0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tiểu kết Chƣơng 1

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT QUỐC TẾ BẬC ĐẠI HỌC THEO MÔ HÌNH TQM TRƯỜNG HỢP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM TOÁN LIÊN (Trang 35 -35 )

7. Phạm vi nghiên cứu

1.3. Tiểu kết Chƣơng 1

Chƣơng 1 thể hiện các khái niệm làm sáng tỏ mối quan hệ chắt chẽ giữa các nhân tố về chất lƣợng, quản lý chất lƣợng, hệ thống quản lý chất lƣợng và quản lý chất lƣợng tổng thể (TQM), các đặc điểm và nguyên tắc của TQM cũng nhƣ các khái niệm cần làm rõ trong hệ thống quản lý chất lƣợng khi áp dụng vào quản lý chất lƣợng giáo dục đại học.

Giá trị cốt lỗi của TQM đƣợc rút ra là: hƣớng tới khách hàng, nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng trên cơ sở cải tiến liên tục, cải tiến từng bƣớc và hƣớng tới việc xây dựng văn hóa chất lƣợng trong nhà trƣờng với sự cam kết mạnh mẽ của tất cả mọi ngƣời trong tổ chức.

Để cạnh tranh trong điều kiện hiện nay, các tổ chức phải đạt và duy trị chất lƣợng với hiệu quả kinh tế cao, đem lại lòng tin trong nội bộ cũng nhƣ cho khách hàng và các bên có liên quan về hệ thống hoạt động của mình. Muốn vậy tổ chức phải có chiến lƣợc, mục tiêu đúng; từ đó có một chính sách hợp lý, một cơ cấu tổ chức và nguồn lực phù hợp để xây dựng một hệ thống quản lý có hiệu quả và hiệu lực. Hệ thống này phải giúp cho tổ chức liên tục cải tiến chất lƣợng, thỏa mãn khách hàng và các bên có liên quan.

Áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng, đánh giá chất lƣợng theo các giá trị cốt lõi trong mô hình TQM có thể giúp trƣờng đại học nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, thu hút đƣợc sự lựa chọn của khách hàng – đồng thời tạo dựng đƣợc văn hóa chất lƣợng trong nhà trƣờng để tất cả các thành viên đều hƣớng tới mục đích nhằm giúp giáo dục đại học nƣớc ta có thể hội nhập với giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới.

32

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Chƣơng 2 đề cập cập tới quá trình nghiên cứu nhằm đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu. Các câu hỏi nghiên cứu đƣợc giải thích trong phần đầu tiên của chƣơng. Ngƣời nghiên cứu cũng trình bày, thảo luận về chiến lƣợc, các phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập dữ liệu. Quá trình thực hiện nghiên cứu, bao gồm cả quá trình phỏng vấn, lấy mẫu và phân tích dữ liệu đƣợc trình bày trong phần thứ ba của chƣơng này. Chƣơng 2 cũng trình bày về các vấn đề chất lƣợng của nghiên cứu nhƣ độ tin cậy và hiệu lực của các nghiên cứu. Những hạn chế của phƣơng pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng đƣợc đề cập trong chƣơng này.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT QUỐC TẾ BẬC ĐẠI HỌC THEO MÔ HÌNH TQM TRƯỜNG HỢP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH VÀ KIỂM TOÁN LIÊN (Trang 35 -35 )

×