Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 95 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
95
Dung lượng
435,5 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGÔ THỊ NHẠN QUANNIỆMVỀNGHỀVĂNCỦAMỘTSỐNHÀVĂNVIỆTNAMHIỆNĐẠILUẬNVĂNTHẠC SĨ NGỮVĂN VINH - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGÔ THỊ NHẠN QUANNIỆMVỀNGHỀVĂNCỦAMỘTSỐNHÀVĂNVIỆTNAMHIỆNĐẠI Chuyên ngành : Lí luậnvăn học Mã số: 60.22.32 LUẬNVĂNTHẠC SĨ NGỮVĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. HOÀNG MẠNH HÙNG Vinh, 2011 MỤCLỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong truyền thống văn chương khu vực Đông Á (Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản) văn chương chưa từng được quanniệm là mộtnghề tồn tại tự thân. Từ rất sớm văn chương tồn tại trong sự hỗn nguyên của nhiều thể loại khác như: sử, triết,… dần dần văn chương trở thành một loại hình tồn tại độc lập. Tuy nhiên kể cả khi văn chương trở thành một loại hình độc lập đi chăng nữa thì nghềvăn chưa bao giờ là mộtnghề mang tính chuyên nghiệp với đầy đủ tiêu chí và ý nghĩa của nó. Văn làm ra để “thoả chí” để “tải đạo” để truyền tụng đọc chơi. Tóm lại, nghềvăn chưa từng xuất hiện trong truyền thống văn chương khu vực. Nghềvăn chỉ xuất hiện khi có sự thâm nhập của nền văn hoá phương Tây vào ViệtNam và ảnh hưởng củavăn học, văn hoá phương Tây đối với ViệtNam cùng với sự hình thành và phát triển của các đô thị mới dẫn đến sự hình thành mộtnghề được gọi là nghề văn. Rõ ràng sự hình thành nghềvăn trong quanniệmcủa các nhàvănViệtNam giai đoạn này từ góc độ nghề nghiệp là sản phẩm của sự giao thoa Đông Tây. Sản phẩm này có đặc tính là các nhàvănViệtNamhiệnđại ý thức rõ văn chương không còn đơn thuần là đọc chơi, là một thú tiêu khiển, là một nghiệp nữa mà văn chương là mộtnghề nghiệp mà ở đó nhàvăn có thể dành trọn cả đời mình cho nghề, theo nghĩa “sinh ư nghệ tử ử nghệ”. Rõ ràng sự xuất hiện “nghề văn” trong đời sống văn hoá tình thần dân tộc để lại nhiều ý nghĩa đáng quan tâm. Với văn học, nó đánh dấu sự chuyên nghiệp củavăn chương ViệtNam trong tiến trình hiệnđại hoá văn học dân tộc, với văn hoá và tình thần người Việt, lộ trình chuyên nghiệp và phân hoá sâu trong đời sống tinh thần dân tộc từng bước rõ nét hơn. Vì vậy, tìm hiểu quanniệmvềnghềvăncủa các nhàvănViệtNamhiệnđại có ý nghĩa lớn đối với việc tìm hiểu tiến trình hiệnđại hoá văn học dân tộc, tìm hiểu thêm được những quy luật và ý nghĩa trong giao thoa văn hoá Đông Tây. 1.2. Việc xem sáng tác văn chương là một nghề, lấy xây dựng sự nghiệp văn chương là lẽ sống, tùy hoàn cảnh riêng của từng người, từng thời điểm họ phấn đấu trở thành nhàvăn chuyên nghiệp. Hơn bao giờ hết cộng đồng người viết này nhận thức dầy đủ, sâu sắc vềnghề văn, về ý nghĩa xã hội hay các chức năng của sáng tác văn học về giá trị tinh thần cũng như vật chất, về vinh quang và cay đắng mà tác phẩm, sự nghiệp văn chương có thể mang lại. Xuất phát từ những quan niệm, nhận thức vềnghềviếtcủa các nhàvănhiệnđại đã tác động mạnh mẽ đến sáng tác của họ. Đó chính là lý do trực tiếp để các nhàvăn có mộtsố bài nói vềnghềviết sâu sắc và cho đến nay vẫn còn giá trị như: Nguyễn Tuân (1986) Chuyện