7. Phạm vi nghiên cứu
3.4.2. kiến của CBGV
Đối với CBGV, các ý kiến trong quá trình phỏng vấn thu nhận đƣợc nhiều và với thái độ phản hồi tích cực.
72
Khi đƣợc hỏi về việc có thể áp dụng việc đánh giá công tác QLCLĐT theo các tiêu chí trong mô hình TQM, có 13 trong tổng số 23 ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến. Cả 13 ý kiến này đều đồng ý rằng, việc đánh giá công tác QLCLĐT theo các tiêu chí trong mô hình TQM là có thể áp dụng, một số ý kiến đƣợc trả lời cụ thể nhƣ sau: "Có thể áp dụng nhưng cần cụ thể hóa các tiêu chí hơn nữa"; "Nên! Tiêu chí cần đơn giản hóa ngôn ngữ hơn, ngắn gọn hơn";"Rất đồng tình và hoàn toàn có thể áp dụng"; "Việc áp dụng đánh giá theo các tiêu chí của TQM là rất khả thi và thực sự cần thiết. Tuy nhiên, nếu triển khai phải theo lộ trình từng bước".
Tóm lại, tất cả các ý kiến đều đồng tình và cho rằng có thể áp dụng các tiêu chí trong mô hình TQM để đánh giá công tác QLCLĐT chƣơng trình KT, PT & KT. Câu hỏi về những khó khăn nếu triển khai đánh giá công tác QLCLĐT, các ý kiến trả lời nhƣ sau: "Trong nhiều trường hợp, thực tế về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của Khoa chưa thể đáp ứng chuẩn chất lượng, có thể ảnh hưởng đến đánh giá chung của người học về công tác QLCLĐT";"Cần nhiều chi phí đầu tư cho việc nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất và triển khai quy trình QLCLĐT theo TQM, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào quan niệm của lãnh đạo, ý thức của cán bộ - giảng viên và những người tham gia"; "Thái độ hợp tác của sinh viên, độ chính xác và nghiêm túc của sinh viên khi tiến hành đánh giá là khó khăn chủ yếu"; "Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên hiệu quả chưa cao vì sinh viên chưa ý thức rõ, sâu sắc ý nghĩa của việc này, làm theo phong trào, cảm tính ảnh hưởng độ chính xác của kết quả phản hồi";"Nhận thức về TQM trong đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên là chưa cao và không đồng đều, đồng thời còn thiếu nhân lực/ cán bộ chuyên trách để triển khai".
Tóm lại, các ý kiến bày tỏ khó khăn nhất là trong khâu thu thập thông tin để đƣa ra nhận định chính xác và khách quan, tiếp đến là khó khăn trong sự nhận thức, ý thức của lãnh đạo, cán bộ và sinh viên và cuối cùng là khó khăn về nguồn lực để triển khai hiệu quả hoạt động đánh giá này.
73
Câu hỏi cuối cùng liên quan đến đề nghị cho ý kiến đóng góp, bổ sung cho hệ thống tiêu chí đánh giá công tác QLCLĐT theo TQM và những ý tƣởng để triển khai mô hình này trong thực tế, kết quả trả lời là:
Về tiêu chí: "Cần xây dựng được 1 bản đánh giá công tác QLCLĐT dành cho sinh viên thật chính xác và phản ánh đúng thực tế, không bị tư tưởng chủ quan của sinh viên chi phối"; "Các câu hỏi dễ hiểu hơn, bố trí ngắn gọn, có thêm phần cho ý kiến riêng"; "Bổ sung tiêu chí khảo sát các hoạt động nghiên cứu khoa học và các dự án doanh nghiệp".
Về những ý tƣởng đóng góp để triển khai mô hình: "Để triển khai, các kênh quản lý cần phải đồng bộ, tránh chỗ quá căng, chỗ quá lỏng"; "Ban hành quy chế và tài chính cho việc này"; "Xây dựng chiến lược triển khai TQM ngắn hạn và dài hạn", "Lấy kết quả đánh giá công tác QLCLĐT theo TQM làm một trong những tiêu chí xét lương/ thưởng (cho tất cả các mảng/ khối dịch vụ trong Khoa).
Nhƣ vậy, các ý kiến đóng góp tuy không nhiều, nhƣng có thể thấy đƣợc đó là các ý kiến rất xác thực, thể hiện điểm mấu chốt mà nghiên cứu cần bổ sung để hoàn thiện trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, một số là những ý kiến rất khách quan, hữu ích cho nhà quản lý trong công tác QLCLĐT chƣơng trình KT, PT & KT của Khoa Quốc tế.