1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao

90 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

MỤC LỤC Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 4 MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7 3. Mục tiêu của đề tài 9 4. Giả thuyết khoa học 9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 9 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 7. Phương pháp nghiên cứu 10 8. Cấu trúc của luận văn 11 NỘI DUNG 12 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 12 1.1. Tư duy 12 1.1.1. Khái niệm tư duy 12 1.1.2. Tư duy hệ thống 14 1.1.3. Tư suy sáng tạo 16 1.1.4. Tư duy vật lí 17 1.2. Các thao tác tư duy 18 1.2.1. Phân tích - tổng hợp 18 1.2.2. So sánh 19 1.2.3. Trừu tượng hóa - Khái quát hóa 19 1.2.4. Quy nạp - diễn dịch 20 1.3. Năng lực tư duy 20 1.3.1. Khái niệm năng lực 20 1.3.2. Sự hình thành và phát triển năng lực 21 1.3.3. Khái niệm năng lực tư duy 22 1.3.4. Vai trò của việc phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT 23 1.3.5. Bản đồ tư duy và vai trò của nó trong quá trình phát triển năng lực tư duy 24 1.4. Thực tiễn của việc phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học Vật lí ở các trường THPT 27 1.4.1. Thực trạng của việc phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học vật lí hiện nay 27 1 1.4.2. Nguyên nhân của những thực trạng nói trên 30 Kết luận chương 1 31 Chương 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH 32 TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” 32 VẬT LÍ 11 NÂNG CAO 32 2.1. Một số căn cứ để đưa ra các biện pháp phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 nâng cao 32 2.1.1. Mục tiêu dạy học 32 2.1.2. Yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa và trình độ của học sinh 33 2.1.3. Đặc điểm của chương “Dòng điện không đổi” 34 2.1.4. Mức độ cần đạt được về kiến thức, kỹ năng 37 2.1.4.1. Về kiến thức 37 2.1.4.2. Về kỹ năng 38 2.1.4.3. Về thái độ 38 2.2. Một số biện pháp phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 Nâng cao 39 2.2.1. Tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh 39 2.2.2. Tổ chức dạy học tích cực 42 2.2.3. Rèn luyện cho học sinh sử dụng các thao tác tư duy bậc cao và các kỹ năng học tập vật lí 43 2.2.4. Rèn luyện cho học sinh sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống các kiến thức đã học 47 2.2.5. Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh qua việc giải các bài tập vật lí 49 2.2.6. Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết và đề xuất các phương án kiểm tra dự đoán 51 2.2.7. Rèn luyện cho học sinh khả năng tự phát hiện, sữa chữa những sai lầm 52 2.3. Thiết kế tiến trình dạy học một số tiết trong chương “Dòng điện không đổi” theo hướng phát triển NLTD cho học sinh 54 2.3.1. Quy trình thiết kế tiến trình dạy học 54 2.3.1.1. Xác định những kiến thức, kỹ năng đã có ở HS 56 2.3.1.2. Xác định mục tiêu bài dạy học phù hợp với đối tượng HS 56 2.3.1.3. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định nội dung bài học 57 2.3.1.4. Tổ chức các hoạt động dạy học 57 2.3.1.5. Xây dựng nguồn học liệu 58 2.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học bài “Định luật Ôm đối với toàn mạch” Vật lí 11 Nâng cao theo hướng phát triển NLTD cho học sinh 58 Kết luận chương 2 74 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 75 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 75 3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm 76 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 77 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 78 Kết luận chương 3 84 2 KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bản đồ tư duy : BĐTD Đối chứng : ĐC Giáo viên : GV Học sinh : HS Năng lực tư duy : NLTD Phiếu học tập : PHT Phương pháp dạy học : PPDH Sách giáo khoa : SGK Thực nghiệm : TN Thực nghiệm sư phạm : TNSP Trung học phổ thông : THPT 3 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Sơ đồ các giai đoạn của quá trình tư duy 14 Hình 1.2. Các thành phần cấu trúc của năng lực 22 Hình 1.3. Khả năng nhận thức của não bộ 25 Hình 1.4. Hình ảnh bản đồ tư duy 26 Bảng 1.1. Kết quả điều tra đối với giáo viên 27 Bảng 1.2. Kết quả điều tra đối với học sinh 29 Hình 2.1. Sơ đồ kiến thức chương “Dòng điện không đổi” 35 Hình 2.2. Sơ đồ tư duy chương “Dòng điện không đổi” 47 Hình 2.3. Sơ đồ tư duy bài 12 48 Hình 2.4. Sơ đồ tư duy bài 13 59 Bảng 2.1. Ma trận dạy học bài “Định luật Ôm đối với toàn mạch” 61 Bảng 3.1. Bảng số liệu học sinh được chọn làm mẫu thực nghiệm 75 Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra của các lớp 77 Bảng 3.3. Bảng thống kê các điểm số (X i ) của bài kiểm tra 78 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất 78 Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất tích lũy 79 Bảng 3.6. Bảng phân loại theo học lực của học sinh 79 Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các tham số 80 Hình 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm 78 Hình 3.2. Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai nhóm 79 Hình 3.3. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm 79 Hình 3.4. Biểu đồ phân loại theo học lực của học sinh 80 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế trong quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức được thiết lập và phát triển ở hầu hết các quốc gia với mục đích tạo ra những con người mới nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của một thế giới đang thay đổi. Bên cạnh những thuận lợi của tiến trình toàn cầu mang lại, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong cuộc sống hằng ngày nếu chúng ta là những con người thụ động, kém sáng tạo. Để đương đầu, vượt qua những khó khăn và thách thức này, ngoài vốn kiến thức tiếp nhận từ nhà trường và những kiến thức từ sự trải nghiệm của cuộc sống, chúng ta cần phải là những con người năng động, sáng tạo. Trong đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, người ta đặc biệt nhấn mạnh đến việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính năng động, sáng tạo của người học và phát huy khả năng học tập suốt đời để chủ động tồn tại trong một thế giới mới. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực cho mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập…” [4]. Luật giáo dục 2005, Điều 5 mục 2 quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [21]. Tập đoàn Intel với chương trình “Dạy học cho tương lai” cũng đã đầu tư rất lớn trong việc bồi dưỡng cho giáo viên một số phương pháp dạy học (PPDH) mang lại hiệu quả cao. 5 Ở trường phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là tạo mọi điều kiện để học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách tích cực, tự lực và biết vận dụng sáng tạo tri thức để giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Với tinh thần đó, chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đưa học sinh vào vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức. Học sinh bằng hoạt động tích cực, tự lực của mình chiếm lĩnh được kiến thức. Hoạt động đó nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy cho các em [18]. Vật lí là một bộ môn khoa học quan trọng trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông. Nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về hiện tượng vật lí, các khái niệm, định luật, các thuyết …. Thực trạng dạy học môn Vật lí trong những năm gần đây cho thấy giáo viên ít chú trọng đến việc phát triển năng lực tư duy (NLTD), khả năng tự học và độc lập giải quyết vấn đề của học sinh. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập môn Vật lí, rất nhiều học sinh còn bộc lộ những yếu kém về NLTD: hiểu các kiến thức vật lí một cách rời rạc, chưa thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức; không linh hoạt trong việc điều chỉnh hướng suy nghĩ khi bắt gặp trở ngại, quen với kiểu suy nghĩ rập khuôn, áp dụng một cách máy móc những kinh nghiệm đã có vào hoàn cảnh mới, điều kiện mới đã chứa đựng những yếu tố thay đổi; học sinh chưa có tính độc đáo khi tìm lời giải bài toán … Kiến thức chương “Dòng điện không đổi” có những khái niệm, hiện tượng vật lí, các ứng dụng khá quen thuộc và gần gũi với các em học sinh. Một số kiến thức của chương đã được trình bày ở sách giáo khoa (SGK) Vật lí lớp 7 và lớp 9. Các thiết bị thí nghiệm đều được trang bị đầy đủ ở các trường phổ thông nhưng do thói quen ngại sử dụng nên nhiều giáo viên vẫn dạy chay, lựa chọn phương pháp diễn giảng để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Học sinh chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, chấp nhận các kết quả mà không được quan sát các hiện tượng hay tiến hành làm một thí nghiệm nào cụ thể dẫn đến giờ học trở nên nhàm chán. Nhà Vật lí Albert Einstein đã từng nói: “Chức năng cao nhất của người thầy không phải là truyền đạt kiến thức mà là khuyến khích học sinh yêu kiến thức và mưu cầu kiến thức”. Do đó, để giờ học trở nên sôi nổi, học sinh hứng thú cao trong học tập thì người giáo viên cần tạo điều kiện để các em tự lực tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề; tự tay tiến hành các thí nghiệm đơn giản; tự do trao đổi, đóng góp ý 6 kiến với giáo viên và các bạn cùng lớp…. Khi các em được hoạt động, được phát huy hết những năng lực của mình thì NLTD của các em sẽ được phát triển. Từ những lí do trên, chúng tôi thấy rằng để tổ chức các hoạt động dạy học vật lí nói chung, dạy học chương “Dòng điện không đổi” nói riêng đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần quan tâm đến việc xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp phát triển NLTD cho học sinh. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở nhà trường phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ở nhiều nước trên thế giới và khu vực, vấn đề phát triển NLTD cho học sinh, đặc biệt là rèn cho học sinh các kỹ năng tư duy rất được quan tâm. Từ những năm 80, đã có rất nhiều quyển sách được xuất bản với nội dung rèn luyện và phát triển các kỹ năng tư duy. Ở Singapore, người ta quan tâm đến vấn đề này từ năm 1998. Chính phủ của nước này đã đầu tư rất lớn trong việc xây dựng các khóa học, các chương trình đào tạo cho giáo viên dạy các kỹ năng tư duy. Ngoài ra, còn thành lập “Trung tâm tư duy Singapore” với các chương trình học khuyến khích phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao. Hiện nay, Singapore nổi tiếng với các chương trình đào tạo kỹ năng tư duy [42]. Không chỉ ở Singapore, ngành giáo dục ở nhiều nước Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Canada, Scotland…) và một số nước Châu Á (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan …) cũng đầu tư rất lớn trong việc rèn luyện các kỹ năng tư duy đặc biệt chú trọng đến kỹ năng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán. Chuyên gia hàng đầu thế giới về tư duy sáng tạo Tony Buzan đã đi rất nhiều nơi trên thế giới để trình bày với các doanh nghiệp trẻ, các học sinh, sinh viên … về tầm quan trọng của tư duy, những kỹ năng tư duy cần thiết trong cuộc sống, hướng dẫn cách vẽ bản đồ tư duy (BĐTD) trong công việc, trong học tập … Ở Việt Nam hiện nay đã xuất hiện rất nhiều sách của các tác giả nổi tiếng viết về vấn đề nêu trên, chẳng hạn cuốn: “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam 7 Khoo; “6 chiếc mũ tư duy” của Edward de Bono; “Sơ đồ tư duy”, “Tăng tốc đọc hiểu để thành công”, “Sử dụng trí tuệ của bạn”… của Tony Buzan …. Luận văn thạc sĩ của một số tác giả đã nghiên cứu vấn đề rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh như sau: Phan Thị Lệ với “Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho học sinh lớp 10 nâng cao trung học phổ thông thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học phần phi kim và phản ứng hóa học” - Luận văn thạc sĩ giáo dục học. Tác giả đã nêu được khái niệm tư duy, đưa ra các đặc điểm của tư duy, các hình thức tư duy, tư duy hóa học và sự phát triển tư duy hóa học ở trường phổ thông, nêu được vai trò của bài tập trong giảng dạy hóa học; xây dựng được một hệ thống câu hỏi, bài tập cơ bản, đa dạng, phù hợp với từng mức độ phát triển tư duy của học sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học vào việc phát triển tư duy của học sinh chưa được linh hoạt và hợp lí [18]. Ngô Thị Bích Thủy với “Rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh qua dạy hình học 11” - Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Tác giả đã đưa ra được khái niệm tư duy sáng tạo, các đặc trưng cơ bản của tư duy sáng tạo; nêu được một số biện pháp rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học hình học 11. Tuy nhiên, đề tài này cũng chỉ mới đề cập đến việc rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, chưa chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng trong dạy học hình học và phát triển các hình thức tư duy khác [24]. Bài báo “Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy” của Phan Đình Diệu đã chỉ rõ nguyên nhân vì sao cần phải đổi mới tư duy, ảnh hưởng của tư duy đến quá trình nhận thức, trình bày các vấn đề về tư duy hệ thống [7]. Đỗ Hương Trà với bài “Một vài suy nghĩ về rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong dạy học Vật lí” đã nêu một số kỹ năng tư duy vật lí cần rèn luyện cho học sinh như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề… [35]. Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 Nâng cao. 8 3. Mục tiêu của đề tài Với hướng nghiên cứu mà đề tài đặt ra thì đề tài cần phải đạt được các mục tiêu sau: 3.1. Hệ thống hóa được cơ sở lí luận của việc phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học vật lí. 3.2. Đề xuất được một số biện pháp phát triển NLTD cho học sinh phù hợp với thực tiễn và mang lại hiệu quả cao trong dạy học Vật lí nói chung và dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 nâng cao nói riêng. 