1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Học thuyết tam quyền phân lập và sự vận dụng vào tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước việt nam hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

94 3,1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 502 KB

Nội dung

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đạihội VI ĐCSVN khởi xướng, với mục đích phục vụ nhiệm vụ cấp bách mà Đảngvạch ra là: tăng cường bộ máy Nhà nước, cải tiến tổ chức

Trang 1

LờI CảM ƠN

Trong quá trình hoàn thành khóa luận, ngoài sự nỗ lực

của bản thân, ngời viết đã nhận đợc sự quan tâm, giúp đỡ

của các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là sự hớng dẫn, dẫn

dắt chu đáo, nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Văn Đại

-ngời trực tiếp hớng dẫn tôi hoàn thành khóa luận.

Với tình cảm chân thành, cho phép ngời viết đợc gửi

lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là

thầy giáo Nguyễn Văn Đại.

Do trình độ, kiến thức của ngời viết còn hạn khoa học

nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhân

đợc lời góp ý của thầy cô giáo và các bạn.

Trang 2

PHÂN LẬP” VÀ SỰ VẬN DỤNG GIÁ TRỊ NỘI DUNG HỌC

THUYẾT VÀO TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY

NHÀ NƯỚC TƯ SẢN

6

1.1 Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết

1.1.1 Giới thiệu khái quát về nhà tư tưởng chính trị vĩ đại Montesquieu

6

1.1.2 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết “tam quyền phân lập”

9

1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết “tam quyền phân lập” 11

1.2 Nội dung cơ bản của học thuyết “tam quyền phân lập” về tổ chức

và hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung

1.3 Vận dụng nội dung của học thuyết “tam quyền phân lập” để xây

Trang 3

1.3.1 Sự vận dụng chung ở các mô hình Nhà nước Tư sản

Chương 2: VẬN DỤNG HỌC THUYẾT “TAM QUYỀN PHÂN

LẬP” ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

33

2.1.1 Tính tất yếu khách quan về sự ra đời của Nhà nước XHCN 33

2.1.2 Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền – quy luật phát triển của

Nhà nước XHCN

35

2.1.3 Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy

2.2 Vận dụng học thuyết “tam quyền phân lập” trong tổ chức và hoạt

2.2.1 Một số tư tưởng cốt lõi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về

2.2.2 Nguyên tắc thống nhất quyền lực và phân công, phối hợp giữa

các quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta 522.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước ở Việt Nam hiện nay

60

2.3 Những vấn đề tồn tại và giải pháp trong việc xây dựng Nhà nước

pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay

Trang 4

Có thể nói trong lịch sử các học thuyết chính trị của nhân loại, các học thuyết

về Nhà nước luôn giữ vị trí quan trọng nhất Trong các học thuyết ấy thì học thuyết

về quyền lực Nhà nước, về việc tổ chức và thực hiện quyền lực giữ vị trí cơ bản vàtrọng yếu, chúng bao giờ cũng để lại dấu ấn trong các thể chế chính trị nhất định

Vì vậy, nghiên cứu lịch sử các học thuyết chính trị mang lại một ánh sáng cần thiếtcho việc nghiên cứu nền chính trị và các thể chế chính trị đương đại

Học thuyết phân chia quyền lực Nhà nước có mầm mống xa xưa trong lịch sử,

từ thời cổ đại Chúng ta có thể tìm thấy những nét đại cương của nó trong tổ chức

và hoạt động của bộ máy Nhà nước Hy Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại, trong các quanđiểm chính trị của Aristote, Polybe Sau đó, học thuyết này được các nhà tư tưởng

tư sản thế kỷ XVII – XVIII, điển hình là John Locke và Montesquieu kế thừa, pháttriển và hoàn thiện nó, coi đó là cơ sở bảo đảm quyền lực nhân dân và chống chế

độ độc tài, chuyên chế Montesquieu phát triển một cách toàn diện học thuyết phânquyền và sau này khi nhắc tới học thuyết “tam quyền phân lập” là nhắc tới tên tuổicủa ông Nó được áp dụng trong việc tổ chức bộ máy Nhà nước của nhiều nước trênthế giới ở các mức độ khác nhau, được ghi nhận một cách trang trọng trong các bảnTuyên ngôn và Hiến pháp của một số nước Thậm chí, có nước đã coi phân quyền lànguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy Nhà nước của mình Đó chính là sự thừanhận và khẳng định giá trị của học thuyết “tam quyền phân lập” trong thực tế.Tuy vậy, trong một thời gian khá dài, ở nước ta cũng như ở các nước XHCNkhác, học thuyết này không được chú trọng nghiên cứu và đánh giá đúng giá trị, vì

nó bị coi là tư tưởng của giai cấp tư sản Việc tổ chức của bộ máy Nhà nước ở

Trang 5

những nước gần như rập khuôn theo mô hình Nhà nước Liên Xô và sự phân quyềnhầu như bị phủ nhận Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đạihội VI ĐCSVN khởi xướng, với mục đích phục vụ nhiệm vụ cấp bách mà Đảngvạch ra là: tăng cường bộ máy Nhà nước, cải tiến tổ chức và hoạt động để nâng caohiệu quả quản lý của nó, học thuyết “tam quyền phân lập” đã được quan tâmnghiên cứu để hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của nó và để vận dụng vào việc tổ chức bộmáy Nhà nước ta ở mức độ phù hợp

Do đó, bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 1992 tổ chức theo tinhthần: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽgiữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và

tư pháp” Quản lý Nhà nước bằng pháp luật được tăng cường Dân chủ XHCNđược mở rộng, ổn định chính trị được giữ vững Đó là kết quả ban đầu của quátrình đổi mới nhận thức của chúng ta và chính vì vậy mà phương hướng cải cách tổchức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta như trên được ghi nhận lại trong Báocáo chính trị tại Đại hội Đảng IX là: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới

sự lãnh đạo của Đảng”

Mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của

bộ máy Nhà nước theo mục tiêu ấy được Đảng và Nhà nước ta khẳng định trongnhững văn kiện quan trọng nhất của đất nước Đó là mục tiêu hoàn toàn đúng đắn

và phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại - xu thế phát triển dân chủ và tiến bộ xãhội Với mong muốn góp phần vào công cuộc hoàn thiện xây dựng, tổ chức và hoạt

động của bộ máy Nhà nước ta, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Học thuyết “tam quyền phân lập” và sự vận dụng vào tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận của mình.

Trang 6

một số công trình đề cập đến nó như: “Thuyết “tam quyền phân lập” và bộ máyNhà nước Tư sản hiện đại” của Viện Thông tin Khoa học xã hội; “Thử bàn lại họcthuyết phân chia quyền lực” của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung; “Luật Hiến pháp vàcác định chế chính trị” của Lê Đình Chân Các tác phẩm trình bày khái quát về cộinguồn của thuyết “tam quyền phân lập”, nội dung của nó, các quan điểm khácnhau về thuyết này, thực tế áp dụng thuyết “tam quyền phân lập” trên thế giới vàyêu cầu phải có sự phân công phân nhiệm giữa các cơ quan Nhà nước Việt Nam.Song, chưa có tác giả nào trình bày một cách cụ thể và có hệ thống về lịch sử củahọc thuyết “tam quyền phân lập” cũng như sự thể hiện và áp dụng học thuyết nàytrong thực tiễn tổ chức bộ máy Nhà nước trên thế giới và ở Việt Nam Phải chăngcũng vì thế mà cho đến nay, việc tìm ra một cơ chế để thực hiện có hiệu quả sựphân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyềnlực: lập pháp, hành pháp, tư pháp và bảo đảm sự thống nhất của quyền lực Nhànước ở nước ta vẫn còn nhiều lúng túng, chưa có câu trả lời thỏa đáng Hậu quả làvấn đề này hiện nay chủ yếu mới dừng ở nguyên tắc mà chưa được cụ thể hóa vềmặt pháp lý

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Thông qua việc xem xét một cách cụ thể, toàn diện, có hệ thống về sự hìnhthành và phát triển của học thuyết “tam quyền phân lập”, sự thể hiện và áp dụng nótrong thực tế tổ chức bộ máy Nhà nước ở một số nước, khóa luận mong muốn:+ Làm rõ lịch sử phát triển của học thuyết “tam quyền phân lập”, nội dung,giá trị lý luận và thực tiễn, ảnh hưởng và sức sống qua nhiều thế kỷ của nó

+ Chứng minh rằng học thuyết phân quyền có thể áp dụng được và đã được ápdụng với các mức độ khác nhau trong tổ chức bộ máy của các Nhà nước có chínhthể khác nhau, từ Cộng hòa Tổng thống, Cộng hòa và Quân chủ Đại nghị đến Cộnghòa Hỗn hợp Và cả những nước có chính thể Cộng hòa XHCN như nước ta - nơi

mà việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước được căn bản dựa trên nguyêntắc tập trung dân chủ và thống nhất quyền lực

Trang 7

+ Từ kết quả nghiên cứu trên, có thể tìm ra một số giải pháp cụ thể để cải cách

tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta hiện nay theo hướng vận dụng họcthuyết phân quyền mạnh mẽ và rõ rệt hơn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Khóa luận nghiên cứu và lý giải các vấn đề sau:

Một là: Sự xuất hiện và phát triển của học thuyết này trong lịch sử thể hiệnqua thực tiễn tổ chức bộ máy Nhà nước của một số nước, qua quan điểm của một

số nhà tư tưởng của các thời đại và một số cách hiểu về sự phân quyền, nội dung

và ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết “tam quyền phân lập”

Hai là: Sự thể hiện và áp dụng học thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy Nhànước ở một số nước tư sản đại diện cho các mức độ áp dụng khác nhau cũng như

sự vận dụng các giá trị đúng đắn, khoa học, khách quan trong Nhà nước XHCN và

cụ thể ở Nhà nước ta hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của khóa luận bao gồm:

Thứ nhất: Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề Nhà nước

Thứ hai: Quan điểm của ĐCSVN, Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN

Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề trên, tôi chủ yếu dựa vào phươngpháp thu thập và xử lý thông tin, tư liệu Khi xử lý, tôi sử dụng kết hợp các phươngpháp cụ thể: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và so sánh giữa các quan điểm, cáctài liệu, các ý kiến, nhận xét khác nhau của nhiều tác giả về cùng một vấn đề

6 Những đóng góp mới về khoa học của khóa luận

Khóa luận làm sáng tỏ lịch sử hình thành, phát triển, nội dung, giá trị lý luận,thực tiễn và hạn chế của học thuyết “tam quyền phân lập” Qua đó, góp phần bổ

Trang 8

sung, làm phong phú hơn, hoàn chỉnh hơn sự hiểu biết về quá trình hình thành vàphát triển của học thuyết phân quyền trong lịch sử, góp phần bổ sung những trithức mới và thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử tưtưởng chính trị - pháp lý ở Việt Nam.

