1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc

108 707 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 818,58 KB

Nội dung

Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu đề tài thổ phỉ trong tiểu thuyết của các nhà văn này để thấy được đời sống hiện thực, thấy được một giai đoạn lịch sử của đồng bào các dân tộc miền núi thì

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS CAO THỊ HẢO

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS Cao Thị Hảo

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014

Tác giả luận văn

Phạm Thị Dung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn

viết về dân tộc và miền núi phía Bắc, đến nay chúng tôi đã hoàn thành và được phép

bảo vệ luận văn

Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường

Với sự biết ơn chân thành tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Cao Thị Hảo -

người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá tình thực hiện đề tài

Xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm GDTX thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên trong trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình và những người thân đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014

Tác giả luận văn

Phạm Thị Dung

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp mới của luận văn 9

7 Bố cục của luận văn 9

PHẦN NỘI DUNG 10

Chương 1: ĐỀ TÀI THỔ PHỈ TRONG DÒNG VĂN HỌC VIẾT VỀ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI 10

1.1 Đề tài là gì? 10

1.1.1 Khái niệm đề tài 10

1.1.2 Các phương diện biểu hiện của đề tài 11

1.2 Những đề tài tiêu biểu trong văn học dân tộc và miền núi 14

1.2.1 Đề tài “truyện đường rừng” 14

1.2.2 Đề tài về chiến tranh, cách mạng 15

1.2.3 Đề tài xây dựng cuộc sống mới của đồng bào miền núi 17

1.3 Đề tài thổ phỉ trong dòng văn học viết về dân tộc và miền núi 20

Chương 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG CUỘC ĐẤU TRANH TIỄU PHỈ 25

2.1 Hiện thực cuộc sống cay đắng, tủi nhục của đồng bào miền núi phía Bắc và tội ác man rợ của thổ phỉ trong những năm loạn phỉ 25

2.1.1 Hiện thực cuộc sống cay đắng, tủi nhục của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc 25

2.1.2 Hiện thực tội ác của thổ phỉ 33

Trang 6

2.2 Những con người lương thiện, thức tỉnh, đấu tranh bảo vệ cuộc sống yên bình 43

2.2.1 Những cán bộ cách mạng kiên cường bám dân, chống phỉ 43

2.2.2 Những người con của núi rừng giác ngộ và đi theo cách mạng 50

2.2.2.1 Những người đứng đầu thôn bản, dòng họ, có uy tín 50

2.2.2.2 Những thanh niên có nhiệt huyết, giác ngộ và đi theo cách mạng xây dựng cuộc đời mới 54

Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU 61

3.1 Cốt truyện và yếu tố ngoài cốt truyện 61

3.1.1 Cốt truyện 61

3.1.1.1 Kiểu cốt truyện lịch sử 62

3.1.1.2 Kiểu cốt truyện đời tư 66

3.1.2 Yếu tố ngoài cốt truyện 70

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 76

3.2.1 Khắc họa nhân vật qua miêu tả ngoại hình 76

3.2.3 Khắc họa nhân vật qua miêu tả nội tâm 83

3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật 90

3.3.1 Sử dụng phổ biến nghệ thuật so sánh 90

3.3.2 Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian của các dân tộc thiểu số 93

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Đề tài miền núi là một trong những mảng đề tài lớn trong văn học Việt Nam Hiện thực miền núi đã được nhiều cây bút quan tâm, nhận thức, thể hiện và đạt được nhiều thành tựu Mỗi nhà văn khơi sâu vào một “mạch nguồn riêng” về số phận

và bản sắc của mỗi dân tộc để góp phần tạo nên tầm vóc riêng cho văn xuôi hiện đại

Có thể thấy “mảnh đất bình dị này” là nơi duy nhất có sự hiện diện đầy đủ của văn hóa các dân tộc anh em Nhiều thế hệ nhà văn bao gồm cả những tài năng từ miền xuôi lên gắn bó máu thịt với miền núi như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi, Ma Văn Kháng, Trung Trung Đỉnh Cùng những nhà văn vốn là người dân tộc thiểu số đã không ngừng lao động nghệ thuật để hình thành nên một “bộ phận đẹp đẽ” của văn học viết về dân tộc và miền núi Văn học viết về dân tộc và miền núi có vị trí rất quan trọng trong nền văn học dân tộc Với khả năng khơi gợi cái riêng, sự đặc sắc của mỗi dân tộc, vùng miền, nó đã đem lại sự phong phú, đa dạng và tầm vóc riêng cho nền văn học hiện đại Việt Nam Nhà nghiên cứu Phong Lê đã từng nhận xét rất chính xác:

“Văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ riêng, không thay thế được, không ai bắt chước được” Có thể nói, văn học dân tộc và miền núi vừa thể hiện được đặc trưng

riêng của mỗi dân tộc, vừa góp phần làm phong phú, giàu có cho đời sống văn học Việt Nam Do vậy, nghiên cứu về văn học dân tộc và miền núi hứa hẹn nhiều khám phá thú vị, góp phần hoàn chỉnh diện mạo nền văn học dân tộc

1.2 Nhắc đến văn học viết về chiến tranh của đồng bào dân tộc miền núi,

chúng ta đều không thể không nhắc đến Bức thư làng mục của Nguyễn Chí Trung,

Em đợi bộ đội Awa Hồ của Y Điêng, Đất nước đứng lên, Rừng xà nu của Nguyễn

Trung Thành, Bài ca chim Chơrao của Thu Bồn và đặc biệt là Đồng bạc trắng hoa

xòe, Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, Rừng động của Mạc Phi, Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam Các tác phẩm này đã thể hiện

tấm lòng yêu nước mãnh liệt của đồng bào dân tộc như sông, như suối với không khí cách mạng hừng hực, phản ánh sinh động những tháng năm lịch sử đau thương và anh dũng của những người con dân tộc miền núi Mỗi nhà văn với phong cách và bút

Trang 8

pháp khác nhau, đã phần nào phản ánh được cái hồn của đồng bào dân tộc qua những năm tháng mưa bom bão đạn Tác phẩm của các nhà văn dường như đều hướng tới cái nhìn hiện thực Văn học trở về với bản chất đích thực của nó, đó là cuộc sống, đó

là những mất mát, đớn đau có thực nhưng cũng là sự trưởng thành của mỗi dân tộc từ

tự phát đến tự giác đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù, giải phóng quê hương đem lại cuộc sống tự do và hạnh phúc

1.3 Nghiên cứu về tiểu thuyết của các giả Phượng Vũ, Mạc Phi, Đoàn Hữu Nam, Ma Văn Kháng đã có khá nhiều bài viết, bình luận, đánh giá, nhận xét về nội dung và phong cách nghệ thuật, Tuy nhiên, đi sâu vào tìm hiểu đề tài thổ phỉ trong tiểu thuyết của các nhà văn này để thấy được đời sống hiện thực, thấy được một giai đoạn lịch sử của đồng bào các dân tộc miền núi thì vẫn là một khoảng trống Hi vọng,

đề tài này sẽ giúp cho chúng ta có thêm những hiểu biết về một thời kì lịch sử của các đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng và lịch sử dân tộc Việt nói chung Đồng thời, qua đó góp phần khẳng định những đóng góp của các nhà văn cho văn học nước

nhà Những tiểu thuyết viết về đề tài thổ phỉ như Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên

ải của Ma Văn Kháng, Rừng động của Mạc Phi, Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam,… tiếp tục mở rộng và hoàn thiện bức tranh hiện thực

miền núi với sự tái hiện trên quy mô lớn của quá trình cách mạng, những giai đoạn lịch

sử hào hùng của các dân tộc ít người vùng địa đầu của tổ quốc

Trong lời giới thiệu Tiểu thuyết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn

Kháng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện viết: Bộ ba tiểu thuyết của ông làm “sống lại

Trang 9

bức tranh đời sống hiện thực mang tính chất sử thi về con đường của các dân tộc miền núi phía Bắc làm cuộc đổi đời, đi theo cách mạng mà vẫn giữ gìn và phát huy được phẩm cách của mình” [39, tr 11] Cũng trong bài viết này, Nguyễn Ngọc Thiện

đã khẳng định rằng thế giới nhân vật trong bộ ba tiểu thuyết (Đồng bạc trắng hoa

xòe, Vùng biên ải, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn) của Ma Văn Kháng mang nét đặc sắc hơn

cả: “Tác giả đã xây dựng được những chân dung chân thực, đầy chất biếm họa về

loại hình nhân vật địch, nhân vật tiêu cực, Rực rỡ, bừng sáng lên là số lượng đông đảo các nhân vật đáng kính, đáng yêu hoặc đáng được thông cảm về những vấp váp, không may mắn trong số phận của họ, Nổi bật lên, trở thành hình tượng văn học sống động trong lòng người đọc là những người con yêu quý của dân tộc Hmông: Pao, Seo Ly, Seo Cả, Giàng A Pùa Đó là những Paven Coocxaghin, Đavưđốp, Đankô của Việt Nam” [39, tr 12]

Để khẳng định thành công của tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe cả về nội

dung và nghệ thuật, Trần Đăng Xuyền cho rằng: “Đồng bạc trắng hoa xòe tái hiện

thực tế lịch sử của Lào Cai từ 1945 đến 1947 Có những cảnh viết sinh động Có những nhân vật được Ma Văn Kháng xây dựng rất công phu Bằng hình tượng nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã chứng minh rằng đồng bào các dân tộc ít người, mặc dù bị chìm đắm trong đau khổ, tăm tối nhưng đều có mầm mống, khả năng cách mạng”

Tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế như “nhiều nhân vật trong “Đồng bạc trắng hoa

xòe” có hiện tượng hành động lấn át tâm lí” [42]

Trong bài viết Chiều sâu một vùng đất biên giới của Nghiêm Đa Văn Tác giả

cho rằng: “Ma Văn Kháng đã dựng lại trong “Đồng bạc trắng hoa xòe” bức tranh

toàn cảnh xã hội và phong tục đặc biệt bằng những hình tượng sinh động cụ thể Ma Văn Kháng đã huy động đến hàng trăm nhân vật thuộc các dân tộc khác nhau Nhiều nhân vật được khắc họa có số phận đầy đặn, có diện mạo rõ ràng Đồng bạc trắng hoa xòe là một cái mốc bên đường đánh dấu sự vươn lên của anh từ thể loại nhỏ đến tiểu thuyết quy mô có tầm sử thi” [41]

Cũng trong khoảng thời gian này, bài viết Đọc Đồng bạc trắng hoa xòe của nhà

văn Hoàng Tiến đã đưa ra những ý kiến xác đáng rằng, Ma Văn Kháng đã “tái hiện

một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi nhưng rắc rối vào bậc nhất của Cách mạng Việt Nam hiện đại, tiến hành trên một vùng núi thế tập phiên thần nghèo nàn và lạc hậu”

Trang 10

Hoàng Tiến còn chú ý đến những thủ pháp nghệ thuật như “uống rượu sớm mai", “vẽ

long trong mây” để tạo nên cái duyên ngầm trong tác phẩm Đồng bạc trắng hoa xòe

Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra một nhược điểm lớn: “Nhiều nhân vật xử lí chưa hết

mức Có những nhân vật xuất hiện ở phần một rồi mất hút Tác giả giống như một phù thủy non tay quyết gọi âm binh lên dày đặc, nhưng không đủ sức sai phái chúng làm hết việc, để chúng rơi vãi, thậm chí quên cả chúng đi” [29]

Cùng với đánh giá chung về bộ ba tiểu thuyết về dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng, còn có nhiều bài phê bình, nhiều bài nghiên cứu tập trung viết về tiểu

thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe Bài viết Đọc các sáng tác miền núi của Ma Văn

Kháng, nghĩ về trách nhiệm của nhà văn trước một đề tài lớn, nhà phê bình Nguyễn

Văn Toại đã quan tâm đánh giá về nội dung phản ánh cuộc sống mới, con người mới

ở đề tài miền núi của nhà văn: “Ma Văn Kháng đã phát hiện và biểu dương kịp thời

những nhân tố tích cực, dù mới chỉ manh nha trong cuộc sống và con người các dân tộc, hi vọng góp thêm một tiếng nói riêng vào việc đổi mới cách nhìn hiện thực miền núi” [35]

Nhà nghiên cứu Trần Bảo Hưng trong bài Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma Văn

Kháng đã thể hiện sự đánh giá khách quan, công bằng về thành công cũng như hạn

chế của tác phẩm Tác giả khẳng định “Khó nhất đối với Ma Văn Kháng khi viết

“Đồng bạc trắng hoa xòe” vẫn là vấn đề xây dựng nhân vật, vì kinh nghiệm chưa có

là bao Bản thân sự kiện đã rất hấp dẫn, nhiều khi tác giả cũng bị lôi cuốn theo không cưỡng lại được Nhân vật trong tác phẩm do đó chưa thật nổi, còn chìm vào sự kiện, tác giả chưa làm chủ được sự kiện” Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra thành công

mà tiểu thuyết đã đạt được trong việc xây dựng nhân vật: “Ma Văn Kháng chú ý xây

dựng các tuyến nhân vật đan kẽ nhau, các nhân vật cứ tầng tầng, lớp lớp xuất hiện và hoạt động, tạo cho tác phẩm ít nhiều có không khí sử thi Tính ra “Đồng bạc trắng hoa xòe” có tới hơn sáu chục nhân vật, Nhân vật nào ra, mở đầu ở đâu, cắt ở đâu, anh ấy rất lưu ý, nên người đọc thấy không rối, mà người viết thì đỡ vất vả” [8, tr 4]

