TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” VẬT LÍ 11 THPT NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌCSINH

64 820 2
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI”  VẬT LÍ 11 THPT NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌCSINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chương“Dòng điện không đổi” Vật lí 11 THPT nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực của học sinh”.Mộttrong những phương pháp đổi mới đó là: “Dạy học bằng hoạt động thông qua hoạt động của học sinh”, đưa học sinh trở thành chủ thể của hoạt động nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực thể chất, tinh thần và nhân cách của cá nhân

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ  NGUYỄN THỊ TÂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” - VẬT LÍ 11 THPT NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌCSINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀ NỘI, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ  NGUYỄN THỊ TÂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” - VẬT LÍ 11 THPT NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Người hướng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN VĂN THU HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – ThS.Nguyễn Văn Thu người đã tận tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu các vấn đề khoa học trong suốt thời quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Vật lí trường ĐHSPHN2 những người đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức chuyên ngành, cũng như sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy cô đối với em trong suốt quá trình học tập. Nhân đây, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Bố, Mẹ và những người thân trong gia đình, cảm ơn những tình cảm và những lời động viên con trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin được cảm ơn tất cả các bạn trong nhóm đề tài, các bạn học những người đã cung cấp và chia sẻ những tài liệu, thông tin quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Tâm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là do sự nỗ lực của bản thân, cùng sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo – ThS. Nguyễn Văn Thu. Bản khóa luận này không trùng kết quả của các tác giả khác.Nếu trùng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Tâm CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV : Giáo viên HS : Học sinh HĐNT : Hoạt động nhận thức SBT : Sách bài tập SGK : Sách giáo khoa THPT : Trung học phổ thông TN : Thí nghiệm TW : Trung ương MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HĐNT TRONG VIỆC DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT 1.1. Tính tích cực nhận thức, tính tự lực nhận thức của HS……………… . ……4 1.2. Bản chất hoạt động của việc học tập Vật lí ở trường phổ thông… 6 1.2.1. Khái niệm về hoạt động……………………………………… …6 1.2.2. Các thành phần của hoạt động………………………………… . 7 1.2.3. Bản chất hoạt động của việc học tập…………………………… 8 1.2.4. Bản chất của hoạt động của việc học tập Vật lí ở trường THPT……………………………………………………………… … 9 1.3. Các dạng HĐNT chủ yếu trong học tập Vật lí ở trường THPT……………………………………………………………… … 11 1.4. Các dạng hoạt động học của học sinh ở trường THPT………… 15 1.4.1. Cá nhân HS tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của GV……… 16 1.4.2. Học sinh đối thoại với giáo viên…………………………… ….16 1.4.3. HS thảo luận nhóm…………………………………………… . 16 1.4.4. Thảo luận chung cả lớp……………………………………… 16 1.4.5. Học tập cá nhân ở nhân……………………………………… 17 1.5. Tăng cường tổ chức HĐNT của HS trong học tập là một biện pháp nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng mục tiêu mới…………………. 17 1.6. Thực trạng của việc tổ chức HĐNT trong dạy học Vật lí hiện nay ở một số trường THPT………………………………………………… 24 1.6.1. Đặc điểm về kinh tế xã hội…………………………………… …25 1.6.2. Đặc điểm tư duy của HS……………………………………… …25 1.6.3. Đặc điểm chung của chương trình Vật lí ở trường THPT……… 25 1.6.4. Kết quả điều tra của việc tổ chức HĐNT Vật lí cho HS ở một số lớp 11 trường THPT………………………………………………… …26 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HĐNT CHO HS TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI THUỘC CHƯƠNG: “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI”_ VẬT LÍ 11 THPT 2.1. Nội dung kiến thức cơ bản của chương…………………… ………28 2.1.1.Cấu trúc chương……………………………………………… …28 2.1.2.Nội dung kiến thức của chương……………………………… …28 2.2.Tiến trình dạy học một số bài thuộc chương: “Dòng điện không đổi”………………………………………………………………… … 30 Bài 8: Điện năng. Công suất điện……………………………………… 31 Bài 9: Định luật ôm đối với toàn mạch……………………………… 38 Bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ……………………………… 47 CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1.Mục đích thử nghiệm……………………………………………. 53 3.2.