đối với nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh liên kết: Trị giá vốn thực

tế nguyên vật liệu nhập kho là giá được các bên tham gia góp vốn thừa nhận.

- Đối với nguyên vật liệu được biếu tặng viện trợ: Trị giá vốn thực tế nhập

kho là giá trị hợp lý cộng các chi phí khác phát sinh.

- Đối với nguyên vật liệu được cấp: Trị giá vốn nguyên vật liệu nhập kho là

giá trị được ghi trên biên bản giao nhận và các chi phí khác phát sinh khi nhậnnguyên vật liệu.

 Xác định trị giá vốn nguyên vật liệu xuất kho

Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp tăng từ nhiều nguồn khác nhau vớicác đơn giá khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp tính giáthực tế nguyên vật liệu xuất kho… Việc lựa chọn phương pháp nào còn tuỳ thuộcvào đặc điểm của nguyên vật liệu, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.Để tính giá hàng tồn kho xuất, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phươngpháp sau đây:

- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh:

Trang 12

Theo phương pháp này, khi xuất kho nguyên vật liệu, căn cứ vào số lượngxuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính giá vốn thực tế củanguyên vật liệu xuất kho.

Phương pháp này chỉ được áp dụng với những doanh nghiệp có chủng loạinguyên vật liệu ít, có giá trị lớn, ổn định và có thể nhận diện được.

- Phương pháp giá bình quân:

Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giátrị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàngtồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theothời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanhnghiệp.

Giá bình quân cả kỳ dự trữ:

Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của nguyên vật liệuxuất kho trong kỳ Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán căn cứvào giá mua, giá nhập, lượng nguyên vật liệu đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giáđơn vị bình quân:

Đơn giábình quân =

Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế NVL nhập trong kỳSố lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳPhương pháp này tuy khá đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vàocuối kỳ nhưng có nhược điểm lớn là công tác kế toán dồn vào cuối kỳ ảnh hưởngđến tiến độ của các phần hành khác Hơn nữa, phương pháp này chưa đáp ứng yêucầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Giá bình quân sau mỗi lần nhập:

Trang 13

Sau mỗi lần nhập nguyên vật liệu, kế toán phải xác định lại giá trị thực củanguyên vật liệu và giá đơn vị bình quân Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượngxuất giữa 2 lần nhập kế tiếp để tính giá xuất theo công thức sau

Giá bình quân cuối kỳ trước:

Dựa vào trị giá và số lượng nguyên vật liệu cuối kỳ trước, kế toán tính giáđơn vị bình quân cuối kỳ trước để tính giá xuất:

Đơn giábình quân =

Trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ trướcSố lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước

Phương pháp này có ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán nhưng trị giá hàng xuấtkhông chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả trong kỳ hiện tại Vì vậy, phươngpháp này làm cho chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh không sát với giá thực tế

- Phương pháp Nhập trước – Xuất trước (FIFO):

Theo phương pháp này, giá thực tế NVL xuất kho dựa trên cơ sở giả định làlô nguyên vật liệu nào nhập vào kho trước sẽ được xuất dùng trước Vì vậy, lượngnguyên vật liệu xuất kho thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhậpđó

Trang 14

Phương pháp này có ưu điểm là cho phép kế toán có thể tính được ngay trịgiá vốn nguyên vật liệu xuất kho cho từng lần xuất một cách kịp thời, nhưng nhượcđiểm của nó là làm chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc kếtoán tăng lên rất nhiều, và còn làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường Phương pháp này chỉ thíchhợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu, số lần nhập kho củamỗi danh điểm không nhiều.

- Phương pháp Nhập sau – Xuất trước (LIFO):

Theo phương pháp này, giá thực tế NVL xuất kho dựa trên cơ sở giả định làlô nguyên vật liệu nào nhập vào kho sau sẽ được xuất dùng trước Vì vậy việc tínhgiá xuất của nguyên vật liệu được làm ngược lại với phương pháp Nhập trước –Xuất trước.

Về cơ bản, ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng của phương pháp này cũnggiống như phương pháp Nhập trước – Xuất trước, nhưng sử dụng phương pháp nàygiúp cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thịtrường.

- Phương pháp giá hạch toán:

Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại NVL, giá cả thường xuyên biếnđộng, nghiệp vụ nhập, xuất NVL diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giáthực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được Dođó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán.

Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thờigian dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho NVL trong khi chưa tính được giá thực tếcủa nó Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua NVL ở một thời

Trang 15

điểm nào đó hay giá NVL bình quân tháng trước để làm giá hạch toán Sử dụng giáhạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập xuất NVL hàng ngàynhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của NVL xuất, tồn kho theo giáthực tế Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán.