Nghề, Nguyễn Đình Thi (1964) Công việc của người viết tiểu thuyết, Nguyên Hồng (1971) Bước đường viếtcủa tôi, Nguyễn Minh Châu (1994) Trang giấy trước đèn… 1.3. NhàvănViệtNamhiệnđại và quanniệmvềnghềvăncủa họ trưởng thành trong tiến trình hiệnđại hoá văn học dân tộc nhưng nằm gọn trong thời kỳ đất nước bị ngoại bang bảo hộ và đô hộ. Quanniệmvềnghềvăncủa các nhàvănViệt Nam, đặc biệt là giai đoạn sau năm 1945 có một đặc điểm hết sức đáng lưu tâm là ảnh hưởng củaquan điểm vănnghệ phục vụ đất nước phục vụ cách mạng chi phối đậm nét. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Viếtvềvấn đề nghềvăncủa các nhàvănViệt Nam, nhiều tác phẩm đã đề cập đến như: Hoài Thanh, Hoài Chân (1942), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. Cuốn sách này vấn đề nhà phê bình đề cập đến vẫn là thể loại và sự biểu đạt ngôn ngữ phong phú của các nhà thơ, quanniệmvề “nghề văn” có nói đến nhưng chưa rõ nét. Nguyễn Đình Chú trong Phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam, khi so sánh hai phạm trù văn học trung đại và hiệnđại trên 12 yếu tố ngoài (gián tiếp, trực tiếp), yếu tố trong, đã nhấn mạnh nét khác biệt: Văn học trung đại “văn chương chưa phải là một thứ hàng hóa, viếtvăn chưa phải là một nghề, chưa có nhuận bút” còn văn học hiệnđại “ văn chương trở thành một thứ hàng hóa, viếtvăn trở thành một nghề, mẫu nhàvăn chuyên nghiệp ra đời”. Trong Mấy vấn đề phê bình và lý thuyết văn học, Nxb Văn mới Califomia.), Nguyễn Hưng Quốc đã quả quyết xem tính chất chuyên nghiệp là một trong ba đặc điểm quan trọng củavăn học hiệnđại trong sự đối lập với văn học trung đại. Theo nhà nghiên cứu này, trong khi văn chương trung đại có “tính chất nghiệp dư”, thì văn chương hiệnđại có “tính chất chuyên nghiệp, đặc tuyển”. Nguyễn Thành Thi, “Chuyên nghiệp hóa hoạt động sáng tác một đòi hỏi tất yếu của cuộc sống”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 4/2010. Trong bài viết này ông đã nhấn mạnh “Tính chuyên nghiệp” ở người viếtvăn biểu hiện ở mấy tiêu chí sau: a) Xem sáng tác văn chương là một nghề, có ý thức sâu sắc, đầy đủ vềnghề và có năng lực chuyên môn trong hành nghề; b) Có một sự nghiệp văn chương sáng tác với ý thức và các bài bản chuyên nghiệp; c) Có nguồn thu nhập chính là từ các ấn bản văn học. Vương Trí Nhàn (2002), Cây bút, đời người, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. Trong tập sách này ông bàn nhiều đến các nhàvănViệtNamhiệnđạivềvăn chương và nghềvăn nhưng chủ yếu vẫn là chân dung các nhàvăn chưa đi sâu nghiên cứu vềquanniệm “nghề văn” của các nhàvănViệtNamhiện đại. Như vậy, đã có người trực tiếp hay gián tiếp nói đến nghề văn. Đáng chú ý hơn cả trong mộtsố công trình nghiên cứu hay giáo trình lịch sử văn học và khoảng vài năm gần đây, có mộtsốnhà nghiên cứu, ở mức độ khác nhau, nhấn mạnh; việc xem sáng tác văn chương như là mộtnghề là nét mới củavăn học hiệnđạiso với văn học trung đại, thậm chí xem tính chất chuyên nghiệp hay phi chuyên nghiệp như là một đặc điểm khu biệt quan trọng giữa hai phạm trù văn học hiệnđại và trung đại. Các bài viết này đều xuất phát từ kết quả phân tích, so sánh hai thời đạivăn học, vừa có cơ sở lí luận vừa có cơ sở thực tiển. Nó không chỉ cho thấy sự khác biệt mà quan trọng hơn còn cho thấy tính tất yếu củavận động văn học. Tuy nhiên những công trình trên một mặt chỉ là những bài viết nhỏ, hoặc những tác phẩm trực tiếp dùng lý luận… chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện vềquanniệmvềnghềvăncủa các nhàvănViệtNamhiệnđại như cách đặt vấn đề của chúng tôi. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Văn học ViệtNamhiệnđại giai đoạn này xuất hiện nhiều nhàvăn lớn vừa có ý thức sáng tác vừa có ý thức tổng kết kinh nghiệp vềnghềviếtvăncủa mình, trong đó chúng ta quan sát thấy mộtsố tác giả lớn tiêu biểu như: Nguyễn Tuân (1986), chuyện nghề, Nxb Tác phẩm mới. Nguyễn Đình Thi (1969) Công việc của người viết tiểu thuyết. Nxb Văn học. Nguyên Hồng (1971) Bước đường viếtvăncủa tôi, Nxb Văn học. Nguyễn Minh Châu (20020, Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội. Ngoài ra còn có Tô Hoài, Nam Cao… đều có những trang viết hoặc những ý tưởng lý luậnvềnghề văn. Phạm vi tư liệu trên đây cùng với mộtsố những dẫn chứng củanhàvănViệtNamhiệnđại khác đủ để có thể dựng lại diện mạo quanniệmvềnghềvăncủa các nhàvănViệtNamhiện đại. 4. Mục đích nghiên cứu Thông qua tìm hiểu quanniệmvềnghềvăncủa các nhàvănViệtNamhiện đại, chúng tôi đi đến khẳng định có mộtquanniệmvềnghềvăncủa các nhàvănViệtNamhiệnđại mà trong truyền thống chưa từng xuất hiện. Sự xuất hiệnquanniệmvềnghềvăncủa các nhàvănViệtNamhiệnđại khẳng định tính hiệnđạicủa tiến trình hiệnđại hoá văn học dân tộc, đồng thời trên cơ sở chỉ ra những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quanniệmvềnghềvăncủa các nhà văn. Đặc biệt, quanniệmvềnghềvăn là cơ sở để chỉ ra sản phẩm văn chương của các nhàvănViệtNamhiệnđại là sản phẩm từ chính những quanniệm này. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luậnvăn người viết sử dụng các phương pháp cơ bản sau - Phương pháp phân tích - Phuơng pháp so sánh - Phương pháp thống kê - Phương pháp tổng hợp Tất cả những phương pháp trên đây được sử dụng linh hoạt và tương hỗ cho nhau trong tiến trình triển khai vấn đề. 6. Đóng góp củaluậnvănLuậnvăn góp một tiếng nói vào việc khẳng định đã có và tồn tại mộtquanniệmvềnghềvăn đã được phát biểu thành lý thuyết và tổng kết thành lý luận trong thực tiễn sáng tác. Luậnvăn góp phần khẳng định tiến trình hiệnđại hoá văn học dân tộc từ sự hình thành quanniệmvềnghềvăncủa các nhàvănViệtNamhiện đại. 7. Cấu trúc củaluậnvăn Ngoài mở đầu và kết luận, luậnvăn gồm ba chương Chương 1. Giới thuyết những quanniệmvăn chương và nghềvăn trong lịch sử văn học ViệtNam Chương 2. Nhận thức của các nhàvănViệtNamhiệnđạivề thế giới quan, tài năng và vốn sống, cách viết, ngôn ngữ, thể loại Chương 3. Những tổng kết lí luậnvềnghềvăn và ý nghĩa của nó đối với tiến trình văn học ViệtNamhiệnđại . quan niệm về nghề văn của các nhà văn Việt Nam hiện đại, chúng tôi đi đến khẳng định có một quan niệm về nghề văn của các nhà văn Việt Nam hiện đại mà trong. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGÔ THỊ NHẠN QUAN NIỆM VỀ NGHỀ VĂN CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Chuyên ngành : Lí luận văn học Mã số: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