7. Phạm vi nghiên cứu
3.3. Đánh giá của CBGV
3.3.1. Độ tin cậy của bảng hỏi
Tƣơng tự những phân tích ở số liệu trong bảng hỏi dành cho đối tƣợng sinh viên, kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của đối tƣợng CBGV cho thấy bảng hỏi có hệ số tin cậy bằng 0.924, đây là một giá trị tƣơng đối tốt, chứng tỏ bộ công cụ có độ tin cậy cao, từ quan điểm của đối tƣợng CBGV.
Hệ số tin cậy
Cronbach's Alpha
Hệ số tin cậy trên các item chuẩn
Cronbach's Alpha Based on Standardized Items
Số lượng item
N of Items
.914 .920 29
Bảng 3.5: Hệ số tin cậy của thang đo (dữ liệu nhóm đối tượng CBGV)
Nhìn vào cột Cronbach's Alpha if Item Deleted với kết quả phân tích bảng hỏi cho ta thấy rằng, nếu loại trừ một trong số các câu, độ tin cậy của bảng hỏi đều
68
bị giảm đi, điều này thể hiện các câu hỏi chất lƣợng tốt. Độ tin cậy của từng câu đƣợc thể hiện dƣới bảng sau:
Variable Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Total Correlation Corrected Item- Cronbach's Alpha if Item Deleted
C1 109.0000 103.182 .596 .910 C2 109.4783 109.352 -.022 .921 C3 109.3043 101.585 .521 .911 C4 109.4348 98.166 .715 .907 C5 109.4783 100.988 .604 .909 C6 110.2609 108.474 .040 .919 C7 110.3043 105.676 .209 .916 C8 109.2174 98.451 .608 .909 C9 109.0000 101.273 .670 .909 C10 109.4783 105.988 .313 .913 C11 109.3478 101.510 .613 .909 C12 109.7826 105.723 .236 .915 C13 110.2609 104.292 .356 .913 C14 109.2609 102.292 .575 .910 C15 109.5217 104.170 .448 .912 C16 109.5217 101.352 .703 .908 C17 109.4783 102.352 .662 .909 C18 109.5217 101.261 .620 .909 C19 109.3478 103.874 .420 .912 C20 109.6522 102.237 .530 .910 C21 109.8696 101.300 .680 .908 C22 110.0000 101.091 .545 .910 C23 109.6087 100.340 .633 .909 C24 109.2609 102.383 .665 .909 C25 109.2174 104.360 .552 .911 C26 109.3043 102.312 .524 .911 C27 109.6957 101.040 .544 .910 C28 109.9565 97.225 .700 .907 C29 109.8261 100.514 .548 .910
Bảng 3.6: Hệ số tin cậy của từng tiêu chí (dữ liệu nhóm đối tượng CBGV)
Chỉ số đƣợc phân tích ở cột Corrected Item-Total Correlation cho biết độ tƣơng quan của mỗi item đối với toàn bộ các item còn lại. Nhìn vào hệ số này ta thấy các tiêu chí có độ tƣơng quan tốt. Tuy nhiên, chỉ số tƣơng quan của item số 2 đối với các item còn lại bị âm. Tiêu chí này cần xem xét loại bỏ.
69
3.3.2. Đánh giá của CBGV về chất lượng công tác QLCLĐT
Biểu đồ 3.2: Kết quả đánh giá của CBGV về công tác QLCLĐT
Nhìn vào biểu đồ 3.2 có thể nhận thấy, mức CBGV đánh giá về công tác QLCLĐT chủ yếu tập trung ở mức 3, 4, 5 trong đó mức 4 phổ biến hơn cả. Điều này cho thấy, CBGV đánh giá công tác QLCLĐT ở mức tốt và xuất sắc. Kết quả này so với sự đánh giá của sinh viên là chƣa tƣơng đồng, trong khi đa phần sinh viên đánh giá đầy đủ ở các mức và cho rằng công tác QLCLĐT chỉ ở mức khá và tốt thì CBGV lại cho rằng chất lƣợng ở mức tốt và rất tốt. Các mức đánh giá là rất tồi và tồi hiếm khi xuất hiện.