Từ những chi tiết về phong tục tập quán, ngôn ngữ hàng ngày của nhân vật, Nhà phê bình Nguyễn Văn Toại đã từng có nhận xét về Mạc Phi qua bộ tiểu thuyết

“Rừng động” và vấn đề thể hiện con người miền núi trong sáng tác văn học: “Nhà

văn thông thuộc ngôn ngữ của nhân vật khó có thể đem tiếng nói của người này đặt

Trang 11

vào cửa miệng của người kia Sẽ càng thô thiển, thậm chí buồn cười nếu lấy thành phần của một dân tộc nào gán cho nhân vật có dòng họ Thái” Sức hấp dẫn trong tiểu

thuyết của Mạc Phi đối với người đọc không chỉ ở cách viết độc đáo, người đọc còn nhận ra ông có trái tim nhân hậu, giàu lòng yêu thương con người, nhất là khi ông

miêu tả các nhân vật phụ nữ có cuộc sống bất hạnh: “Mạc Phi đặc biệt trân trọng và

nhiệt tình đề cập đến những nhân vật phụ nữ Đó là những con người hầu hết đều trẻ

về tuổi đời, tính cách có nhiều nét đáng yêu Nhà văn nhìn họ chủ yếu dưới góc độ của cái đẹp, về lí tưởng, về sức vươn lên” [33] Lời nhận xét của nhà phê bình

Nguyễn Văn Toại cũng là lời khẳng định cách viết độc đáo, sự am hiểu của Mạc Phi

về đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc Nhà phê bình Lại Giang trong bài Rừng động -

một đóng góp mới vào nền văn học xã hội chủ nghĩa cũng khẳng định: “Mạc Phi

sống lâu năm ở Tây Bắc thành “người Tây Bắc” Điều này giúp tác giả có điều kiện thâm nhập vào các vùng dân tộc Thái Suy nghĩ phát hiện, tóm tắt cái thực tế phong phú, đa dạng của mảng núi rừng này Truyện của anh vì thế có được cái chất “Tây Bắc”, tức là sự mộc mạc trong suy nghĩ, giàu hình ảnh trong ngôn ngữ, dữ dội trong hành động” [4]

Trong bài viết: “Thổ phỉ” và hiện thực văn chương, tác giả Văn Công Hùng

đã khẳng định giá trị hiện thực, giá trị tiểu thuyết của Thổ phỉ Hiện thực từ sự kiện

lịch sử đến sự hiểu biết sâu sắc, nắm vững phong tục của vùng đất nơi các nhân vật tung hoành Hiện thực nhưng lại rất tiểu thuyết trong việc tìm tòi và thái độ lao động

nghiêm túc, cẩn trọng Cuối bài viết, tác giả đã kết luận rằng “đây là một tiểu thuyết

hay, kì công, kĩ lưỡng về một đề tài là cái cớ để tác giả trình bày hiểu biết và tình yêu của mình về đời sống của một vùng đất cao nguyên với đậm đặc bản sắc văn hóa, với trầm tích nhân văn mà ở xuôi không dễ gì có được ” Bài viết cũng chỉ ra điểm

đáng tiếc trong tiểu thuyết này: “Có những đoạn anh gần như lướt, trong khi đáng lẽ

đấy là những điểm nhấn cho tiểu thuyết xum xuê rậm rạp thêm”

Góp phần khẳng định giá trị nghệ thuật cũng như tài năng của Đoàn Hữu Nam,

Sương Nguyệt Minh trong bài Thế giới nghệ thuật Đoàn Hữu Nam trong tiểu

thuyết Thổ phỉ đã đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về nghệ thuật đặc sắc

của Thổ phỉ Đó là thế giới thổ phỉ tối tăm, quỷ ác, thế giới nhân vật và không gian

nghệ thuật đặc sắc, sinh động: “Một thế giới nhân vật lạ, có đời sống lạ Nhà văn

Trang 12

Đoàn Hữu Nam là một người giàu tưởng tượng và có khả năng hư cấu nghệ thuật khá cao, trong khi vẫn giữ được cảm xúc chân thực dào dạt chảy cùng ngòi bút” [21]

Có thể thấy, tác giả Sương Nguyệt Minh đã khẳng định những giá trị của tác phẩm và

đi đến kết luận rằng: “Thổ phỉ - một tiểu thuyết rất đáng đọc”

Bên cạnh Văn Công Hùng, Sương Nguyệt Minh, tác giả Đoàn Minh Tâm

trong bài Tiểu thuyết Thổ phỉ - Vài cảm nhận trên Tạp chí Văn nghệ quân đội đã chỉ

ra những điểm thành công của tiểu thuyết Thổ phỉ Trước hết, đó là một tác phẩm rất

thành công và thu hút được độc giả Đó là “cuốn tiểu thuyết đủ hấp dẫn để bạn đọc

theo dõi từ trang đầu tiên cho đến dòng cuối cùng” Sự hấp dẫn đó trước nhất đến từ

việc lựa chọn bối cảnh lịch sử cho đến việc chọn lọc và bút pháp nghệ thuật trong việc xây dựng các nhân vật Đoàn Minh Tâm khẳng định tài năng của Đoàn Hữu

Nam: “Chúng ta thấy tác giả đi vào hai mảng đề tài quan trọng của văn học Việt

Nam hiện đại đó là miền núi và chiến tranh cách mạng Bản thân mỗi lĩnh vực trên

đã là một “siêu đề tài”, khiến cho nhiều người cầm bút xưa nay miệt mài sáng tác hàng chục năm, thậm chí cả cuộc đời mà vẫn thấy “càng đi xa càng thấy rộng, chưa thấy đâu là bờ bến”

Bên cạnh đó còn có các đề tài nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về các tác giả và các tiểu thuyết này Có thể kể

tới luận văn thạc sĩ Giá trị tiểu thuyết Rừng động của Mạc Phi trong văn xuôi về đề

tài miền núi của Cầm Thị Lệ Hương Trong luận văn, tác giả chỉ rõ những giá trị cơ

bản của Rừng động với tư cách một tiểu thuyết tiêu biểu về đề tài miền núi trong văn

học Việt Nam hiện đại Đồng thời luận văn cũng khẳng định vị trí của tiểu thuyết

Rừng động trong văn học về đề tài miền núi Tác giả đã viết: “Đọc Rừng động của

Mạc Phi ai là người sống trên địa bàn Tây Bắc cũng đều có cảm giác như được trở

về với làng bản của mình sau những ngày đi xa, với tất cả những cảnh vật quen thuộc, ” [11, tr 20]

Luận văn Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam của Ngô Quốc Tuấn (năm 2013) tập

trung khảo sát, nghiên cứu một số phương diện tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật biểu hiện nổi bật trong các tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam Trong đó, tác giả cũng có

đề cập đến hiện thực về thổ phỉ và cuộc đấu tranh tiễu phỉ của đồng bào miền núi

Trang 13

nhưng chỉ giới hạn trong tiểu thuyết Thổ phỉ Qua đó, tác giả chỉ ra quan điểm nghệ

thuật, vùng thẩm mĩ riêng, nhân sinh quan và thế giới quan của nhà văn Đoàn Hữu Nam khi viết về đề tài thổ phỉ [32]

Ngoài ra, cũng có thể kể đến các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan ít

nhiều đến đề tài thổ phỉ như: Thổ phỉ - tiểu thuyết đậm nét đặc trưng thể loại - của

có sự so sánh, khái quát giữa các tác giả, tác phẩm Chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về đề tài thổ phỉ của các nhà văn này Trên cơ sở những ý kiến có tính chất gợi mở của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi mạnh dạn tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về dân tộc

và miền núi phía Bắc”

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Lựa chọn luận văn “Tiểu thuyết về đề tài thổ phỉ của một số nhà văn viết về

dân tộc và miền núi phía Bắc”, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính của

luận văn là đề tài thổ phỉ trong tiểu thuyết của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi phía Bắc

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn của chúng tôi tập trung nghiên cứu các tác phẩm chính sau đây:

Tiểu thuyết Rừng động, tập 1 của Mạc Phi, NXB Hội nhà văn, năm 1983 (in lần

đầu năm 1975)

Trang 14

Tiểu thuyết Rừng động, tập 2 của Mạc Phi, NXB Hội nhà văn, năm 1983 (in lần

đầu năm 1977)

Tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe của Ma Văn Kháng, NXB Công an nhân

dân, năm 1996 (in lần đầu năm 1978)

Tiểu thuyết Vùng biên ải của Ma Văn Kháng, NXB Quân đội nhân dân, năm

2001 (in lần đầu năm 1983)

Tiểu thuyết Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, NXB Hội nhà văn, năm 2002

(in lần đầu năm 1984)

Tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam, NXB Hội nhà văn, năm 2010

Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo một số tác phẩm văn học đương thời có liên quan để đối chiếu, so sánh khi cần thiết

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn thể hiện một cái nhìn khái quát, toàn diện về đề tài thổ phỉ trong dòng văn học viết về dân tộc và miền núi Luận văn đi sâu khảo sát, nghiên cứu, phân tích,

lí giải các tiểu thuyết để thấy được hiện thực lịch sử về cuộc sống đau thương, nghèo đói, lạc hậu và u mê của đồng bào miền núi phía B¾c dưới chế độ thống trị của phìa tạo, lang đạo, thổ ty cùng sự oanh tạc của bọn thổ phỉ, bọn phản động dã man, độc ác Đồng thời chỉ ra sự kiên cường, anh dũng, không ngại khó khăn gian khổ của những cán bộ cách mạng miền xuôi tận tình bám dân bám bản, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thổ phỉ, xóa bỏ ách thống trị miền núi cho đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc và những người con tiên phong của núi rừng, giác ngộ, đi theo cách mạng, chống lại cái ác, góp phần đem lại bình yên cho quê hương, làng bản Bên cạnh đó, luận văn cũng khảo sát những phương diện nghệ thuật cơ bản của các tiểu thuyết này như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật nhằm làm sáng tỏ giá trị của tác phẩm Từ đó góp phần khẳng định những đóng góp của các nhà văn Ma Văn Kháng, Mạc Phi, Phượng Vũ, Đoàn Hữu Nam cho nền văn học nước nhà

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi lựa chọn một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

5 1 Phương pháp khảo sát tác phẩm

Trang 15

Tác phẩm là căn cứ chính để tiến hành nghiên cứu, vì thế chúng tôi tập trung

đọc và phân tích kĩ chủ yếu ở sáu tiểu thuyết: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải,

Rừng động, Hoa hậu xứ Mường, Thổ phỉ

5 2 Phương pháp thống kê phân loại

Việc thống kê phân loại là công việc quan trọng giúp cho việc phân tích, lí giải đạt hiệu quả cao Đồng thời, tần số xuất hiện tín hiệu nghệ thuật góp phần khẳng định kết quả nghiên cứu

5 3 Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại

Tiểu thuyết là một thể loại có đặc trưng riêng Vì vậy, sử dụng phương pháp này nhằm đảm bảo cho việc khai thác tác phẩm một cách khoa học, chính xác, không áp đặt

5 4 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích các tiểu thuyết ở nhiều khía cạnh khác nhau Sau đó khái quát, tổng hợp nhằm tìm ra giá trị nội dung và nghệ thuật trong các tiểu thuyết Đồng thời khẳng định giá trị tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của các tác giả

5 5 Phương pháp đối chiếu, so sánh

Sử dụng phương pháp này để thấy được nét chung và riêng của các tác giả Ma Văn Kháng, Mạc Phi, Phượng Vũ, Đoàn Hữu Nam trong đề tài viết về thổ phỉ Đồng thời, khẳng định phong cách riêng của mỗi nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và trong mảng sáng tác về đề tài miền núi, đề tài thổ phỉ nói riêng

6 Đóng góp mới của luận văn

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về đề tài thổ phỉ trong tiểu thuyết của một số nhà văn viết về dân tộc và miền núi ở phía Bắc nước ta Qua

đó chỉ ra một hiện thực đau thương mà anh dũng của những người dân miền núi trong những năm tháng đen tối dưới sự thống trị của thực dân Pháp và sự tàn bạo, độc ác của bọn thổ phỉ Đồng thời cũng góp phần khẳng định những đóng góp to lớn của các nhà văn Ma Văn Kháng, Mạc Phi, Phượng Vũ và Đoàn Hữu Nam khi viết về dân tộc

và miền núi Khẳng định vị trí của họ trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn chúng tôi triển khai thành ba chương:

Chương 1: Đề tài thổ phỉ trong dòng văn học viết về dân tộc và miền núi

Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người miền núi trong cuộc đấu tranh tiễu phỉ Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu

Trang 16

1.1.1 Khái niệm đề tài

Trong việc phản ánh cuộc sống, khả năng của văn học là hết sức to lớn và phong phú Đối tượng của nó bao gồm toàn bộ thế giới thiên nhiên, đời sống xã hội và cuộc sống của từng con người Đó là chân trời vô tận cho sáng tạo nghệ thuật Nhưng trước hiện thực vô hạn ấy, khả năng của một nhà văn là hữu hạn Trong hoàn cảnh sống của riêng mình, với một khoảng không gian và thời gian nhất định, với những yêu cầu cụ thể của thời đại, với vốn sống, vốn văn hóa, vốn chính trị và tài năng nghệ thuật chỉ

có một mức độ, một giới hạn nhất định, khi viết một tác phẩm nào đó, nhà văn chỉ có thể chú ý tới một lĩnh vực, một phạm vi cụ thể, xác định của hiện thực khách quan để

sáng tác Phạm vi hiện thực đó có thể là tình yêu lứa đôi như trong bài thơ Đợi anh về của C.Ximônốp, bài thơ Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn Hoặc có thể là chiến tranh như trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi, Dấu chân người lính

của Nguyễn Minh Châu, Viết về tình yêu, về chiến tranh chính là phạm vi hiện thực

mà các tác phẩm trên đề cập đến

Các tác giả trong cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên đã nêu: “Đề

tài là một phương diện của nội dung tác phẩm, nó chỉ phạm vi hiện thực cụ thể đã được nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm” Các tác giả cũng

khẳng định: “Bất kì một tác phẩm văn học nào cũng có một đề tài nhất định, nó được

xem như một nhân tố tương ứng với đối tượng phản ánh riêng của tác phẩm” Thực

chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện thực được miêu tả “Có bao nhiêu loại

hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài Tuy nhiên, cần thấy rằng, đề tài mang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan nhưng nó cũng là sự ghi nhận dấu ấn chủ quan của nhà văn” [3, tr 116]

Cuốn Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên đã nêu: “Đề tài là khái niệm

chủ yếu thể hiện phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học” [18, tr

Trang 17

259] Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cũng định nghĩa, đề tài là:

“Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong

sáng tác văn học Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm” [5, tr

110] Đọc bất cứ tác phẩm nào chúng ta cũng bắt gặp những người, những cảnh và tâm tình cụ thể sinh động Đó là phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm Tính chất của phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm có thể hết sức đa dạng: chuyện con người, chuyện con thú, cây cỏ, chim muông, đồ vật, hoặc chuyện thần tiên, ma quái, chuyện quá khứ và chuyện tương lai, Nhưng mục đích của văn học không bao giờ chỉ là giới thiệu những hiện tượng cụ thể cá biệt của đời sống hay tưởng tượng Từ những tác phẩm thần thoại xa xưa cho đến những tác phẩm cận đại, hiện đại, tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm

để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa rộng hơn Các

tác giả cũng khẳng định “đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát những chủ đề và xây

dựng những hình tượng, những tính cách điển hình Tuy nhiên, có nhiều trường hợp

đề tài, chủ đề hòa quyện với nhau không tách được”, như một số tác phẩm ngụ ngôn,

truyện đồng thoại, một số thơ trữ tình, Căn cứ vào đó “Người tiếp nhận có thể đi

thẳng từ đề tài bên ngoài vào chủ đề, tư tưởng của tác phẩm” [18, tr 262]

Tóm lại, đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong tác phẩm của mình Tầm quan trọng của đề tài ở chỗ,

nếu chưa nhận ra đề tài, thì chưa bước vào tiếp nhận hình tượng Tuy nhiên, “từ hiện

tượng nghệ thuật sinh động nhận ra loại con người và cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm không phải là một việc giản đơn” [18, tr 259]

1.1.2 Các phương diện biểu hiện của đề tài

Có thể thấy rằng: “Giới hạn của phạm vi đề tài được xác định rộng hẹp khác

nhau” [18, tr 259] Đó có thể là một giới hạn bề ngoài như đề tài loài vật, đề tài sản

xuất, đề tài cải cách ruộng đất, đề tài kháng chiến chống Mĩ, đề tài bộ đội Trường Sơn, đề tài tiểu tư sản, đề tài công nhân, Ở giới hạn bề ngoài của đề tài này, các phạm trù xã hội, lịch sử đóng vai trò rất quan trọng Ví dụ như, người ta có thể nói đề tài nông dân và đề tài tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao, Lỗ Tấn Tuy nhiên, đối tượng nhận thức của văn học là cuộc sống, con người xã hội với tính cách và số phận

của nó, với nhiều mối quan hệ quan hệ nhân sinh phức tạp của nó Vì vậy, “cần đi sâu

Trang 18

vào phương diện bên trong của đề tài” [18, tr 260] để tìm hiểu, nghiên cứu Đó là

cuộc sống nào, con người nào được miêu tả trong tác phẩm Chẳng hạn Tắt đèn thể

hiện cuộc sống bế tắc, không lối thoát của người nông dân trước Cách mạng tháng

Tám Sống mòn của Nam Cao thể hiện cuộc sống quẫn bách, mòn đi, rỉ ra, không lối

thoát của tầng lớp trí thức nghèo Bất cứ tác phẩm văn học nào ta cũng có thể nhận ra

ở trong đó những mảnh đời, những con người với những số phận cụ thể được phản ánh trong đó Việc xác định đề tài cho phép liên hệ nội dung tác phẩm với một mảnh đời sống nhất định của thực tại Tuy nhiên, không nên đồng nhất đề tài với đối tượng nhận thức, chất liệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế của tác phẩm, bởi đối tượng là một cái gì nằm ngoài tác phẩm, đặt đối diện với tác phẩm Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm Lẫn lộn hai mặt này sẽ dẫn đến việc biến phân tích tác phẩm thành phân tích đối tượng được miêu tả trong tác phẩm Con đường nhận thức đề tài tác phẩm là đi từ nội dung trực tiếp của tác phẩm, xác định những đường nét lịch sử

xã hội của nó Mỗi nhân vật của tác phẩm đều có thể tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội, mang một tính cách xã hội, hoạt động trong một lĩnh vực đời sống, đều có thể tiêu biểu cho một đề tài Ví dụ như hoàn cảnh gia đình chị Dậu, là một gia đình nông dân, vì xuất sưu của chồng và người em chồng mà chồng bị đánh, bị trói, con bị bán, bản thân đi làm vú em lại còn phải chịu bao nỗi tủi nhục, đến cuối tác phẩm, tiền đồ

vẫn “tối đen như mực” thì đề tài tác phẩm không xa rời cuộc sống đó và các thế lực

liên quan đến nó Cả nhà Dậu cùng chung một số phận bi thảm thì đề tài tác phẩm là

số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám

Tuy nhiên, tác phẩm Tắt đèn không phải chỉ miêu tả có một gia đình chị Dậu

Theo bước chân và quan hệ của chị Dậu, đề tài tác phẩm còn được mở rộng: với Nghị Quế, tác phẩm mở ra mảng đề tài quan nghị, một “đặc sản” lố bịch của xã hội thực dân thuộc địa; với lí trưởng, chánh tổng, tuần đinh, lính lệ, tác phẩm mở ra mảng đề tài bộ máy cai trị địa phương tham lam, tàn bạo Hình tượng quan phủ, quan cụ nới rộng diện phản ánh tới cuộc sống bỉ ổi xấu xa của bọn quan lại Như vậy, khi nói đến

đề tài tác phẩm ta không chỉ nói tới một đề tài, mà thực chất là một hệ thống đề tài

Trang 19

liên quan nhau, bổ sung cho nhau tạo thành hệ đề tài của tác phẩm Đề tài Truyện

Kiều cũng là một hệ thống như vậy Ở đó có tình yêu lứa đôi, vợ chồng, hoạt động

nhà chứa, có đời sống quý tộc, có sự nổi loạn chống lại triều đình, có việc quan lại xử oan, có đề tài báo ân báo oán, Tất cả xoay quanh đề tài về cuộc đời bất hạnh của người phụ nữ tài hoa

Như vậy, chúng ta thấy, “Thực chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện

tượng đời sống được miêu tả” Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống, có bấy nhiêu

đề tài Việc nhận thức đề tài phải chỉ ra bản chất xã hội của hiện tượng Nhưng tác phẩm văn học thường thấy sự không trùng khít giữa hiện tượng miêu tả và nội dung ở

lại bên trong” [18, tr 261] Chẳng hạn, Lời kĩ nữ của Xuân Diệu trước Cách mạng

đúng là bài thơ làm theo “lời kĩ nữ”, nhưng không thể nói bài thơ chỉ viết về đề tài kĩ

nữ, vì ở đây, với tư cách là nhà thơ trữ tình, Xuân Diệu muốn mượn lời kĩ nữ để biểu hiện cái tôi cô đơn lạnh lẽo trước cuộc sống đương thời, một đề tài được nhà thơ thể

hiện trong tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió Trong khi đó Tiếng hát sông Hương

của Tố Hữu là bài thơ về đề tài kĩ nữ, nhưng lại nằm trong mảng đề tài viết về những

người nghèo khổ, bất hạnh, bị hắt hủi, áp bức trước Cách mạng, như Vú em, Lão đầy

tớ, Hai đứa em, Đi đi em,

Bên cạnh đó, cũng có thể thấy rằng: “Khái niệm loại của đề tài không chỉ bắt nguồn từ bản chất xã hội của tính cách, mà còn gắn liền với loại hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời sống và có âm vang đời sống tinh thần một thời, hoặc trong một giới nào đó” [18, tr 161] Chẳng hạn, ta có thể gặp đề tài số phận người chinh phụ,

người cung nữ, đề tài người tài hoa trong sáng tác của Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du khoảng cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX Hoặc trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nổi lên đề tài những người trung nghĩa Văn học Nga thế kỉ XIX hình thành đề tài gọi là “con người thừa” từ môi trường quý tộc, đề tài những người

tháng Chạp, đề tài những người “hư vô chủ nghĩa”, đề tài “con người nhỏ bé”, đề tài

“phàm tục tiểu tư sản”, Trong văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1945 - 1975 nổi

lên hàng đầu đề tài chiến tranh, đề tài người lính và hiện thực cách mạng

Các tác giả cũng chỉ ra “Đề tài tác phẩm văn học chẳng những gắn liền với hiện

thực khách quan mà còn do lập trường tư tưởng và vốn sống nhà văn quy định” [18,

Trang 20

tr 262] Chẳng hạn, trong khi phần lớn các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn viết về đề tài xung đột trong các gia đình phong kiến địa chủ, khẳng định quyền tự do luyến ái của lớp thanh niên tân thời, thì các nhà văn gần gũi với đời sống nhân dân chọn đề tài

về số phận bi thảm của các tầng lớp nhân dân lao động, sự tham lam thối nát của bọn quan lại, địa chủ Cùng viết về đề tài tiểu tư sản nhưng tác phẩm của Đỗ Đức Thu thiên về phơi bày sự tầm thường của lối sống viên chức, còn Nam Cao xoáy vào những cảnh đời xám xịt của tầng lớp tri thức nghèo, sống dở chết dở, mòn mỏi, không ánh sáng tương lai của xã hội cũ

Tóm lại, đề tài thể hiện phạm vi rộng hẹp khác nhau của hiện thực đời sống xã hội xung quanh, gắn liền với một giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể, gắn liền với hiện thực khách quan và chịu sự chi phối bởi vốn sống của nhà văn Việc lựa chọn đề tài

đã bắt đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả

1.2 Những đề tài tiêu biểu trong văn học dân tộc và miền núi

Văn học viết về dân tộc và miền núi có vị trí quan trọng trong dòng chảy và là nơi lưu giữ những trữ lượng văn hóa tinh thần phong phú của nhiều dân tộc anh em

Nó đã tạo dựng được bức tranh hiện thực lớn lao về cuộc sống, con người miền núi trong cách mạng, kháng chiến và công cuộc xây dựng đất nước Trong suốt quá trình hình thành và phát triển theo dòng thời gian, mảng văn học này đã đề cập đến rất nhiều đề tài khác nhau

1.2.1 Đề tài “truyện đường rừng”

Ngay từ đầu thế kỉ XX, khi quá trình hiện đại hóa văn học diễn ra mạnh mẽ trên mọi phương diện, văn học mở rộng đề tài từ nông thôn đến thành thị, hầm mỏ và rừng núi Lần đầu tiên trong lịch sử văn học, bên cạnh hiện thực phản ánh chủ yếu là cuộc sống con người vùng đồng bằng Bắc Bộ thì một số tác phẩm văn xuôi về dân tộc và

miền núi đã ra đời và được gọi là “truyện đường rừng” Các cây bút viết “truyện

đường rừng” chủ yếu giai đoạn này là Lan Khai, Thế Lữ, Đái Đức Tuấn, thiên về

yếu tố kì ảo, lãng mạn Trong đó, Lan Khai là cây bút có đóng góp đáng kể vào đề tài

miền núi trước Cách mạng tháng Tám với các tập truyện Tiếng gọi của rừng thẳm,

Truyện đường rừng, Suối đàn gồm nhiều truyện về phong tục, lịch sử và truyện

truyền kì Thế Lữ không chỉ là người “phất lá cờ tiên phong trong phong trào thơ

Trang 21

Mới” [24, tr 35] mà còn nổi danh với các truyện trinh thám và “truyện đường rừng”

trong các tập Một chuyện báo thù ghê gớm, Vàng và máu, Gió trăng ngàn, Hoặc Đái Đức Tuấn với Thần hổ và Ai hát giữa rừng khuya, đều là những truyện kinh dị

