Công cụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng chương trình liên kết quốc tế bậc đại học theo mô hình TQM trường hợp chương trình đào tạo Kế toán, phân tích và kiểm toán liên (Trang 50)

7. Phạm vi nghiên cứu

2.4.2.2. Công cụ

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu trong luận văn, bảng hỏi và phỏng vấn là hai công cụ đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ tƣơng hợp của các tiêu chí TQM trong đánh giá công tác QLCLĐT, đƣa ra kết quả về thực trạng công tác QLCLĐT chƣơng trình KT, PT & KT, đồng thời lấy ý kiến nhận xét, góp ý của những ngƣời có liên quan về việc đánh giá này.

Phiếu đánh giá công tác quản lý chất lượng đào tạo dành cho sinh viên, CBGV đƣợc xây dựng bằng cách tham khảo các thang đo đã đƣợc kiểm nghiệm của các nhà nghiên cứu là Mukhopadhyay (2001) và Sallis (2003). Hai nhà nghiên cứu này đã đƣa ra các tiêu chí tự đánh giá, kiểm định chất lƣợng giáo dục theo mô hình TQM, các tiêu chí của hai tác giả là khá tƣơng đồng với nhau. Ngƣời nghiên cứu quyết định sử dụng hệ thống tiêu chí của Sallis (2003) để nghiên cứu áp dụng cho luận văn của mình vì thấy bộ tiêu chí này khái quát và có nhiều điểm phù hợp với đánh giá QLCLĐT hơn.

Nhƣ đã trình bày ở chƣơng cơ sở lý luận, ngƣời nghiên cứu xây dựng nhóm 8 nhóm tiêu chí quản lý chất lƣợng phù hợp với các nhóm chỉ tiêu chất lƣợng do Sallis (2003) nêu, các nhóm chỉ tiêu có các biến độc lập để phân tích, đánh giá sự phù hợp của mô hình TQM với đánh giá công tác QLCLĐT. Bên cạnh đó, căn cứ vào trọng số theo tỉ lệ phần trăm của mỗi nhóm chỉ tiêu chất lƣợng của Sallis (2003), ngƣời nghiên cứu định ra trọng số của 8 nhóm tiêu chí nhằm mục đích định lƣợng để trả lời câu hỏi về thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo của chƣơng trình KT, PT & KT. Ngƣời nghiên cứu minh họa sự phù hợp đó bằng bảng mô tả dƣới đây:

47

STT

Nhóm chỉ tiêu kiểm định, tự đánh giá chất lƣợng giáo dục theo TQM

(Sallis, 2003)

Chỉ tiêu đánh giá lĩnh vực quản lý chất lƣợng đào tạo

(Piper, 1993)

1 Tiếp cận sinh viên Hoạt động QLĐT và nghiên cứu khoa học

2 Dịch vụ dành cho sinh viên Hoạt động quản lý dịch vụ hỗ trợ đào tạo

3 Lãnh đạo/ điều hành Hoạt động quản lý và điều hành nhà trƣờng

4 Môi trƣờng bên trong và nguồn lực Hoạt động quản lý nguồn lực tài sản

5 Hoạt động học tập và giảng dạy Hoạt động QLĐT và nghiên cứu khoa học

6 Các vấn đề liên quan đến sinh viên Hoạt động quản lý đội ngũ sinh viên

7 Các vấn đề liên quan đến đội ngũ

cán bộ Hoạt động quản lý đội ngũ cán bộ

8 Quan hệ đối ngoại Hoạt động quản lý dịch vụ hỗ trợ cộng đồng

Nhƣ vậy, căn cứ theo 8 nhóm chỉ tiêu chất lƣợng chính theo mô hình TQM trong giáo dục của Sallis (2003) và sự phù hợp của 8 nhóm chỉ tiêu này với việc đánh giá công tác QLCLĐT, ngƣời nghiên cứu đã lấy các tiêu chí cơ bản nhất trong các nhóm để xây dựng thang đánh giá với các biến quan sát nhằm tập trung vào một trong những giá trị cốt lõi quan trọng nhất của TQM là tập trung vào khách hàng

