BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --- ---LÊ THỊ VIỆT AN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12 THPT Chuyên ngành: Lý luận v
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển, việc đổi mới phương pháp dạy học giữ vaitrò quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Tuy nhiên, việcđổi mới phương pháp dạy học hiện nay còn đặt ra nhiều vấn đề cần có sự thựchiện đồng bộ của ngành giáo dục và cộng đồng xã hội Ðổi mới phương phápdạy học trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu cấp thiết trong quá trìnhphát triển giáo dục và đào tạo, trên cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn
Phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học,
nó giữ vai trò quyết định đối với chất lượng và hiệu quả đào tạo Phương phápdạy học truyền thống với hoạt động chủ yếu là người dạy cung cấp thông tin
và người học lĩnh hội các thông tin đó một cách thụ động, thiếu sáng tạo vàngày càng bộc lộ sự không phù hợp với quá trình phát triển của xã hội hiệnnay
Đặc trưng của môn Sinh học là thực hành, thí nghiệm, đối chứng Đốivới chương trình sinh học lớp 12, mục tiêu cụ thể là nhằm hình thành ở họcsinh những hiểu biết về: ………Đòi hỏingười học phải tự lực tìm tòi, khám phá kiến thức kết hợp với rèn luyện kĩnăng so sánh, phân tích, khái quát, tổng hợp, trừu tượng hóa, hệ thống hóa
Chính vì thế, điều cấp thiết nhất hiện nay là phải nhanh chống thay đổicác phương pháp giảng dạy vừa kế thừa những ưu điểm của phương pháptruyền thống vừa đổi mới về nhiều mặt như: Đổi mới cách sử dùng đồ dungdạy học, đổi mới cách xây dựng bài giảng, người dạy với vai trò hướng dẫngợi mở, giúp người học tự tìn tòi khám phá thế giới động vật từ đó hình thành
ở người học tinh thần chủ động tích cực và đầy sáng tạo trong quá trình họctập bộ môn sinh học lớp 12
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-
-LÊ THỊ VIỆT AN
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12 THPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
VINH - 2009
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-
-LÊ THỊ VIỆT AN
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12 THPT
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Sinh học
Mã số: 60.14.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH NHÂM
VINH - 2009
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 2
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 5
5.1 Đối tượng nghiên cứu: 5
5.2 Khách thể nghiên cứu: 5
6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 6
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 6
7.2 Phương pháp chuyên gia: 6
7.3 Phương pháp điều tra cơ bản: 6
7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 7
7.4.1.Thực nghiệm thăm dò: 7
7.4.2 Thực nghiệm chính thức: 7
7.5 Phương pháp thống kê toán học Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP 11
1.1 Cơ sở lí luận của đề tài 11
1.1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
1.1.2 Khái niệm phiếu học tập 12
1.1.3 Phân loại phiếu học tập 14
1.1.4 Cấu trúc của phiếu học tập 18
1.1.5 Vai trò của phiếu học tập trong dạy học 19
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 22
1.2.1 Kết quả điều tra thực trạng sử dụng PHT trong dạy học Sinh học nói chung và dạy học Sinh học 12 nói riêng 22
1.2.2 Thực trạng giảng dạy kiến thức Sinh học 12 ở trường phổ thông 23
Trang 4CHƯƠNG II: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ DẠY
HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC LỚP 12 THPT 28
2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung phần kiến thức Sinh thái học lớp 12 THPT .28
2.1.1 Mục tiêu của phần kiến thức Sinh thái học 28
2.1.2 Lôgic cấu trúc, nội dung phần kiến thức Sinh thái học 30
2.2 Thiết kế PHT 32
2.2.1 Quy trình thiết kế PHT 32
2.2.2 Yêu cầu sư phạm của phiếu học tập 36
2.2.3 Các lưu ý khi thiết kế PHT: 36
2.2.4 Xây dựng PHT để dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12 THPT .38
2.3 Sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần Sinh thái học 51
2.3.1 Quy trình chung về việc sử dụng PHT 51
2.3.2 Sử dụng PHT để hình thành kiến thức mới 51
2.3.3 Sử dụng PHT để hoàn thiện, hệ thống hoá kiến thức 53
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 55
3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 55
3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 55
3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 55
3.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm 55
3.2.1 Nội dung thực nghiệm sư phạm 55
3.2.2 Bố trí thực nghiệm 55
3.2.3 Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
Kết luận: 68
Kiến nghị: 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC:
CÁC GIÁO ÁN ĐÃ SOẠN
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Trang 6dạy học trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu cấp thiết trong quá trìnhphát triển giáo dục và đào tạo, trên cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn.
Phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học,
nó giữ vai trò quyết định đối với chất lượng và hiệu quả đào tạo Phương phápdạy học truyền thống với hoạt động chủ yếu là người dạy cung cấp thông tin
và người học lĩnh hội các thông tin đó một cách thụ động, thiếu sáng tạo vàngày càng bộc lộ sự không phù hợp với quá trình phát triển của xã hội hiệnnay
Đặc trưng của môn Sinh học là thực hành, thí nghiệm, đối chứng Đốivới chương trình sinh học lớp 12, mục tiêu cụ thể là nhằm hình thành ở họcsinh những hiểu biết về: di truyền học, tiến hoá và sinh thái học Đòi hỏingười học phải tự lực tìm tòi, khám phá kiến thức kết hợp với rèn luyện kĩnăng so sánh, phân tích, khái quát, tổng hợp, trừu tượng hóa, hệ thống hóa
Chính vì thế, điều cấp thiết nhất hiện nay là phải nhanh chóng thay đổicác phương pháp giảng dạy vừa kế thừa những ưu điểm của phương pháptruyền thống vừa đổi mới về nhiều mặt như: Đổi mới cách sử dùng đồ dùngdạy học, đổi mới cách xây dựng bài giảng, người dạy với vai trò hướng dẫngợi mở, giúp người học tự tìn tòi khám phá thế giới sinh vật từ đó hình thành
ở người học tinh thần chủ động tích cực và đầy sáng tạo trong quá trình họctập bộ môn Sinh học lớp 12
Tuy nhiên, trong thực tiễn để tổ chức được hoạt động học tập cho họcsinh theo hướng tích cực người dạy cần phải có công cụ, phương tiện thamgia tổ chức như: câu hỏi, bài tập, bài toán nhận thức, tình huống có vấn đề,phiếu học tập… Trong đó, phiếu học tập có những ưu điểm rất lớn như dễ sửdụng, hiệu quả cao, sử dụng được trong nhiều khâu của quá trình dạy học:hình thành kiến thức mới, củng cố vận dụng, kiểm tra đánh giá… vừa pháthuy được công tác độc lập của học sinh, vừa phát huy được hoạt động tập thể
Trang 7Phiếu học tập không chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn hướngdẫn cách tự học cho học sinh đồng thời qua đó rèn luyện năng lực tư duy sángtạo và xử lý linh hoạt cho người học Phiếu học tập không chỉ tổ chức hoạtđộng theo cá nhân mà có thể tổ chức hoạt động theo nhóm một cách có hiệuquả Bằng việc sử dụng phiếu học tập đã chuyển hoạt động của giáo viên từtrình bày giảng giải thuyết trình sang hoạt động hướng dẫn chỉ đạo từ đó họcsinh tự lực phát hiện kiến thức, qua đó mà tư duy được phát triển.