3.3. Xây dựng được một số tiết học trong chương “Dòng điện không đổi” theo hướng phát triển NLTD cho học sinh. 4. Giả thuyết khoa học Việc phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học vật lí góp phần phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, khả năng tư duy của các em. Nếu giáo viên xác định đúng các biện pháp phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 nâng cao và sử dụng chúng một cách linh hoạt, hợp lí trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học thì NLTD của học sinh sẽ được phát triển, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông (THPT). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học vật lí, 5.2. Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK Vật lí 11 nâng cao. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 nâng cao, 5.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 nâng cao, 5.4. Xây dựng tiến trình dạy học một số tiết trong chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 nâng cao theo hướng phát triển NLTD cho học sinh, 9 5.5. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động dạy học vật lí lớp 11 (chương trình nâng cao) theo hướng phát triển NLTD cho học sinh. 6.2. Phạm vi nghiên cứu - Chương “Dòng điện không đổi” - Vật lí lớp 11 chương trình nâng cao. - Kết quả học tập môn Vật lí của học sinh các lớp 11 (nâng cao) trường THPT chuyên Lê Quý Đôn ở thành phố Đà Nẵng có sử dụng các biện pháp phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay ở nhà trường phổ thông. - Nghiên cứu các tài liệu (sách, báo, tạp chí…) về vấn đề phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học nói chung và dạy học Vật lí nói riêng. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học Vật lí. - Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK Vật lí 11 THPT nâng cao và các tài liệu liên quan. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Thông qua dự giờ, điều tra, phỏng vấn giáo viên và học sinh, chúng tôi tìm hiểu và rút ra một số nhận xét về việc “Phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học Vật lí ở các trường THPT”. Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp thực hiện. 7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Tiến hành giảng dạy một số tiết trong chương “Dòng điện không đổi” theo hướng phát triển NLTD cho học sinh. 10 [...]... HS trong dạy học vật lí, chúng tôi sẽ nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NLTD cho học sinh Chương 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” VẬT LÍ 11 NÂNG CAO 2.1 Một số căn cứ để đưa ra các biện pháp phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao 2.1.1 Mục tiêu dạy học Dạy học môn Vật lí trong nhà... biệt trong kết quả học tập giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm 8 Cấu trúc của luận văn Mở đầu Nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học Vật lí Chương 2: Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 Nâng cao Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục 11 NỘI DUNG Chương. .. nào về rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong Không Câu 3: Theo thầy (cô) việc Rất cần thiết phát triển NLTD cho học Cần thiết sinh trong dạy học vật lí là: Không cần thiết Câu 4: Quí thầy (cô) có tổ Thường xuyên chức các hoạt động dạy Thỉnh thoảng học theo hướng phát triển Không bao giờ Câu 5: Trong quá trình Thuyết trình NLTD cho học sinh Đàm thoại không? 27 dạy học vật lí, quí thầy (cô) chủ... Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 1.1 Tư duy 1.1.1 Khái niệm tư duy I.N Tônxtôi đã viết: “Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nào nó là thành quả những cố gắng của tư duy chứ không phải của trí nhớ” Như vậy, học sinh chỉ thực sự lĩnh hội được tri thức khi họ thực sự tư duy Vậy tư duy là gì? Theo V.I Lê nin, tư duy là sự phản... thông cho thấy: việc sử dụng các biện pháp nhằm phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học vật lí vẫn còn hạn chế, việc rèn luyện các thao tác tư duy chưa thật sự được chú trọng Từ những vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy việc phát triển NLTD cho HS trong dạy học nói chung, dạy học vật lí nói riêng là một việc làm cần thiết Trên cơ sở phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển NLTD cho HS trong. .. xác Bởi 12 vậy, phát triển tư duy cho học sinh là một việc làm cần thiết, là một trong những mục đích của hoạt động dạy học nhằm phát triển trí tuệ cho người học Muốn tiến hành tư duy, con người phải sử dụng ngôn ngữ Ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tư duy Chính vì vậy muốn phát triển tư duy cho