Hệ sốgiáNVL

Giá TT NVL tồn kho đầu kỳ + Giá TT NVL nhập kho trong kỳGiá HT NVL tồn kho đầu kỳ + Giá HT NVL nhập kho trong kỳSau khi tính hệ số giá, kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán trong kỳthành giá thực tế vào cuối kỳ kế toán:

Giá TT NVL xuất kho = Hệ số giá NVL x Giá HTNVL xuất kho

Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạchtoán tổng hợp về hàng trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiếnhành nhanh chóng do chỉ phải theo dõi biến động của hàng với cùng một mức giávà đến cuối kỳ mới điều chỉnh và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểmhàng, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít.

Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng vàđội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao.

1.3 Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp thường có nhiều chủng loại khácbiệt nhau, nếu thiếu một loại nào đó có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuấtkinh doanh, do vậy các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống sổ sách chứng từ, mởcác sổ kế toán chi tiết và vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệucho phù hợp để góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nguyên vật liệu.

Trang 16

1.3.1.Chứng từ sử dụng kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Hệ thống chứng từ về nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp áp dụng theochế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do BộTài chính ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006.

Hệ thống chứng từ theo chế độ kế toán đã ban hành bao gồm:

Hóa đơn bán hàng thông thường (bên bán lập) Mẫu số 02GTGT-3LL

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Mẫu số 03 PXK-3LL

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Mẫu số 04-VT

Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ,dụng

Mẫu số 07-VT

Trong đó: Biên bản kiểm nghiệm, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ là chứngtừ hướng dẫn, còn lại các chứng từ phải tuân thủ theo quy định về mẫu biểu, nộidung, phương pháp lập, người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp phápcủa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

1.3.2.Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu

Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc theo dõi, ghi chép sự biến động nhậpxuất tồn kho của từng thứ vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhằm cungcấp thông tin chi tiết để quản trị từng danh điểm vật tư.

Công tác hạch toán chi tiết phải đảm bảo theo dõi được tình hình nhập xuấttồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị của từng danh điểm vật tư, phải tổng hợpđược tình hình luân chuyển và tồn của từng danh điểm theo từng kho, từng quầy,

Trang 17

Trong thực tế ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng mộttrong ba phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là: Phương pháp thẻ songsong, phương pháp sổ số dư và phương pháp đối chiếu luân chuyển.

1.3.2.1.Phương pháp thẻ song song

- Tại kho: Thủ kho tiến hành mở “Thẻ kho” cho từng loại vật tư ở từng kho

để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại nguyên vật liệu theo chỉ tiêu sốlượng Cơ sở ghi “Thẻ kho” là các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu Khi nhậnchứng từ, thủ kho kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghichép vào số thực nhập, thực xuất trên “Thẻ kho” Cuối kỳ, thủ kho tiến hành cộngnhập, xuất tính ra số tồn kho cuối kỳ trên từng “Thẻ kho” Định kỳ, thủ kho gửi cácchứng từ nhập, xuất đã được phân loại theo từng nguyên vật liệu cho phòng kếtoán.

- Tại Phòng Kế toán: Kế toán mở “Thẻ kế toán chi tiết vật liệu” tương ứng

với từng “Thẻ kho” và ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho cho từng loại nguyênvật liệu theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị.

Cơ sở ghi “Thẻ kế toán chi tiết vật liệu” là các phiếu nhập, xuất cùng với cácchứng từ khác có liên quan Khi nhận được chứng từ nhập, xuất của thủ kho gửilên, kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ, căn cứ vào các chứng từnhập, xuất kho để ghi vào “Thẻ kế toán chi tiết vật liệu”, mỗi chứng từ ghi mộtdòng Cuối tháng, kế toán tiến hành lập “Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn vật liệu”và đối chiếu:

 Đối chiếu “Thẻ kế toán chi tiết vật liệu” với “Thẻ kho” của thủ kho.

 Đối chiếu số liệu dòng tổng cộng trên “Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồnvật liệu” với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp.

Trang 18

Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu

1.3.2.2.Phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển

- Tại kho: Thủ kho sử dụng “Thẻ kho” để ghi chép giống như phương phápthẻ song song.

Phiếu nhập

Thẻ kho

Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồnThẻ chi tiết

Phiếu xuất

Sổ kế toán tổng hợp

Trang 19

- Tại Phòng Kế toán: Kế toán mở “Sổ đối chiếu luân chuyển” để ghi chép

cho từng loại nguyên vật liệu theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị Sổ này được mởcho cả năm và được ghi vào cuối tháng, mỗi danh điểm vật tư được ghi một dòng.

Hàng ngày, khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho, kế toán tiến hành kiểmtra và hoàn chỉnh chứng từ, sau đó tiến hành phân loại chứng từ nhập, xuất theotừng loại nguyên vật liệu, và theo từng kho Kế toán lập “Bảng kê nhập vật liệu”,“Bảng kê xuất vật liệu”

Cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu từ các bảng kê để ghi vào “Sổ đối chiếuluân chuyển”, tính ra tồn cuối tháng Việc đối chiếu số liệu được tiến hành giốngnhư phương pháp thẻ song song.

Trình tự kế toán được khái quát theo sơ đồ:

Trang 20

Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệutheo phương pháp Sổ đối chiếu luân chuyển

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu

1.3.2.3.Phương pháp sổ số dư

- Tại kho: Về cơ bản, công việc của thủ kho tương tự như hai phương pháp

trên, tuy nhiên có sự khác biệt, định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho sẽ tập hợp toànbộ chứng từ nhập, xuất theo từng loại vật tư để lập “Phiếu giao nhận chứng từ” vàbàn giao cho kế toán (nhập riêng, xuất riêng) kèm theo chứng từ gốc.

Cuối tháng, thủ kho ghi “Sổ số dư” về số lượng theo từng loại vật tư củatừng kho (“Sổ số dư” do kế toán lập và chuyển cho thủ kho ghi cuối tháng).

- Tại Phòng Kế toán: Kế toán lập “Bảng kê lũy kế nhập – xuất – tồn” theo

chỉ tiêu giá trị dựa trên cơ sở các “Phiếu giao nhận chứng từ” định kỳ.Thẻ kho

Phiếu nhập kho

Phiếu xuất kho

Bảng kê nhập vật liệu

Bảng kê xuất vật liệuSổ đối chiếu luân

Bảng tổng

hợp nhập,

xuất, tồn vật

Sổ kế toán tổng hợp

Trang 21

Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu trên “Sổ số dư” với “Thẻ kho” (về mặtsố lượng) đồng thời đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp (về giá trị).

Trình tự kế toán được khái quát theo sơ đồ:

Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệutheo phương pháp Sổ số dư

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu

1.4 Tổ chức hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu

1.4.1.Các phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu

Phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liêntục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu trên sổ kế toán.

Thẻ khoPhiếu nhập kho

Phiếu xuất kho

Phiếu giao nhận chứng từ nhập

Phiếu giao nhận chứng từ xuấtBảng kê lũy kế nhập, xuất, tồn

Bảng tổng hợp nhập,

xuất, tồn vật

Sổ kế toán tổng hợp

vật liệuSổ số

Trang 22

Trong trường hợp áp dụng phương pháp này, các tài khoản nguyên vật liệuđược dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của nguyên vậtliệu Vì vậy, trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tồn kho trên tài khoản, sổ kếtoán được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.

Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế nguyên vật liệu tồn kho, sosánh,đối chiếu với số liệu tồn trên sổ kế toán để xác định số lượng nguyên vật liệuthừa,thiếu và tìm ra nguyên nhân từ đó có biện pháp xử lý.

Phương pháp KKTX thường áp dụng với doanh nghiệp sản xuất mặt hàng cógiá trị lớn.

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Là phương pháp kế toán không tổ chức ghi chép một cách thường xuyên,liên tục các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu trên tài khoản, sổ kếtoán Các tài khoản này chỉ phản ánh trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu tồn khocuối kỳ và đầu kỳ.

Trị giá vốn nguyên vật liệu nhập, xuất kho hàng ngày được theo dõi trên tàikhoản “Mua hàng”.

Việc xác định giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho không căn cứ vàocác chứng từ xuất kho mà căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính theo côngthức:

Trị giá NVLxuất kho =

Trị giá NVLtồn đầu kỳ +

Tổng trị giá NVLmua vào trong kỳ -

Trị giá NVLtồn cuối kỳPhương pháp KKĐK áp dụng cho những doanh nghiệp có nhiều chủng loạinguyên vật liệu với quy cách mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và được xuất thườngxuyên.

Trang 23

1.4.2.Phương pháp kê khai thường xuyên

1.4.2.1.Tài khoản sử dụng- Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu”.

Tài khoản này dùng để ghi chép số hiện có và tình hình biến động củanguyên vật liệu theo giá thực tế.

Tài khoản 152 có thể mở thành tài khoản cấp 2 theo từng loại nguyên vật liệuphù hợp với yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, thông thường là theo nội dungkinh tế như:

 TK 1521: NVL chính. TK 1522: NVL phụ. TK 1523: Nhiên liệu

Trong từng tài khoản cấp 2 doanh nghiệp cũng có thể mở chi tiết đến tàikhoản cấp 3 tùy theo yêu cầu quản lý từng doanh nghiệp.