Vậy sử dụng phiếu học tập như thế nào cho có hiệu quả? Đặc biệt sửdụng phiếu học tập trong hướng dẫn tự học là vấn đề rất được quan tâm
Năm học 2009-2010 sách giáo khoa Sinh học 12 bắt đầu được áp dụngtrên toàn quốc, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào hoàn thiệnđược đưa ra để phục vụ cho việc dạy học Sinh học 12 Đặc biệt là phần Sinhthái học là một phần có nội dung tương đối khó nhưng kiến thức mà nó cungcấp lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Không chỉ dừng lại hiểu biết về hệ sinhthái mà còn là cơ sở tạo ra ý thức bảo vệ môi trường của mỗi học sinh…
Do vậy, để nâng cao được chất lượng dạy học phần: Sinh thái học trong
chương trình lớp 12 THPT, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học phần Sinh thái học lớp 12 THPT”
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế và sử dụng phiếu hoạt động học tập phù hợp với đặc điểm củaphần Sinh thái học trong chương trình lớp 12 THPT để nâng cao chất lượnghình thành kiến thức, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học sinhhọc hiện nay
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
Trang 8- Tìm hiểu tình hình sử dụng phiếu học tập, đặc biệt là sử dụng phiếuhọc tập trong dạy học phần Sinh thái học ở trường THPT trên địa bàn tỉnhNghệ An, Hà Tĩnh
- Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần Sinh thái học trongchương trình lớp 12 THPT làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống phiếu học tập
- Thiết kế các phiếu học tập sử dụng trong dạy học phần Sinh thái họctrong chương trình lớp 12 THPT
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả hệ thống phiếu học tập đãxây dựng
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi nội dung phần Sinh thái họctrong chương trình lớp 12 THPT và hiệu quả của việc sử dụng phiếu học tậptrong dạy học phần Sinh thái học trong chương trình lớp 12 THPT qua thựcnghiệm tại một số trường THPT trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
5.1 Đối tượng nghiên cứu: quy trình xây dựng phiếu học tập để dạy
-học phần Sinh thái -học trong chương trình lớp 12 THPT
5.2 Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 12 và giáo viên giảng dạy
Sinh học lớp 12 ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh
6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế và sử dụng hệ thống phiếu học tập phần Sinh thái học trongchương trình lớp 12 THPT hợp lý, phù hợp với mục tiêu, nội dung và kíchthích được tính tích cực nhận thức của học sinh sẽ góp phần nâng cao chấtlượng dạy học bộ môn sinh học lớp 12 THPT
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
Trang 97.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng vànhà nước trong công tác giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học, các tàiliệu lý luận dạy học, đặc biệt là dạy học bằng các hoạt động khám phá làm cơ
sở cho việc vận dụng vào dạy học phần Sinh thái học bậc THPT
7.2 Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, trao đổi với những người giỏi
về lĩnh vực mình đang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia đểđịnh hướng cho việc triển khai đề tài
7.3 Phương pháp điều tra cơ bản: Điều tra về thực trạng, phân tích
nguyên nhân hạn chế chất lượng dạy và học Sinh học nói chung và phần Sinhthái học nói riêng ở trường THPT
Các phương pháp điều tra được sử dụng để nghiên cứu đề tài này baogồm:
Điều tra trực tiếp:
Trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy học Sinh học và với học sinh về bộphiếu đã soạn làm cơ sở chỉnh sửa và hoàn thiện bộ phiếu học tập
- Đối với giáo viên:
+ Dùng phiếu điều tra để lấy số liệu về thực trạng giảng dạy bộ mônSinh học nói chung, phần Sinh thái học nói riêng
+ Tham khảo giáo án và trao đổi với một số giáo viên
- Đối với học sinh: dùng phiếu điều tra để điều tra thực trạng dạy - học
bộ môn Sinh học ở trường THPT
Điều tra gián tiếp: sử dụng phiếu điều tra
7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
7.4.1.Thực nghiệm thăm dò:
Trang 10- Trao đổi với giáo viên, học sinh về những khó khăn, yêu cầu, khúcmắc, những vấn đề tồn tại trong dạy phần Sinh thái học - SGK Sinh học 12THPT
- Sử dụng phiếu điều tra: Xây dung phiếu điều tra tìm hiểu thực trạng sửdụng phiếu học tập trong dạy học Sinh học 12 mới ở các phần đã học Tổchức điều tra và xử lý kết quả điều tra