Có thể lý giải điều này nhƣ sau: Nguyên nhân khách quan do CBGV là đối tƣợng trực tiếp liên quan và hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động QLCLĐT nên sự
70
đánh giá trong một số trƣờng hợp có phần chính xác hơn. Nguyên nhân chủ quan, CBGV là đối tƣợng trực tiếp thực hiện, triển công tác QLCLĐT nên việc tự đánh giá đôi khi có thể còn mang nhiều yếu tố tâm lý. Đối với đối tƣợng sinh viên, họ chính là "khách hàng"của giáo dục đại học, là đối tƣợng sử dụng trực tiếp dịch vụ (quản lý đào tạo), nên việc đánh giá tập trung sẽ mang nhiều tính khách quan hơn. Nhƣng cũng có thể hiểu theo cách khác rằng, sinh viên chƣa tiếp cận và am hiểu sâu sắc về các khía cạnh của hoạt động QLCLĐT nên việc đánh giá dù khách quan nhƣng lại phản ánh chƣa đúng thực tế. Mức lựa chọn Tần suất Tỷ lệ (%) Mức 1 1 0.15 Mức 2 21 3.15% Mức 3 144 21.59% Mức 4 370 55.47% Mức 5 131 19,64%
Bảng 3.7: Thống kê tần suất mức trả lời trong Phiếu đánh giá công tác QLCLĐT (dữ liệu nhóm đối tượng CBGV)
Nhìn vào bảng 3.7 có thể thấy rõ hơn tần suất các mức trả lời của nhóm đối tƣợng CBGV, tập trung chủ yếu ở mức 4 (chất lƣợng tốt), các mức 1, 2 (Rất tồi, tồi) thì gần nhƣ không có ai lựa chọn.
Theo Biểu đồ 3.2, có 02/29 tiêu chí mà CBGV chỉ lựa chọn 2 mức đánh giá ở mức cao nhất (mức 4, 5) là câu số 1, 25; ngoài ra ở câu số 9, 21 chỉ có duy nhất 1 ngƣời (tỷ lệ 4,35%) lựa chọn 1 mức đánh giá. Ngƣời nghiên cứu cho rằng, tỷ lệ này là quá nhỏ, vì vậy cũng có thể coi câu số 9, 21 chỉ có 2 mức đánh giá (mức 4 và 5).
Có 13/29 tiêu chí đƣợc CBGV lựa chọn 3 các mức đánh giá (mức 3, 4, 5) là các câu 3, 4, 5, 10, 11, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 26, 29. Tƣơng tự nhƣ cách nhận định ở trên, các câu 2, 8, 12, 20, 27 cũng có thể coi là đánh giá ở 3 mức (mức 3, 4 và 5).
Còn lại 05 tiêu chí 7, 13, 22, 23, 28 tuy CBGV tập trung đánh giá ở 3 mức khác nhau nhƣng lại có sự lựa chọn ở mức 2, nghĩa là chất lƣợng ở mức tồi.
71
Tóm lại, chất lƣợng công tác QLCLĐT nói riêng và chất lƣợng chƣơng trình KT, PT & KT nói chung thể hiện qua các tiêu chí đánh giá đƣợc CBGV nhận xét ở mức tốt. Nhà trƣờng cần tập trung cải tiến một số công tác về cơ sở vật chất, về hoạt động thông tin hƣớng đến sinh viên và tăng các cơ hội cho sinh viên đƣợc thực tập tại các doanh nghiệp.
3.4. Kết quả phỏng vấn đối tƣợng sinh viên, CBGV
Nhƣ đã nêu ở phần trên, phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc sử dụng nhằm mục đích trả lời câu hỏi nghiên cứu số (3), kết quả phỏng vấn nhƣ sau:
3.4.1. Ý kiến của sinh viên
Với đối tƣợng sinh viên, các ý kiến thu nhận là tƣơng đối ít, ngƣời nghiên cứu đã lựa chọn 9 sinh viên ở các lớp khác nhau để phỏng vấn. Kết quả là đa số các ý kiến trả lời (7/9 ngƣời): chƣa đủ sự thông hiểu, kinh nghiệm và thực tế để đánh giá những nội dung đƣa ra trong các câu hỏi phỏng vấn".
Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến đóng góp nhƣ: "Trong buổi đối thoại với lãnh đạo Khoa, có thể lấy ý kiến và thảo luận cùng sinh viên về vấn đề QLCLĐT, về TQM".
Về tiêu chí đánh giá, có ý kiến cho rằng "câu hỏi bao quát hầu hết các khía cạnh nên có thể áp dụng tốt trong thực tiễn" nhƣng ngƣợc lại có ý kiến lai cho rằng
"câu hỏi vẫn còn sơ sài và không rõ ràng".
Về khó khăn, có 02 sinh viên e ngại là việc triển khai dễ dẫn đến hình thức, ít ngƣời hƣởng ứng; có ý kiến lại cho rằng môi trƣờng thực tiễn mỗi nơi khác nhau nên việc áp dụng tiêu chí quản lý có thể không phù hợp với tất cả các nơi.
Tóm lại, kết quả thu đƣợc từ phỏng vấn đối tƣợng sinh viên không giúp ích nhiều trong việc giải quyết câu hỏi nghiên cứu số (3).
3.4.2. Ý kiến của CBGV
Đối với CBGV, các ý kiến trong quá trình phỏng vấn thu nhận đƣợc nhiều và với thái độ phản hồi tích cực.
72
Khi đƣợc hỏi về việc có thể áp dụng việc đánh giá công tác QLCLĐT theo các tiêu chí trong mô hình TQM, có 13 trong tổng số 23 ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến. Cả 13 ý kiến này đều đồng ý rằng, việc đánh giá công tác QLCLĐT theo các tiêu chí trong mô hình TQM là có thể áp dụng, một số ý kiến đƣợc trả lời cụ thể nhƣ sau: "Có thể áp dụng nhưng cần cụ thể hóa các tiêu chí hơn nữa"; "Nên! Tiêu chí cần đơn giản hóa ngôn ngữ hơn, ngắn gọn hơn";"Rất đồng tình và hoàn toàn có thể áp dụng"; "Việc áp dụng đánh giá theo các tiêu chí của TQM là rất khả thi và thực sự cần thiết. Tuy nhiên, nếu triển khai phải theo lộ trình từng bước".
Tóm lại, tất cả các ý kiến đều đồng tình và cho rằng có thể áp dụng các tiêu chí trong mô hình TQM để đánh giá công tác QLCLĐT chƣơng trình KT, PT & KT. Câu hỏi về những khó khăn nếu triển khai đánh giá công tác QLCLĐT, các ý kiến trả lời nhƣ sau: "Trong nhiều trường hợp, thực tế về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của Khoa chưa thể đáp ứng chuẩn chất lượng, có thể ảnh hưởng đến đánh giá chung của người học về công tác QLCLĐT";"Cần nhiều chi phí đầu tư cho việc nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và triển khai quy trình QLCLĐT theo TQM, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào quan niệm của lãnh đạo, ý thức của cán bộ - giảng viên và những người tham gia"; "Thái độ hợp tác của sinh viên, độ chính xác và nghiêm túc của sinh viên khi tiến hành đánh giá là khó khăn chủ yếu"; "Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên hiệu quả chưa cao vì sinh viên chưa ý thức rõ, sâu sắc ý nghĩa của việc này, làm theo phong trào, cảm tính ảnh hưởng độ chính xác của kết quả phản hồi";"Nhận thức về TQM trong đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên là chưa cao và không đồng đều, đồng thời còn thiếu nhân lực/ cán bộ chuyên trách để triển khai".
Tóm lại, các ý kiến bày tỏ khó khăn nhất là trong khâu thu thập thông tin để đƣa ra nhận định chính xác và khách quan, tiếp đến là khó khăn trong sự nhận thức, ý thức của lãnh đạo, cán bộ và sinh viên và cuối cùng là khó khăn về nguồn lực để triển khai hiệu quả hoạt động đánh giá này.