- TK 151 “Hàng mua đang đi đường”.

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại vật tư hàng hóa mà doanhnghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng chưa về nhập khodoanh nghiệp và tình hình hàng về.

Ngoài các tài khoản trên, kế toán tổng hợp nguyên vật liệu còn sử dụng nhiềutài khoản liên quan khác: TK 153, TK 111, TK 112, TK 141, TK 331, TK 411

1.4.2.2.Phương pháp kế toán

Trang 24

Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp được nhập kho từ rất nhiều nguồnkhác nhau: mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biên, từ nhận vốn góp liêndoanh

Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ thủ tục nhập kho,lập các chứng từ theo quy định: Hóa đơn, Phiếu nhập kho, Bảng kê thu mua hànghóa nhập vào không có hóa đơn, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, Biên bản xử lý vậttư thiếu

Căn cứ vào các chứng từ có liên quan , kế toán phản ánh trị giá vốn thực tếnguyên vật liệu vào sổ kế toán Cuối tháng, tiến hành tổng hợp số liệu kiểm tra đốichiếu với số liệu của kế toán chi tiết.

Việc ghi chép nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu của doanh nghiệp đượchạch toán như sau:

o Trường hợp hàng và hóa đơn cùng về:

Nếu nguyên vật liệu mua về dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộcđối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, căn cứ vào hóa đơn, phiếunhập kho và các chứng từ kế toán khác có liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 152Nợ TK 133

Có TK có liên quan (111, 112, 331, 311 )

Nếu nguyên vật liệu mua về dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh khôngthuộc đối tượng nộp thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếpthì trị giá nguyên vật liệu nhập kho là tổng giá thanh toán trên hóa đơn.

Trường hợp được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hoặc trả lại sốhàng đã mua: Căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:

Trang 25

Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 152Có TK 133

Trường hợp được hưởng chiết khấu thanh toán:Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 515

o Hóa đơn về, hàng chưa về:

Khi nhận được hóa đơn, kế toán lưu hóa đơn vào hồ sơ hàng mua đi đường.Nếu trong tháng, hàng về, kế toán tiến hành ghi sổ như bình thường Nếu cuốitháng hàng chưa về, căn cứ hóa đơn và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 151Nợ TK 133

Có TK có liên quan (111, 112, 331 )

Sang tháng sau, khi hàng về, căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán ghi:Nợ TK 152

Có TK 151

o Hàng về chưa có hóa đơn:

Khi kế toán chỉ nhận được phiếu nhập kho, chưa nhận được hóa đơn, kế toántạm nhập kho Nếu trong tháng hàng về, kế toán tiến hành ghi sổ như bình thường.Nếu cuối tháng hóa đơn chưa về, kế toán ghi sổ theo giá tạm tính:

Nợ TK 152

Có TK liên quan (111, 112, 331…)

Sang tháng sau, khi hóa đơn về, kế toán tiến hành điều chỉnh từ giá tạm tínhthành giá thực tế theo 3 cách:

Trang 26

Cách 1: Ghi âm (bút toán đỏ, xóa giá tạm tính)Ghi lại giá thực tế bằng bút toán thườngCách 2: Ghi đảo ngược xóa giá tạm tính

Ghi lại giá thực tế bằng bút toán thường.

Cách 3: Ghi phần chênh lệch giữa giá thực tế và giá tạm tính bằng bút toánđỏ hoặc bình thường.

Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình thu mua:Nợ TK 152

Nợ TK 133

Có TK có liên quan (111, 112, 331…)

o Nhập kho nguyên vật liệu từ các nguồn khác:

Nguyên vật liệu của doanh nghiệp có thể được nhập từ các nguồn khác: NVLtự chế, do nhận vốn góp kinh doanh, được biếu tặng…

Khi phản ánh các nghiệp vụ này, kế toán căn cứ chứng từ có liên quan thựchiện bút toán:

Nợ TK 152: Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho.

Có TK 154: Nhập kho nguyên vật liệu tự chế hoặc gia công.Có TK 411: Nhận vốn kinh doanh.

Có TK 711: Nguyên vật liệu do được biếu tặng.Có TK 128, 222: Nhận lại vốn góp bằng NVL.…

Kế toán nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu xuất kho được dùng cho nhiều mục đích: xuất dùng cho chếtạo sản phẩm, nhu cầu phục vụ quản lý doanh nghiệp, góp vốn liên doanh…

Trang 27

Khi xuất nguyên vật liệu, phải lập “Phiếu xuất kho”, thủ kho và người nhậnNVL phải làm thủ tục kiểm nhận NVL xuất kho theo “Phiếu xuất kho”.