Đối tượng nghiên cứu…………………………………………… .53 3.3.Phương pháp thử nghiệm………………………………………… .53 3.4.Kế hoạch thử nghiệm…………………………………………… .53 3.5.Tổ chức quá trình dạy học………………………………………… 54 3.6. Dự kiến Kết quả thực nghiệm…………………………………………… 54 KẾT LUẬN…………………………………………………… 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 57 1 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Đất nước đang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa.Việt Nam đã là một trong những thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đó là thời cơ và cũng là thách thức rất lớn để có thể hội nhập và phát triển.Chúng ta cần có một nguồn nhân lực lớn: có tri thức, có tư duy, đáp ứng được đòi hỏi của thời đại mới, nhạy bén nắm bắt thông tin, tiếp cận học hỏi sử dụng sáng tạo thành tựu khoa học kĩ thuật của các nước tiên tiến trên thế giới. Trước tình hình đó, đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện nhằm đào tạo ra những con người đủ kiến thức có năng lực sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt, hoạt động có hiệu quả trong hoàn cảnh mới. Họ phải có khả năng tự định hướng, tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo để thích nghi với thời đại. Để thực hiện được yêu cầu đó, trước hết chúng ta phải đổi mới phương pháp tổ chức dạy học theo chiến lược dạy học mới. Nghị quyếtkì họp thứ V của Ban Chấp hành TW Đảng khóa 8 đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm với nghiên cứu khoa học, gắn bó nhà trường với xã hội, áp dụng những phương pháp hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Mộttrong những phương pháp đổi mới đó là: “Dạy học bằng hoạt động thông qua hoạt động của học sinh”, đưa học sinh trở thành chủ thể của hoạt động nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực thể chất, tinh thần và nhân cách của cá nhân. Để thực hiện được mục đích đó đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu sắc vững vàng, có kĩ năng sư phạm, biết cách tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động nhận thức có hiệu quả, khơi dậy cho học sinh hứng thú, hăng say hoạt động nhận thức, suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách có sáng tạo. 2 Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình giúp học sinh học tập, phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong quá trình nhận thức và trau dồi kinh nghiệm cho bản thân. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học chương“Dòng điện không đổi” - Vật lí 11 THPT nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực của học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu tình hình tổ chức hoạt động phát triển tư duy, khả năng nhận thức của học sinh trong việc học Vật lí thông qua một số bài thuộc chương “Dòng điện không đổi” - Vật lí 11 THPT góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng với chiến lược dạy học mới hiện nay. Soạn thảo tiến trình dạy học một số bài trong chương “Dòng điện không đổi” - Vật lí 11 THPT góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung và Vật lí nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và phương pháp giảng dạy trong quá trình hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức cơ bản của chương “Dòng điện không đổi”. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận theo quan điểm hoạt động và cơ sở khoa học của việc tích cực hóa hoạt động trong học tập Vật lí của học sinh. - Phân tích nội dung cơ bản của cấu trúc chương trình một số bài cơ bản thuộc chương “Dòng điện không đổi” - Vật lí 11THPT. - Điều tra thực trạng dạy học vật lí theo chiến lược dạy học mới ở một số lớp11 trường THPT Tiên Du số 1- Bắc Ninh và biện pháp tăng nhằm tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Vật lí. 3 - Soạn thảo tiến trình giảng dạy một số bài thuộc chương “Dòng điện không đổi” - Vật lí 11 THPT. 5. Giả thuyết khoa học Trong quá trình dạy học chương “Dòng điện không đổi” - Vật lí 11 THPT nếu giáo viên thực hiện tốt việc tổ chức HĐNT cho học sinh trong mỗi bài học thì sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức, bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng cơ bản trong nhận thức Vật lí, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng được yêu cầu của chiến lược dạy học mới. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: Các văn kiện đại hội Đảng về đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo trình phương pháp giảng dạy, SGK, sách tham khảo … - Điều tra thực tiễn: Thu thập thông tin, phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra nhận xét đánh giá. - Thử nghiệm sư phạm: Thực hiện trên các lớp thử nghiệm nhằm kiểm tra tính đúng đắn với các biện pháp đã đề ra. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh sách tài liệu tham khảo khóa luận gồm các phần sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động nhận thức. Chương 2: Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong quá trình giảng dạy một số bài thuộc chương “Dòng điện không đổi”- Vật lí 11. Chương 3: Dự kiến thử nghiệm sư phạm. [...]... DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG VIỆC DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT 1.1 .Tính tích cực nhận thức, tính tự lực nhận thức của HS trong dạy học 1.1.1 Tính tích cực nhận thức của HS * Khái niệm Tính tích cực là các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ động tìm kiếm tri thức. .. chất hoạt động của việc học tập Vật lí ở trường THPT Hoạt động học tập Vật lí ở trường THPT là HĐNT của học sinh nhằm lĩnh hội, tái tạo cho những tri thức Vật lí mà loài người đã tích lũy được .Hoạt động nhận thức các ý kiến Vật lí có đặc thù riêng Nó vừa tuân theo quy luật chung của hoạt động nhận thức sáng tạo vừa phải phù hợp với đặc điểm khoa học Vật lí Nhận thức Vật lí là nhận thức chân lí khách quan... dung chính của bài học 27 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HĐNT CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THUỘC CHƯƠNG "DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI" - VẬT LÍ 11 THPT 2.1 Nội dung cơ bản của chương 2 "Dòng điện không đổi" 2.1.1 Cấu trúc của chương Trong chương trình SGK Vật lí 11 cơ bản, chương "Dòng điện không đổi" gồm 6 bài được sắp xếp như sau: Bài 7: Dòng điện không đổi Nguồn điện Bài 8: Điện năng Công suất điện Bài... trong học tập 1.1.2 Tính tự lực nhận thức của HS * Khái niệm Theo nghĩa rông: Bản chất của tính tự lực nhận thức là sự sắn sang về mặt tâm lí cho sự tự học Theo nghĩa hẹp: Là phẩm chất tư duy thể hiện ở năng lực, nhu cầu học tập và tính tổ chức học tập cho phép  Biểu hiện - Ý thức được nhu cầu học tập của mình, yêu cầu của xã hội, của tập thể đề ra đối với việc học tập của mình - Ý thức của mục đích học. .. chí vượt khó khăn trong học tập không? - Có sáng tạo trong học tập không?  Các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của HS - Phương pháp tích cực: Là 1 nhóm phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học - Một số phương pháp dạy học tích cực + Dạy học vấn đáp, đàm thoại + Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề + Dạy và hợp tác trong nhóm nhỏ ... cách tổ chức hoạt động dạy học nhằm điều khiển hoạt động "chiếm lĩnh" kiến thức của HS một cách có hiệu quả nhất 1.6.4 Kết quả điều tra của việc tổ chức HĐNT Vật lí cho HS ở một số lớp 11 trường THPT Tiên Du số 1 tỉnh Bắc Ninh 1.6.4.1 Mục đích điều tra Nắm được thực tế của việc tổ chức HĐNT của HS ở trường THPT theo chương trình hiện nay, sơ bộ việc dạy và học, tạo cơ sở để tổ chức hoạt động học tập... kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh đươc đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức Tính tích cực nhận thức vừa là mục đích hoạt động, vừa là phương tiện, điều kiện để đat được mục đích, đồng thời là kết quả của hoạt động Học tập là một quá trình của nhận thức, thực hiện... điều kiện hoạt động học tập của mình - Dự đoán trước những diễn biến tâm lí  Các biện pháp phát huy tính tự lực nhận thức của HS - Tác động vào ý thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập của HS - Hình thành phương pháp tự học cho HS - Tạo lập thói quen tự lực trong học tập của HS - Giáo viên kiểm tra, định hướng các hoạt động họa tập của HS và giúp HS tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của mình... vi hoạt động của mình 1.2.3.Bản chất hoạt động của việc học tập Để chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội người ta có nhiều cách 1.2.3.1 .Học ngẫu nhiên Học ngẫu nhiên là học trong quá trình giao tiếp, lao động không có mục đích rõ ràng và qua đó con người tiếp thu được các tri thức, hình thành kĩ năng kĩ xảo 1.2.3.2 Hoạt động học a.Đặc điểm của hoạt động học Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người nhằm. .. thức, thực hiện dưới sự chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn của giáo viên vì vậy nói tới tích cực học tập thực chất là nói tới tính tích cưc nhận thức Tích tích cực học tập thể hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập  Các mặt của tính tích cực nhận thức Mặt tự phát: Là những yếu tố tiếm ẩn, bẩm sinh thể hiện tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà cá nhân nào cũng . ĐỔI” - VẬT LÍ 11 THPT NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Người hướng dẫn khoa học. thức của HS - Phương pháp tích cực: Là 1 nhóm phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học. - Một số phương pháp dạy học tích cực + Dạy học vấn đáp,. thức của học sinh trong dạy học Vật lí. 3 - Soạn thảo tiến trình giảng dạy một số bài thuộc chương “Dòng điện không đổi” - Vật lí 11 THPT. 5. Giả thuyết khoa học Trong quá trình dạy học chương

Ngày đăng: 01/04/2015, 10:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan