Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu và chiến lƣợc nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng chương trình liên kết quốc tế bậc đại học theo mô hình TQM trường hợp chương trình đào tạo Kế toán, phân tích và kiểm toán liên (Trang 38)

7. Phạm vi nghiên cứu

2.3. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu và chiến lƣợc nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp hỗn hợp - kết hợp các phương pháp định tính và định lượng

Thuật ngữ định tính và định lƣợng đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về kinh doanh và quản lý, để phân biệt cả về kĩ thuật thu thập dữ liệu và các thủ tục phân tích dữ liệu (Saunders, Lewis & Thornhill, 2010). Một cách để phân biệt giữa hai phƣơng pháp là sự tập trung về dữ liệu số (các con số) hay dữ liệu không phải con số (từ). Thuật ngữ định lƣợng đƣợc sử dụng phần lớn cho bất kì kĩ thuật thu

35

thập dữ liệu nào (ví dụ các bảng câu hỏi) hay thủ tục phân tích dữ liệu (ví dụ nhƣ đồ thị hay thống kê) mà chúng ta ra hay sử dụng các dữ liệu số. Trái lại, định tính

đƣợc dùng chủ yếu cho kĩ thuật thu thập dữ liệu (nhƣ phỏng vấn) hay thủ tục phân tích dữ liệu (nhƣ phân loại dữ liệu) tạo ra hay sử dụng dữ liệu không phải con số. Chính vì thế định tính có thể đề cập đến các dữ liệu không phải từ ngữ, nhƣ hình ảnh và các video clip (Saunders và cộng sự, 2003). Trong việc chọn lựa các phƣơng pháp nghiên cứu, ngƣời ta có thể dùng kĩ thuật thu thập dữ liệu đơn, và các thủ tục phân tích tƣơng ứng (đơn phƣơng pháp) hay sử dụng nhiều kĩ thuật thu thập dữ liệu và các thủ tục phân tích để trả lời câu hỏi nghiên cứu của bạn (phƣơng pháp phức hợp) (Tashakkori và Teddlie, 2003). Lựa chọn phƣơng pháp phức hợp ngày càng đƣợc ủng hộ trong nghiên cứu về quản lý và kinh doanh, trong đó nghiên cứu đơn phƣơng pháp có thể sử dụng kết hợp các kĩ thuật và thủ tục định lƣợng và định tính, cũng nhƣ sử dụng các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp (Curran và Blackburn, 2001 ).

Tashakkori và Teddlie (2003) lập luận rằng các đa phƣơng pháp rất hữu ích, khi chúng cung cấp cơ hội tốt hơn để trả lời những câu hỏi nghiên cứu, và chúng cho phép đánh giá tốt hơn mức độ tin cậy và những kết luận suy ra từ những khám phá nghiên cứu.

Saunders và cộng sự (2010) cho rằng, có hai lợi thế lơn khi chọn sử dụng các đa phƣơng pháp trong cùng một dự án nghiên cứu. Đầu tiên, các phƣơng pháp khác nhau có có thể đƣợc sử dụng với các mục đích khác trong nghiên cứu. Ví dụ, ngƣời nghiên cứu muốn sử dụng các buổi phỏng vấn trong giai đoạn nghiên cứu khám phá, để có đƣợc cảm nhận về các vấn đề then chốt trƣớc khi sử dụng bản câu hỏi đề thu thập các dữ liệu mô tả hay giải thích. Điều này có thể mang lại cho ngƣời nghiên cứu sự tin cậy rằng họ đang đề cập những vấn đề quan trọng nhất. Lợi thế thứ hai của việc sử dụng phƣơng pháp pháp hỗn hợp là nó cho phép thực nghiệm đối chiếu (triangulation). Ví dụ, các cuộc phỏng vấn nhóm bán cấu trúc có thể là các thức để đối chiếu giá trị các dữ liệu thu thập bởi phƣơng tiện khác nhƣ bảng câu hỏi.