Khi xuất kho NVL, căn cứ vào “Phiếu xuất kho”, kế toán tính ra trị giá vốnNVL xuất kho cho từng đối tượng và ghi:

Riêng đối với cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, số chênh lệch tăng phân chianhư sau: Phần chênh lệch tương ứng với lợi ích của mình trong liên doanh được giữlại trên TK 3387, sau đó phân bổ vào thu nhập khác khi NVL đưa vào sử dụng hoặcbán cho bên thứ 3 độc lập; phần chênh lệch tương ứng với lợi ích của các bên kháctrong liên doanh được hạch toán là thu nhập khác phát sinh trong kỳ, kế toán ghi:

Nơ TK 221, 222, 223, 228: Vốn góp đầu tư theo giá thỏa thuận.Nợ TK 811: Chi phí khác.

Có TK 152: Giá thực tế xuất kho.

Có TK 711: Chênh lệch tăng giá ứng với phần lợi ích của bên khác.Có TK 3387: Chênh lệch tăng giá ứng với phần lợi ích của mình.Khi NVL được đưa vào sử dụng hoặc bán cho bên thứ 3 độc lập:

Trang 28

Nợ TK 3387Có TK 711

1.4.3.Phương pháp kiểm kê định kỳ

1.4.3.2.Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu

Đầu kỳ, kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn kho và hàng đang đi đường:Nợ TK 611

Có TK 152, 151

Trong kỳ, căn cứ vào hóa đơn và chứng từ có liên quan, kế toán phản ánh giámua và chi phí thu mua của NVL nhập kho:

Nợ TK 611Nợ TK 133

Trang 29

Sau đó, kế toán tính ra giá thực tế của NVL đã sử dụng trong kỳ theo côngthức nêu trên và phản ánh:

Nợ TK 621, 627, 641, 642Có TK 611

1.4.4.Hình thức sổ sách kế toán hạch toán nguyên vật liệu

Có 4 hình thức sổ kế toán mà doanh nghiệp có thể lựa chọn: Hình thức Nhật ký chung

 Hình thức Nhật ký – Sổ cái Hình thức Chứng từ ghi sổ Hình thức Nhật ký chứng từ

Mỗi hình thức ghi sổ kế toán được quy định một hệ thống sổ liên quan do BộTài chính quy định Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanhcủa mình để lựa chọn phương pháp kế toán cho phù hợp.

Trang 30

DONG PHONG CONSTRUCTION

AND INVESTMENT COMPANY LIMITEDĐịa chỉ trụ sở chính

: Ngõ 111E, ngõ 296, Minh Khai, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.2.1.Đặc điểm chung

Trang 31

Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong vừa là một doanh nghiệpsản xuất vừa là doanh nghiệp thương mại, chuyên về lĩnh vực Kiến trúc, Thiết kếnội thất, và sản xuất đồ gỗ.

Với một đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm và đội ngũ công nhân lànhnghề sáng tạo trong công việc, Công ty luôn tiếp thu những công nghệ tiên tiếnnhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, khả năng phối hợp chặt chẽgiữa các bộ phận trong Công ty từ lúc tiếp nhận công việc đến giai đoạn thực hiệnvà bảo hành đã mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt và hiệu quả trong giớihạn thời gian và chi phí cho phép.

Ngành nghề kinh doanh

Theo giấy phép kinh doanh số 0102016000 đăng ký lần đầu ngày 28 tháng01 năm 2005 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà nội cấp, ngành nghề kinhdoanh của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong bao gồm:

- Tư vấn đầu tư (Không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính).

- Tư vấn xây dựng, thiết kế và thi công xây dựng các công trình xây dựngdân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.

- Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng.

- Mua bán các loại máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp, nôngnghiệp, cơ khí, xây dựng.

- Kinh doanh các khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái; Kinh doanhkhách sạn, nhà hàng (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke vũtrường).

- Sản xuất, mua bán, chế biến gỗ (trừ loại gỗ nhà nước cấm).- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.

Trang 32

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.- Sản xuất, mua bán và lắp đặt thiết bị nội thất.- Kinh doanh bất động sản.

- Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng.Sản phẩm dịch vụ

Ngành chính của Công ty là cung cấp dịch vụ thiết kế và trang trí nội thấttrọn gói đến thị trường thương mại và nhà ở Đầu tiên, Công ty tiến hành phân tíchthị hiếu và những ý tưởng của khách hàng, bởi nhu cầu và tính cách của khách hànglà những yếu tố quan trọng nhất cho công việc thiết kế Sau đó Công ty sẽ dựa theođó để tư vấn khách hàng về cách sắp xếp không gian, chọn màu sắc, hệ thống ánhsáng và các vật liệu trang trí phù hợp với phong cách chủ đạo của không gian nộithất Nhờ đó những công trình của Công ty luôn hòa hợp với kiểu dáng kiến trúcđồng thời thể hiện được văn hóa, bản sắc và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.Ngoài ra Công ty cũng là nhà sản xuất đồ gỗ uy tín và chất lượng cao trên thịtrường, Công ty cung cấp các sản phẩm đồ gỗ như sofa, bàn ghế, tủ…được thiết kếđặc biệt để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng hiện nay Nhờ thế Công tyđã kết hợp chặt chẽ với nhau ở giai đoạn từ tiếp nhận công trình, thiết kế, thi côngđến bảo hành để đảm bảo rằng các sản phẩm được cung cấp và lắp đặt hợp lý vàtiện dụng nhất.

Với ưu thế có được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp từ khâu thiết kế, thicông đến sản xuất, Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong cung cấp dịchvụ trọn gói để mang lại sự tiện lợi cho khách hàng Công ty đảm nhiệm công việcquản lý và chịu toàn bộ trách nhiệm từ lúc tiếp nhận đến lúc dự án kết thúc Cáchlàm này sẽ đảm bảo về mặt chất lượng và thời gian hoàn thành, vốn là hai yếu tố

Trang 33

mà các nhà đầu tư thường lo ngại nhất Qua quá trình làm việc, Công ty đã thiết lậpmối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp, nhờ đó có thể cung cấp cho khách hàngcác vật liệu đa dạng phong phú về chất liệu, chất lượng và giá cả Phương pháp nàycam kết sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà cung cấp và nhà thầu phụ để tạo thành mộtquy trình thống nhất từ lập kế hoạch đến thi công và hoàn thành Với nỗ lực này,Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong đã trở thành nhà cung cấp vềthiết kế và thi công có uy tín trên thị trường.

Khách hàng

Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong đã đạt được nhiều thànhcông trong quá trình hoạt động Công ty đã từng làm việc với hơn 300 khách hàngtrong và ngoài nước như Bảo hiểm hàng không, Pricewaterhouse Coopers,ConocoPhillips, Novellus System, Bioseed Genetics, Công viên nước Hồ Tây,Electrolux Việt Nam, Khách sạn Sheraton, Khách sạn Hà Nội,… trong đó có hơnmột nửa là các khách hàng quen thuộc lâu năm – điều này thể hiện sự hài lòng củakhách hàng đối với dịch vụ của Công ty Công ty được ghi nhận là nhà tư vấn, thicông, quản lý và thực hiện một cách hiệu quả các dự án ở nhiều quy mô khác nhautrong phạm vi cả nước

Trang 34

- Kiểm soát ngân sách tốt để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao với giáthành hợp lý.

- Luôn đảm bảo hoàn thành công việc theo đúng tiến độ đã cam kết.

- Sử dụng công nghệ 3D tiên tiến nhất trong bản đề xuất và thuyết trình đểkhách hàng có thể dễ dàng hình dung được hình ảnh thực tế.

- Có dịch vụ hậu mãi nhanh chóng và chu đáo.Mục tiêu

Mục tiêu của Công ty là trở thành một nhà tư vấn và thi công hàng đầu củaViệt Nam trong việc thấu hiểu tâm lý và nhu cầu của khách hàng Khách hàng tínnhiệm Công ty không chỉ vì những dịch vụ chất lượng cao mà còn ở khả năngchuyển tải cái hồn của họ vào các công trình Ngoài việc đáp ứng nhu cầu sử dụngvà thẩm mỹ, Công ty còn mong muốn thể hiện văn hóa bản sắc của người chủ trongkhông gian sống của mình Để đạt được điều này, Đông Phong đã tuyển chọn mộtđội ngũ nhân viên có về dày kinh nghiệm lâu năm, vốn kiến thức phong phú, cókhả năng sáng tạo trong công việc.

Toàn thể công nhân viên trong Công ty luôn có tinh thần hợp tác chặt chẽ vớikhách hàng trong từng giai đoạn thực hiện dự án Phương châm làm việc này cùngvới sự tận tâm trong nghề nghiệp của nhân viên sẽ mang đến cho khách hàngnhững giải pháp kiến trúc tối ưu Mỗi công trình là một tác phẩm với những nét đặctrưng riêng đại diện cho tính cách và sở thích của cá nhân Từng chi tiết thiết kế,từng sản phẩm vật dụng trong công trình được sản xuất riêng theo yêu cầu nên sẽ làduy nhất, khác hẳn với những sản phẩm được bày bán ở thị trường theo công nghệsản xuất hàng loạt.

Tình hình tài chính của Công ty

Trang 35

Tình hình tài chính của Công ty là thông tin rất quan trọng, không chỉ đối vớinhững người quan tâm bên ngoài như khách hàng của Công ty mà còn quan trọngvới cả Ban Giám đốc Công ty trong việc hoạch định chính sách cũng như chiếnlược phát triển.

Tính đến ngày 31/12/2008, tình hình tài chính của Công ty được thể hiện trêntài liệu sau:

Trang 36

Bảng 1.1: Trích Bảng cân đối kế toán của Công tytrong 3 năm (2006-2008)

B.Tài sản dài hạn1.747.973.6081.456.434.816180.540.70420,02706,71

1.Tài sản cố định1.493.043.6681.335.010.22457.310.73211,842229,422.Tài sản dài hạn khác254.929.940121.424.592123.229.972109,95-1,47

Tổng tài sản10.111.563.5127.903.880.7723.399.009.18827,93132,53A.Nợ phải trả8.059.048.3486.059.085.8921.810.756.74833,01234,62

1.Nợ ngắn hạn7.546.045.9285.347.501.9521.810.756.74841,11195,32

B.Nguồn vốn chủ sở hữu2.052.515.1641.844.794.8801.588.252.44011,2616,15

1.Vốn chủ sở hữu2.000.000.0002.000.000.0002.000.000.0000,000,002.Lợi nhuận chưa phân phối52.515.164(155.205.120)-411.747.560-133,84-62,31

Tổng nguồn vốn10.111.563.5127.903.880.7723.399.009.18827,93132,53

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong)

Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của Công ty trong ba năm (2006-2008) tathấy, năm 2008 so với năm 2007 tổng tài sản của Công ty tăng 2.207.682.738 VNDtương ứng 27,93% (trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 29,72%, tài sản dài hạn tăng

Trang 37

20,02%); năm 2007 so với năm 2006, tổng tài sản của Công ty tăng 4.504.871.584VND tương ứng với 132,53% Điều này cũng có nghĩa là quy mô tài sản của Côngty tăng nhưng tốc độ giảm dần Đó là do môi trường kinh doanh ngày càng mangtính cạnh tranh cao, kết hợp với đó là do sự ảnh hưởng của vấn đề suy thoái kinh tếđang diễn ra không chỉ trên thế giới mà còn cả ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, chủ sở hữu của Công ty không tăng thêm vốn do vậy tài sảncủa Công ty tăng trong 2 năm chủ yếu là từ nợ phải trả Nợ phải trả năm 2008 sovới năm 2007 nợ phải trả tăng 1.999.962.456 VND tương ứng 33,01%, điều nàyvừa thể hiện khả năng chiếm dụng vốn tốt, nhưng cũng gây sức ép trả nợ cho Côngty Tuy nhiên so với 2006, tốc độ tăng này giảm mạnh, điều này cũng là một cảithiện trong tình hình tài chính của công ty.

Trang 38

Bảng 1.2: Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhcủa công ty trong 3 năm (2006-2008)

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêuNăm 2008Năm 2007Năm 2006

Chênh lệch08/07(%)07/06(%)

9.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 266.955.164 385.962.128 (71.299.792)-30,83-641,32

11.Chi phí khác 45.419.688 (804)-100,00

12.Lợi nhuận khác (45.419.688) 1.170.052 -100,00-3981,8513.Lợi nhuận trước thuế 266.955.164 340.542.440 (70.129.740)-21,61-585,59

14.Chi phí thuế TNDN 59.234.880 84.000.000 -29,48

15 Lợi nhuận sau thuế

TNDN 207.720.284 256.542.440 (70.129.740)-19,03-465,81

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong)

Căn cứ vào bảng trên ta thấy tổng doanh thu của Công ty năm 2007 so với2006 tăng 11.474.547.496 VND tương ứng 240,98%, năm 2008 so với 2007 tăng8.910.333.520 VND tương ứng 54,88% Giá vốn hàng bán năm 2007 so với 2006

Trang 39

tăng 10.696.684.150 VND tương ứng 327,97%, năm 2008 so với 2007 tăng8.290.389.770 VND tương ứng 59,39%.

Ta thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán trong 2 năm đều cao hơn tốc độtăng doanh thu, chứng tỏ công ty chưa thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sảnphẩm Điều này dẫn đến trong cả hai năm 2007 và 2008 chỉ tiêu lợi nhuận của côngty đều tăng với tốc độ khá, tuy nhiên tốc độ tăng giảm dần Lợi nhuận gộp năm2007 tăng 777.863.336 VND tương ứng 51,85% so với năm 2006, năm 2008 tăng619.943.748 VND tương ứng 27,21% Đây cũng là điều dễ hiểu vì Công ty đangtrong những năm đầu phát triển, khó có thể thực hiện tiết kiệm chi phí, thu lợinhuận cao.