đường rừng mang nặng các tình tiết hoang đường, ma quái Một số truyện khác lấy

miền núi làm đề tài xuất hiện rải rác trong khoảng thời gian 1930 - 1945 như Ngọn

gió rừng của Trần Thanh Mại; Người sơn nhân và Khói lam chiều của Lưu Trọng

Lư; Đi săn khỉ của Vũ Trọng Phụng; Lan rừng của Nhất Linh; Ngậm ngải tìm trầm của Thanh Tịnh; Cô thổ quàng khăn đỏ của Vũ Bằng, Miền núi trong các truyện

này hiện lên như một thế giới bí ẩn, linh thiêng, đầy nguy hiểm và bất trắc, vừa gợi trí

tò mò khám phá vừa tạo cảm giác ghê sợ Không gian thường xuất hiện bóng tối và những hình ảnh, âm thanh có sức tác động, kích thích mạnh vào cảm giác người đọc, khơi gợi tính hiếu kì và rùng rợn trong một thế giới nửa hư nửa thực Đối với các nhà văn thời kì này, rừng là một thế giới thiên nhiên hoang dã đầy bí ẩn, là nơi diễn ra những xung đột quyết liệt giữa con người và con người để tranh giành sự sống, là nơi rừng thiêng nước độc lắm hiểm nguy Hoặc thiên nhiên là một thế giới ghê rợn của

ma quỷ và các loài mãnh thú, là một xứ sở xa xôi, tăm tối mà trong môi trường đó con người dường như hoàn toàn chìm khuất giữa hoang vu

Bên cạnh đó, viết về cuộc đời vất vả của người lao động miền núi trong cuộc mưu sinh, những người ở vị trí thấp hèn bị bóc lột, áp bức và chìm đắm trong u mê

lạc hậu có các tác phẩm như Dưới miệng hùm, Lô Hnồ của Lan Khai, Tiếng khèn của Khái Hưng, Đi săn khỉ của Vũ Trọng Phụng Văn xuôi miền núi trước Cách

mạng tháng Tám giống như “những bước dò dẫm tìm đường của các nhà thám hiểm

lần đầu tiếp cận địa bàn rừng núi” [24, tr 43] Tuy nhiên, công lao khai vỡ một

mảng đề tài hoàn toàn mới mẻ của các nhà văn là điều thực sự đáng trân trọng Đây là một thành tựu trong lịch sử văn học, góp phần hoàn chỉnh diện mạo của văn học Việt Nam hiện đại nửa đầu thế kỉ XX

1.2.2 Đề tài về chiến tranh, cách mạng

Sau cách mạng, hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng đất nước diễn ra trên địa bàn miền núi đã tạo cơ hội cho văn học mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực Theo các nẻo đường cách mạng, các nhà văn có điều kiện thâm nhập thực tế lao

Trang 22

động, chiến đấu của các dân tộc, từ đó có được vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tạo

về miền núi phong phú hơn nhiều so với những cây bút “truyện đường rừng” trước

cách mạng Văn xuôi về miền núi phát triển mạnh và đạt đỉnh cao với tác phẩm của những người Kinh

Đề tài mà các nhà văn quan tâm đầu tiên là phản ánh chân thực hình ảnh nhân dân các dân tộc ở Việt Bắc, Tây Bắc trong cách mạng giải phóng dân tộc và kháng

chiến Trong Nhật kí ở rừng (1948) và bút kí Truyện biên giới (1951) của Nam Cao

gương mặt chân thực của những người Thổ, người Dao trong kháng chiến ở Việt Bắc

là sự nhìn lại, nhận thức lại hình ảnh miền núi từng bị thêu dệt trong tâm thức người

đọc một thời Nam Cao viết: “Người Mán chẳng có gì đáng sợ ( ) Họ chẳng giết ai,

và cũng chẳng có gì là quái gở” Những trang Ở rừng được viết với bao cảm thông,

yêu mến, xót xa trước tình cảm chất phác và cuộc sống còn quá lạc hậu của đồng bào

Các tập truyện Núi cứu quốc (1948) và Truyện Tây Bắc (1953) của Tô Hoài làm ấm lên tình người, tình núi Trong đó, Vợ chồng A Phủ là “tác phẩm thành công xuất sắc

đầu tiên về đề tài miền núi trong nền văn xuôi cách mạng hiện đại” [24, tr 247] Tác

phẩm Núi cứu quốc là hình ảnh chân thực về con người miền núi với bản chất thật thà, chất phác, trung thành với cách mạng Bên cạnh đó, Truyện Tây Bắc phản ánh sự

vùng dậy của nhân dân các dân tộc Tây Bắc chống chế độ áp bức của phong kiến, thực dân, ca ngợi cách mạng đã giải phóng cho nhân dân thoát khỏi cuộc đời tăm tối

Cả ba truyện Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ là sự đồng

cảm, sự sẻ chia thật tha thiết với con người Tình cảm của người viết đã hòa quyện

với tình cảm nhân vật một cách tự nhiên, sâu lắng Tập Truyện Tây Bắc phản ánh sâu

sắc những cảnh ngộ bất hạnh của người phụ nữ vùng cao cùng sự lí giải căn nguyên nỗi khổ nhiều khía cạnh Trong đêm dài nô lệ ở miền núi, hầu hết những người phụ

nữ là những người có nhan sắc bị đầy đọa bởi cường quyền, thần quyền Thần quyền trở thành công cụ hữu hiệu để tầng lớp thống trị giam hãm người phụ nữ trong nô lệ

Thân phận cô Ảng, cô Mát trong Cứu đất cứu mường, một thời đẹp nức tiếng đất

Mường Cơi phải hầu hạ quan châu, quan lang các mường, có con với lang nhưng bị

làng phạt vạ vì “nhà quan không nhận thì nó chỉ bằng trứng con quạ, con cú” Cô

Mát trong Mường Giơn vừa qua những ngày hạnh phúc ngắn ngủi với chồng, bị quan

Trang 23

bang Kỳ cướp đi mất tích Cô Mỵ trong Vợ chồng A Phủ bị nhà thống lí bắt về làm

con dâu gạt nợ, quen với cái khổ nghĩ mình không bằng con trâu, con ngựa Mỵ tin rằng đã bị “trình ma” nhà thống lí thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đó

Tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành thể hiện sức sống mãnh liệt

của con người Tây Nguyên được biểu tượng hóa trong hình ảnh thiên nhiên bất tử:

“Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn,

hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã ” Có thể nói, cây xà nu

của Nguyên Ngọc là biểu tượng đặc sắc nhất trong văn xuôi miền núi tượng trưng cho sức sống bất diệt của con người vùng cao Từ biểu tượng ấy mở ra lịch sử buôn làng Tây Nguyên với các thế hệ tiếp nối nhau cầm giáo chống Mĩ - Ngụy, bảo vệ cán bộ

và gìn giữ buôn làng Thế hệ cha anh nằm xuống đã có những mầm non sung sức

mọc lên Cùng đề tài chiến tranh còn có Kí sự Cao Lạng (1951) của Nguyễn Huy Tưởng phản ánh chiến dịch chống Pháp và tiểu thuyết Kan Lịch (1968) của Hồ

Phương viết về sự mưu trí, lòng dũng cảm của du kích dân tộc Pa Kô trong chiến đấu chống Mĩ Từ khi miền Bắc được giải phóng, bên cạnh các nhà văn tiêu biểu, đề tài

miền núi còn có sự đóng góp của một số cây bút với những sáng tác như Những

người côn hướn (1957) của Lê Tuấn Việt, Xuân về trên rẻo cao (1959) của Hoàng

Thao, Đường sáng của Bàng Thúc Long, Tất cả đều hướng tới khai thác hiện thực

đời sống đồng bào các dân tộc vùng cao trong cách mạng dân tộc - dân chủ

1.2.3 Đề tài xây dựng cuộc sống mới của đồng bào miền núi

Bên cạnh đề tài chiến tranh cách mạng, đề tài xây dựng cuộc sống mới của đồng

bào miền núi cũng được khai phá Tiêu biểu là tập truyện ngắn Rẻo cao (1962) của Nguyên Ngọc và tiểu thuyết Miền Tây (1965) của Tô Hoài Nhà nghiên cứu Phong

Lê đã nhận xét: “Đọc Rẻo cao ta lại được gặp Nguyên Ngọc trong giọng điệu đằm

thắm, sôi nổi, những cảm xúc tinh tế, ngọt ngào, cái nhìn lành khỏe, trong trẻo Ở đây, sau Đất nước đứng lên, lại một lần nữa, ta thấy thiên nhiên và con người miền núi quả có một sức hấp dẫn, một sức tác động trở lại đối với Nguyên Ngọc làm cho ngòi bút của anh trở nên phơi phới, tha thiết, lắng sâu" Họ là những người dân bản

Trang 24

xứ còn thiếu chữ nhưng thừa nhiệt huyết, như người bí thư xã kiêm phát hành viên

báo chí: “Cắm đi ngày đi đêm, vai đeo súng, báo cuộn tròn trong ống nứa đeo lưng

Mưa hay nắng, hay gió bão, báo Đảng cũng không dừng lại một ngày nào, một giờ

nào trên những sườn núi Mèo cheo leo, hiểm trở và ẩn hiện trong mây này ” Miền

Tây của Tô Hoài đã cho thấy những thay đổi lớn lao về kinh tế - xã hội ở Tây Bắc,

đồng thời cũng chỉ ra được những khó khăn riêng trong công cuộc xây dựng ở vùng cao như mê tín dị đoan nặng nề, sự phá phách của bọn phản động Phản ánh nét đẹp

cuộc sống, con người mới còn có tùy bút Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân, truyện ngắn Mùa lạc (1960) của Nguyễn Khải, các truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (1970) và

Núi đỗ quyên (1971) của Nguyễn Thành Long là những truyện ngắn đẹp, trong trẻo

như những bông tuyết đầu mùa nhưng mang sức nặng tình đời sâu lắng của những vẻ đẹp nhân văn, sống giữa cô đơn băng giá và sương mù, ngày đêm quên mình hoạt động vì khoa học kĩ thuật Một chàng thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu ở Sa Pa “thèm” gặp người đến mức phải đẩy khúc cây chắn ngang đường xe khách, thấm thía nỗi cô độc hàng đêm khi cái im lặng “như bị chặt ra từng khúc” vẫn

sẵn sàng lên làm việc trên đỉnh Phan Xi Păng (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)

Một người trai từ miền Nam ra dạy học ở rẻo cao tỉnh Lào Cai, quan niệm “nhiều cái,

người bình thường cho là gian khổ, ta thấy là hạnh phúc” (Núi Đỗ Quyên - Nguyễn Thành Long) Có thể nói Mùa lạc là mùa vui, là mùa hồi sinh sự sống, mùa của những

cuộc đổi đời Tác phẩm là bài ca ca ngợi sức sống vĩnh hằng của con người, vượt qua những mặc cảm, những khó khăn của cuộc đời để đi tới bến bờ của tình yêu và hạnh phúc Góp phần phản ánh bước chuyển mình của đời sống miền núi còn có các tiểu

thuyết Làng cao (1972) của Sao Mai, Vùng cao (1975) của Đỗ Quang Tiến,

Không chỉ dừng lại ở những đề tài nói trên, văn xuôi về dân tộc và miền núi sau chiến tranh còn hướng tới phản ánh nét đẹp cuộc sống, con người mới Đặc biệt là việc khai phá, tạo dựng hình ảnh cuộc sống, con người mới ở vùng cao, tiêu biểu như

truyện ngắn của Bùi Nguyên Khiết với các tập Dáng núi (1977), Mùa hoa ban nở (1979), Mưa tuyết (1980) và các tiểu thuyết như Gió rừng (1976), Trăng non (1984)

của Ma Văn Kháng Tất cả đều là những đóng góp không nhỏ vào mảng đề tài này Đến thời kì đổi mới, văn xuôi về miền núi vẫn tiếp tục phát triển với những đặc điểm mới Đời sống văn nghệ cởi mở, dân chủ cùng cơ chế xuất bản, in ấn rộng rãi

Trang 25

khiến số lượng tác phẩm gia tăng, đề tài cùng được mở rộng Công cuộc đổi mới với kinh tế thị trường từng bước đem lại những chuyển biến ở địa bàn miền núi đã thu hút

sự quan tâm của các cây bút Nét mới đầu tiên của văn xuôi miền núi thời kì này là

mở rộng đề tài, chủ đề Một số tiểu thuyết trở lại khai thác hiện thực miền núi những

năm đầu cách mạng với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân các dân tộc như Nhớ

Mai Châu (1987) của Tô Hoài, Trên đỉnh đèo giông bão (2004) của Đoàn Hữu

Nam, Hay đi vào hiện thực những năm chống Mĩ như Lạc rừng (1999) của Trung

Trung Đỉnh Nhìn chung, những tác phẩm tìm cảm hứng từ quá khứ này đều xoay quanh những vấn đề phổ quát của chiến tranh, của cách mạng, sức sống và bản lĩnh của dân tộc, tình đoàn kết và tinh thần cộng đồng, con đường thu phục lòng dân và cảm hóa tầng lớp lang đạo ở miền núi

Bên cạnh đề tài chiến tranh cách mạng, nhiều tác phẩm hướng về công cuộc xây dựng đời sống, phát triển kinh tế ở vùng núi và phạm vi hiện thực được mở rộng hơn Những mảng tối văn học trước đây từng né tránh nay được phơi bày Cùng sự hiện hữu của cái nghèo, cái ác, tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với vùng cao là vấn đề được nhiều tác phẩm quan tâm Sự thâm nhập của thương trường phá vỡ trật

tự của rừng xanh, lối sống thực dụng làm rạn nứt nếp nghĩ truyền thống, cái xấu xa phi pháp khuấy đảo sự thanh bình của làng bản, được thể hiện trong một số tác phẩm

như Lửa cháy trong rừng hoang của Sương Nguyệt Minh, Ngoài cửa trời chưa

sáng cùng các truyện ngắn khác của Đỗ Bích Thúy Bên cạnh những vấn đề mang

tính xã hội, một số tác phẩm đã đi vào các khía cạnh của đời tư con người như tập

truyện Số phận đàn bà (1990) của Hoàng Thị Cành với những thân phận đàn bà nhỏ nhoi, yếm thế hoặc trắc trở, bất hạnh trong hôn nhân Tập truyện ngắn Tiếng chim kỉ

giàng (2004) của Bùi Thị Như Lan với những mảnh đời bị trói buộc bởi lương tâm và

bổn phận, hi sinh hạnh phúc riêng vì người khác Việc khai thác vấn đề số phận cá nhân đã làm giàu thêm chất văn xuôi, chất tiểu thuyết cho các tác phẩm và nêu cao tinh thần nhân văn, nhân bản chính là xu thế chung của văn học đổi mới

Như vậy, có thể thấy xuôi về đề tài dân tộc và miền núi hướng tới nhiều khía cạnh, nhiều đề tài khác nhau, làm nên bản hòa ca đa sắc màu cùng nền văn học Việt Nam Viết về cuộc đời vất vả của người lao động miền núi trong cuộc mưu sinh, những người ở vị trí thấp hèn bị bóc lột, áp bức và chìm đắm trong u mê, lạc hậu

Trang 26

Phản ánh chân thực hình ảnh nhân dân các dân tộc ở Việt Bắc, Tây Bắc trong cách mạng giải phóng dân tộc và kháng chiến chống Pháp và Mĩ Bên cạnh đề tài chiến tranh cách mạng, đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội, hướng tới phản ánh nét đẹp cuộc sống, con người mới công cuộc xây dựng đời sống, phát triển kinh tế ở vùng núi và phạm vi hiện thực được mở rộng và khai phá, góp phần hoàn thiện bức tranh văn học

về dân tộc và miền núi

1.3 Đề tài thổ phỉ trong dòng văn học viết về dân tộc và miền núi

Viết về thổ phỉ là một trong những vấn đề thu hút được nhiều tác giả quan tâm

Và đây là một đề tài khá tiêu biểu của dòng văn học dân tộc và miền núi Đề tài thổ phỉ đã tái hiện một thời kì lịch sử đau thương, nhiều mất mát nhưng cũng rất tự hào của Đảng, bộ đội và nhân dân các dân tộc thiểu số phía Bắc trong công cuộc đấu tranh chống lại các thế lực phản động, chống lại các thế lực cường quyền phong kiến

miền núi, đem lại hạnh phúc, bình yên cho làng bản, thôn xóm

Một trong những nguyên nhân tạo nên sự xuất hiện của phỉ là do âm mưu muốn phản công phục thù của bọn thổ ty phong kiến thế tập kiêm kinh doanh mại bản uất

ức vì bị mất quyền lợi, kết cấu lại với nhau đã tạo nên “hình hài” của thổ phỉ Bên cạnh đó, cái “hồn cốt” của thổ phỉ còn được bồi đắp bởi sự chỉ đạo của bọn phòng nhì, các cơ quan phản gián chiến thuật của Pháp, bọn Tưởng Giới Thạch và đế quốc

Mĩ ở những giai đoạn khác nhau Đây chính là một bộ phận của chiến tranh xâm lược của thực dân, đế quốc khi đã ở thế thua Bọn cầm đầu phỉ và đám tay chân tâm phúc của nó chính là đầu sỏ ngụy quân, ngụy quyền, tay sai của đế quốc Ngoài ra có pha thêm chất lục lâm, côn đồ Chúng tập hợp nhau lại trong sự hung hăng cuồng dại với nghị lực tăng lên hàng chục lần Chúng được huấn luyện, tiếp tế, thông hiểu địa phương, có kinh nghiệm cai trị Chúng đạt được yêu cầu của GCMA (chữ viết tắt của

cụm từ Groupement de Commandó Mixtes Aeroprtes, có nghĩa là Binh đoàn Biệt kích

Hỗn hợp nhảy dù, thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Tổng Tư lệnh quân đội Pháp) Mục đích chính của chúng là xâm nhập toàn bộ khu vực Việt Minh kiểm soát và gây nên thế thường xuyên bất ổn ở hậu phương đối thủ, đặc biệt là ở địa bàn sắc tộc ít người như Thổ, Thái, Nùng, Mông, Mường… hướng tới mục tiêu: Chống cộng sản ngay trong lòng cộng sản, dùng người Việt trị người Việt

Trang 27

Như vậy, có thể thấy đế quốc là cha đẻ của thổ phỉ Chúng đề ra, nuôi dưỡng, kích động phỉ Máy bay Pháp đã trực tiếp tham gia các cuộc khởi loạn Vũ khí, đạn dược, lương thực, tiền của, lon, mề đay, quần áo, Tất cả được trang bị, bồi đắp, cung cấp để tạo nên phỉ Pháp đã trở thành liều thuốc hồi sinh, tái tạo của bọn này và chúng lợi dụng những khía cạnh tiêu cực của đồng bào dân tộc để tận dụng

Và thổ phỉ không phải ai xa lạ, chính là một bộ phận nhỏ người Mông, người Dao, người Tày, người Nùng, sinh sống trên những vùng núi hoang sơ ở phía Bắc trên đất nước ta, nghe những lời xúi giục, kích động của bọn phản động đã theo nhau vào trong rừng cơ cấu thành một tổ chức chống lại cách mạng Ngoại trừ một số kẻ cầm đầu ranh mãnh, khôn ngoan, còn phần lớn là những kẻ lì lợm, tối tăm, dốt nát, a dua Họ vào rừng, cầm súng chống lại chính sách của Đảng, của cách mạng và chống lại bộ đội, chống lại nhân dân do u tối, nhẹ dạ cả tin, bị kích động, tham lam, do hiểu lầm hoặc do bị ép buộc Chúng chiến đấu có tổ chức, có thứ bậc và đứng đằng sau nuôi dưỡng, trụ đỡ là người Pháp, người Mỹ và bọn Tàu Tưởng Bọn này đã cung cấp

vũ khí, lương thực thực phẩm và cổ vũ tinh thần để phỉ có thể tồn tại và hoạt động Điều đáng nói nữa là ngoài các lực lượng phản động hỗ trợ thì đằng sau phỉ còn

có bộ tộc, dòng họ, gia đình Đó là những con người hàng nghìn năm sống trong tăm tối, bị quá khứ đè nặng và sùng kính quá khứ với tâm lí dân tộc cố hữu, vững bền Đối với phỉ, việc mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo, dọa nạt và những thủ đoạn tàn bạo luôn

có thừa Điều đó khiến chúng liên kết được các thành viên của đại đa số dân chúng và trở thành đại biểu của họ Và cuộc nổi loạn thực tế đã trở thành một phản ứng có tính chất quần chúng rộng rãi

Nếu như lịch sử các dân tộc thiểu số phía Bắc trải qua cuộc đấu tranh chống thổ phỉ nhiều gian nan và mất mát đớn đau thì lịch sử các dân tộc thiểu số miền Nam phải trải qua đấu tranh quyết liệt với bọn Funlro hung ác, tàn bạo

“Funlro” (chữ viết tắt của cụm từ tiếng Pháp Front Unifié pour la Libération des

Races Opprimées, có nghĩa là Mặt trận Thống nhất giải phóng các sắc tộc bị áp bức)

Mặt trận bao gồm Mặt trận Giải phóng Champa (Funlro Chăm), Mặt trận Giải phóng Campuchia Krom (Funlro Khmer), Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên (Funlro Thượng) Funlro có ba cơ quan lãnh đạo là Hội đồng Tối cao, Hội đồng Bảo trợ và

Ủy ban Chấp hành Trung ương

Trang 28

Đây là một tổ chức chính trị, quân sự do một số người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, người Chăm, người Khmer Khom thành lập năm 1964 với sự hà hơi, tiếp sức của bọn ngoại bang để chống lại chính quyền Việt Nam cộng hòa đến năm 1975

và chống lại chính quyền Việt Nam đến năm 1992 thời điểm kết thúc được tính là khi 407 binh sĩ cuối cùng giao nộp vũ khí cho quân Liên hợp quốc tại Campuchia Mục đích của mặt trận này là đấu tranh, yêu cầu chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử với các sắc tộc thiểu số nhưng nó bị các thế lực chống phá Việt Nam lợi dụng, lèo lái nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân với các luận điệu chia rẽ, kích động, gây rối Tổ chức này có quốc kì, có lãnh tụ, có chủ tịch lãnh đạo theo mỗi thời kì lịch sử

cụ thể

Địa bàn hoạt động của Funlro rộng lớn, bao gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Quảng Đức, Lâm Đồng, Phan Rang, Ninh Thuận và xuyên qua biên giới sang Campuchia, kết hợp với quân Khme Đỏ Với sự lớn mạnh không ngừng, Fulro trở thành một tổ chức chính trị vũ trang hoạt động có tổ chức, phản động, gây ra hàng loạt các cuộc khủng bố đẫm máu, đau thương cho các dân tộc ở Tây Nguyên Chúng xuất hiện ở nhiều buôn làng Tây Nguyên, rải truyền đơn, xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng, Chính phủ; kích động, lôi kéo quần chúng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động khủng bố, tấn công vào các đơn vị bộ đội, tổ công tác của ta ở một số thị trấn, thị xã và ám sát, phục kích, giết hại nhiều dân thường và cán bộ, bộ đội Không chỉ thế, chúng còn cướp súng đạn, hàng hóa, phục kích, tập kích đường giao thông, đốt phá trụ sở, nhà dân nhằm mục đích vừa phá hoại vừa gây thanh thế Hoạt động của chúng diễn ra hết sức phức tạp, gây cho ta nhiều khó khăn trong xây dựng, củng cố chính quyền mới ở vùng đồng bào dân tộc Hàng ngàn thanh niên dân tộc Chăm, Ê Đê, Ja Rai, K,Ho bị Fulro lôi kéo, cưỡng bức vào rừng theo Fulro Chính sự ngoan cố chống phá cách mạng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của lực lượng Fulro đã đẩy hàng vạn gia đình (nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số) vào cảnh ly tán, chết chóc, đau thương kéo dài suốt nhiều năm tháng

Như vậy, về bản chất thổ phỉ và Funlro giống nhau ở sự hà hơi tiếp sức của bọn ngoại bang và các thế lực phản động với mục đích chống phá cách mạng, chia rẽ, li

Trang 29

khai dõn tộc, những thủ đoạn hốn hạ và tội ỏc man rợ, tàn độc, dó man, vụ nhõn tớnh Tuy nhiờn, chỳng cũng cú những điểm khỏc nhau: về quy mụ tổ chức, về thời điểm lịch sử và địa bàn hoạt động

Túm lại, phỉ và Funlro là một nhúm người ở nỳi cao, chủ yếu là dõn tộc thiểu

số nổi loạn, chống phỏ cỏch mạng, chống phỏ chủ trương của Đảng, Nhà nước, khuấy đảo sự yờn bỡnh của dõn lành Chỳng được hỡnh thành do điều kiện thực tế ở địa phương và sự tỏc động của thế lực bờn ngoài Nền kinh tế - xó hội, trỡnh độ văn húa chung thấp kộm từ bao đời đó dỡm hàng triệu con người vào vựng u tối, mờ muội Và những thế lực phản động đó lợi dụng những khớa cạnh tiờu cực của đồng bào dõn tộc nhằm tận dụng cho ý đồ đen tối của chỳng

Trong giới hạn của luận văn, chỳng tụi chỉ tập trung nghiờn cứu về đề tài thổ phỉ trong tiểu thuyết của cỏc nhà văn tiờu biểu ở miền nỳi phớa Bắc Thổ phỉ là một trong những vấn đề cú ý nghĩa sõu sắc của một thời kỡ lịch sử của dõn tộc Đõy là thời

kỡ tiễu phỉ - thể hiện một thời kỡ lịch sử đặc biệt của cỏch mạng và khỏng chiến ở vựng cao So với cuộc cuộc chiến đấu giành quyền độc lập, tự do với kẻ thự xõm lược

từ bờn ngoài thỡ dường như cuộc đấu tranh tiễu phỉ, diệt phỉ đó cú phần phức tạp hơn Đõy là đề tài được nhiều nhà văn đề cập đến, trong đú ở miền Bắc tiờu biểu cú nhà

văn Ma Văn Khỏng với Đồng bạc trắng hoa xũe, Vựng biờn ải, Phượng Vũ với Hoa

hậu xứ Mường, Mạc Phi với Rừng động, Đoàn Hữu Nam với Thổ phỉ Cỏc tỏc

phẩm tỏi hiện những giai đoạn cỏch mạng sụi động, dữ dội của cỏc vựng dõn tộc Thỏi, Hmụng, Mường và Dao