73
Câu hỏi cuối cùng liên quan đến đề nghị cho ý kiến đóng góp, bổ sung cho hệ thống tiêu chí đánh giá công tác QLCLĐT theo TQM và những ý tƣởng để triển khai mô hình này trong thực tế, kết quả trả lời là:
Về tiêu chí: "Cần xây dựng được 1 bản đánh giá công tác QLCLĐT dành cho sinh viên thật chính xác và phản ánh đúng thực tế, không bị tư tưởng chủ quan của sinh viên chi phối"; "Các câu hỏi dễ hiểu hơn, bố trí ngắn gọn, có thêm phần cho ý kiến riêng"; "Bổ sung tiêu chí khảo sát các hoạt động nghiên cứu khoa học và các dự án doanh nghiệp".
Về những ý tƣởng đóng góp để triển khai mô hình: "Để triển khai, các kênh quản lý cần phải đồng bộ, tránh chỗ quá căng, chỗ quá lỏng"; "Ban hành quy chế và tài chính cho việc này"; "Xây dựng chiến lược triển khai TQM ngắn hạn và dài hạn", "Lấy kết quả đánh giá công tác QLCLĐT theo TQM làm một trong những tiêu chí xét lương/ thưởng (cho tất cả các mảng/ khối dịch vụ trong Khoa).
Nhƣ vậy, các ý kiến đóng góp tuy không nhiều, nhƣng có thể thấy đƣợc đó là các ý kiến rất xác thực, thể hiện điểm mấu chốt mà nghiên cứu cần bổ sung để hoàn thiện trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, một số là những ý kiến rất khách quan, hữu ích cho nhà quản lý trong công tác QLCLĐT chƣơng trình KT, PT & KT của Khoa Quốc tế.
3.5. Tiểu kết chƣơng 3
Qua việc đánh giá, phân tích định tính và định lƣợng các chỉ tiêu, tổng hợp ý kiến ở phân trên trên có thể trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau:
Câu hỏi nghiên cứu số (1): Những tiêu chí trong mô hình TQM đƣợc xây dựng có thể áp dụng để đánh giá công tác QLCLĐT dựa vào các yếu tố nhƣ: sự đồng tính, đánh giá của các chuyên gia về nội dung, cấu trúc của tiêu chí, về sự tƣơng hợp giữa các tiêu chí với mục đích nghiên cứu; kết quả phân tích độ tin cậy đạt ở mức cao (=0.928 với số liệu phân tích từ đối tƣợng sinh viên, =0.914 với số liệu phân tích từ đối tƣợng CBGV); độ khó phù hợp với thống kê; các chỉ số
74
MNSQ, chỉ số CI, giá trị T nằm trong khoảng cho phép và sự phù hợp của các tiêu chí trong bảng hỏi thông qua hệ số Point Biserial;
Về tổng thể, các tiêu chí đƣợc coi là phù hợp dựa trên nhận định về các yếu tố vừa trình bày, tuy nhiên qua phân tích tổng hợp cũng chỉ rằng có một số tiêu chí chƣa đạt yêu cầu, chƣa phù hợp việc đánh giá QLCLĐT, ngƣời nghiên cứu đã lựa chọn các tiêu chí sau đây để xem xét điều chỉnh: 3, 7, 8, 13, 15, 16, 22 (Sinh viên được tiếp cận và giải đáp cụ thể về học bổng, chế độ ưu đãi, chính sách/ Nhà trường có thiết bị và điều kiện phù hợp cho hoạt động giải trí, văn hóa, thể thao/ Sinh viên có nhiều cơ hội tham gia và tự tổ chức các hoạt động ngoại khóa/ Môi trường học tập (Không gian lớp học/ chương trình hỗ trợ học tập, tự nghiên cứu) của nhà trường kích thích sự sáng tạo/ Nhà trường chú trọng, có các chính sách đầu tư kinh phí cho công tác đảm bảo chất lượng (trong học tập, giảng dạy)/ Chương trình đào tạo và phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng nhu cầu của sinh viên/ Sinh viên được cập nhật thông tin về những phát triển của nhà trường có ảnh hưởng đến bản thân).