học sinh, người giáo viên cần động viên và tạo điều kiện để học sinh trau dồi ngôn... thức mà học sinh thu nhận được trở nên vững chắc và sinh động hơn Nó tạo cho học sinh thói quen tự nghiên cứu, làm việc độc lập, suy nghĩ có phương pháp, tạo tiềm lực lâu dài cho cuộc sống sau này Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm Vì vậy, để phát triển NLTD cho học sinh trong dạy học vật lí, người giáo viên cần phải thường xuyên bồi dưỡng cho học sinh biết vận dụng thành thạo các thao tác tư duy và... hợp lí hơn, bao quát hơn - Tư duy trừu tư ng: Có khả năng suy luận các vấn đề một cách sáng tạo, thông minh và không nhất thiết phải nằm trong khuôn khổ định sẵn [18] 1.3.4 Vai trò của việc phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT Với sự phát triển tiến lên của xã hội, NLTD của con người phát triển theo trình độ kinh tế và kỹ thuật Trình độ kinh tế, kỹ thuật càng phát. .. thành và phát triển năng lực Nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển năng lực là một vấn đề phức tạp, tuân theo quy luật chung của sự phát triển nhân cách Tâm lý học hiện đại cho rằng: con người mới sinh ra chưa có năng lực, chưa có nhân cách Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, con người đã hình thành và phát triển nhân cách 21 của mình Sự hình thành và phát triển năng lực của... luật của sự vật hiện tư ng mà trước đó chúng ta chưa biết Tư duy phản ánh sự vật hiện tư ng một cách gián tiếp và mang tính khái quát cao Nó có khả năng giúp con người nhận thức về thế giới một cách sâu sắc, đầy đủ và chính xác Việc phát triển tư duy cho học sinh là một việc làm cần thiết, là một trong những mục đích của hoạt động dạy học nhằm phát triển trí tuệ cho người học - Năng lực là khả năng thực

Ngày đăng: 05/11/2014, 15:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Vật lí, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Vật lí
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy học (Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông), Trường Đại học Potsdam - Khoa khoa học nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2007
3. Tony Buzan (2008), Lập Bản đồ tư duy, NXB lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập Bản đồ tư duy
Tác giả: Tony Buzan
Nhà XB: NXB lao động xã hội
Năm: 2008
5. Lê Thị Kim Chi (2005), Nghiên cứu tổ chức hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí 11 phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tổ chức hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí 11 phổ thông
Tác giả: Lê Thị Kim Chi
Năm: 2005
6. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1983
7. Phan Đình Diệu (2002), “Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy”, Tạp chí thời đại, (Số 6), tr. 89-119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy”, "Tạp chí thời đại
Tác giả: Phan Đình Diệu
Năm: 2002
9. Lê Văn Giáo (2001), Bài giảng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong dạy học VL ở trường phổ thông, Trường ĐHSP Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong dạy học VL ở trường phổ thông
Tác giả: Lê Văn Giáo
Năm: 2001
10. Lê Văn Giáo (2001), Nghiên cứu quan niệm của HS về một số khái niệm VL trong phần quang học, điện học và việc giảng dạy các khái niệm đó ở trường THCS, Luận án tiến sĩ giáo dục, Trường ĐH Vinh, Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quan niệm của HS về một số khái niệm VL trong phần quang học, điện học và việc giảng dạy các khái niệm đó ở trường THCS
Tác giả: Lê Văn Giáo
Năm: 2001
11. Nguyễn Thanh Hải (2001), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lí 11, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lí 11
Tác giả: Nguyễn Thanh Hải
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
12. Bùi Quang Hân (Chủ biên) (2001), Giải toán Vật lí 11 - Tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải toán Vật lí 11 - Tập 1
Tác giả: Bùi Quang Hân (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
13. Adam Khoo (2007), Tôi tài giỏi bạn cũng thế!, NXB phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi tài giỏi bạn cũng thế
Tác giả: Adam Khoo
Nhà XB: NXB phụ nữ
Năm: 2007
14. Vũ Thanh Khiết (Chủ biên) (2007), Các bài toán chọn lọc vật lí 11, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bài toán chọn lọc vật lí 11
Tác giả: Vũ Thanh Khiết (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
15. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2007), Vật lí 11 - Nâng cao, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 11 - Nâng cao
Tác giả: Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
16. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2007), Sách giáo viên Vật lí 11 - Nâng cao, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Vật lí 11 - Nâng cao
Tác giả: Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
17. V.I. Lê nin (1977), Bút ký triết học, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bút ký triết học
Tác giả: V.I. Lê nin
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1977
19. M.N. Sacdacop (1970), Tư duy của học sinh, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy của học sinh
Tác giả: M.N. Sacdacop
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1970
20. Hồ Thành Phong (1999), Tổ chức dạy học nêu vấn đề phần điện học thuộc chương trình vật lí 11 phổ thông trung học, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường ĐHSP, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy học nêu vấn đề phần điện học thuộc chương trình vật lí 11 phổ thông trung học
Tác giả: Hồ Thành Phong
Năm: 1999
21. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCNVN
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2005
22. Tổng cục chính trị (1974), Tâm lý học, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học
Tác giả: Tổng cục chính trị
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 1974
23. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ các giai đoạn của quá trình tư duy - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Hình 1.1. Sơ đồ các giai đoạn của quá trình tư duy (Trang 14)
Hình 1.2. Các thành phần cấu trúc của năng lực - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Hình 1.2. Các thành phần cấu trúc của năng lực (Trang 22)
Hình 1.3. Khả năng nhận thức của não bộ - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Hình 1.3. Khả năng nhận thức của não bộ (Trang 25)
Hình 1.4. Hình ảnh bản đồ tư duy - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Hình 1.4. Hình ảnh bản đồ tư duy (Trang 26)
Bảng 1.1. Kết quả điều tra đối với giáo viên - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Bảng 1.1. Kết quả điều tra đối với giáo viên (Trang 27)
Bảng 1.1 cho thấy hầu hết các giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết của  việc phát triển NLTD cho HS trong dạy học vật lí nhưng chưa quan tâm đúng mức  đến việc phát triển NLTD cho HS trong dạy học vật lí, cụ thể như sau: chỉ có 33,3% - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Bảng 1.1 cho thấy hầu hết các giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển NLTD cho HS trong dạy học vật lí nhưng chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển NLTD cho HS trong dạy học vật lí, cụ thể như sau: chỉ có 33,3% (Trang 28)
Hình 2.1. Sơ đồ kiến thức chương “Dòng điện không đổi” - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Hình 2.1. Sơ đồ kiến thức chương “Dòng điện không đổi” (Trang 36)
Hình 2.2. Sơ đồ tư duy chương “Dòng điện không đổi” - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Hình 2.2. Sơ đồ tư duy chương “Dòng điện không đổi” (Trang 48)
Hình 2.3. Sơ đồ tư duy bài 12 - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Hình 2.3. Sơ đồ tư duy bài 12 (Trang 49)
Hình 2.4. Sơ đồ tư duy bài 13 - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Hình 2.4. Sơ đồ tư duy bài 13 (Trang 61)
Bảng 3.3. Bảng thống kê các điểm số (X i ) của bài kiểm tra - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Bảng 3.3. Bảng thống kê các điểm số (X i ) của bài kiểm tra (Trang 79)
Hình 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TN - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Hình 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TN (Trang 80)
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất (Trang 80)
Hình 3.2. Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai nhóm - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Hình 3.2. Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai nhóm (Trang 80)
Hình 3.4. Biểu đồ phân loại theo học lực của HS - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Hình 3.4. Biểu đồ phân loại theo học lực của HS (Trang 81)
Hình 3.3. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm Bảng 3.6. Bảng phân loại theo học lực của HS - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Hình 3.3. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm Bảng 3.6. Bảng phân loại theo học lực của HS (Trang 81)
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các tham số - Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 nâng cao
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các tham số (Trang 82)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w