36

Việc chỉ ra những đặc điểm và lợi thế của phƣơng pháp hỗn hợp cho thấy phƣơng pháp hỗn hợp thích hợp để giải quyết câu hỏi nghiên cứu của luận văn này. Nhƣ đã phân tích, mô hình TQM là một hệ thống tổng thể, có các quy trình, tiêu chí đa dạng nên việc xây dựng các tiêu chí đánh giá công tác QLCLĐT là một việc làm tƣơng đối phức tạp. Nghiên cứu này sẽ khai thác các nguồn thông tin, đánh giá tổng thể về quy trình quản lý chất lƣợng dựa vào sự đánh giá, nhận xét của những đối tƣợng liên quan, điều này không chỉ thể hiện bằng các kết quả thống kê mà còn thông qua các ý kiến của chuyên gia, sinh viên và CBGV. Hơn nữa, vì phƣơng pháp kết hợp định tính và định lƣợng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gợi ý về các mối quan hệ, nguyên nhân, kết quả, hay thậm chí các quá trình luôn thay đổi nên phƣơng pháp này sẽ phần nào có ích trong việc xem xét sự phù hợp của các tiêu chí của TQM đối với đánh giá chất lƣợng QLĐT.

Tuy nhiên, phƣơng pháp phân tích dữ liệu định tính và định lƣợng đều có các điểm mạnh và điểm yếu riêng (Smith, 1975 trong Saunders và cộng sự, 2010). Có một vài hạn chế liên quan tới nghiên cứu hỗn hợp trong nghiên cứu này. Một trong những hạn chế là các nhà nghiên cứu cần phải chi tiêu một số lƣợng đáng kể thời gian thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu (Burns, 2000 trong: Saunders và cộng sự, 2010). Hay nhƣ trong nghiên cứu định tính dựa trên một số lƣợng nhỏ và các trƣờng hợp không tiêu biểu sẽ không thể đƣợc sử dụng để thực hiện khái quát về tất cả các đối tƣợng (nghĩa tất cả các chƣơng trình đào tạo tại Khoa Quốc tế) (Saunders cộng sự, 2003). Trong nghiên cứu định lƣợng, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu kinh doanh và quản lý, nghiên cứu định lƣợng không đƣợc coi là một phƣơng pháp sẽ tạo ra những tri thức uyên thâm khi nghiên cứu các vấn đề phức tạp (Remenyi và cộng sự, 2005). Những kết quả sẽ bị ảnh hƣởng bởi kĩ thuật và thủ tục mà ngƣời nghiên cứu sử dụng, vấn đề ở đây là không thể xác nhận bản chất của tác động này, vì tất cả các thủ tục và kĩ thuật sẽ có những tác động khác nhau, sẽ có ý nghĩa khi sử dụng các phƣơng pháp khác nhau để loại bỏ "tác động của phƣơng pháp" (Saunders và cộng sự , 2003). Tuy nhiên, những lợi ích của nghiên cứu hỗn hợp lớn hơn nhiều những hạn chế của nó trong nghiên cứu này.

37

Tóm lại, phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp - kết hợp các phƣơng pháp định tính và định lƣợng đƣợc ngƣời nghiên cứu lựa chọn bởi vì nó thích hợp hơn và hữu ích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Mặc dù có một số hạn chế liên quan đến nghiên cứu hỗn hợp, nhƣng những lợi ích của nghiên cứu hỗn hợp có nhiều ƣu điểm hơn những hạn chế.

2.3.2. Chiến lược nghiên cứu: nghiên cứu một tình huống

Chiến lƣợc nghiên cứu, theo Saunders và cộng sự (2010), là một kế hoạch chung về cách các nhà nghiên cứu sẽ thực hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Có sáu chiến lƣợc nghiên cứu có thể đƣợc áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý: thử nghiệm, khảo sát, nghiên cứu tình huống, lý thuyết nền tảng, dân tộc học, và nghiên cứu hành động (Saunders cộng sự, 2010). Trong số đó, bốn chiến lược nghiên cứu đƣợc đặc biệt liên quan đến nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng: nghiên cứu dân tộc học, nghiên cứu lý thuyết nền tảng, nghiên cứu hành động, và nghiên cứu tình huống (Robson, 2002; Saunders, 2003).

