ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG

Một phần của tài liệu huyền. chuyên đề kế toán nguyên vật liệu tại công ty công trình giao thông 1 (Trang 25 - 27)

Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa nằm trên Quốc lộ 45, núi 1- Xã Đông Lĩnh- Huyện Đông Sơn- Tỉnh Thanh Hóa. Tiền thân đầu tiên là Công ty Mặt đường được thành lập vào tháng 7 năm 1969. Trong giai đoạn 1969- 1979, do tình hình thực tế lúc bấy giờ công ty đã gặp nhiều khó khăn như lực lượng lao động quá đông, phương tiện , máy móc thiết bị lạc hậu, thi công các công trình chủ yếu là thủ công nên năng suất thấp, chất lượng kém. Đến năm 1980, công ty đổi tên thành Công ty giải phóng mặt đường.

Sau khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang tự hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, bước đầu công ty đã thích nghi dần với cơ chế song do khả năng của cán bộ cũng như phương tiện thi công còn có những mặt hạn chế nhất định, chính vì thế vẫn còn nhiều lúng túng và gặp không ít khó khăn.

Đến năm 1992, công ty được thành lập lại theo QĐ 1349-TC/ UBTH ngày 31/10/1992 của ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và đổi tên thành Công ty công trình giao thông I Thanh Hóa. Với số vốn như sau:

Tổng số vốn : 50.287 triệu đồng

Trong đó: Vốn cố định : 30.287 triệu đồng Vốn lưu động : 5.000 triệu đồng

Vốn NSNN cấp: 6.000 triệu đồng

Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 9.000 triệu đồng

Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa là đơn vị xây dựng cơ bản, sản phẩm là đường giao thông, công trình thủy lợi như cầu cống, đường xá… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng dài, giá trị lớn. Vì vậy mà nguyên vật liệu sử dụng trong công ty cũng có đặc điểm chung của ngành xây

dựng như sự đa dạng, phong phú về chủng loại, quy cách…. Chẳng hạn có những vật liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp như xi măng, sắt, thép…; có những sản phẩm của ngành khai thác như cát, đá, sỏi…; những vật liệu này có thể qua chế biến hoặc chưa qua chế biến tùy theo yêu cầu của từng công trình. Cũng có những loại sử dụng với khối lượng lớn như xi măng, sắt, thép, đá, cát… có loại chỉ cần một khối lượng nhỏ như vôi, ve, đinh… Một số nguyên vật liệu không qua hệ thống nhập kho mà công ty sẽ chuyển luôn đến chỗ xây dựng như cát, xi măng, xăng dầu…. Các nguyên vật liệu này nếu không được quản lý, kiểm tra thường xuyên hay gặp thời tiết không tốt như mưa gió sẽ làm cho cát bị trôi dẫn đến hao hụt tự nhiên cao còn xi măng sẽ dễ bị mất phẩm chất…

Hầu hết các vật liệu được sử dụng đều trực tiếp cấu thành nên thực thể công trình. Là công ty kinh doanh xây lắp nên chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 70% tổng chi phí xây dựng công trình. Do vậy chỉ cần có một sự thay đổi nhỏ về số lượng cũng như giá mua của vật liệu cũng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm xây lắp, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác kế toán nguyên vật liệu ở Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa đòi hỏi phải được hạch toán một cách chính xác, rõ ràng tránh nhầm lẫn và được coi là một phần hành đặc biệt quan trọng.

Nguồn mua và yêu cầu bảo quản, vận chuyển các loại vật liệu cũng rất khác nhau. Có loại vật liệu mua ngay ở cửa hàng đại lý vận chuyển rất nhanh chóng và thuận tiện như xăng dầu, sắt, thép, xi măng…có loại phải mua ở xa vận chuyển phức tạp như cát, sỏi… Có loại vật liệu có thể bảo quản trong kho như xi măng, sắt, thép… nhưng có loại không thể bảo quản trong kho được như gạch, cát, đá… gây khó khăn cho việc trông coi, bảo quản, dễ mất mát hao hụt ảnh hưởng tới quá trình thi công và giá thành công trình hay hạng mục công trình đồng thời làm giảm chất lượng công trình.

Ở Tổng công ty cổ phần công trình giao thông I Thanh Hóa còn có một đặc thù nữa là việc thu mua vật liệu vừa do đội xây dựng tự mua vừa do bộ phận kinh doanh phòng kế hoạch kỹ thuật mua. Nhưng những năm gần đây, công ty đã thực hiện chính sách giao khoán toàn bộ khâu mua bán vận chuyển vật liệu cho các xí

nghiệp tự lo công ty sẽ tạm ứng tiền cho các xí nghiệp và các xí nghiệp cử người đi mua vật tư, các xí nghiệp phải lập phiếu nhập, phiếu xuất tập hợp các hóa đơn chứng từ định kỳ gửi về phòng kế toán để kế toán tổng hợp ghi sổ tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng công trình. Hiện nay do trên thị trường vật liệu xây dựng khá phong phú về chủng loại, chất lượng đồng thời giá cả cũng khá ổn định vì vậy công ty nhận thấy rằng việc dự trữ vật liệu trong kho là không cần thiết. Do đó công ty không dự trữ hàng hóa vật tư trong kho mà tiến hành mua trực tiếp nguyên vật liệu ngay tại nơi thi công công trình và chuyển tới tận chân công trình. Như vậy sẽ giảm được những chi phí về bảo quản cũng như hao hụt trong quá trình dự trữ.

Ngoài ra, sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng phục vụ trực tiếp cho Xã hội mang tính lâu dài, đòi hỏi phải có chất lượng cao đảm bảo kỹ thuật. Do vây, nguyên vật liệu để thi công công trình phải được sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích và bảo quản có hiệu quả, phải thỏa mãn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về số lượng lẫn chất lượng. Đây là một yêu cầu quản lý có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu huyền. chuyên đề kế toán nguyên vật liệu tại công ty công trình giao thông 1 (Trang 25 - 27)