Bằng việc trình bày một cách tổng quát về sự thể hiện và áp dụng thuyết “tamquyền phân lập” một cách sáng tạo vào tổ chức bộ máy Nhà nước ở một số nướcđại diện cho các mức độ áp dụng và sự thể hiện học thuyết phân quyền trong tổchức bộ máy Nhà nước ta Khóa luận vừa góp phần khẳng định giá trị thực tiễn củahọc thuyết phân quyền trong việc thiết kế các mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước,vừa nêu lên đặc trưng cơ bản cũng như ưu điểm và hạn chế của từng mức độ ápdụng để có thể tham khảo, học tập, rút kinh nghiệm trong quá trình cải cách tổchức và hoạt động của Nhà nước ta

7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời cảm ơn, mục lục, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu thamkhảo, khóa luận gồm 2 chương:

Chương 1: Khái quát về học thuyết “tam quyền phân lập” và sự vận dụng

trong tổ chức và hoạt động ở Nhà nước tư sản

Chương 2: Vận dụng học thuyết “tam quyền phân lập” để xây dựng Nhà

nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay

Trang 9

B – PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ HỌC THUYẾT “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” VÀ SỰ VẬN DỤNG GIÁ TRỊ NỘI DUNG HỌC THUYẾT VÀO TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN

1.1 Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết “tam quyền phân lập”

1.1.1 Giới thiệu khái quát về nhà tư tưởng chính trị vĩ đại Montesquieu

Charles de Secondat Montesquieu (1689 – 1755) – nhà triết học khai sáng,nhà tư tưởng chính trị, nhà kinh tế học, nhà xã hội học và nhà sử học người Pháp.Ông là nhà tư tưởng có dòng dõi quý tộc, sinh ngày 18 tháng 1 năm 1689 tại lâuđài La Brét ở Tây – Nam nước Pháp Cha ông là Giắc đơ Sơcôngđa – một quý tộc

bị sa sút và đã có thời gian làm đại úy vệ kỳ binh, sau đó lui về ở ẩn cho đến năm

1713 thì qua đời Khi Montesquieu lên 7 tuổi thì mẹ ông mất Montesquieu chịuảnh hưởng nhiều của người chú ruột – Giăng đơ Sơcôngđa, người đã từng là Chủtịch Nghị viện Boóc đô Năm 1714, Montesquieu vào làm việc tại Viện Boócđô vàhai năm sau, ông trở thành nam tước De Montesquieu – Chủ tịch Nghị việnBoócđô Năm 1716, Montesquieu trở thành thành viên Viện Hàn lâm Khoa họcBoócđô

Khí chất của chàng thanh niên Montesquieu ham tìm tòi, suy nghĩ với lòngkhát khao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực đồng thời lại trực tiếp tiếp xúc với thực tiễnchính trị – xã hội của thời đại ở một giai đoạn được coi là có sự bùng nổ của cáccuộc đấu tranh quyết liệt chống phong kiến đã sớm nung nấu tinh thần của nhà triết

Trang 10

học khai sáng tương lai Tư tưởng và tài năng của ông thực sự hòa làm một, kếttinh thành năng lực tư duy sáng tạo, khí phách kiên cường của nhà triết học khaisáng Vào năm 1721, Montesquieu đã cho ra đời tác phẩm đầu tay, tác phẩm đượcthừa nhận là đã gây chấn động dư luận không riêng gì ở Pháp, mà cả ở châu Âu –

đó là tiểu thuyết bằng thư “Những bức thư Ba Tư”

Năm 1726, Montesquieu thôi chức vụ Chánh án Tòa án Boócđô mà trước đấy,ông đã làm thế chân người chú của mình Một năm sau, ông được bầu vào ViệnHàn lâm Khoa học Pháp Đến năm 1728, ông lên đường đi du lịch khắp nơi để hiểuphong tục, tập quán, luật pháp và thể chế của các nước châu Âu Ông lưu lại hainăm cuối ở Anh Dưới chế độ quân chủ lập hiến, ông cảm thấy rất hài lòng và cho

đó là một thể chế lý tưởng, trái ngược với nước Pháp quân chủ chuyên chế “TạiNghị viện Anh, người ta cho phép ông có mặt trong các cuộc tranh luận giữaChính phủ và phe đối lập kéo dài tới 12 giờ” Các tư tưởng của ông về lý luận phânquyền đã bắt đầu chín muồi ở Anh Đây là thời gian đã làm cho Montesquieu thấythực sự quý báu và những cảm nhận của ông về những gì đã diễn ra ở đây đã trởthành tiền đề cho sự hình thành tư tưởng của ông sau này

Tháng 10 năm 1748, Montesquieu cho ra đời tác phẩm “Bàn về tinh thần phápluật” Ở tác phẩm “Bàn về tinh thần pháp luật”, Montesquieu không nghiên cứuluật pháp như một nhà luật học thuần tuý, mà nghiên cứu cái hồn, cái tinh thần củapháp luật Ông muốn khám phá cái trật tự, cái quy luật trong mớ hỗn độn của cácluật pháp ở tất cả các dân tộc và ở mọi thời đại Đây là tác phẩm mang tính triếthọc sâu sắc, trong đó luật pháp được giải thích từ nhiều khía cạnh khác nhau

Montesquieu chia thể chế Nhà nước ra ba loại: Độc tài, Quân chủ lập hiến vàCộng hòa Phê phán thể chế độc tài và ca ngợi thể chế cộng hòa là tốt đẹp nhưngkhông thực hiện được trong thực tế, ông chủ trương rằng thể chế chính trị hợp lýnhất của nước Pháp và nhiều nước là Quân chủ lập hiến giống như nước Anh

Trang 11

Trong học thuyết của mình, Montesquieu nêu ra nguyên tắc phân quyền: lậppháp, hành pháp và tư pháp Trong đó, nghị viện giữ quyền lập pháp, nhà vua giữquyền hành pháp và các quan tòa giữ quyền tư pháp Các nghành này độc lập vớinhau nhưng kiểm soát lẫn nhau, giai cấp tư sản nắm giữ cơ chế này trong xã hội.Nguyên tắc phân quyền này của ông đã được thực hiện sau cuộc cách mạng tư sảnPháp 1789 - 1794 và là định hướng cho nhiều nhà tư sản trên thế giới sau này.

Học thuyết của Montesquieu không chủ trương lật đổ chế độ phong kiếnbằng cách mạng mà chỉ là những cải cách cho phù hợp với đòi hỏi và quyền lợi củagiai cấp tư sản Như vậy, ông không phải là người theo thuyết dân chủ mà theothuyết tự do Nhưng trong bối cảnh chế độ phong kiến tàn bạo lúc đó, tư tưởng củaMontesquieu thể hiện tính chất tiến bộ và có giá trị tinh thần to lớn đối với các tầnglớp nhân dân

Những năm cuối đời, Montesquieu sống trong lâu đài của mình và tại đây,ông đã viết thêm một số tác phẩm khác, như Lyđimác (1751), Acxat và Ixmêni(1754) Khi đó, ông đã trở nên nổi tiếng và được kính trọng

Trong thời gian đó, ông đã phải chịu đựng sự hành hạ thân xác một cáchkhủng khiếp do bệnh tật ngày một nặng thêm, nhưng ông vẫn sống và hoạt độngvới một nghị lực hiếm có Ông đã qua đời tại Paris ngày 10 tháng 2 năm 1755 và

để lại nhiều nguyên cảo, trong đó có tập “Những tư tưởng của tôi”

Với tất cả những cống hiến lý luận của mình, Montesquieu xứng đáng đượctôn vinh là một trong những nhà tư tưởng lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại thế

kỷ XVIII, là nhà triết học khai sáng Pháp nổi tiếng với tư tưởng đề cao “tam quyềnphân lập” luôn thể hiện ý chí và khát vọng xây dựng một xã hội mới mà ở đó,không còn áp bức, bất công, một xã hội có khả năng đem lại tự do cho mọi người,hoà bình cho nhân loại Hơn hai thế kỷ qua, nhân loại luôn nhắc đến ông với tưcách đó và học thuyết “tam quyền phân lập” của ông luôn được các nhà tư tưởng,các chính khách và giới nghiên cứu lý luận trên toàn thế giới sử dụng như một tài

Trang 12

liệu tham khảo bổ ích, có giá trị gợi mở cho việc xây dựng và hoàn thiện lý luận vềxây dựng Nhà nước.

1.1.2 Hoàn cảnh ra đời của học thuyết “tam quyền phân lập”

Bắt đầu từ thế kỷ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ vàcác đạo luật hà khắc trung cổ bước vào thời kỳ tan rã Xuất hiện nhiều công trườngthủ công, ban đầu ở các nước ven Địa Trung Hải, nhất là ở Italia, sau đó lan sangAnh, Pháp và các nước khác Thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển lànền sản xuất công trường thủ công đem lại năng suất lao động cao hơn Nhiều công

cụ lao động được cải tiến và hoàn thiện nhằm thúc đẩy sản xuất Với việc sáng tạo

ra máy tự kéo sợi và máy in làm cho công nghiệp dệt, công nghệ ấn loát đặc biệtphát triển, nhất là ở Anh Sự khám phá và chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học đã giúpcho con người thời kỳ này sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng năngsuất lao động

Những phát kiến địa lý như việc tìm ra châu Mỹ và các đường biển đến nhữngmiền đất mới… càng tạo điều kiện phát triển nền sản xuất theo hướng TBCN Nhờ

đó, thị trường trao đổi hàng hóa giữa các nước được mở rộng Các cuộc giao duĐông - Tây được tăng cường Các nước TBCN sớm phát triển như Anh, Pháp, TâyBan Nha… thi nhau xâm chiếm thuộc địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên của cácnước kém phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của mình “Giờ đây, lầnđầu tiên người ta đã thực sự phát hiện ra trái đất và đặt nền móng cho nền thươngnghiệp thế giới sau này và đại công nghiệp hiện đại”

Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, trong xã hội Tây

Âu, thời kỳ này, sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt Tầng lớp tư sản xuất hiệngồm các chủ xưởng công trường, xưởng thợ, chủ thuyền buôn… vai trò và vị trícủa họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn Hàng loạt nông dân từ nông thôn di

cư đến các thành phố, trở thành người làm thuê cho các công trường, xưởng thợ

Họ là tiền thân của giai cấp công nhân sau này Các tầng lớp xã hội trên đại diện

Trang 13

cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dân đấu tranh chống chế độ phong kiếnđang suy tàn.

Những mầm mống của nền sản xuất TBCN xuất hiện trước tiên ở Italia, nướcđược coi là quốc gia tư bản sớm nhất ở Tây Âu Với nền văn hóa phục hưng pháttriển rực rỡ trong suốt thế kỷ XIV - XV, Italia trở thành trung tâm của vũ đài lịch

sử thế giới, tiêu biểu cho nền văn minh nhân loại thời kỳ này Tiếp sau đó, cáccuộc cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) với việc xử tử vua Lu - i XVI là mộttrong những đòn quyết định tiêu diệt chế độ phong kiến ở châu Âu

Vào thế kỷ XVI - XVII thành phần kinh tế TBCN ngày càng phát triển mạnh

mẽ trong nền kinh tế của các nước Tây Âu Sự lớn mạnh của công nghiệp vàthương mại cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã dẫn tới sựtiếp tục tan rã của chế độ phong kiến Song, quyền sở hữu ruộng đất của phongkiến, chế độ nông nô, chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng về pháp luật đặc trưngcho xã hội phong kiến đã ngăn cản sự phát triển của kinh tế TBCN dựa trên sựcạnh tranh tự do và bóc lột lao động làm thuê Nền quân chủ chuyên chế với nhữngthể chế bảo thủ can thiệp quan liêu vào toàn bộ đời sống xã hội kìm hãm sự pháttriển của các xí nghiệp thương mại và công nghiệp Giai cấp tư sản đang trưởngthành và lớn mạnh ở các nước phát triển nhất không thể khoan nhượng với chế độchuyên chế phong kiến Giai cấp tư sản đòi xóa bỏ đẳng cấp và thiết lập sự bìnhđẳng pháp luật, bảo đảm tự do và an ninh cá nhân và quyền sở hữu tư nhân bằngcách tạo ra những sự đảm bảo cần thiết về mặt chính trị và pháp lý