- Các lớp thực nghiệm và đối chứng ở mỗi trường do một GV giảng dạy,đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức, điều kiện dạy học và hệ thống câuhỏi đánh giá sau mỗi tiết học
- Trong quá trình thực nghiệm, thảo luận với giáo viên bộ môn ở cáctrường để thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy
+ Ở lớp thực nghiệm, giáo án được thiết kế kèm các phiếu học tập để sửdụng trong quá trình giảng dạy
+ Ở lớp đối chứng, giáo án được thiết kế theo phương pháp dạy họctruyền thống
- Cách thực nghiệm: Chọn từng cặp lớp tương đương (một lớp thựcnghiệm và một lớp đối chứng) về mọi phương diện: số lượng nam, nữ, lựchọc, hạnh kiểm, phong trào học, số học sinh cá biệt … chỉ có yếu tố thựcnghiệm là thay đổi một lớp dùng phiếu học tập một lớp không Để nâng cao
độ chính xác, giảm bớt yếu tố ngẫu nhiên thì công thức thực nghiệm được lặplại ở một số trường tiêu biểu
Trang 11- Các bước thực nghiệm bao gồm:
+ Xây dựng và chuẩn bị những phiếu dùng trong thực nghiệm và mẫuphiếu cho kiểm tra, đánh giá ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng
+ Thiết kế giáo án cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
+ Tổ chức thực nghiệm ở trường THPT:
* Liên hệ với nhà trường và giáo viên THPT
* Chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm phù hợp
* Tiến hành thực nghiệm
* Phân tích, xử lý và thống kê số liệu thực nghiệm
7.5 Phương pháp thống kê toán học
- Định tính: Phân tích và nhận xét khái quát những kiến thức của họcsinh thông qua các bài kiểm tra nhằm xác định rõ mức độ lĩnh hội về tri thứccủa học sinh ở nội dung nghiên cứu
- Định lượng: Phân tích kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học.+ Lập bảng phân tích thực nghiệm
Ni
Trong đó: Xi là thang điểm
Ni là số học sinh đạt điểm tương ứng
+ Biểu diễn bằng đồ thị: Xi là trục tung Ni là trục hoành
+ Tính trung bình cộng X xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê
Xi Ni
1
+ Độ lệch chuẩn: Khi có hai giá trị trung bình như nhau nhưng chưa đủ
để kết luận 2 kết quả trên là giống nhau mà còn phụ thuộc vào các giá trị củacác đại lượng phân tán ít hay nhiều xung quanh hai giá trị trung bình cộng, sựphân tán đó được mô tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau:
Trang 12) (
Độ lệch chuẩn càng nhỏ số liệu càng đáng tin cậy
Cv = 0% - 10%: Độ giao động nhỏ, độ tin cậy cao
Cv = 10% - 30%: Dao động trung bình
Cv = 30% - 100%: Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ
+ Hiệu trung bình cộng (dTN-ĐC) so sánh điểm trung bình cộng (X ) củanhóm lớp TN và đối chứng trong các lần kiểm tra
DTN-ĐC= X TN -X ĐC
Trong đó: X TN = X của lớp TN
X ĐC = X của lớp ĐC+ Độ tin cậy (Tđ): Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của 2 giá trịtrung bình cộng của TN và ĐC bằng đại lượng kiểm định td theo công thức:
n s
n s
x x
t
DC
DC TN
TN
DC TN
Trang 13Giá trị tới hạn của td là t tra trong bảng phân phối student với = 0.05
và bậc tự do f = n1 + n2 - 2 Nếu |td| ≥ t thì sự sai khác của các giá trị trungbình TN và ĐC là có ý nghĩa
Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê toán học trên bảngExcel, tính số lượng và % số bài đạt các loại điểm làm cơ sở định lượng, đánhgiá chất lượng lĩnh hội kiến thức từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đếnchất lượng học tập Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN đượcchi tiết hoá trong đáp án bài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10
Kết quả xử lý các số liệu sẽ cho phép chúng tôi đi đến nhận xét:
+ Mức độ đáng tin giữa đối chứng và thực nghiệm
+ Khả năng sử dụng phiếu học tập trong phương án thực nghiệm thể hiệntrên các giá trị qua mỗi đợt kiểm tra, qua hệ số td, qua tỉ lệ học sinh kém, trungbình, khá, giỏi
8 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Thiết kế hệ thống phiếu học tập để sử dụng trong quá trình dạy - họcphần Sinh thái học trong chương trình lớp 12 THPT để vận dụng vào quátrình dạy học bộ môn
- Sử dụng phiếu học tập để dạy học phần Sinh thái học trong chươngtrình lớp 12 THPT
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
1.1 Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước yêu cầu thực tiễn đặt ra cho các ngành khoa học nói chung vàgiáo dục nói riêng đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hoá
Trang 14người học,với các biện pháp tổ chức học sinh hoạt động tự lực, chủ động đãtrở thành xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực.