Cỏc tỏc giả đó tỏi hiện lại một thời kỡ lịch sử của đồng bào dõn tộc thiểu số miền nỳi phớa Bắc trong cụng cuộc đấu tranh chống lại tội ỏc của bọn chỳa đất, thổ ty, phỡa tạo, lang đạo và thổ phỉ Cựng với ỏnh sỏng của cỏch mạng, đồng bào dõn tộc thiểu số

đó nhận thức đỳng đắn, đi theo ỏnh sỏng của Đảng và Bỏc Hồ, đứng lờn đấu tranh, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phỳc và sự yờn bỡnh cho quờ hương Đú là những bức tranh hiện thực lớn về những đổi thay của đồng bào dõn tộc thiểu số trong cuộc khỏng chiến chuyển mỡnh của dõn tộc

Tiểu thuyết Rừng động của Mạc Phi đi vào cỏc mặt hiện thực phức tạp của xó

hội người Thỏi trước chiến thắng Điện Biờn Phủ, tỏi hiện cuộc đấu tranh giải phúng khỏi ỏch thống trị của phỡa tạo, đế quốc và bọn thổ phỉ phản động cựng cụng cuộc

Trang 30

xây dựng cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Thái Tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa

xòe và Vùng biên ải của Ma Văn Kháng lại dựng lên bức tranh đậm chất bi tráng về

cuộc đối đầu của cách mạng non trẻ với thế lực thổ ty già cỗi, độc ác, tham lam cố hữu và cuộc tiễu phỉ phản loạn ở vùng biên ải trên mảnh đất Lào Cai anh dũng, kiên

cường Vùng biên ải đã làm sáng tỏ nguồn gốc phát sinh, sự phát triển cùng đường

hướng, bản chất của đối tượng thổ phỉ, đồng thời giải quyết hai vấn đề trung tâm của khu vực miền núi là vấn đề thổ phỉ và vấn đề dân tộc trong thời kì lịch sử có nhiều

biến động lớn lao Hoa hậu xứ Mường viết về cuộc chiến của Việt Minh chống lang đạo phản động; Thổ phỉ viết về thời kì nhiều biến động diễn ra ở các tỉnh miền núi

phía Bắc nước ta, nơi có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống những năm 50

- 60 Đây là những tác phẩm kết tinh thành tựu của các nhà văn về đề tài miền núi, mang dung lượng của những cuốn bách khoa toàn thư cung cấp lượng tri thức bộn bề

về lịch sử, xã hội, kinh tế, phong tục, tâm lí, ngôn ngữ, đặc biệt là tái hiện một thời kì lịch sử oai hùng của đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc trên mặt trận tiễu phỉ

Tiểu kết chương 1

Như vậy ta có thể nói rằng, nằm trong hệ thống đề tài phong phú, đa dạng của dòng văn học viết về dân tộc và miền núi thì thổ phỉ là một trong những đề tài được nhiều nhà văn khai phá, tiếp cận Trong số đó, các tác giả Ma Văn Kháng, Mạc Phi, Phượng Vũ và Đoàn Hữu Nam đã rất thành công trong mảng đề tài này khi tái hiện một thời kì lịch sử đau thương nhưng cũng vô cùng anh dũng, kiên cường trong công cuộc đấu tranh tiễu phỉ của đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc Các nhà văn đã không ngừng nỗ lực, tìm tòi, khám phá và là những cây bút xuất sắc có những đóng góp cho sự phát triển của dòng văn học dân tộc và miền núi nói riêng và văn học Việt

Nam nói chung

Trang 31

Chương 2 HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÚI

TRONG CUỘC ĐẤU TRANH TIỄU PHỈ 2.1 Hiện thực cuộc sống cay đắng, tủi nhục của đồng bào miền núi phía Bắc và tội ác man rợ của thổ phỉ trong những năm loạn phỉ

2.1.1 Hiện thực cuộc sống cay đắng, tủi nhục của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc

Ở miền núi phía Bắc, đại diện cho tầng lớp thống trị, cho giai cấp phong kiến là những lang đạo, phìa tạo, thổ ty và các chức dịch cũ Dưới sự câu kết giữa các thế lực phong kiến với bọn phản động và thực dân Pháp xâm lược, cuộc sống của người dân nơi rẻo cao ngày càng bị chìm sâu vào tình trạng nghèo nàn lạc hậu, bị bóc lột, áp bức tận cùng Những làng bản nghèo đói xác xơ, bị hủy diệt sự sống, những người dân lương thiện bị lôi kéo, dụ dỗ theo thổ phỉ chống lại chính quyền, chống lại đồng loại với các thủ đoạn tàn độc khiến làng bản luôn phải sống trong tình trạng lo âu, hãi hùng Đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc sống trong chế độ cai trị tập quyền, mất

quyền tự do, không có quyền sống của mình Rừng động của Mạc Phi đã dựng lên

bức tranh lớn, sinh động về đời sống của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chuyển mình chín năm của dân tộc dưới chế độ phìa, tạo cố hữu từ bao đời nay Đó là một xã hội người Thái với những phân hóa bên trong các dòng họ, các

gia đình, những bi kịch trong cơn “loạn rừng” mà mỗi người phải trải qua khi đang

hình thành xác lập quanh họ một thời thế mới Tác giả đã tái hiện sinh động trước mắt người đọc chế độ phìa, tạo, chúa đất và các chức dịch dưới quyền có quyền uy tối cao đối với nhân dân trong vùng cai quản của mình Xã hội Mường Vai - Suối Nàng phải sống trong sự kìm kẹp của phìa Sân Phìa dùng quyền lực bắt những người dân không

có ruộng phải di cư đến đất phìa để tạo thành bản “cuông nhuôốc” (bản nông nô),

suốt đời chỉ biết phục vụ gia chủ, phục vụ phìa Họ phải chịu hết đời này sang đời

khác cái tiếng oan ức “bản ăn nhờ” [27, tr 184] Sống phải giữ phép, làm ăn phải đúng lệ kiêng Những người cuông nhuôốc “vừa là thân ốc vừa là thân ngựa chạy

khắp mường, khi đứng im dệ đường thì như thân rau giền, ai dẫm cũng xong” [28, tr

58] Trong lúc “loạn rừng” nhà phìa lập sổ trâu: “Trâu thả trên núi phải dồn về

ruộng, từ con nghé mới đẻ phải đeo mõ tuốt, nó phải vẽ bùa, khắc dấu cho khỏi lẫn

Trang 32

Đếm bao nhiêu con đực, bao nhiêu con cái, bao nhiêu con nghé trình lên nhà phìa

Từ nay, nhà phìa phải trông nom trâu cho các dân bản” [27, tr 50] Thực chất đấy là

việc làm che dấu cho hành động tước đoạt của nhà phìa Dưới chế độ phìa tạo như thế, người dân vừa bị tước đoạt quyền công dân vừa bị bưng bít bởi sự nhẫn nhục và ngu muội

Phìa, tạo lập ra luật lệ, quy định riêng cho nhân dân trong vùng Chúng có quyền bắt nhân dân đi lính trong sự cấu kết với thực dân Pháp, bắt nhân dân phục dịch, nộp thuế lễ, làm kẻ ăn người ở trong nhà, là côn hướn (gia nô) từ đời này sang đời khác Phìa tạo được phép lập ban gái xòe, chuyên việc mua vui cho quan Tây Tất

cả gái mường đủ mười sáu tuổi trở lên đều có tên trong danh sách chọn gái xòe của nhà phìa Nhà phìa chỉ ngồi không, ăn chơi hưởng lạc, mọi thứ của cải trong nhà đều

do dân các mường cống nạp, từ việc cống nộp một phần con thú khi săn bắn được đến việc chạy phu trạm vất vả trên các nẻo đường dài Nhà phìa trả công cho người dân

không phải là những giá trị vật chất có thể nuôi sống bản thân họ mà là “được lĩnh sổ

thuốc lào, được xóa án, được nhận suất ruộng gánh vác” (ruộng công, người được

chia ruộng phải nộp các khoản thóc thuế, các khoản lệ mường và phải đi phu, đi lính)

[27, tr 154] Thân phận mỗi người dân chỉ là “con gà trong chuồng” [27, tr 154] của

nhà phìa thôi

Hoa hậu xứ Mường của Phượng Vũ, viết về dân tộc Mường ở Hòa Bình dưới

chế độ lang đạo và sự hỗ trợ đắc lực của bọn Quốc dân đảng Tàu Tưởng phản động Chế độ lang đạo theo hình thức cha truyền con nối, từ đời này sang đời khác Mỗi người con trong gia đình nhà lang làm lang đạo một vùng, nhân dân vùng nào thì phục dịch lang đạo vùng đó Dưới lang đạo là các ậu, ậu được chia ra nhiều thứ bậc, nhiều loại khác nhau (ậu cả, ậu nhì, ậu lam mường), cùng cai quản, chăm lo mọi công việc nhà lang Dưới sự hà hơi tiếp sức của bọn Tàu Tưởng, tổ chức Quốc dân đảng và bọn lang đạo làm nhiều điều bạo ngược, độc ác, phản động khiến cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ, nghèo khó, lạc hậu Cuộc sống đồng bào dân tộc H‟mông

(Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải) lại bị đè nặng bởi chế độ thổ ty từ bao đời

Mỗi thổ ty hùng bá một vùng, thổ ty Hoàng Văn Chao ở châu Pa Kha, thổ ty La Văn

Đờ ở châu Pha Linh, anh em thổ ty Nông Vĩnh Yêng ở châu Mường Cang Đó là chế

Trang 33

độ bóc lột tàn bạo với những luật lệ vô lí, hà khắc Người dân phải đến làm không

công cho các thổ ty, từ “cỏ ngựa, quét dọn, đập đậu, xấy đậu, đóng bao” Ông Châu chở đậu tương đi bán rồi “mua vải, muối về bán lại cho dân” nếu ai không đi, không làm thì “không được mua muối, mua vải” [13, tr 263] và những đồ dùng thiết yếu do

những ông thổ ty buôn bán Có thể thấy, đó là sự độc quyền cố hữu của các viên thổ

ty Dân không được nuôi lợn đực, muốn nuôi lợn nái phải đưa đến nhà thổ ty lấy giống, người nào dám to gan nuôi lợn đực sẽ phải chịu hình phạt đến mức trở thành

điên loạn như “Một ông già cổ thòng lọng một sợi thừng, áo chàm tơi tả, từ đâu tới

đang chạy quanh ngoài sân, miệng lặp lại tiếng kêu kinh hoàng…” [13, tr 169] Đó

là hình ảnh ông lão Pâu, từ châu khác chuyển đến, không nắm được lệ của tri châu Hoàng Văn Chao tại Pa Kha, trót nuôi một con lợn đực, bị Chao cho người thắt cổ, suýt chết Không chỉ thế, người dân nơi đây phải nộp thuế nặng nề và chịu sự o ép, quản thúc của các thổ ty khiến cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu, chìm sâu trong tăm tối

và những hủ tục lạc hậu Các thổ ty tranh giành quyền lợi, xưng bá đồ vương, gây nên cảnh nồi da nấu thịt, cuộc sống nhân dân rơi vào bế tắc, không lối thoát

Chế độ cai trị tập quyền lang đạo, phìa tạo và các thổ ty với cuộc sống vương giả như bậc vua chúa cùng những hành động độc ác, hống hách khiến cuộc sống nhân

dân càng trở nên nghèo nàn, lạc hậu Trong nhà lang (Hoa hậu xứ Mường) được chia

ra nhiều khu, mỗi khu “lúc nào cũng có mấy chục gia nhân phục dịch” [44, tr 43] từ

việc lấy củi, nấu ăn, gánh nước, vót đũa đến chăn ngựa, cắt cỏ, giã gạo Chỉ riêng việc

ăn của lang đạo Quách Lân cũng thể hiện một cuộc sống xa hoa, vương giả đến mức

nào: “Ngày ba bữa ăn ba kiểu khác nhau Một bữa theo lối Tây, một bữa theo lối dân

mường, một bữa ăn theo kiểu Tầu” Rượu uống thì “toàn rượu Tây, từ Mác-xây, Boóc-đô gửi sang, có thứ đã để mấy chục năm” Lang đạo lấy rất nhiều vợ, không

ưng ý thì đuổi đi lấy vợ khác Lang đạo quan hệ bừa bãi, hiếp đáp dân lành, con rơi con vãi khắp nơi Ngoài ra, còn bao cô gái con nhà lành phải hầu hạ, làm người trải

chăn đệm cho lang, “chán con mái này lại có con mái khác, chẳng kém gì ở trong

cung vua” [44, tr 77] Trên sàn bếp nhà lang lúc nào cũng “đầy rượu ngon, thịt quý”