Robson (2002) định nghĩa nghiên cứu tình huống là “chiến lƣợc thực hiện nghiên cứu gồm một khảo sát thực nghiệm về một hiện tƣợng cụ thể hiện tại trong bối cảnh đời sống thực, bằng việc sử dụng các nguồn chứng cứ đa dạng”.

Định nghĩa bao hàm ba tính năng quan trọng của nghiên cứu tình huống. Đầu tiên, chiến lƣợc này liên quan đến việc lựa chọn một tình huống đơn lẻ hoặc một số ít tình huống có liên quan của hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu. Thứ hai, nó tập trung vào hiện tƣợng trong bối cảnh thực. Cuối cùng, chiến lƣợc này sử dụng một loạt các kỹ thuật thu thập dữ liệu bao gồm quan sát, phân tích tài liệu và các bảng phỏng vấn (Robson, 2002; Saunders và cộng sự, 2010). Một tình huống có thể là một dân tộc, một tổ chức, hay một trƣờng học. Trong khi nghiên cứu tình huống có thể là nghiên cứu định tính hay định lƣợng hoặc thậm chí là một sự kết hợp của cả hai, thì hầu hết các nghiên cứu tình huống nằm trong lĩnh vực của phƣơng pháp định tính (Remenyi và cộng sự, 2005; Robson, 2002; Sounders và cộng sự, 2003).

38

Nghiên cứu tình huống này đặc biệt thích hợp và hữu ích cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận văn này. Lý do chính là nó có thể cung cấp một bức tranh đa chiều phong phú của hiện tƣợng này đƣợc nghiên cứu và các quy trình đƣợc ban hành (Burns, 2000; Remenyi và cộng sự, 2005; Saunders và cộng sự, 2003). Hơn nữa, phƣơng pháp này đặc biệt thích hợp cho việc nghiên cứu khi xét về thời gian, nguồn lực và mức độ truy cập để áp dụng phƣơng pháp trong nghiên cứu này.

Có hai lựa chọn cho nghiên cứu trong kinh doanh và quản lý bằng cách sử dụng chiến lƣợc nghiên cứu tình huống: nghiên cứu tình huống duy nhất và nghiên cứu nhiều tình huống (Robson, 2002). Đôi khi nghiên cứu một tình huống duy nhất là đủ trong khi ở nhiều nghiên cứu sẽ thích hợp hơn hoặc thậm chí cần nghiên cứu nhiều hơn một tình huống duy nhất. Nghiên cứu một tình huống duy nhất có thể là đủ để xác nhận, thách thức, hoặc mở rộng một lý thuyết nếu lý thuyết đƣợc xây dựng trên công thức tốt và xác định một tập hợp rõ ràng của các mệnh đề. Remenyi và cộng sự (2005) cảnh báo rằng, trong hầu hết các tình huống, phƣơng pháp nghiên cứu một tình huống duy nhất nên đƣợc coi là có nguy cơ cao. Ngƣợc lại, phương pháp nghiên cứu nhiều tình huống có thể cung cấp bằng chứng thuyết phục hơn và nhiều kết quả chính xác hơn (Remenyi và cộng sự, 2005; Robson, 2002). Yin (1994) lập luận rằng so sánh các trƣờng hợp có thể dẫn đến việc xây dựng một giả thuyết lý thuyết, hoặc trong một số trƣờng hợp xác nhận giả thuyết khi khái quát thực tế. Robson (2002) nhấn mạnh rằng nghiên cứu nhiều tình huống không quan tâm đến khái quát hóa để thống kê mà là quan tâm đến khái quát hóa để phân tích.