Vào những năm 1960, nhiều nghiên cứu về các biện pháp tổ chức họcsinh hoạt động học tập tự lực, chủ động, sáng tạo đã được đặt ra Nhưng cácnghiên cứu mới chủ yếu về mặt lý thuyết Từ sau những năm 1970 trở đi, cácnghiên cứu, về các biện pháp tổ chức học sinh hoạt động học tập tự lực mớiđược quan tâm nghiên cứu đồng bộ cả về lý thuyết và thực hành.Trong đó nổibật là các công trình nghiên cưú: “Cải tiến phương pháp dạy và học nhằmphát huy trí thông minh của học sinh” của tác giả Nguyễn Sỹ Tý - 1971
“Kiểm tra kiến thức bằng phiếu kiểm tra” của tác giả Lê Nhân - 1974…
Đặc biệt sau nghị quyết Trung ương IV khoá VII (tháng 2/1993), Nghịquyết TW II khoá VIII (tháng 12/1996) Và gần đây nhất là nghị quyết TW VIkhoá IX (tháng 4/2002) của Đảng về vấn đề đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trở thành vấn đề quan trọngcấp bách của ngành Giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Một nét nổi bật dễ nhận thấy của bài học theo phương pháp tích cực làhoạt động của học sinh chiếm tỷ trọng cao với hoạt động của giáo viên về mặtthời gian cũng như cường độ làm việc Khi soạn bài theo phương pháp họctập tích cực, những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào các hoạtđộng của học sinh (quan sát mẫu vật tiến hành thí nghiệm, tranh luận, giải bàitập, thảo luận nhóm và phải hình dung cụ thể giáo viên sẽ tổ chức các hoạtđộng của học sinh ra sao? Vậy để tổ chức các hoạt động của học sinh người tathường dùng các dạng phiếu hoạt động học tập hay còn gọi là phiếu hoạt động(activitysheet) hay phiếu làm việc (Work sheet) - Đó là phương tiện để tổchức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Bằng việc sử dụngphiếu học tập đã chuyển hoạt động của giáo viên từ trình bày giảng giải
Trang 15thuyết trình sang hoạt động hướng dẫn chỉ đạo từ đó học sinh tự lực phát hiệnkiến thức, qua đó mà tư duy được phát triển.