Trong cuộc đấu tranh chống nền quân chủ chuyên chế, giới quý tộc và nhàthờ, các nhà tư tưởng tư sản muốn vứt bỏ vòng hào quang thiêng liêng bao trùmlên chế độ phong kiến, tách các vấn đề Nhà nước và pháp quyền ra khỏi tôn giáo.Khuynh hướng này được thể hiện rõ nét trong học thuyết về pháp quyền tự nhiên,

về chủ nghĩa tự do Nội dung của các học thuyết này được truyền bá rộng rãi ở Tây

Âu đã tạo ra những quan niệm xây dựng nền tảng của thể chế chính trị dân chủ tưsản Nó cũng là nền móng của những hệ thống chính trị ở các nước tư bản pháttriển và các nền dân chủ tư bản hiện đại sau này

Trang 14

Tóm lại, hoàn cảnh lịch sử Tây Âu thế kỷ XV - XVIII và nền tảng tư tưởngtrên đây quy định nội dung của những tư tưởng chính trị thời kỳ này, làm cho nókhông chỉ đơn thuần dừng lại ở việc tiếp thu và khôi phục các giá trị tư tưởngtruyền thống, mà còn phát triển với nhiều sắc thái riêng của một thời kỳ lịch sử Ởthời kỳ này, có rất nhiều nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu và nổi tiếng, những tưtưởng của họ về mặt chính trị để lại cho nhân loại nhiều giá trị trong đó có thuyết

“tam quyền phân lập” của Montesquieu

1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết “tam quyền phân lập” 1.1.3.1 Đóng góp của học thuyết “tam quyền phân lập”

Học thuyết này đã được các nhà tư tưởng tư sản thế kỷ XVII - XVIII mà điểnhình là John Locke và Montesquieu kế thừa, phát triển và hoàn thiện nó, coi đó là

cơ sở để bảo đảm quyền lực của nhân dân và chống chế độ độc tài chuyên chế.Montesquieu đã phát triển một cách toàn diện học thuyết phân quyền và sau này khinhắc tới học thuyết “tam quyền phân lập” là nhắc tới tên tuổi của ông Nó đã được thểhiện và áp dụng trong việc tổ chức bộ máy Nhà nước của nhiều nước trên thế giới ởcác mức độ khác nhau, được ghi nhận một cách trang trọng trong các bản Tuyênngôn và Hiến pháp của một số nước Thậm chí, có nước đã coi phân quyền là nguyêntắc cơ bản trong tổ chức bộ máy Nhà nước của mình, là tiêu chuẩn và điều kiện củanền dân chủ Đó chính là sự thừa nhận và khẳng định giá trị của học thuyết “tamquyền phân lập” trong thực tế

Qua hai thế kỷ, loài người ngày càng hiểu biết hơn về giá trị của nguyên tắcphân quyền của Montesquieu, đã góp phần đẩy nhanh việc kết thúc chủ nghĩa cựcquyền, ông được mệnh danh như là một người đặt nền móng cho việc thiết lập mộtChính phủ hiện đại Hiện nay, dân chủ và tự do đã trở thành một giá trị rõ ràng, chế

độ độc tài dần dần được đẩy lùi, phân tích của Montesquieu về việc phân quyềnnhư là một trong những biện pháp quan trọng để chống sự độc tài chuyên chế củanhiều Nhà nước trên thế giới hiện nay

Trang 15

Thuyết “tam quyền phân lập” của Montesquieu có ảnh hưởng sâu sắc đếnnhững quan niệm sau này về tổ chức Nhà nước cũng như thực tiễn tổ chức Nhànước của các Nhà nước tư bản Học thuyết này là một nguồn quan trọng của chủnghĩa lập hiến Đa số Hiến pháp của các nước tư bản hiện nay đều tuyên bố phânquyền là một nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức quyền lực Nhà nước.

Học thuyết “tam quyền phân lập” chiếm một vị trí đáng kể trong lịch sử cáchọc thuyết chính trị - pháp luật thế giới Ngày nay, nguyên tắc tổ chức quyền lựcNhà nước theo kiểu “tam quyền phân lập” đã trở thành nguyên tắc đặc thù và kháphổ biến ở các Nhà nước pháp quyền tư sản Các học giả và giới chính trị tư sảncoi nguyên tắc phân quyền là hòn đá tảng của nền dân chủ tư sản mà họ đang cốnhào nặn nhằm duy trì quyền lợi của giai cấp mình

Ý nghĩa cơ bản của việc vận dụng nguyên tắc phân quyền vào tổ chức và xâydựng bộ máy Nhà nước được họ giải thích là nhằm tạo ra một cơ chế có kiểm tra,kiểm soát và giám sát hoạt động lẫn nhau giữa các cơ quan Nhà nước để khắc phục

sự lạm quyền, tiếm quyền dẫn tới độc tài, là nền tảng đảm bảo cho việc thực hiệncác nguyên tắc cơ bản được thừa nhận của Nhà nước pháp quyền; là cơ chế bảo vệpháp quyền và tự do cơ bản của công dân khỏi những hành vi tùy tiện, độc đoán,những quyết định mang tính chất liên quan, hành chính, mệnh lệnh gây phiền hà vànhũng nhiễu từ phía các cơ quan và công chức trong bộ máy Nhà nước

Có thể nói, ưu điểm quan trọng nhất của học thuyết “tam quyền phân lập” làtránh được sự chuyên quyền, độc tài trong thực hiện quyền lực Nhà nước Đánhdấu sự chuyển biến từ việc sử dụng “quyền lực dã man” trong các xã hội chuyênchế sang việc thực thi quyền lực văn minh trong xã hội dân chủ Loại bỏ chế độquân chủ chuyên chế, độc tài - mảnh đất tốt cho sự lộng quyền, bức rào cản củadân chủ và phát triển xã hội Sự hình thành và phát triển của lý thuyết này gắn liềnvới quá trình đấu tranh cho bình đẳng, tự do và tiến bộ xã hội Lấy pháp luật làmtối thượng, lấy bảo đảm các quyền tự do công dân làm mục đích cuối cùng Khôngchỉ vậy, với cơ chế kiềm chế và đối trọng, kiểm tra và chế ước lẫn nhau giữa ba

Trang 16

nhánh quyền lực đã loại trừ được nguy cơ tập trung tất cả quyền lực Nhà nước vàotay một cá nhân, nhóm người hay một cơ quan quyền lực duy nhất nào đó - nguyênnhân chủ yếu dẫn đến sự tha hoá trong quá trình thực thi quyền lực Nhờ cơ chếnày mà không cơ quan Nhà nước nào có thể chi phối hoặc lấn át hoàn toàn hoạtđộng của cơ quan khác Đồng thời, không cơ quan nào, tổ chức nào đứng ngoàihoặc đứng trên pháp luật; nằm ngoài sự kiểm tra, giám sát từ phía cơ quan Nhànước khác Như vậy, sự phân chia rành mạch về chức năng và nhân sự cùng với cơchế kìm chế, đối trọng có tác dụng hạn chế khả năng lạm quyền, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc phát giác sự lạm quyền, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân.Mặc dù thực tiễn chính trị đã thay đổi nhiều so với thời kỳ học thuyết phânquyền ra đời nhưng học thuyết này vẫn còn nguyên sức sống Những giá trị mangtính phổ quát của nó vẫn đang được khai thác và nhân rộng trong tổ chức quyềnlực của nhiều nước, không phân biệt điều kiện kinh tế, văn hoá và chế độ chính trị Trong khuôn khổ lý thuyết phân quyền, thực tiễn đã hình thành những chínhthể khác nhau phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và truyền thống văn hoá củamỗi nước Ở các nước tư bản, các nhánh quyền lực Nhà nước được thể chế hoá cao

độ Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp được chuyên nghiệp hoá rất cao Cơchế kiểm soát quyền lực tỏ rõ tính hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng lạmquyền, chuyên quyền, quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước Có thể thấy,cho đến nay, học thuyết phân quyền đã thể hiện và khẳng định những giá trị tiến bộcủa nó Những giá trị này đã được kiểm chứng trong thực tiễn chính trị hàng trămnăm ở các nước tư bản phát triển Đúng như đánh giá của Ph Ăngghen: “Phânquyền được xem như là nguyên tắc thiêng liêng và không thể xâm phạm trên thực

tế, về thực chất nó không có gì khác là sự phân công công việc lao động được ápdụng đối với bộ máy Nhà nước nhằm đơn giản hoá và để kiểm tra”

1.1.3.2 Một số hạn chế của học thuyết “tam quyền phân lập”

Bên cạnh những ưu điểm, học thuyết “tam quyền phân lập” còn có nhữngđiểm hạn chế là bảo thủ phong kiến, đòi hỏi cho tầng lớp quý tộc Học thuyết về sự

Trang 17

phân quyền tạo ra sự chuyên môn hóa cao trong quản lý bộ máy Nhà nước Cơquan nào cũng bị kiểm tra giám sát việc thực thi quyền lực nó có thể dẫn dến sựthiếu đồng bộ, mâu thuẫn trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, thậmchí làm cho bộ máy Nhà nước bị tê liệt.

Sự đối trọng, kiềm chế, kiển tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp,hành pháp và tư pháp bên cạnh tránh tính chủ quan, chuyên chế thì nguy cơ về sựxung đột thẩm quyền, tranh giành quyền lực, bạo loạn lật đổ luôn tiềm ẩn trongNhà nước tư sản

Montesquieu xuất thân từ giai cấp tư sản, là nhà tư tưởng tư sản vĩ đại vì vậy

mà tư tưởng của ông vẫn mang tính phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản Học thuyếtcủa Montesquieu không chủ trương lật đổ chế độ phong kiến bằng cách mạng màchỉ là những cải cách cho phù hợp với đòi hỏi và quyền lợi của giai cấp tư sản

Song những giá trị, những đóng góp và mặt tích cực của học thuyết “tamquyền phân lập” đem lại cho nhân loại rất lớn mà không ai có thể phủ nhận được

1.2 Nội dung cơ bản của học thuyết “tam quyền phân lập” về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước trong các Kiểu Nhà nước.