Trong phòng ngủ “chăn đệm, gấm lụa trải cả xuống sàn” Bà nàng Quỳ, vợ lang Quách Lân quanh năm “dong dóng trên sàn, bụi không bám gót chân, mỗi ngày tắm

Trang 34

nước thơm mấy lần cho mát da mát thịt, đi đến đâu kẻ lạy đằng trước, người hầu đằng sau, một bước lên xe, hai bước lên ngựa…” [44, tr 13] Không chỉ mình lang có

quyền sinh, quyền sát mà con trai, con gái trong nhà lang cũng có quyền tối cao, muốn gì được nấy, buộc nhân dân phải phục vụ khi họ có nhu cầu Bến tắm, giếng tắm của các bà nàng, các nàng ả người dân không được đi qua, không được đến gần

Đó là nơi được xây cất cẩn thận với “nền giếng được lát bằng đá tảng xanh đục

phẳng lì Thành giếng được ốp bằng đá Nước trong giếng đầy đến tận miệng và trong suốt nhìn xuống tận đáy" Mỗi khi các nàng ả, bà nàng tắm, chỉ cần “cầm gáo múc nước, nhẹ nhàng như múc nước trong cái chậu bằng đá…” [44, tr 362] Dân

thường dám yêu con cái nhà lang sẽ phạm tội chết Quách Lữ, lang mường Rậm đã đánh chết một người con trai Mường khi anh này dám yêu nàng ả Xiêm em gái hắn

Hắn bắt trói người con trai xong “treo lên cây đa dưới bãi bằng rồi đánh đến chết”, xác “bị vứt ra ngoài rừng để đêm đến hổ đói ra tìm ăn” [44, tr 363] Những người

dân thường dám yêu con nhà lang phải chết khổ chết cực, chết không còn xác để cha

mẹ dựng hòn mồ

Thổ ty, lang đạo, phìa tạo là cây cổ thụ sâu rễ bền gốc, cắm rễ đâm ngọn từ trong lịch sử xa xưa, mỗi năm một nhiều cành lá Bóng nó tỏa ra bốn phương tám hướng, che rợp cả một khoảng đất rộng, làm còm cõi tất cả các sinh vật và đất đai Chỉ nhìn vào thu nhập và những lợi ích được hưởng hàng của một tri châu trong một năm cũng thấy được phần lớn nguyên nhân dẫn đến cuộc sống của người dân nghèo

khổ và lạc hậu: “Thổ ty Hoàng Văn Chao được lương mỗi năm ba trăm tạ thóc

ngoài ra chính thức được cấp công điền mười mẫu, số ruộng này quy định rõ: do dân cấy cày không cho quan châu Chao còn được cấp ba mươi trai đinh phục dịch trong nhà, được quyền lập đội gái xòe ba mươi cô.” [13, tr 160] Cuộc sống của thổ ty

vương giả như bậc vua chúa, trong dinh cơ của mỗi viên thổ ty như một quốc gia thu

nhỏ, với đầy đủ các “cơ quan”, “tổ chức” và “luật pháp”: “Trong dinh cơ của Chao

có nhà tù, phòng xử án, nơi tra vấn Luật pháp trong tay Chao, được văn bản hóa, với các điều luật chi tiết như: chó cắn seo phải chủ chó bị phạt một đồng, cắn binh thần tăng lên hai đồng Ngựa vào ruộng nhà quan, bất kể đã vặt ngọn thuốc phiện nào chưa, cứ theo lệ, phạt hai lạng thuốc và năm đồng bạc [13, tr 160] Việc làm nhà

Trang 35

cho Chao huy động đông đảo nhân dân các vùng phục dịch: “Người Mán ở làng

Nhuần ven sông Chẩy thì cứ mỗi suất đinh đóng nạp một cây gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, hoàng đàn, ngọc am” [13, tr 155] Người Xã thì lên núi, “mỗi trai tráng mức mỗi ngày một phiến đá rộng hai gang, dài bốn gang tay” [13, tr 155, 156]

Người Mèo vùng Can Chu Sử, châu Pa Kha, “trừ trẻ con dưới mười ba tuổi còn thì

đồng loạt hai tháng phục dịch việc xây cất: thồ đá, đào móng, cuốc đất, san nền…”

[13, tr 156] Sinh hoạt hàng ngày của giai cấp thống trị cũng thể hiện rõ lối sống cầu

kì, trưởng giả Chỉ riêng việc khiêng niễng trên có quan tài người nhà lang (Hoa hậu

xứ Mường) cũng phải lựa chọn kĩ càng dưới sự chỉ đạo của ậu cai nhung Chọn đủ

hai mươi tư người, bốn góc, mỗi góc sáu người “Tất cả đều phải khỏe mạnh, cao đều

như nhau Nếu là người đã có vợ thì phải là người đã có con trai, nếu chưa có vợ thì phải còn cả bố lẫn mẹ Hai mươi bốn người khiêng niễng, chia làm bốn góc, mỗi góc sáu người” [44, tr 442, 443] Họ phải tập đi tập lại với những nghi thức cầu kì, dưới

những chiếc roi song của ậu cai nhung và ậu cai xã Khi khiêng “cả bốn góc phải đều

vai, không chỗ nào cao, không chỗ nào thấp, sao cho bốn bát nước lúc nào cũng lặng như để trên sàn không trào, không đổ” [44, tr 443] Nếu góc nào lệch, các ậu cai sẵn

sàng cầm roi song quật vào đầu, vào người khiêng niễng cho tới khi nào bát nước không sóng sánh mới thôi, thậm chí đánh tới chết Có thể thấy, người dân không chỉ

bị đầy đọa, bóc lột về mặt vật chất mà cả về thể xác và tâm hồn

Tri châu các vùng tranh giành quyền lợi, lãnh thổ, khu vực làm ăn dẫn đến tình trạng luôn luôn mâu thuẫn Họ sẵn sàng dùng tay chân của kẻ dưới quyền để xử kẻ thù của mình một cách tàn bạo, dã man, không ghê tay Có nhiều hình thức xử tử, có

thể “thắt cổ”, có thể “cắt lột da trán trên đầu tội phạm, lột xuống che mắt rồi bắn” hoặc “cho ngựa kéo dọc đường” [13, tr 232] Nông Vĩnh Yêng, tri châu Mường

Cang, để trả thù cho bố đã bắt oan người dân lương thiện về làm ma tươi trong đám

ma bố mình “Y trói ông cụ cạnh quan tài bố, đặt một cái đĩa đèn lên đầu ông cụ, lửa

cứ cháy trên đầu, dầu cứ chảy nhầy nhụa xuống trán, vào mắt vào mồm ông cụ…”

[13, tr 262] Hành động điên cuồng, vô nhân tính đó đã khiến cho ông cụ người Nùng mãi mãi rơi vào tình trạng mù lòa, không nhìn thấy ánh sáng Tri châu là trụ đỡ đắc lực cho phỉ, là đồng đảng cùng phỉ, xúi phỉ đi cướp phá làm hại dân lành, mượn

Trang 36

tay kẻ bất lương đào mồ, giật mìn hài cốt của gia đình những người không cùng phe cánh làm ăn dưới quyền

Sống dưới chế độ phìa tạo, lang đạo, thổ ty, nhân dân các dân tộc thiểu số phía Bắc bị bóc lột nặng nề về vật chất, bị áp bức về tinh thần và bị bó buộc bởi những luật lệ vô lí, hà khắc khiến cuộc sống nhân dân vất vả, thiếu thốn với những hủ tục

nặng nề, lạc hậu Hàng năm, vào vụ cày cấy, dân mường trong (Hoa hậu xứ Mường)

phải thay nhau đi làm không công cho nhà lang, vào vụ thu hoạch lại đi gặt, gánh

thóc về cho nhà lang Họ bị coi rẻ, gọi là người “xín mán cán giày” (người làm lá,

làm củi) cho nhà lang Mỗi năm, quan lang và quan công sứ đều đi săn trên các mường trên cao vài ba lần Có lần đi vài người, có lần đi vài chục người Nếu lang và

các quan công sứ bắn không trúng thì đã có người dân “bắn cho rồi khiêng con thú

đặt dưới chân quan để mọi người thấy rõ tài bắn của ngài” Để thỏa mãn các nhu cầu

ăn chơi của quan lang và quan công sứ, người dân các mường còn phải “làm cáng

khiêng quan đi chơi trong rừng, đi tắm ngoài mỏ nước” Gái đẹp các mường phải lên

tận nơi “hầu chăn đệm cho quan” [44, tr 239] Săn được một con vật đều phải cống nộp một phần cho thổ ty, lang phìa: “Con gấu bắn được trong rừng, cái mật và hai

chân trước là của quan Bắn được con hổ, thì tất nhiên phải nộp bộ xương và bộ da

Cố tình lờ đi là phạm trọng tội” [13, tr 160] Hoặc là “phải biếu lang một vai liền xương bả” Nếu dân thường vô tình săn bắn phạm vào vùng đất cai quản của lang thì

phải mất “một bò hoặc một lợn tạ lỗi với lang” Lệ nhà lang định như thế hàng nghìn năm, nếu “không tuân theo lệ ấy chỉ có chết”, nếu không cũng bị lang “đuổi ra khỏi

mường, sống ăn mày nơi mường lạ” [44, tr 85] Những bằng chứng ấy cho thấy

“thượng ngọn cây hạ ngọn cỏ” trong nhân gian đều thuộc quản lí của thổ ty, lang, phìa Điều đó có thể lí giải vì sao đời sống nhân dân khổ cực, vì sao dân Mường lại sợ

lang hơn cả vua trời Khi gặp đoàn người, ngựa nhà lang dọc đường, người dân “sợ

hãi, nép vào bụi rậm không dám ló mặt”, vì “người nhà quan, ngựa nhà quan, ai dám đứng xem” [44, tr 8] Khi Tết đến, dân mường phải đi lấy lá, lấy củi phục dịch nhà

lang gói bánh Tết Khi lang cho về thì “Tết đã qua rồi, chẳng biết chén rượu ngay Tết

nồng hay đắng” Nhà lang ăn Tết xong, dân mường lại phải đến “dọn lá bánh, dọn xương cho nhà lang sạch đẹp” Nếu không lấy lá, lấy củi thì phải làm cỗ biếu lang

Trang 37

Nhà giàu thì “một mâm hàng trăm đĩa chất đầy năm tầng đủ các món ăn ngày Tết”, nghèo cũng phải “một mâm năm chục đĩa” [44, tr 232] những thức ăn ngon nhất

Nhưng người dân nghèo, quanh năm chủ yếu ăn củ nâu, củ vớn, mâm cơm cúng tổ tiên còn không có đành chấp nhận thân phận tôi tớ, hầu hạ phục dịch

Lang đạo có quyền đề ra những luật lệ rất vô lí, tốn kém, buộc nhân dân phải tuân theo Nếu không tuân theo là phạm trọng tội Khi nhà lang có việc tang, dân các

khuê bản, mỗi nhà phải đóng góp “trâu một con, lụa mười thước, vải trắng hai mươi

thước, gạo một nồi, hương mười thẻ, rượu một chum để cúng ma và tiếp đãi tân khách Nếu không có trâu thì thay bằng một bò cùng với hai đôi gà thiến, không có

bò thì thay bằng hai lợn năm mươi chít và một đôi gà [44, tr 475, 476] Nhà nào

cũng phải cắt tóc để tang lang ba năm y như để tang bố mẹ đẻ Trong ba năm đó,

“dân các khuê bản không được dựng vợ gả chồng, không được vui chơi hội hè, không

được hát thường, hát rang, không được xắc bùa và làm nhà mới” [44, tr 476] Thổ ty

Hoàng Văn Chao (Đồng bạc trắng hoa xòe) còn đưa ra quy định: “Mỗi năm, mỗi nhà

dân trong châu phải góp cho nhà quan một cân thóc, một cân gà, gọi là gà thóc, gà khách, ai không nộp, phạt gấp đôi… Cố tình lờ đi là phạm trọng tội Phạm trọng tội

là những kẻ dám nuôi lợn đực trong nhà.” [13, tr 160] Hoàng Văn Chao có quyền

cấm tất cả dân chúng trong vùng, không ai được phép nuôi lợn đực Nghĩa rằng là lợn cái của bàn dân thiên hạ muốn sinh đẻ thì chỉ còn có cách đưa đến nhà quan châu với

điều kiện trả công sức con lợn đực “một đồng bạc và nửa số lợn con mới đẻ cho nhà

quan” [13, tr 160] Có thể nói các thế lực cai trị tập quyền bóc lột người dân đến kiệt

cùng Điều đó khiến cuộc sống của họ ngày càng rơi vào lạc hậu, thiếu thốn, nghèo đói và bế tắc

Cuộc sống của nhân dân các dân tộc thiểu số phía Bắc không chỉ chịu sự đàn

áp, bạo hành và sự bóc lột tận cùng về vật chất, thể xác và tinh thần mà bản thân họ còn mất quyền tự do, không có quyền quyết định cuộc sống của mình, bắt buộc đi lính phục dịch cho những âm mưu đen tối của nhà phìa

Sống trong chế độ phìa tạo, Tòng Thị Lả (Rừng động) sinh ra đã là côn hướn

(gia nô) kế nghiệp cha mẹ cho nhà phìa, một loại người hoàn toàn không có quyền công dân Cô không có quyền được sống cho mình, cho gia đình mình Người côn