Các đặc điểm của phƣơng pháp nghiên cứu nhiều tình huống cho thấy rằng nó có ƣu điểm hơn phƣơng pháp nghiên cứu một tình huống trong luận văn này. Tuy nhiên, do bối cảnh nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu một tình huống vẫn hoàn toàn cho phép các ngƣời nghiên cứu trả lời cả ba câu hỏi nghiên cứu. Khi ứng dụng nghiên cứu một tình huống vào luận văn, lý thuyết này sẽ chứa các biến độc lập mà ngƣời nghiên cứu mong đợi, cụ thể ở đây Khoa Quốc tế, chƣơng trình KT, PT & KT nhƣ là một tình huống đơn lẻ mà trong đó sinh

39

viên, CBGV là những tình huống phân lớp. Bởi vì, nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát thực nghiệm về khả năng áp dụng các tiêu chí TQM trong giáo dục vào đánh giá công tác QLCLĐT căn cứ trên những nguồn chứng cứ đa dạng đó là ý kiến của các chuyên gia, sinh viên, CBGV tham gia giảng dạy chƣơng trình đào tạo cử nhân ngành KT, PT & KT thông qua bảng hỏi, phỏng vấn và phân tích các tài liệu về công tác đảm bảo chất lƣợng hiện có của Khoa Quốc tế. Do vậy, ngƣời nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu một tình huống để thực hiện nghiên cứu này.

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu

Có nhiều kỹ thuật thu thập dữ liệu liên quan đến chiến lƣợc nghiên cứu tình huống của phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp trong nghiên cứu kinh doanh và quản lý, trong đó có: khảo sát, phỏng vấn, và dữ liệu tài liệu thứ cấp (Robson, 2002; Saunders và cộng sự, 2003).

2.3.3.1. Phỏng vấn

Phƣơng pháp đầu tiên là thu thập dữ liệu là phỏng vấn trong đó nhà nghiên cứu đặt câu hỏi và hy vọng, nhận đƣợc câu trả lời từ những ngƣời đƣợc phỏng vấn. Một loại hình học thƣờng đƣợc sử dụng để phân biệt giữa cuộc phỏng vấn có cấu trúc, bán cấu trúc và phi cấu trúc (Robson, 2002; Saunders và cộng sự, 2003). Trong phỏng vấn có cấu trúc, một ngƣời phỏng vấn trực tiếp gặp, đọc cùng một bộ câu hỏi theo một thứ tự đƣợc xác định trƣớc, và ghi lại phản ứng của họ với mỗi câu hỏi. Sự khác biệt duy nhất giữa phỏng vấn có cấu trúc và bảng câu hỏi khảo sát dựa theo phỏng vấn là phỏng vấn chủ yếu dùng những câu hỏi mở hỏi. Phỏng vấn có cấu trúc đã bị loại bởi vì định dạng của nó quá cứng nhắc, do đó nó không đƣợc phép đi chệch khỏi lịch phỏng vấn.

Ngƣợc lại, phỏng vấn phi cấu trúc có cấu trúc lỏng lẻo và phỏng vấn không chính thức có thể bắt đầu với một hoặc nhiều chủ đề để khám phá với ngƣời tham gia nhƣng không có một danh sách xác định trƣớc các câu hỏi để làm việc (Saunders và cộng sự, 2003). Phỏng vấn có cấu trúc cũng đã bị loại bởi vì có thể sẽ khó khăn để nghiên cứu tất cả các lĩnh vực cần thiết cho việc nghiên cứu trong một

40

thời gian giới hạn. Nó cũng liên quan với nguy cơ mà ngƣời trả lời có thể phải chấm dứt các cuộc phỏng vấn trƣớc khi đƣợc hoàn thành bởi họ đang chịu áp lực thời gian tại nơi làm việc.

Loại cuối cùng để phỏng vấn là phỏng vấn bán cấu trúc. Nó là cách thức phỏng vấn trên phạm vi rộng, trong đó ngƣời phỏng vấn bắt đầu với một bộ các chủ đề phỏng vấn nhƣng đƣợc chuẩn bị để thay đổi thứ tự câu hỏi và đặt câu hỏi mới trong bối cảnh tình hình nghiên cứu (Saunders và cộng sự, 2003). Tiêu chi đánh giá công tác QLCLĐT theo TQM có nhiều ý kiến, định nghĩa, quan điểm khác nhau, mang nhiều định tính. Để hiểu chính xác những phản hồi từ ngƣời trả lời đòi hỏi ngƣời phỏng vấn có vai trò tƣơng tác. Phỏng vấn bán cấu trúc đã đƣợc lựa chọn bởi vì nó cho phép để giữ cuộc phỏng vấn tập trung vào các khía cạnh quan trọng và mở rộng trên phạm vi của lĩnh vực chính trong một thời gian giới hạn.