Montesquieu - nhà tư tưởng chính trị xuất sắc, cùng với Vonte đã mở đầu chophong trào giải phóng tư tưởng vĩ đại Các tư tưởng chính trị của ông đã vạch trầnđược bản chất của chế độ phong kiến và tuyên bố nguyên tắc tự do chính trị, họcthuyết chính trị mang tinh thần tư sản do ông xây dựng đã đưa ông vào hàng ngũnhững nhà tư tưởng vĩ đại của thời đại đó Học thuyết chính trị của Montesquieubao quát nhiều vấn đề từ bản chất của pháp luật đến các hình thức chính quyềnphân chia quyền lực, địa chính trị… nhưng quan trọng nhất là học thuyết phân chiaquyền lực

1.2.1 Nội dung về tính phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước

Trang 18

Nội dung đầu tiên trong học thuyết phân quyền của Montesquieu là quyền lựcNhà nước được cấu thành bởi ba hình thái cơ bản (tam quyền): lập pháp, hànhpháp và tư pháp: “Trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực: quyền lập pháp,quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành nhữngđiều hợp với luật dân sự Với quyền Thứ nhất, nhà vua hay pháp quan làm ra cácthứ luật cho một thời gian hay vĩnh viễn, và sửa đổi hay hủy bỏ luật này Vớiquyền lực thứ hai, nhà vua quyết định hòa hay chiến, gửi Đại sứ đi các nước, thiếtlập an ninh, đề phòng xâm lược Với quyền lực thứ ba, nhà vua hay pháp quantrừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân Người ta gọi đây là quyền

tư pháp, và trên kia là quyền hành pháp quốc gia”

Nội dung tiếp theo là quyền lực Nhà nước phải được tổ chức làm sao cho tự

do của công dân được bảo đảm: “Tự do chính trị của công dân là sự yên tâm vì mỗingười nghĩ rằng mình được an ninh Muốn đảm bảo tự do chính trị như vậy thìChính phủ phải làm thế nào để mỗi công dân không phải sợ một công dân khác”.Montesquieu kịch liệt lên án chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp lúc bấy giờ.Chế độ quân chủ chuyên chế là tổ chức quyền lực phi lý Chuyên chế là hình thứccầm quyền của một người phủ nhận pháp luật, Nhà nước phụ thuộc vào sự lộngquyền của người cầm quyền Chế độ chuyên chế sở dĩ tồi tệ, phi lý là vì: Nhà nướctồn tại vốn biểu hiện của ý chí chung nhưng trong chế độ chuyên chế nó lại biểuhiện ý chí đặc thù; chế độ chuyên chế với bản chất vô pháp luật và ý chí tùy tiệncủa nó lại trái với bản chất pháp luật và nhu cầu pháp luật Montesquieu nhận thấypháp luật gồm nhiều lĩnh vực, phân nghành rõ rệt, cho nên tập trung vào một ngườiduy nhất là trái với bản chất của nó Gắn với bản chất của chế độ chuyên chế làtình trạng lạm quyền Vì vậy, việc thanh toán hiện tượng lạm quyền chỉ có thểđồng thời là sự thanh toán chế độ chuyên chế Theo Montesquieu, một khi quyềnlực được tập trung vào một mối, kể cả một người hay một tổ chức, thì nguy cơchuyên chế vẫn còn Từ đó, Montesquieu cho rằng tổ chức quyền lực Nhà nướctheo phương thức phân chia quyền lực Nhà nước để chống lại chế độ chuyên chế,thanh toán nạn làm quyền, bảo đảm quyền tự do của con người…

Trang 19

Montesquieu viết: “Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trongtay một người hay một Viện Nguyên lão thì không còn tự do nữa; vì người ta sợrằng chính ông ta hay viện ấy sẽ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độctài Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp

và quyền hành pháp Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp, thì người ta

sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do của công dân; cơ quan tòa sẽ là ngườiđặt ra luật Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp, thì ông quan tòa sẽ

có cả sức mạnh của kẻ đàn áp Nếu một người hay một tổ chức của quan chức,hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất

cả sẽ mất hết”

Chứng nghiệm vào thực tế, nhận xét của Montesquieu rất đúng Tự do sẽkhông có nếu quyền lập pháp và quyền hành pháp chập vào một bàn tay Vì ngườinắm quyền lực sẽ đặt ra những quy tắc thuận tiện cho mình cai trị và sẽ không banhành các quy tắc gây bất lợi cho mình

Quyền lập pháp nhập với quyền tư pháp thì tự do cũng sẽ bị đe dọa Nếu mộtngười vừa có quyền lập pháp vừa có quyền tư pháp thì sẽ: làm luật cho nhữngtrường hợp hay cá nhân mà ông ta muốn hại, chẳng hạn một nhà độc tài làm ranhững đạo luật riêng nhằm bỏ tù những kẻ chống đối mình; sẽ đem thi hành đạoluật cho những cá nhân mà ông ta bênh vực hay biệt đãi, chẳng hạn một nhà độc tàiđóng vai trò thẩm phán sẽ không phạt tù những kẻ thân thuộc đã phạm tội Nhưvậy, luật không còn là luật nữa vì không có giá trị tổng quát nữa mà thay đổi tùytheo ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền

Lạm quyền là thuộc tính của quyền lực Nhà nước Một người càng có nhiềuquyền hành trong tay thì càng có khả năng lạm quyền Nếu một người hay một cơquan nắm trọn cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì tự do của dân chúng

sẽ không còn gì Phân quyền có nghĩa là ba quyền đó được giao cho những cơquan khác nhau, độc lập với nhau có những phương thức hình hành riêng, cáchthức hoạt động, lĩnh vực hoạt động riêng Tương ứng với ba quyền đó là ba cơ

Trang 20

quan: cơ quan lập pháp là Quốc hội, cơ quan hành pháp là Chính phủ, cơ quan tưpháp là Tòa án.

Một ý tưởng tiếp theo của thuyết phân quyền là sự bình đẳng giữa các nghànhquyền lực Montesquieu cho rằng, quyền lực tối thượng được phân chia thành bahình thái quyền lực cơ bản là lập pháp, hành pháp và tư pháp nên không có nghànhquyền lực nào được gọi là tối thượng Ba ngành quyền lực này ngang bằng vớinhau, bình đẳng với nhau, không nghành nào cao hơn nghành nào Thuyết phânquyền quan niệm rằng mỗi cơ quan đại diện quốc gia thi hành một nhiệm vụ, mộtquyền hạn và chỉ có nhiệm vụ quyền hạn đó mà thôi Cơ quan lập pháp chỉ cóquyền lập pháp, chỉ có nhiệm vụ làm luật Cơ quan hành pháp chỉ có quyền hànhpháp, nghĩa là nhiệm vụ thi hành luật lệ Cơ quan tư pháp chỉ có quyền tài phán,nhiệm vụ xét xử để áp dụng pháp luật

Phân chia quyền hạn thôi chưa đủ, mà phải có sự độc lập giữa các cơ quan.Nghĩa là các cơ quan không có hành động hỗ trợ nào Ví dụ, quyền hành phápkhông có quyền trình các sáng kiến lập pháp lên cơ quan lập pháp

Một khi tam quyền đã được phân lập rồi thì vấn đề tiếp theo là làm sao để baquyền đó kiểm soát lẫn nhau Để tránh tập trung quyền lực vào tay một hay mộtnhóm người thì cần phải có một cơ chế kiểm soát quyền lực, mà khả thi nhất làdùng quyền lực để kiểm soát quyền lực Như vậy, người ta sẽ tránh được rủi ro là:một quyền lực mạnh quá sẽ có tham vọng trở nên độc đoán vì rằng kinh nghiệpvĩnh viễn cho hay là: ai có quyền cũng sẵn sang lạm quyền Do đó, thuyết phânquyền của Montesquieu đặt vấn đề: Phải làm thế nào cho cái việc quyền hành ngănchặn quyền hành trở nên một sự dĩ nhiên Một Chính phủ ôn hòa là một Chính phủtrong đó sự lạm quyền không thể xẩy ra được, nhờ ở một lối tổ chức nào, một tổchức có thể phân phối những thẩm quyền của chủ quyền quốc gia cho những lựclượng chính trị khác biệt nhau, để khiến cho “quyền hành ngăn chặn quyền hành”.Công cụ ngăn chặn quyền hành trước mà Montesquieu đề cập đến là: tổ chức

ra hai viện để viện nọ kiểm soát viện kia: “Trong một nước luôn luôn có những

Trang 21

người nổi bật lên vì dòng giống, vì của cải, hoặc vì danh vọng của họ Nếu họ cũngchỉ được dùng một lá phiếu bầu như dân chúng, thì tự do chung là nô lệ đối với họ,

họ không tha thiết gì bảo vệ tự do chung đó, vì phần lớn các điều quyết nghị chung

sẽ chống lại họ Cho nên, khi tham gia vào công cuộc lập pháp thì họ nên được một

tỉ lệ cao tương ứng với vị trí ưu việt mà họ có trong quốc gia”

Tiếp theo Montesquieu nói đến công cụ để hành pháp ngăn chặn lập pháp.Trước tiên là quyền của hành pháp quy định thời hạn và thời gian các phiên họpcủa nghành lập pháp: “cơ quan lập pháp không nên tự mình triệu tập lấy mình Nếu

để cho cơ quan hành pháp quy định thời hạn và thời gian các cuộc họp Nghị việntùy theo tình huống mà cơ quan hành pháp cho là cần thiết” Ngoài ra, quyền hànhpháp không có quyền đưa ra các sáng kiến trước lập pháp (như quyền trình dự ánluật của Chính phủ trước Nghị viện ở nhiều nước châu Âu ngày nay), nhưng cóquyền ngăn cản việc thi hành các đạo luật đã được nghành lập pháp thông qua (nhưquyền phủ quyết của Tổng thống Mỹ ngày nay) Montesquieu lập luận: “nếu cơquan hành pháp không có quyền ngăn cản các dự định của các cơ quan lập pháp,thì cơ quan lập pháp sẽ trở thành chuyên chế, tự ban cho mình mọi thứ quyền hành

mà xóa bỏ mọi thứ quyền lực khác” Nếu như quyền hành pháp có quyền ngăn cảnđối với quyền lập pháp thì quyền lập pháp cũng có quyền xem xét việc thi hành cácđạo luật mà mình đã ban hành ra: “trong một nước tự do, nếu cơ quan lập phápkhông nên có quyền ngăn cản cơ quan hành pháp thì nó phải có chức năng xem xétcác đạo luật đã ban hành được thực hiện như thế nào” Ngày nay, ta gọi đây làquyền giám sát của Nghị viện

Ngày nay, theo một quan niệm rất thực tế Vedel quan niệm: “nguyên tắc phânquyền xét cho cùng có thể thu hẹp và tóm lược bằng một ý tưởng thuộc loại lẽ phảithông thường Ý tưởng đó như sau: chế độ độc tài là chế độ tập trung mọi quyềnhành, là chế độ quyền hành võ đoán, là quyền hành có thể vừa làm luật, vừa điềuđộng quân đội, vừa xử án; là quyền hành muốn làm gì thì làm; theo sở thích riêng,không cần phải tôn trọng một quy tắc gì đã đặt ra từ trước và cái nguyên tắc của

Trang 22

nghệ thuật chính trị mà ta gọi là phân quyền chỉ nhằm có việc tránh độc tài, làmthế nào cho độc tài không thể ngóc đầu lên được”.

Thuyết “tam quyền phân lập” của Montesquieu có ảnh hưởng sâu sắc đếnnhững quan niệm sau này về tổ chức Nhà nước cũng như thực tiễn tổ chức Nhànước của các nước tư bản Học thuyết này là một nguồn quan trọng của chủ nghĩalập hiến Đa số Hiến pháp của các nước tư bản hiện nay đều tuyên bố phân quyền

là một nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức quyền lực Nhà nước

Theo cơ chế phân quyền, các nghành quyền lực độc lập nên sự lạm quyềnđược kiểm soát Hơn nữa, với cơ chế phân quyền, không một nghành quyền lựcnào có thể được coi là đại diện duy nhất cho chủ quyền nhân dân Mỗi một nghànhquyền lực chỉ đại diện cho chủ quyền nhân dân trên một phương diện nhất định:Nghị viện sẽ đại diện cho chủ quyền nhân dân trên phương diện lập pháp, Chínhphủ trên phương diện hành pháp, Tòa án trên phương diện tư pháp Do đó, khôngmột cơ quan nào có thể thao túng được toàn bộ quyền lực của dân chúng

1.2.2 Học thuyết “Tam quyền phân lập” về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền TBCN

Nhà nước pháp quyền là một phạm trù có nội hàm rất rộng được hiểu dướihai khía cạnh cơ bản là một học thuyết tư tưởng chính trị - pháp lý hoặc là một tổchức bộ máy Nhà nước hiện thực

Dưới góc độ là một hệ tư tưởng chính trị - pháp lý, Nhà nước pháp quyền đãxuất hiện sớm trong lịch sử loài người Khi có Nhà nước và pháp luật ra đời thìcũng đã bắt đầu xuất hiện một số tư tưởng quan niệm về xây dựng Nhà nước phápquyền Coi trọng pháp luật được hiểu là mầm mống đầu tiên về một mô hình Nhànước pháp quyền Hệ tư tưởng này đặc biệt phát triển vào thời kỳ cuối cùng của xãhội phong kiến khi giai cấp tư sản đã bắt đầu xuất hiện và ngày càng lớn mạnh

Dưới góc độ là một tổ chức bộ máy Nhà nước thì Nhà nước pháp quyền là

mô hình Nhà nước mà ở đó pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các

Trang 23

quan hệ xã hội và tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước Sự điều chỉnh thốngnhất của pháp luật, Nhà nước đảm bảo tốt nhất các giá trị của con người (nhânquyền và quyền công dân) thừa nhận một xã hội dân sự phát triển và một hệ thốngpháp luật được xây dựng thống nhất, đồng bộ ở kỹ thuật lập pháp cao.