Biêủ 1.1: Một số chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của công ty

Chỉ tiêuĐơn vịtính

Chênh lệch(08/07)(07/06)

1 TSCĐ/Tổng TS%0,14770,16890,0169(0,0212)0,15202 TSNH/Tổng TS%0,82710,81570,94690,0114(0,1312)3 NPT/Tổng nguồn vốn%0,79700,76660,53270,03040,23394 VCSH/Tổng nguồn vốn%0,20300,23340,4673(0,0304) (0,2339)5 Khả năng thanh toán tổng quátLần1,25471,30451,8771(0,0498) (0,5727)6 Khả năng thanh toán hiện hànhLần1,10831,20571,7774(0,0974) (0,5717)7 Khả năng thanh toán nhanhLần0,10210,62560,8184(0,5235) (0,1929)8 Khả năng thanh toán nợ dài hạnLần3,40732,04681,36062,04689 ROA (LNST/TS bình quân)Lần0,02310,0454(0,0275) (0,0223)0,072910 ROE (LNST/VCSH bình quân)Lần0,13170,1495(0,0432) (0,0178)0,1927

Trang 40

Dựa vào một số chỉ tiêu phân tích trên đây để đánh giá khái quát tình hình tàichính của Công ty như sau:

Công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như dài hạn,điều này được biểu hiện ở hệ số về khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanhtoán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán nợ dài hạn nhưbảng trên Tuy nhiên, so với năm 2006 thì tỷ lệ này có giảm đi, nếu kéo dài có thểảnh hưởng tới tình hình tài chính của Công ty.

Năm 2006 cả ROA và ROE của Công ty đều nhỏ hơn 0, điều này dễ hiểu doCông ty mới đi vào hoạt động, khó có thể có thành tích cao trong kinh doanh Đếnnăm 2007, tình hình này đã được cải thiện rõ rệt, cả 2 chỉ tiêu nêu trên đều tăng sovới năm 2006: ROA tăng 0,0729 lần; ROE tăng 0,1927 lần Tuy nhiên năm 2008,hai chỉ tiêu trên đều giảm so với năm 2007: ROA giảm 0,0223 lần, ROE giảm0,0423 lần, đây lại là khuyết điểm của Công ty, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty đang gặp nhiều khó khăn, cần phải có biện pháp cải thiện nhưtiết kiệm chi phí, tăng doanh số bán hàng…

2.1.2.2.Tổ chức bộ máy quản lý

Đây là một Công ty tư nhân có bộ máy quản lý phù hợp với quy mô củaCông ty theo mô hình trực tuyến chức năng Đứng đầu là giám đốc – người cóquyền lực cao nhất, điều hành mọi hoạt động của Công ty, dưới đó là các phòngban chức năng Các phòng ban của Công ty làm việc theo nguyên tắc độc lập, tựchủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình Tuy nhiên, giữa các phòng bancó mối quan hệ chặt chẽ với nhau để giải quyết công việc chung của Công ty.Chính điều này đã làm cho các bộ phận chức năng hoạt động một cách thuận lợi vàcó hiệu quả.

Ngày đăng: 17/11/2012, 11:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồnThẻ chi tiết - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong
Bảng t ổng hợp nhập – xuất – tồnThẻ chi tiết (Trang 18)
-Tại Phòng Kế toán: Kế toán lập “Bảng kê lũy kế nhập – xuất – tồn” theo chỉ tiêu giá trị dựa trên cơ sở các “Phiếu giao nhận chứng từ” định kỳ. - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong
i Phòng Kế toán: Kế toán lập “Bảng kê lũy kế nhập – xuất – tồn” theo chỉ tiêu giá trị dựa trên cơ sở các “Phiếu giao nhận chứng từ” định kỳ (Trang 20)
Bảng tổng  hợp  nhập,   xuất,  tồn vật  liệu Sổ kế toán tổng hợp vật liệuSổ số dư - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong
Bảng t ổng hợp nhập, xuất, tồn vật liệu Sổ kế toán tổng hợp vật liệuSổ số dư (Trang 21)
Bảng 1.1: Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty trong 3 năm (2006-2008) - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong
Bảng 1.1 Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty trong 3 năm (2006-2008) (Trang 36)
Bảng 1.2: Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2006-2008) - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong
Bảng 1.2 Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2006-2008) (Trang 38)
Biêủ 1.1: Một số chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của công ty - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong
i êủ 1.1: Một số chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của công ty (Trang 39)
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong
Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Trang 54)
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung 57 - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung 57 (Trang 98)
DANH MỤC BẢNG BIỂU - Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Đông Phong
DANH MỤC BẢNG BIỂU (Trang 99)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w