48

STT Nhóm chỉ tiêu Biến quan sát

1 Tiếp cận sinh viên

- Hoạt động tƣ vấn và hƣớng dẫn ban đầu cho sinh viên

- Mức độ tiếp cận của sinh viên 2 Dịch vụ dành cho sinh viên

- Hoạt động tƣ vấn và hƣớng dẫn - Nguồn học liệu

- Môi trƣờng xã hội và giải trí 3 Lãnh đạo/ điều hành

- Vai trò của lãnh trong việc nâng cao chất lƣợng

- Quản trị nhà trƣờng

- Các giá trị đƣợc tạo ra bởi nhà quản lý 4 Môi trƣờng bên trong và

nguồn lực

- Cơ sở vật chất và giảng đƣờng - Môi trƣờng học tập

- Tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn học đƣờng - Chi phí cho việc đảm bảo chất lƣợng 5 Hoạt động học tập và giảng

dạy

- Sự phù hợp của phƣơng pháp học tập - Sự phù hợp của chƣơng trình giảng dạy - Giám sát và đánh giá

6 Các vấn đề liên quan đến sinh viên

- Sự hài lòng của sinh viên

- Giám sát sự tiến bộ của sinh viên 7 Các vấn đề liên quan đến

đội ngũ cán bộ - Thái độ và động lực 8 Quan hệ đối ngoại - Quan hệ với cộng đồng

- Chiến lƣợc Marketing

Dựa trên các biến quan sát này, phiếu đánh giá đã đƣợc xây dựa trên sự thảo luận, xin ý kiến chuyên gia nhằm làm tăng chất lƣợng và độ tin cậy của bảng hỏi. Để đo lƣờng hiệu quả, ngƣời nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức (1= Hoàn toàn đồng ý, 2 = Đồng ý, 3 = Không chắc chắn, 4 = Không đồng ý, 5 = Hoàn toàn không đồng ý). Phiếu đánh giá gồm 8 nhóm chỉ tiêu với 29 câu hỏi lựa chọn.

Nhƣ đã nói ở trên, phiếu đánh giá sự tương hợp giữa câu hỏi đánh giá với mục đích nghiên cứu là công cụ đƣợc thiết kế để thu thập/ làm rõ thêm thông tin. Trong nghiên cứu này, các câu hỏi thu thập thông tin để xác định mức độ tƣơng hợp của các tiêu chí TQM trong đánh giá công tác QLCLĐT, đƣa ra kết quả về thực trạng QLCLĐT chƣơng trình KT, PT & KT thể hiện khá rõ trong bản hỏi. Chính vì vậy, việc phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia chủ yếu tập trung quanh việc thẩm định

49

làm rõ nội dung, cấu trúc, sự phù hợp với các đối tƣợng đƣợc khảo sát và thẩm định sự chính xác của ngôn ngữ sử dụng trong bảng hỏi; khẳng định các câu hỏi trong Phiếu phù hợp hay không phù hợp với mục đích nghiên cứu. Phƣơng pháp thẩm định này dựa theo công cụ đánh giá thang đo của Hambleton (1984) trong: Phạm (2011). Sự phù hợp của từng tiêu chí đƣợc đánh giá theo ba mức Mức độ tương hợp cao/ Mức độ tương hợp trung bình /Mức độ tương hợp thấp.

Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc sử dụng (xem phụ lục câu hỏi phỏng vấn) chủ yếu để tập trung giải quyết câu hỏi nghiên cứu số (3). Quá trình phỏng vấn nhằm lấy ý kiến của những ngƣời có liên quan về việc triển khai việc đánh giá công tác QLCLĐT theo mô hình TQM, những khó khăn trong quá trình thực hiện và những ý kiến bổ sung cho các nhóm chỉ tiêu đánh giá. Những ngƣời đƣợc hỏi là các chuyên gia giáo dục, nhà quản lý, chuyên gia soạn thảo văn bản, ngƣời có kinh nghiệm trong công tác QLĐT và một số sinh viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng chương trình liên kết quốc tế bậc đại học theo mô hình TQM trường hợp chương trình đào tạo Kế toán, phân tích và kiểm toán liên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)