Nhà nước pháp quyền là con đẻ của cách mạng tư sản châu Âu diễn rakhoảng thế kỷ XVII gắn liền với phong trào giải phóng nhân loại ra khỏi chế độchuyên chế phong kiến Nhà nước pháp quyền với ý nghĩa là một mô hình hiệnthực chỉ ra đời khi Nhà nước TBCN và Nhà nước XHCN xuất hiện Còn tư tưởng

về xây dựng một Nhà nước pháp quyền lại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử gắnliền với các học thuyết chính trị - pháp lý: học thuyết “tam quyền phân lập”, họcthuyết “tự nhiên”, học thuyết “nhân quyền”…

Tóm lại, Nhà nước pháp quyền TBCN mang những đặc trưng sau:

Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền được xây dựng trên cơ sở nền tảng của học

thuyết “tam quyền phân lập” Lúc này tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nướcđược vận hành theo nguyên tắc phân quyền và pháp luật được coi trọng mới được

sử dụng để điều chỉnh tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước Mọi thiết chếquyền lực Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ và bị kiểmsoát bởi pháp luật Quyền lực Nhà nước được phân thành ba hệ thống cơ quanquyền lực: Quyền lập pháp thuộc về cơ quan Nghị viện; quyền hành pháp thuộc vềChính phủ; quyền tư pháp thuộc về Tòa án

Với việc phân chia quyền lực như vậy tránh được sự chuyên quyền, độc đoán,lạm quyền Đảm bảo tính khách quan, kiềm chế, đối trọng lẫn nhau… đó gọi là cơchế phản biện xã hội, thúc đẩy các chủ thể hoàn thành công việc của mình

Thứ hai, Nhà nước pháp quyền tư sản thừa nhận và bảo hộ một xã hội dân sự

phát triển rộng rãi Tức là xã hội đó đề cao con người, vai trò của quyền tự do, bìnhđẳng, thỏa thuận giữa các công dân trong quan hệ kinh tế - xã hội Nhà nước cũngchỉ giữ vai trò là một chủ thể độc lập, không can thiệp quá sâu vào các quan hệpháp luật Xã hội dân sự đối ngược lại với một xã hội hành chính mang bản chấtmệnh lệnh, phục tùng, bất bình đẳng

Trang 24

Nhà nước được xây dựng trên nền tảng xã hội của công dân - một xã hội mà ở

đó công dân là chủ thể, Nhà nước phải phục tùng lợi ích của công dân Pháp luậtphải đứng trên Nhà nước và Nhà nước phải có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật

Thứ ba, Nhà nước pháp quyền thừa nhận, củng cố và bảo vệ tốt nhất các giá

trị của con người và quyền công dân Vấn đề an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảohiểm xã hội được Nhà nước quan tâm và dành được được nhiều kết quả có tínhchất thực tế

Bản chất của Nhà nước pháp quyền là đề cao vai trò điều chỉnh của pháp luật,pháp luật là công cụ, phương tiện hữu hiệu và đắc lực nhất để bộ máy Nhà nước đó

sử dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội Tuy nhiên, nếu như việc đề cao vai tròpháp luật chỉ vì bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, Đảng phái cầm quyền thì đó làmột Nhà nước có bản chất trái ngược với Nhà nước pháp quyền Nhà nước phápquyền có nghĩa là sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền con người một cách tối ưu

Thứ tư, Nhà nước pháp quyền tư sản gắn liền với một hệ thống pháp luật

thống nhất, đồng bộ và được xây dựng bởi một trình độ lập pháp tiên tiến và hiệnđại

Điều đó được thể hiện ở tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật Pháp luật là

cơ sở của mọi hình thức tổ chức quyền lực công khai, mọi chủ thể trong xã hội đềuphải tuân theo pháp luật Mọi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đềuphải dựa vào pháp luật không được trái với Hiến pháp và pháp luật Hiến pháp làvăn bản có giá trị hiệu lực pháp lý cao nhất

Mặt khác hệ thống pháp luật đó được xây dựng bởi một trình độ lập pháp tiêntiến và hiện đại Tức là trình độ con người, khả năng tư duy được đánh giá rất cao

Thứ năm, Nhà nước pháp quyền tư sản xác lập mối quan hệ hợp tác, bình

đẳng, đoàn kết vì mục đích phát triển và cùng có lợi với các quốc gia khác trên thếgiới đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết dân tộc, không can thiệp vàocông việc nội bộ của nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết các công việc mangtính chất toàn cầu: dịch bệnh, đói nghèo, thiên tai, dân số…Điều này đã trở thành

Trang 25

một thuộc tính và được ghi nhận trong Hiến pháp tư sản - đó là thuộc tính xã hộicủa Hiến pháp.

Thứ sáu, Nhà nước pháp quyền gắn liền với pháp chế tư sản Pháp chế tức là

việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật một các đầy đủ, triệt để, thống nhất và kịpthời Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý công minh; cán bộ công chứcNhà nước, tổ chức kinh tế chính trị - xã hội và mọi công dân đều phải đặt mìnhdưới sự điều chỉnh của pháp luật, không có ngoại lệ…Đảm bảo pháp chế tức làpháp luật được tôn trọng và thực thi - là cơ sở để xây dựng thành công Nhà nướcpháp quyền

1.3 Sự vận dụng nội dung của học thuyết “tam quyền phân lập”

về xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyền Tư sản trong lịch sử

1.3.1 Sự vận dụng chung ở các mô hình Nhà nước Tư sản

Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước có tổ chức, vị trí, chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng có mối quan hệ tạo thành một thểthống nhất vì được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước là những phươnghướng mang tính chất chỉ đạo trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máyNhà nước Hiến pháp tư sản ghi nhận bộ máy Nhà nước của mình được tổ chức vàhoạt động dựa trên nguyên tắc phân quyền Cơ sở lý luận của nó là học thuyết “tamquyền phân lập” của Montesquieu và biểu hiện của nó là hệ thống quyền lực Nhànước được phân chia thành ba hệ thống cơ quan: lập pháp thuộc về Nghị viện;hành pháp thuộc về Chính phủ; tư pháp thuộc về Tòa án

Với quyền thứ nhất, cơ quan lập pháp là Nghị viện sẽ làm ra các thứ luật chomột thời gian hay vĩnh viễn và sửa đổi hay bổ sung luật này

Với quyền thứ hai, thì cơ quan hành pháp là Chính phủ sẽ quản lý đất nước,điều hành đất nước trong các lĩnh vực đời sống xã hội

Với quyền thứ ba, là quyền hành pháp thì Tòa án sẽ bảo đảm pháp luật đượcthi hành, chấp hành một cách nghiêm chỉnh và bảo vệ pháp luật…

Trang 26

Với nội dung của nguyên tắc phân quyền là quyền lực Nhà nước được phânchia cho ba hệ thống cơ quan nó sẽ có nhiều ưu điểm: tổ chức quyền lực Nhà nướctheo nguyên tắc phân quyền để chống lại chế độ chuyên chế, thanh toán nạn lạmquyền, đảm bảo quyền tự do cho con người; nếu quyền lực tập trung vào tay mộtngười, một cơ quan thì sẽ dẫn tới tình trạng độc quyền, chuyên chế; trong đó các

cơ quan luôn có sự đối trọng kiềm chế và cân bằng với nhau tức là cơ chế kiểmsoát, kiểm tra, giám sát lẫn nhau thúc đẩy sự phát triển tạo ra sự khách quan tránhtính chủ quan đảm bảo hiệu quả công việc… gọi là cơ chế phản biện xã hội, làđộng lực, mục đích thôi thúc các chủ thể tự hoàn thiện mình

Bên cạnh đó nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máyNhà nước cũng có điểm hạn chế đó là nguy cơ về xung đột thẩm quyền, tranhgiành quyền lực, bạo loạn lật đổ tiềm ẩn trong Nhà nước tư sản

Cơ sở lý luận của nguyên tắc phân quyền TBCN: về kinh tế là quan hệ sảnxuất TBCN dựa trên tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động gắnliền với chế độ bóc lột giá trị sức lao động của ông chủ tư bản đối với công nhân.Hiến pháp tư sản ghi nhận quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đặc biệt đất đai

là thiêng liêng và bất khả xâm phạm; về xã hội là mâu thuẫn, đối kháng giữa lợiích vật chất và quyền lực chính trị giữa hai giai cấp tư sản và vô sản; về tư tưởng tự

do, bình đẳng, bác ái, dân quyền nhưng chỉ là khẩu hiệu mà thôi

Về cách thức hình thành bộ máy Nhà nước: chủ yếu cử tri là người trực tiếpbầu chọn ra các chức danh, các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Do vậy, giữa các

cơ quan không có mối quan hệ về cách thức hình thành nên không có sự ràng buộclẫn nhau đảm bảo nguyên tắc phân quyền

Về tính phân quyền giữa các cơ quan: quyền lực giữa các cơ quan được phânđịnh rạch ròi, đảm bảo cơ chế đối trọng, cạnh tranh, giám sát lẫn nhau để cùngnhau phát triển Cơ quan lập pháp của các tiểu bang là cơ quan quyền lực cao nhất

ở địa phương

Về tính dân chủ: dân chủ chỉ là hình thức, Nhà nước tư sản tuy ghi nhậnquyền dân chủ mang tính hiến định Tuy nhiên, trên thực tế quyền dân chủ đó

Trang 27

không thể thuộc về mọi người dân lao động lý do căn bản nhất của nó là quyền sởhữu tư nhân về tư liệu sản xuất Bởi lẽ, các bản Hiến pháp tư sản đều bảo hộ sởhữu tư nhân là cố định, thiêng liêng và bất khả xâm phạm Cho nên, trên thực tếdân chủ tư sản chỉ thuộc về giai cấp tư sản mà thôi - nền dân chủ của thiểu sốngười dân.