Ngƣời nghiên cứu sử phƣơng pháp chuyên gia bằng cách phỏng vấn bán cấu trúc, đề nghị ngƣời đƣợc hỏi cho ý kiến nhận xét về những câu hỏi trong bộ tiêu chí đánh giá và có đặt thêm các câu hỏi để làm rõ ý kiến. Những ngƣời đƣợc hỏi là các chuyên gia giáo dục, nhà quản lý, ngƣời có kinh nghiệm trong công tác QLĐT, chuyên gia soạn thảo văn bản, sinh viên và CBGV.

2.3.3.2. Khảo sát

Theo Saunders và cộng sự (2010), khảo sát là một chiến lƣợc thông dụng và phổ biến trong nghiên cứu kinh doanh và quản lý, và thƣờng đƣợc dùng nhiều nhất để trả lời các câu hỏi who, what, where, how much, how many. Vì vậy nó có xử hƣớng dùng cho nghiên cứu khám phá và mô tả. Các khảo sát thì thông dụng, vì nó cho phép thu thập một lƣợng lớn dữ liệu từ một tổng thể kích thƣớc lớn theo cách rất tiết kiệm. Do thƣờng thực hiện bằng việc dùng một bảng phỏng vấn thực hiện cho một mẫu, các dữ liệu này đƣợc tiêu chuẩn hóa cho phép dễ so sánh. Chiến lƣợc khảo sát cho phép thu thập dữ liệu định lƣợng mà ngƣời nghiên cứu có thể phân tích định lƣợng bằng thống kê mô tả và thống kê suy diễn.

41

Saunders và cộng sự (2010) cho rằng dữ liệu thu thập bởi chiến lƣợc khảo sát có lẽ không có phạm vi rộng nhƣ thu thập bởi các chiến lƣợc nghiên cứu khác. Thí dụ, có một giới hạn về số câu hỏi chứa trong một bảng phỏng vấn, nếu ngƣời đƣợc phỏng vấn không có thiện chí trả lời quá nhiều.

Bảng câu hỏi đƣợc sử dụng nhiều nhất khi áp dụng chiến lƣợc khảo sát, tuy nhiên cả chiến lƣợc nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu tình huống cũng có thể sự dụng những kĩ thuật này (Saunders và cộng sự, 2010), vì vậy trong luận văn này bảng hỏi sẽ phù hợp với hữu ích cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu trong bối cảnh và giới hạn thời gian của luận văn. Tuy bảng câu hỏi có thể đƣợc sử dụng nhƣ là phƣơng pháp thu thập dữ liệu duy nhất, thƣờng tốt hơn khi liên kết chúng với những pháp khác trong một thiết kế hỗn hợp (Saunders và cộng sự, 2010). Trong bảng câu hỏi sử dụng công cụ để đánh giá là thang đo Likert, đây là phƣơng pháp sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu khảo sát, thuật ngữ này thƣờng đƣợc sử dụng thay thế cho thang đánh giá (Rennis Likert, 1932 trong: Saunders và cộng sự, 2010). Thang đo Likert 5 mức sẽ phục vụ cho phân tích thống kê định lƣợng để nhận định mức độ phù hợp của các tiêu chí trong mô hình TQM với việc đánh giá công tác QLCLĐT.

2.3.3.3. Dữ liệu thứ cấp

Phƣơng pháp cuối cùng để thu thập dữ liệu là nghiên cứu dữ liệu từ tài liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp gồm dữ liệu định lƣợng và dữ liệu đính tính và chúng đƣợc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng chương trình liên kết quốc tế bậc đại học theo mô hình TQM trường hợp chương trình đào tạo Kế toán, phân tích và kiểm toán liên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)