Trang 38

hướn khi bố mẹ mất “không được khóc bố mẹ Côn hướn không được có bố mẹ, trên

vai trên lưng côn hướn chỉ có chủ nhà thôi” [27, tr 128] Lớn lên “Lả đẹp như một bông hoa rúc trong bụi” [27, tr 117] Chính vì đẹp nên phìa đã cướp đi đời con gái

của cô Để thỏa mãn lòng ghen tuông, mụ chủ phìa bắt Lả làm trò tiêu khiển cho bọn lính Đối với cô, đó là những ngày đau đớn, khủng khiếp, bị hành hạ cả về thể xác và

tâm hồn, không bao giờ có thể quên được: “Quan lính chồm lên chồm xuống như cả

đàn chó Không có đêm ngày Không có giấc ngủ” Lả cảm thấy “không còn đời người, chỉ còn cái xác nhũn chưa chết không biết tại sao chưa chết” [27, tr 118] Khi

trở lại nhà Phìa, Lả chỉ còn là cái xác không hồn “reo rớt như cái rải khoai” [27, tr

118] Thế nhưng mụ Phìa vẫn chưa thỏa lòng ghen tức, mụ rắp tâm bán Lả cho thằng chột vừa mãn lính để vớt vát vài đồng bạc cuối cùng Chẳng đừng, cô phải bám rừng

chạy trốn, trôi dạt đến tận bản Suối Nàng trên cao - bản cuông nhôốc - bản ăn nhờ

nhà phìa để neo đậu, nương thân

Bị nhà phìa cướp ruộng công làm ruộng tư, ông Tao Văn Xương (Rừng động) -

một người dân Thái hiền lành, chất phác, ngay thẳng phát kiện nhà phìa Nhưng việc

làm của ông chỉ như “muỗi đốt ngà voi” Khi gia sản không còn gì, phải vét đến cả mái gà nằm ổ, mái tóc ông bạc trắng, nhà phìa liền “gí vào tận mắt tờ văn từ giả mạo

bắt từ nay phải gọi số ruộng nó chiếm láo là Nà Sự (ruộng mua) thì người ta chỉ còn mong mỏi có mỗi một điều: ông Xương còn lê được thân về!” [27, tr 144] Con trai

ông Xương là Ón, là con trai một trong gia đình nhưng “bỗng có lệnh gọi lính, tên Ón

viết ngay trên đầu tờ sức” [27, tr 147] Ón yêu một cô gái cùng bản nhưng do mưu ác

nhà phìa, không cho lấy nhau Ón uất ức giết phìa không thành rồi tự tử Nhà phìa

không cho làm ma Ón vì “Ón phải tội nặng Một tội trốn lính, hai tội giết người” Muốn chôn cất thì “bố nó phải kí giấy xin đứng tội thay nó, nếu không, phải để xác

nó phơi bãi cỏ mời quan xử án Mường Lay vào xử” [27, tr 151] Ông Xương chấp

nhận yêu cầu “chịu án phạt nửa năm tù ngồi thế tội cho đứa con chết” [27, tr 152]

Ra tù, nhà Phìa bắt ông chạy trạm Nhà phìa trả công chạy trạm thư cho ông bằng “sổ

thuốc lào, lại được xóa án, được nhận lại suất ruộng gánh vác” (ruộng công, người

được chia ruộng phải nộp các khoản thóc thuế, lệ mường và phải đi phu, đi lính) [27,

tr 154] Có thể nói, người dân dưới chế độ phìa tạo bị áp bức đủ đường, không có quyền sống cho riêng mình, không có cuộc sống của con người bình thường

Trang 39

Nậu (Hoa hậu xứ Mường) đẹp rạng rỡ như “hoa bông trăng” nhưng cuộc đời,

số phận khổ cực vô cùng Tại bố mẹ Nậu “không sinh con trai nên bị lang thu lụt

phải tan tác nhà cửa” (những người không có con trai kế nghiệp bị lang tịch thu tài

sản) Gia đình tan tác, bố chết, mẹ bị bắt về nhà lang làm người ở, Nậu cũng phải vào

đó theo mẹ Công việc chính của Nậu là “xay lúa giã gạo, đi lấy nước, đi kiếm rau” [44, tr 121], khi màn đêm buông xuống thì “ngủ ngay dưới chân cối xay giã” Ngày ngày làm việc quần quật từ sáng cho đến tối khuya nhưng nửa đêm “bà nhì, bà ba

muốn tắm, Nậu lại phải ra suối lấy nước mó (nước mạch từ trong lòng đất phun lên)

về cho các bà ngồi trên sạp dội mình cho mát” [44, tr 122] Nậu xuống châu làm đọi

ún (trông trẻ) cho bà nàng Quỳ, bị quan tri châu vùi dập ngay trong“đêm thứ hai

bước chân đến dinh tri châu Năm ấy Nậu mới mười sáu tuổi…” [44, tr 123] Từ đó

Nậu vừa là người trông trẻ, vừa là người hầu chăn đệm cho quan châu Quách Lân Cô phải chịu sự ghen tuông, bức hại đáng ghê tởm dưới bàn tay sắp xếp của bà nàng Quỳ

- vợ quan châu, “đêm đến bọn kí lục trong dinh tri châu, bọn cai hầu, bọn lính khố

xanh mò đến, năm đứa, mười đứa thi nhau hãm hiếp Nậu” [44, tr 133] Đêm nào

cũng vậy, khi “lang đẩy Nậu ra thì đã quá nửa đêm” Khi Nậu vừa đặt chân xuống sàn thì “gã cai hầu đã mò vào màn Nậu Hắn chồm lên người Nậu như chó đói Hắn

hành hạ Nậu đến canh hai, canh ba, tới khi Nậu thiếp đi như người chết” Nếu không

phải “gã cai hầu thì gã tài xế lại mò đến” [44, tr 119] Bóng đêm hãi hùng trùm lên

đời Nậu bao nhiêu tháng ngày Cô muốn bỏ chạy, muốn kêu thét lên, muốn thoát khỏi cuộc sống ô nhục đó nhưng Nậu chỉ như con chim trong lồng, không có quyền sống, không có quyền tự do

Như vậy, chúng ta thấy cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc dưới chế độ cai trị phong kiến có sự câu kết cùng bọn phản động, bọn thổ phỉ và thực dân Pháp là những chuỗi ngày chìm trong đau đớn, tủi nhục Họ không chỉ bị bọn thổ ty, lang đạo, phìa tạo ép buộc phục dịch, bóc lột đến tận xương tủy, phải chịu sưu thuế nặng nề mà còn phải chịu sự o ép trong những luật lệ hà khắc, vô lí, không có quyền

tự do, không có quyền làm người Họ bị bóc lột cả về thể xác và tâm hồn

2.1.2 Hiện thực tội ác của thổ phỉ

Cuộc sống nơi rẻo cao xa xôi với nhiều hủ tục lạc hậu và sự bá chiếm hoành

hành của các thế lực thống trị miền núi ăn sâu bám rễ lâu đời Các thế lực này được

Trang 40

tiếp sức bởi sự giúp đỡ đắc lực của thực dân Pháp và bọn phản động Quốc dân đảng Chúng tương trợ nhau về lực lượng, mưu mô và vũ khí cùng quyền hành nhằm nhiều mục đích khác nhau trên mỗi mảnh đất nơi miền biên giới địa đầu tổ quốc Chúng dùng tiền, quyền hành dụ dỗ, mua chuộc, kích động và điều khiển những người dân tộc có bản tính hung hăng, kém hiểu biết, u mê, ham tiền bạc, quyền lực cầm vũ khí chống phá lại cách mạng, tìm mọi cách chống phá nhằm giành chính quyền từ tay Việt Minh Dùng mọi hành động đe dọa, trấn át, chém giết và bóc lột nhân dân trong vùng Đó chính là bọn thổ phỉ, con đẻ của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc và bọn thống trị miền núi

Các tác giả Ma Văn Kháng, Phượng Vũ, Mạc Phi và Đoàn Hữu Nam không chỉ phản ánh hiện thực về cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc, những tội

ác của bọn chúa đất, phìa tạo, lang đạo, thổ ty và bọn phản động quốc dân đảng mà còn tái hiện sinh động, rõ nét những tội ác của bọn thổ phỉ u mê, mông muội, khát máu, cuồng vọng nơi núi rừng xa xôi Đó là một thế giới thổ phỉ tối tăm đầy quỷ ác

và tàn bạo, thú tính và man rợ Đằng sau là sự trợ giúp đắc lực về lực lượng, vũ khí, lương thực thực phẩm và sự cổ vũ tinh thần của thực dân Pháp và bọn phản động Trong số những tên thổ phỉ độc ác, man rợ, nổi bật là kẻ đứng đầu như thủ lĩnh

Triệu Tá Sắn (Thổ phỉ), Châu Quán Lồ, Giàng A Lử (Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng

biên ải)

“Vua” Triệu Tá Sắn nổi tiếng trong việc ăn uống, chơi bời theo kiểu thổ phỉ:

“Sắn tự tay rạch một tảng ba chỉ, tự tay thái mỏng, bóp chanh, gừng, thính rồi cứ thế

nhắm rượu” Đi săn bắn được thú rừng thì “mổ tại rừng rồi xẻo ngay buồng tim, lá gan ăn sống… cầm ống nứa non vót nhọn xiên mạnh vào đùi con vật… vừa thổi vừa

ăn, máu chảy ròng ròng trên tay, trên cổ” [21, tr 71, 72] Về chơi bời gái gú, hắn còn

hơn cả loài mãnh thú với “hàng chục cuộc giao hoan mỗi ngày” [21, tr.72] Y cũng

tự biết đắp lên mình vòng hào quang và màn sương huyền ảo “vua người Dao” để

đánh lừa bàn dân thiên hạ u mê Y là loại có chí lớn Một loại kẻ thù ghê gớm của nhân dân, của cách mạng

Dưới quyền thủ lĩnh là một tổ chức có hệ thống, có quy mô và nhiệm vụ rõ

ràng: “Tướng Bàn Vần Sing - người hiểu rộng biết nhiều, biết nhiều, đánh trận giỏi,

có uy tín với dân chúng, cử làm Chủ tịch Mặt trận Thủ lĩnh Lò Văn Chung - Người

Ngày đăng: 02/11/2014, 22:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐH Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb ĐH Quốc gia
Năm: 1999
2. Gia Dũng (2010), Một thế kỷ văn thơ Lào Cai, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một thế kỷ văn thơ Lào Cai
Tác giả: Gia Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội nhà văn
Năm: 2010
3. Hà Minh Đức (1993), Lí luận văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1993
4. Lại Giang (1978), Rừng động - một đóng góp mới vào văn học miền núi, Báo Văn nghệ, số 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng động - một đóng góp mới vào văn học miền núi
Tác giả: Lại Giang
Năm: 1978
5. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
6. Cao Thị Hảo - Ngô Quốc Tuấn (2013) - Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam, Tạp chí Khoa học & công nghệ, ĐH Thái Nguyên, số 3/2013, Tr. 115 - 119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam
7. Trần Bảo Hưng (1984), Ma Văn Kháng với tiểu thuyết „Vùng biên ải”, Báo Tiền phong, ngày 22 - 25 tháng 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ma Văn Kháng với tiểu thuyết „Vùng biên ải”
Tác giả: Trần Bảo Hưng
Năm: 1984
8. Trần Bảo Hưng (1995), Thai nghén tác phẩm - Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thai nghén tác phẩm
Tác giả: Trần Bảo Hưng
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1995
9. Tô Hoài (1999), Truyện Tây Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Tây Bắc
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1999
10. Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vợ chồng A Phủ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
11. Cầm Thị Lệ Hương (2005), Giá trị tiểu thuyết Rừng động của Mạc Phi trong văn xuôi về đề tài miền núi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tiểu thuyết Rừng động của Mạc Phi
Tác giả: Cầm Thị Lệ Hương
Năm: 2005
12. Quý Khanh (1976), “Rừng động”- Một tác phẩm về đồng bào miền núi, vùng lên trong những ngày Cách mạng tháng Tám, Báo Nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng động”- Một tác phẩm về đồng bào miền núi, vùng lên trong những ngày Cách mạng tháng Tám
Tác giả: Quý Khanh
Năm: 1976
13. Ma Văn Kháng (1996), Đồng bạc trắng hoa xòe - Tiểu thuyết - NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng bạc trắng hoa xòe -
Tác giả: Ma Văn Kháng
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 1996
14. Ma Văn Kháng (2001), Vùng biên ải - Tiểu thuyết - NXB Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vùng biên ải
Tác giả: Ma Văn Kháng
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2001
15. Phong Lê (1998) - Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại - NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
16. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2001
17. Phong Lê (2009), Đến với tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến với tiến trình văn học Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2009
18. Phương Lựu chủ biên (2003), Lý luận văn học, NXB GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Phương Lựu chủ biên
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2003
19. Dương Thị Hồng Liên (2008), Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kì đổi mới, Luận văn Thạc sĩ văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kì đổi mới
Tác giả: Dương Thị Hồng Liên
Năm: 2008
20. Nguyễn Đăng Mạnh (1995), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w