Hiện nay, các Chính phủ hợp hiến có những cách thức khác nhau trong việc

áp dụng học thuyết phân quyền Các nước theo mô hình đại nghị phân quyền mộtcách mềm dẻo, Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội như ở Anh,Nhật… trong khi các nước theo mô hình Tổng thống, đặc điểm là chỉnh phủ phảichịu trách nhiệm trước nhân dân lại phân quyền một cách cứng rắn như ở Hoa Kỳ,Philipine phân quyền trong chính thể cộng hòa hỗn hợp, Chính phủ vừa phải chịutrách nhiệm trước nhân dân vừa phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội như ở Pháp,Nga…

Nếu coi hệ thống chính trị như một vòng tròn bao quát những tập hợp con cấuthành nên bản thân nó thì điểm trung tâm của vòng tròn này là Nhà nước Mộtđiểm chung dễ nhận thấy giữa Mỹ và Nga là cả hai nước đều cùng áp dụng họcthuyết “tam quyền phân lập” trong việc tổ chức quyền lực Nhà nước Tuy nhiên,trên thực tế, các nước này lại có sự vận dụng học thuyết đó theo những phươngthức khác nhau và ít nhiều chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử cũng như đặcđiểm phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước

1.3.2 Sự vận dụng học thuyết “tam quyền phân lập” ở nước Mỹ

Chính quyền hợp hiến ở Mỹ theo sát học thuyết “tam quyền phân lập” hơn cả

Về mặt tổ chức theo mô hình Tổng thống chế, cả lập pháp và hành pháp đều đượcthành lập từ dân chúng (nhân dân bầu ra cả Nghị viện và Tổng thống); các bộtrưởng không thể đồng thời là thành viên của Nghị viện Về mặt hoạt động, Tổngthống không có quyền trình dự án luật lên Nghị viện mặc dù có những quyền cóthể ảnh hưởng đến nghành lập pháp như quyền đọc thông điệp trước Nghị viện Về

cơ chế chịu trách nhiệm, Nghị viện không thể giải tán tập thể các bộ trưởng củaTổng thống; Tổng thống không có quyền giải tán Nghị viện

Trang 28

Ở Nhà nước này áp dụng triệt để học thuyết phân chia quyền lực Nhà nước,hay còn gọi là cách phân quyền cứng rắn và tăng cường quyền lực của người đứngđầu - Tổng thống Ở đó, Tổng thống vừa nguyên thủ quốc gia vừa là là người đứngđầu bộ máy hành pháp do nhân dân bầu ra trực tiếp hoặc gián tiếp Mọi thành viêncủa Chính phủ đều do Tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng thống,không chịu trách nhiệm trước Nghị viện, không có chức vụ Thủ tướng.

Đặc điểm quan trọng nhất của chính thể cộng hòa Tổng thống là việc áp dụngtuyệt đối nguyên tắc phân chia quyền lực Nhà nước Chính việc áp dụng này là cơ

sở cho việc không chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp Thaycho cơ chế chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp là cơ chế kìmchế và đối trọng Lập pháp và hành pháp kìm chế và đối trọng lẫn nhau để không

có cơ quan nào lợi dụng quyền lực Tổng thống và các bộ trưởng toàn quyền tronglĩnh vực làm luật Nghị viện không có quyền lật đổ Chính phủ Và ngược lại Tổngthống - nguyên thủ quốc gia cũng không có quyền giải tán Nghị viện trước thờihạn theo quy định của Hiến pháp Hoa Kỳ, Tổng thống không có quyền sáng kiếnpháp luật

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định tất cả các quyền lập pháp đều thuộc về Quốc hộibao gồm Thượng viện và Hạ viện Việc tổ chức Quốc hội thành hai viện ở Hoa Kỳ

là do những ly do sau:

Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của Nhà nước này là Nhà nước liên bang Vì

vậy, mỗi bang với tư cách là chính quyền, chủ thể ở địa phương có sự độc lập vềquyền lực rất lớn, có hệ thống pháp luật và bộ máy Nhà nước riêng biệt Mỗi bang

có hai đại biểu trong Thượng viện nhằm đảm bảo tính công bằng và quyền lực củamỗi bang, đảm bảo tính dung hòa, tránh mâu thuẫn đấu tranh nhằm ly tan tách rakhỏi Nhà nước liên bang Vì vậy, phải tổ chức thành hai viện để đảm bảo tính côngbằng quyền lực của mỗi bang cũng như dung hòa lợi ích của các tiểu bang đó Chonên, Nhà nước toàn liên bang đã thiết lập ra Thượng viện trong kết cấu Quốc hộicủa mình Ở Thượng viện, tất cả mỗi bang đều có số lượng thành viên bằng nhau(hai đại biểu) không phụ thuộc vào số lượng dân số hay tiềm lực kinh tế - chính trịcủa các bang Cách thức tổ chức đó tạo được tính ổn định tương đối và tính ổn

Trang 29

định trong cơ cấu và tổ chức của bộ máy Nhà nước toàn liên bang Để một mặtnâng cao được thẩm quyền chung của Quốc hội, mặt khác tránh được tình trạngcác tiểu bang dần dần muốn tách khỏi Nhà nước liên bang để thành lập một Nhànước khác Và khi các tiểu bang dần tách khỏi Nhà nước liên bang thì sẽ dễ dàng

bị các cường quốc khác mua chuộc, thôn tính nên phải tổ chức như vậy để tạo ra sựđoàn kết vững chắc

Thứ hai, xuất phát từ giá trị điều chỉnh của các đạo luật do Quốc hội ban hành

mà trong tổ chức Quốc hội đã kết cấu thành hai viện Thượng viện và Hạ viện.Trong khi Hạ viện là chủ thể có vai trò soạn thảo pháp luật nhằm điều chỉnh kịpthời các quan hệ xã hội, bảo vệ lợi ích giai cấp, phản ánh trực tiếp các đòi hỏikhách quan của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định Vì vậy, pháp luật

do Hạ viện soạn thảo có thể không phản ánh một cách đầy đủ, không bảo vệ được

đa số nhân dân dễ dẫn đến sự phản ứng và bức xúc của dân chúng Vì vậy, phải có

cơ quan Thượng viện để bảo vệ quyền lợi của nhân dân, tránh sự độc quyền,chuyên chế trong Hạ viện soạn thảo luật để bảo vệ giai cấp thống trị Để cân bằng

và dung hòa, khắc phục được những điều đó mà Quốc hội Hoa Kỳ đã thiết lập cơchế Thượng viện giữ vai trò kiểm định về giá trị hiệu lực văn bản, dung hòa vàkhắc phục những sai lầm mà Hạ viện thông qua nhằm đảm bảo cho pháp luật cógiá trị điều chỉnh cao nhất, phù hợp nhất, phản ánh tốt hơn quyền và lợi ích củacông dân

Thứ ba, bộ máy Nhà nước Hoa Kỳ được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền.

Tức là quyền lực được phân chia cho các hệ thống cơ quan khác nhau, mỗi cơ quanđảm nhận một vai trò, chức năng nhất định Đảm bảo được tính cân bằng, kiềmchế, đối trọng lẫn nhau Và điều đó còn giúp cho mỗi cơ quan thực hiện nhiệm vụcủa mình một cách chuyên nghiệp, chuyên môn hơn

Việc thiết lập hai viện với cơ chế kiềm chế nhau giữa chúng sẽ làm giảm bớt

ưu thế của cơ quan lập pháp để nó cân bằng với bộ máy hành pháp Hai viện đềuđược cử tri bầu ra, thẩm quyền lập pháp của hai viện gần như ngang nhau, cả haiđều có thể nêu sáng kiến lập pháp, một đạo luật chỉ được coi là thông qua nếu có

đủ số phiếu thuận của cả hai viện, và sau khi được thông qua các dự luật ấy đều

Trang 30

được trình lên Tổng thống Nếu Tổng thống ký phê chuẩn thì dự luật sẽ trở thànhluật còn nếu không phê chuẩn thì sẽ gửi trả lại viện đã khởi xướng để xem lại, nếuđược thông qua, dự luật sẽ được chuẩn sang viện kia xem xét.

Cả trong lĩnh vực quốc phòng cũng có sự phân quyền giữa lập pháp và hànhpháp Quốc hội có quyền tuyên bố chiến tranh và phân bổ ngân sách cho quốcphòng Tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và chịu trách nhiệm caonhất về quốc phòng của đất nước trong lĩnh vực tư pháp, Thượng viện có quyềnxét xử các vụ án nhân viên chính quyền lạm dụng công quyền Nếu Tổng thống bịxét xử thì Chánh án Tòa án tối cao sẽ chủ tọa, các vụ án ấy phải do Hạ viện khởi tố

và khi xét xử Thượng viện chỉ có quyền cách chức hoặc truất quyền đảm nhận mọichức vụ trong chính quyền của bị cáo rồi trao trả bị cáo cho một Tòa án thường củangành tư pháp Tóm lại, thẩm quyền của Quốc hội Mỹ được quy định theo hướngbảo đảm cho nó vừa độc lập vừa có toàn quyền khi thực hiện các chức năng củamình Vừa đủ khả năng kiềm chế đối trọng với Tổng thống

Tổng thống Hoa Kỳ do đại cử tri bầu ra, ứng cử viên nào giành được chứcTổng thống phải là người giành được đa số phiếu của đại cử tri Như vậy, cần lưu ý

là ứng cử viên giành được kết quả thắng cử có thể không phải là người giành được

đa số phiếu bầu của cử tri toàn liên bang Ngày bầu cử Tổng thống, toàn bộ cử tricủa Hoa Kỳ sẽ đi bầu cử mà không phải đại cử tri trực tiếp bỏ phiếu bầu cử nhưngkết quả lại phụ thuộc vào đại cử tri vì những lý do sau:

Nếu Quốc hội là người bầu ra Tổng thống thì nó sẽ vi phạm nguyên tắc phânquyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Hoa Kỳ hiện nay Vì đặctrưng cơ bản của nguyên tắc phân quyền là quyền lực Nhà nước được trao cho ba

hệ thống cơ quan: lập pháp thuộc về Quốc hội, hành pháp thuộc về Chính phủ, tưpháp thuộc về Tòa án Giữa các cơ quan này luôn có sự đối trọng và kìm chế lẫnnhau, giám sát sát sao và có thể xảy ra xung đột thẩm quyền Cho nên, về nguyêntắc ở Mỹ, Tổng thống không phải chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốchội Còn Quốc hội không có quyền cách chức, bãi nhiệm hay miễn nhiệm Tổngthống Vì vậy, Tổng thống không thể do Quốc hội bầu ra

Trang 31

Nếu do toàn thể cử tri Hoa Kỳ là người trực tiếp bỏ phiếu bầu ra Tổng thốngthì “quá dân chủ” Vì bản chất của Nhà nước Hoa Kỳ nói riêng và Nhà nước tư sảnnói chung chưa phải là dân chủ hoàn toàn mà là dân chủ hình thức vẫn còn đốikháng…Vì vậy mà “quá dân chủ” thì sẽ không cho phép

Tổng thống cũng đảm nhiệm một chức năng tuyệt đối là có quyền hành pháp,Tổng thống vừa đứng đầu Nhà nước vừa đứng đầu bộ máy hành pháp, vừa thựchiện chức năng của nguyên thủ quốc gia, vừa thực hiện chức năng của Thủ tướngChính phủ, lại gần như độc lập với Quốc hội Nên có quyền hành rất lớn, và thực

sự là trung tâm quyền lực của bộ máy Nhà nước Nhiệm kỳ bốn năm và không ai

có thể hơn hai lần giữ cương vị Tổng thống Các bộ trưởng chỉ là người giúp việccho Tổng thống, thực hiện các chính sách của Tổng thống và không được mâuthuẫn với đường lối chính sách của Tổng thống

Đối với việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Tổng thống có quyền ủynhiệm người thay vào các ghế thượng nghị sĩ bị khuyết trong thời gian Thượngviện không họp Trong lĩnh vực tư pháp, Tổng thống là tổng tư lệnh lục quân vàhải quân có quyền phong cấp cho các lực lượng vũ trang, tuyên bố tình trạng khẩncấp Ngoài ra, có thể thấy Tổng thống Mỹ thực hiện mọi nhiệm vụ quyền hành mộtcách độc lập, Tổng thống và Chính phủ không chịu trách nhiệm trước Quốc hội.Cũng độc lập với các thành viên khác của Chính phủ nhờ quyền hoàn toàn quyếtđịnh các chính sách của Chính phủ không cần qua nội các Hoàn toàn nắm quyềnđiều hành và quản lý mọi lĩnh vực của đất nước