Lý do cho việc điều chỉnh này nhƣ sau: Thứ nhất, đây là các tiêu chí mà các chỉ số phân tích, các ý kiến nhận xét đều chỉ ra rằng sự tƣơng hợp của tiêu chí với mô hình mục đích nghiên cứu là thấp, các tiêu chí thể hiện không phù hợp với những mô hình, khoảng cho phép, không thể đo đƣợc cái cần đo. Thứ hai, xét về thực tế cho thấy, đây là những tiêu chí mà sinh viên, CBQL đều khó nhận định đánh giá, hoặc còn chƣa hài lòng hoạt động này của nhà trƣờng. Thứ ba, mỗi một tổ chức giáo dục các những đặc thù khác nhau, vì vậy khi vận dụng một số tiêu chi đƣa vào đánh giá đôi khi chƣa phù hợp, phản ánh đầy đủ và toàn diện các mặt tổng thể của tổ chức đó.
Trong tƣơng lai, bộ tiêu chí gồm các câu hỏi đã đƣợc thẩm định ở trên có thể đƣợc đề nghị đƣa vào sử dụng để đánh cho toàn bộ hoạt động QLCLĐT của Khoa Quốc tế. Kết quả thu nhận đƣợc nhằm đƣa ra các kết quả và tƣ vấn hữu ích cho nhà quản lý trong việc nâng cao chất lƣợng, đáp ứng mục tiêu của nhà trƣờng đồng thời
75
là những minh chứng cho công tác đánh giá chất lƣợng, xếp hạng của Khoa Quốc tế.
Câu hỏi nghiên cứu số (2): Qua việc phân tích cho thấy các tiêu chí có thể phản ánh tốt thực trạng QLCLĐT chƣơng trình KT, PT & KT một cách tƣơng đối chính xác thể hiện qua độ giá trị nôi dung của bảng hỏi, các chỉ số phân tích về sự phân bổ những câu trả lời theo mô hình Rasch, sự phân bổ mức đánh giá theo thống kê tần suất của nhóm đối tƣợng CBGV. Căn cứ vào kết quả (xem phụ lục 5) báo cáo tự đánh giá chƣơng trình đào tạo cử nhân ngành KT, PT & KT đƣợc thực hiện vào năm 2011 (Theo Tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng chƣơng trình giáo dục của ĐHQGHN) có thể thấy rằng, mức đánh giá chất lƣợng việc QLCLĐT nói riêng và chất lƣợng chƣơng trình KT, PT & KT nói chung theo các tiêu chí TQM nhƣ trong nghiên cứu này cho kêt quả khá tƣơng đồng và chính xác: chất lƣợng đƣợc nhận định ở mức tốt.
Qua đây có thể có thêm minh chứng để khẳng định tính tin cậy và khách quan của bộ tiêu chí, và làm cơ sở quan trọng để đƣa ra tƣ vấn và tiến hành sử dụng để đánh giá chất lƣợng chƣơng trình giáo dục tại Khoa Quốc tế.
Câu hỏi nghiên cứu số (3): Việc triển khai đánh giá công tác QLCLĐT theo các tiêu chí của TQM là có thể thực hiện đƣợc, với các khó khăn cần tập trung giải quyết là tính hiệu quả, khách quan trọng quá trình thu thập thông tin, cải thiện, nâng cao nhận thức về công tác đánh giá, tự đánh giá của lãnh đạo, CBGV và sinh viên, đồng thời cần đầu tƣ nguồn lực về con ngƣời, tài chính thích đáng cho hoạt động này.
Nhƣ vậy, trong tƣơng lai, nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ nhu cầu của sinh viên, sự kỳ vọng của lãnh đạo và CBGV đối với công tác QLCLĐT, qua đó xây