Chủ thể của quyền tư pháp là Tòa án tối cao và các Tòa án cấp dưới, hệ thốngTòa án Mỹ được pháp luật trao cho những quyền năng hoàn toàn độc lập để giữ thế

“kiềng ba chân” trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước Độc lập với hành pháp

và lập pháp, hơn thế còn độc lập với cả dân chúng Vì nó không được nhân dân bầukhông phải chịu trách nhiệm gì trước nhân dân Thẩm phán được hình thành bằngcon đường bổ nhiệm và sau khi được bổ nhiệm, thẩm phán sẽ giữ chức vụ suốt đờinếu vẫn giữ đức hạnh xứng đáng Ngoài sự phân quyền theo chiều ngang, ở Mỹcòn thể hiện rõ sự phân quyền theo chiều dọc, giữa liên bang và tiểu bang, giữatrung ương và địa phương trong ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp

Trang 32

Điều đáng nói ở đây là người Mỹ không chỉ bám sát học thuyết phân quyền

mà còn phát triển thành một lý thuyết kìm chế đối trọng quyền lực như một công

cụ để giới hạn chính quyền Từ điển Black’ Law định nghĩa: Cơ chế kìm chế vàđối trọng là học thuyết về quyền lực và chức năng của chính quyền theo đó mỗimột nghành quyền lực của chính quyền có khả năng chống lại hoạt động của bất cứnghành quyền lực nào khác để không một nghành quyền lực nào có thể kiểm soáttoàn bộ chính quyền

Học thuyết phân quyền của Montesquieu đã đề cập một cách sơ bộ đến tinhthần kìm chế đối trọng quyền lực như: tổ chức hai viện để viện nọ kiềm chế việnkia, quyền ngăn cản của hành pháp đối với lập pháp Nhưng các yếu tố kiềm chếđối trọng trong học thuyết của Montesquieu rất mờ nhạt Tuy nhiên, những yếu tố

đó lại là nguồn cảm hứng cho người Mỹ phát triển thành một lý thuyết độc lập vềkiềm chế đối trọng quyền lực

1.3.3 Sự vận dụng học thuyết “tam quyền phân lập” ở Liên Bang Nga

Thuyết phân quyền của Montesquieu có ảnh hưởng sâu sắc đến những quanniệm sau này về tổ chức Nhà nước cũng như thực tiễn tổ chức Nhà nước của cácnước tư bản Đa số Hiến pháp của các nước tư bản hiện nay, đều khẳng địnhnguyên tắc phân quyền như một nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức quyền lực Nhànước Nguyên tắc này có thể được khẳng định trực tiếp bằng các quy phạm củaHiến pháp Điều 10 Hiến pháp Liên Bang Nga quy định: “Quyền lực Nhà nước ởLiên Bang Nga được thực hiện dựa trên cơ sở của sự phân quyền thành các nhánhlập pháp, hành pháp và tư pháp Các cơ quan của các quyền lập pháp, hành pháp,

tư pháp phải độc lập”

Ngày 12.12.1993 bản Hiến pháp đầu tiên của cộng hòa Liên Bang Nga chínhthức được ban hành xây dựng mô hình Nhà nước theo chính thể cộng hòa hỗn hợp:Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước, đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng,quyền lực của Thủ tướng bị san sẻ, chủ yếu tập trung quyền lực về Tổng thống…Hiến pháp Liên Bang Nga đã thừa nhận Chính phủ là cơ quan quyền lực cao nhấtcủa Nhà nước để qua đó xây dựng một bộ máy Nhà nước có quyền lực hành chính

Trang 33

mạnh mẽ Nghị viện chủ yếu thực hiện chức năng lập pháp chứ không có quyềnquyết định cao nhất các vấn đề thuộc về chức năng Nhà nước.

Nguyên tắc phân chia quyền lực là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạtđộng của bộ máy Nhà nước Liên Bang Nga Tổng thống và Quốc hội đều do trựctiếp cử tri bầu ra, còn các chức danh khác trong cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án

và Viện kiểm sát thì do Tổng thống bổ nhiệm suốt đời Vì vậy mà quyền lực Nhànước được phân định rạch ròi và cụ thể cho các hệ thống cơ quan, giữa chúngkhông có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại chặt chẽ lẫn nhau Biểu hiện tậptrung nhất là Quốc hội không có quyền cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm Tổngthống hoặc nếu như sau ba lần Quốc hội không phê chuẩn chức danh Thủ tướngChính phủ do Tổng thống giới thiệu thì Tổng thống sẽ bổ nhiệm Thủ tướng Chínhphủ theo ý của mình Tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp không chịu sựgiám sát của Quốc hội Với cách tổ chức bộ máy Nhà nước như vậy, bên cạnh một

hệ thống pháp luật thành văn (ở Nga không thừa nhận án lệ và tập tục) là cơ sở,nền tảng quan trọng để Nga xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền TBCNhiện thực trên thế giới hiện nay

Tổng thống Liên Bang Nga là người đứng đầu Nhà nước với tư cách lànguyên thủ của quốc gia, người đại diện cao nhất cho Nhà nước trong hoạt độngđối nội và đối ngoại Bên cạnh đó, Tổng thống còn là người giữ chức vị cao nhấtcủa Chính phủ Liên Bang Nga, có quyền quyết định các vấn đề cuối cùng và chủtrì các phiên họp Nhiệm kỳ của Tổng thống là bốn năm và không được tái đắc cửlần thứ ba Tổng thống có quyền gửi thông điệp liên bang tới Quốc hội, có quyềnbác bỏ các dự luật, giải tán đu ma quốc gia Nga và quyết định bầu cử trước thờihạn, đề cử chức danh Thủ tướng Chính phủ để đu ma phê chuẩn, có quyền giải tánChính phủ bất cứ lúc nào Tổng thống Liên Bang Nga có quyền bảo vệ Hiến pháp,quyền tự do của cá nhân và công dân, ký kết các điều ước mà Nga tham gia songphương hoặc đa phương

Chính phủ Liên Bang Nga vừa là cơ quan hành pháp cao nhất của Nhà nướcvừa là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Vì vậy, Chính phủ có quyềnquyết định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Nhà nước toàn liên bang Chính phủ

Trang 34

là một tập thể giữ vai trò thống trị về mặt quyền lực, có quyền quyết định mọi côngviệc và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội của Nhà nước toàn liên bang Trong

đó, Thủ tướng Chính phủ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống có thẩm quyềncăn cứ vào phương hướng của pháp luật để thực thi các quyền lực nêu trên Nhiệm

kỳ của Thủ tướng Chính phủ là bốn năm và Thủ tướng Chính phủ không được táiđắc cử lần ba

Quốc hội bao gồm hai viện Thượng nghị viện và Hạ nghị viện:

Thượng nghị viện: Mỗi bang cử ra hai đại biểu trong đó có một người đứngđầu cơ quan lập pháp và một người đứng đầu cơ quan hành pháp ở các tiểu bang

đó Không quy định về nhiệm kỳ mà nó phụ thuộc vào nhiệm kỳ của đại biểu đóphụ thuộc nhiệm kỳ người đứng đầu cơ quan lập pháp và hành pháp

Hạ nghị viện: gồm 450 đại biểu, được cử tri trực tiếp bầu ra, có tỷ lệ phụthuộc vào số dân của bang đó Nhiệm kỳ Hạ nghị viện: 5 năm Trong đó, một nửa

số đại biểu được bầu theo danh sách hiệp thương của các Đảng phái chính trị Vàmột nửa được bầu theo danh sách bầu cử của từng khu vực theo sự đề cử và ứng cửtrực tiếp của đại biểu

Quốc hội là cơ quan đại diện và đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quanlập pháp tối cao của Liên Bang Nga Quốc hội hoạt động thường xuyên và để đảmbảo tính chuyên nghiệp, Hiếp pháp đã quy định một người không thể là thành viêncủa Hạ viện và Thượng viện, đại biểu Quốc hội không kiêm nhiệm các chức vụkhác ở cơ quan Nhà nước toàn liên bang

Hệ thống cơ quan tư pháp gồm Tòa án và Viện kiểm sát được lập ra nhằm bảo

vệ những nguyên tắc cơ bản của chế độ Hiến pháp, đảm bảo tính tối cao và hiệulực trực tiếp của Hiến pháp; xét xử các vụ án trong các lĩnh vực, và thực hiện chức

năng công tố Nhà nước

Trang 35

Kết luận chương 1:

Mặc dù thực tiễn chính trị đã thay đổi nhiều so với thời kỳ học thuyết phânquyền ra đời nhưng học thuyết này vẫn còn nguyên sức sống Những giá trị mangtính phổ quát của nó vẫn đang được khai thác và nhân rộng trong tổ chức quyềnlực của nhiều nước, không phân biệt điều kiện kinh tế, văn hoá và chế độ chính trị.Trong khuôn khổ lý thuyết phân quyền, thực tiễn đã hình thành những chính thểkhác nhau phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và truyền thống văn hoá của mỗinước Ở các nước tư bản, các nhánh quyền lực Nhà nước được thể chế hoá cao độ.Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp được chuyên nghiệp hoá rất cao Cơ chếkiểm soát quyền lực tỏ rõ tính hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng lạm quyền,chuyên quyền, quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước Có thể thấy, chođến nay, học thuyết phân quyền đã thể hiện và khẳng định những giá trị tiến bộ của

nó Những giá trị này đã được kiểm chứng trong thực tiễn chính trị hàng trăm năm

ở các nước tư bản phát triển Đúng như đánh giá của Ph Ăngghen: “Phân quyềnđược xem như là nguyên tắc thiêng liêng và không thể xâm phạm trên thực tế, vềthực chất nó không có gì khác là sự phân công công việc lao động được áp dụngđối với bộ máy Nhà nước nhằm đơn giản hoá và để kiểm tra”

Hiện nay, dân chủ và tự do đã trở thành một giá trị rõ ràng, chế độ độc tài dầndần được đẩy lùi, phân tích của Montesquieu về việc phân quyền như là một trongnhững biện pháp quan trọng để chống sự độc tài chuyên chế của nhiều Nhà nướctrên thế giới hiện nay Học thuyết “tam quyền phân lập” chiếm một vị trí đáng kểtrong lịch sử các học thuyết chính trị - pháp luật thế giới Ngày nay, nguyên tắc tổchức quyền lực Nhà nước theo kiểu “tam quyền phân lập” đã trở thành nguyên tắcđặc thù và khá phổ biến ở các Nhà nước pháp quyền tư sản Ở hầu hết các nước tưsản hiện nay, đều tổ chức bộ máy Nhà nước dựa trên nguyên tắc phân quyền Đâyđược xem là hòn đá tảng của nền dân chủ tư sản

Trang 36

CHƯƠNG 2:

VẬN DỤNG HỌC THUYẾT “TAM QUYỀN PHÂN LẬP” ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Khái quát về Nhà nước pháp quyền XHCN

2.1.1 Tính tất yếu khách quan về sự ra đời của Nhà nước XHCN

Đã nhiều thế kỷ, nhân dân lao động tiến hành những cuộc đấu tranh giảiphóng khỏi sự bóc lột, bạo lực và sự bần cùng hóa về mặt vật chất và tinh thần và

hy vọng tạo lập một xã hội với sự thống trị của lý trí, nhân đạo và công bằng

Trong các truyền thuyết và trong nhiều công trình của các nhà chủ nghĩa xãhội không tưởng đã chứa đựng các tư tưởng, ước mơ về một xã hội như vậy Ngay

từ năm 1516, một trong những nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng Thomas Mor đãphác họa bức tranh về một Nhà nước tốt lành trên hòn đảo Utopia (địa dư khôngtồn tại), nơi có sự thống trị của chế độ công hữu và là nơi tất cả mọi người đều laođộng tự giác trong các điều kiện bình đẳng và dân chủ Còn trong các tác phẩm nổitiếng “Thành phố mặt trời” (thế kỷ XVII), nhà triết học người Ý TomazioKampanhela đã phác họa một xã hội mà ở đó quyền lực Nhà nước thuộc về cácnhà thông thái, người cai trị xã hội một cách có lý trí, phù hợp với các quy luật của

tự nhiên và lao động là điều kiện đảm bảo sự thịnh vượng cho mỗi con người.Nhưng về con đường tạo lập một xã hội mới tốt đẹp hơn thì người ta khôngthể hình dung được một cách cụ thể và có khoa học, mà hy vọng vào sự anh minhcủa các vua chúa, vào chiến công của các vị anh hùng tráng sỹ, hoặc thậm chí họtìm thấy phương tiện cải biến xã hội trong các biện pháp khủng bố Những tưtưởng ấy rốt cuộc chỉ gieo rắc sự trông chờ thụ động hoặc xô đẩy một bộ phậnnhân dân dẫn thân vào những hành động phiêu lưu, hy sinh không cần thiết

Chỉ đến khi những nhà kinh điển chủ nghĩa cộng sản khoa học trên cơ sởnhững phát hiện của mình về các quy luật phát triển khách quan của xã hội, tổng

Trang 37

kết thực tế đấu tranh cách mạng, đưa ra một học thuyết lý luận khoa học về một xãhội XHCN với lý tưởng dân chủ, nhân đạo và công bằng, về các con đường, cácbiện pháp tạo lập xã hội ấy, thì khát vọng giải phóng của các tầng lớp cần lao mới

có khả năng trở thành hiện thực

Các nhà kinh điển chủ nghĩa cộng sản khoa học đã chứng minh rằng, cáchmạng vô sản và sự ra đời của Nhà nước vô sản là một tất yếu lịch sử Tính tất yếulịch sử này được quy định bởi quá trình phát triển đầy mâu thuẫn của chủ nghĩa tưbản từ khi nó được xác lập cho đến những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.Chính chủ nghĩa đế quốc vào thời gian này đã thúc đẩy sự chín muồi cho sự bắtđầu một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên bão tố và những biến đổi cách mạng Nguyênnhân dẫn đến sự bùng nổ cách mạng vô sản và kết quả của nó là sự ra đời của Nhànước vô sản chính là các tiền đề kinh tế, chính trị và xã hội phát sinh ngay tronglòng xã hội TBCN

Tiền đề kinh tế: Vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, phương thức sản xuất

TBCN đã tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và cứu vãn nền kinh

tế tư bản khỏi các hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế - xã hội Quan hệ sảnxuất TBCN theo kiểu truyền thống đã không còn phù hợp với tính chất và trình độphát triển của lực lượng sản xuất Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượngsản xuất ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi cần phải có những cải biến cách mạng

để cải tạo, xóa bỏ quan hệ sản xuất TBCN cũ, thiết lập một kiểu quan hệ sản xuấtmới phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Đó là kiểu quan hệ sảnxuất XHCN dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Cuộc cách mạngnhằm cải biến các quan hệ sản xuất tư bản tất yếu sẽ dẫn đến sự thay thế kiểu Nhànước tư sản bằng kiểu Nhà nước – Nhà nước vô sản

Tiền đề xã hội: Sự tích lũy tư bản và sự bóc lột dã man sức lao động làm

thuê đã bần cùng hóa đời sống của giai cấp vô sản Mâu thuẫn giữa lao động làmthuê và tư bản ngày càng trở nên gay gắt Sự bất công xã hội cùng với các chínhsách phản động, phản dân chủ của các thế lực cầm quyền tư sản đã dẫn xã hội tư

Trang 38

sản đến sự phân hóa, chia rẽ sâu sắc Mặt khác, nền sản xuất tư sản đã tạo nhữngđiều kiện làm cho giai cấp vô sản ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng vàtính tổ chức kỹ thuật, trở thành một giai cấp tiến bộ nhất của xã hội, có sứ mệnhlịch sử lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động tiến hành cuộc cách mạng để lật đổ

sự thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập nên Nhà nước của chính mình

Tiền đề tư tưởng - chính trị: Giai cấp công nhân có chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là vũ khí tư tưởng và lý luận sắc bén, là công

cụ giúp nhận thức đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của xã hội, là cơ sở

lý luận để tổ chức, tiến hành cách mạng xây dựng Nhà nước của mình và xã hộimới

Trong quá trình đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, các Đảng cộng sản

và công nhân đã được thành lập và trở thành đội tiên phong của giai cấp, lãnh đạocác phong trào cách mạng của quần chúng và trở thành nhân tố có ý nghĩa quyếtđịnh đối với thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản

Ngoài những tiền đề trên, những yếu tố dân tộc và thời đại cũng tác độngmạnh mẽ đến phong trào cách mạng của giai cấp vô sản

Dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, cùng với mâu thuẫn của giai cấp

vô sản cũng như của các tầng lớp lao động đối với giai cấp bóc lột, cách mạng vôsản cũng có thể xảy ra ở những nước có chế độ TBCN chưa phát triển cao hoặctrong các dân tộc thuộc địa

2.1.2 Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền – quy luật phát triển của Nhà nước XHCN

Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, vì vậy nó luôn luôn thay đổi, phát triển

Là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng, vì vậy nó phải thay đổi phù hợp với sựphát triển của cơ sở kinh tế và phù hợp với các bộ phận khác của kiến trúc thượngtầng như: chính trị, đạo đức, pháp luật, truyền thống, văn hóa…

Trang 39

Sự phát triển kinh tế thế giới hiện đại theo cơ chế thị trường, nhu cầu xâydựng một xã hội dân chủ, nhân đạo, công bằng, bác ái… ngày càng mạnh mẽ đặt rađòi hỏi bức thiết phải đổi mới toàn diện ở các nước XHCN, trước hết là đổi mới vềkinh tế Trong xu hướng khách quan đó của thời đại, những Nhà nước XHCN nàokhông kịp thời đổi mới tất yếu sẽ bị sụp đổ (như ở các nước XHCN Đông Âu vàLiên Xô trước đây) hoặc sẽ suy yếu.

Do đó, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta là vấn đề có tính quy luật, mà

cơ sở của quá trình đó là đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường, nhưng đảmbảo sự điều tiết có hiệu quả của Nhà nước Phù hợp với cơ sở kinh tế và để thựchiện mục tiêu xây dựng một xã hội công dân với lý tưởng dân chủ, nhân đạo vàcông bằng, Nhà nước ta phải là một Nhà nước pháp quyền

Trên cơ sở của những nghiên cứu khác nhau, có thể chỉ ra những đặc điểm cơbản nhất của Nhà nước pháp quyền như sau:

- Là Nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật có vaitrò tối thượng; mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, người có chức vụ và côngdân đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật và bình đẳng trước pháp luật Phápluật ấy phải dễ hiểu, được dự liệu trước, khả thi và dễ tiếp cận tới mọi công dân

- Là Nhà nước trong đó không chỉ có công dân có trách nhiệm đối với Nhànước mà Nhà nước phải có trách nhiệm đối với công dân Khái niệm trách nhiệm ởđây đúng theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, nghĩa là quan hệ giữa công dân và Nhànước là quan hệ bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm

- Là Nhà nước trong đó các quyền dân chủ tự do và lợi ích chính đáng của conngười được pháp luật đảm bảo và bảo vệ toàn vẹn; mọi hành vi lộng quyền của bất

cứ cơ quan Nhà nước và người có chức vụ nào, cũng như mọi hành vi vi phạmpháp luật khác xâm phạm đến quyền tự do, lợi ích chính đáng của công dân đều bịnghiêm trị theo pháp luật bởi một hệ thống tư pháp độc lập và hiệu quả

Trang 40

- Là Nhà nước trong đó ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được phânđịnh rõ ràng và hợp lý cho ba hệ thống cơ quan tương ứng trong mối quan hệ cânbằng, đối trọng, chế ước lẫn nhau, tạo thành cơ chế đồng bộ bảo đảm sự thống nhấtcủa quyền lực Nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân.

Nói khái quát nhất, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước mà trong đó mọi chủthể (kể cả Nhà nước) đều tuân thủ nghiêm chỉnh, chịu phục tùng pháp luật – mộtpháp luật có tính pháp lý cao, phù hợp với lý trí, thể hiện đầy đủ những giá trị caonhất của xã hội, của con người

Như vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền là xây dựng một Nhà nước với lýtưởng dân chủ, nhân đạo và công bằng nhất, là Nhà nước mà nhân dân nói chungcũng như mọi công dân nói riêng không chỉ là khách thể của quyền lực mà còn làchủ thể, hơn nữa là chủ thể tối cao Đó là nơi mà lời tuyên ngôn “mọi quyền lựcthuộc về nhân dân” trở thành hiện thực sinh động của đời sống chính trị; là nơiNhà nước, pháp luật thực sự bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân và phục vụ chodân; là chế độ Nhà nước mà công dân là trung tâm Mặt khác, đó cũng là chế độNhà nước được tổ chức văn minh và trật tự, có cơ chế an toàn và hiệu quả ngănchặn mọi sự lạm quyền, vi phạm quyền công dân Đó là nơi mọi tổ chức và hoạtđộng của Nhà nước đều đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự “quản lý thống nhất” củapháp luật, là một cơ chế phức tạp nhưng vận động một cách hài hòa, đồng bộ, đảmbảo sự thống nhất cao độ trong tổ chức quản lý xã hội

2.1.3 Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước XHCN

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước XHCN là những tư

tưởng chỉ đạo làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan Nhànước và toàn bộ bộ máy Nhà nước

Hệ thống nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nước CHXHCNVN rất đadạng, những nguyên tắc này thường được ghi nhận trong các đạo luật cơ bản (Hiếnpháp) và các luật về tổ chức các cơ quan Nhà nước chủ yếu Những nguyên tắc cơ

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Almanach, Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hóa thông tin, 2008 Khác
2. PGS.TS. Đoàn Minh Duệ - GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Giáo trình lịch sử các học thuyết chính trị, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2010 Khác
3. Nguyễn Đăng Dung – Bùi Ngọc Sơn, Thể chế chính trị, Nxb Lý luận chính trị Khác
4. PGS.TS. Đinh Văn Mậu – PTS. Phạm Hồng Thái, Lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997 Khác
5. Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, 1996 Khác
6. GS.TS. Lê Minh Tâm – ThS. Vũ Thị Nga (CB), Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006 Khác
7. PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2008 Khác
8. TS. Nguyễn Cửu Việt (CB), Giáo trình lý luận chung Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Khác
10. Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 24 -5 - 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Khác
11. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 đề cập đến những yêu cầu cơ bản về cải cách tư pháp từ nay đến 2020 Khác
12. Nghiên cứu lý luận, Nxb Học viện quốc gia Hồ Chí Minh, 1993 Khác
13. Nghiên cứu lý luận, Nxb Học viện quốc gia Hồ Chí Minh, 1996 14. Nghiên cứu lý luận, Nxb Học viện quốc gia Hồ Chí Minh, 2000 Khác
16. Tập bài giảng chính trị học, Nxb Lý luận chính trị, 2007 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w