Để tổ chức được các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi phải có cácphương tiện tham gia tổ chức như: Bài tập, bài tập tình huống, bài toán nhậnthức, câu hỏi trắc nghiệm, phiếu học tập…
Đối với bộ môn Sinh học cũng vậy cho đến nay đã có nhiều công trình
đã được đưa ra áp dụng như:
- Lý luận dạy học sinh học đại cương - Đinh Quang Báo, Nguyễn ĐứcThành NXBGD 1998
- Tổ chức hoạt động học tập tự lực trong dạy học Sinh thái học lớp 11THPT- Phan Thị Bích Ngân (luận án thạc sỹ) …
Tuy nhiên, hầu hết các công trình đưa ra chỉ ở mức độ chung chung cho
bộ môn Sinh học hoặc cho nhóm phương pháp sử dụng các phương tiện nóitrên, mà chưa có công trình nào cụ thể về từng phương pháp sử dụng từngphương tiện cho từng nội dung cụ thể Phiếu học tập không ngoại lê, chỉ được
đề cập trong các công trình nghiên cứu lồng ghép với các phương tiện khác,nhất là sử dụng phiếu học tập để dạy phần Sinh thái học - Sinh học 12 -THPT
1.1.2 Khái niệm phiếu học tập
Phiếu học tập (PHT) hay còn gọi là phiếu hoạt động (activity sheet) hayphiếu làm việc (work sheet)
Phiếu học tập là những tờ giấy rời in sẵn những công tác độc lập, đượcphát cho từng học sinh, nhóm học sinh tự lực hoàn thành trong một thời gianngắn của tiết học Mỗi phiếu học tập có thể giao cho học sinh một hoặc mộtvài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một
kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hay thăm dò thái độ trứơc một vấn đề
Trang 16Về khái niệm phiếu học tập, tác giả PGS.TS Nguyễn Đức Thành đã
xây dựng khái niệm như sau: "Để tổ chức các hoạt động của học sinh, người
ta phải dùng các phiếu hoạt động học tập gọi tắt là phiếu học tập Còn gọi cách khác là phiếu hoạt động hay phiếu làm việc Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát cho học sinh để học sinh hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học Trong mỗi phiếu học tập có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng hay rèn luyện thao tác tư duy để giao cho học sinh" Nội dung hoạt động được ghi trong phiếu có thể là tìm ý điền tiếp
hoặc tìm thông tin phù hợp với yêu cầu của hàng và cột, hoặc trả lời câu hỏi.Nguồn thông tin để học sinh hoàn thành phiếu học tập có thể từ tài liệu giáokhoa, từ hình vẽ, từ các thí nghiệm, từ mô hình, mẫu vật hoặc sơ đồ hoặc từnhững mẩu tư liệu được GV giao cho mỗi HS sưu tầm trước khi học
Có thể coi PHT là một phương tiện để tăng cường công tác độc lập củahọc sinh trong dạy học bởi vì PHT là những câu hỏi định hướng cho mỗi họcsinh tự lực tìm đến với tri thức mới hoặc bộc lộ thái độ của mình trước mộtvấn đề nào đó được đặt ra trong giờ học trong đó chủ yếu là những địnhhướng có thể do GV hay học sinh đề ra để giải quyết các tình huống có thểxảy ra trong bài học, do đó khi làm bài rèn luyện cho HS năng lực phán đoán,chủ động sáng tạo và bộc lộ rõ năng lực niềm tin của bản thân khi hoàn thànhPHT, sau một thời gian tự lực suy nghĩ, tìm tòi, đó là phẩm chất cần có củacon người mới
PHT nếu được thiết kế theo hướng có thể hoàn thành trong những điềukiện và phương tiện khác nhau, với cách đó có thể dễ dàng áp dụng linh hoạtvào trong các điều kiện dạy học khác nhau
PHT không chỉ là phương tiện cụ thể hóa công việc tới từng học sinhtrong lớp, giúp các em không bị thụ động ngồi nghe GV chỉ dẫn, thuyết trình
Trang 17và làm theo có tính bắt chước mà nó còn là phương tiện giúp GV theo dõi,nắm bắt được tình hình học tập của từng học sinh trong lớp để có thể đôn đốc,uốn nắn, phát hiện, động viên kịp thời những sáng kiến nảy sinh ở học sinhtạo một động lực quan trọng tới ý thức học tập.
Sử dụng PHT trong giờ học giải quyết được khó khăn hiện nay là sốlượng HS đông cho nên trong giờ học chỉ có 1 tỉ lệ rất ít HS được phát biểu ýkiến xây dựng bài, còn phần lớn ngồi nghe và ghi chép thụ động, HS đanghọc hay suy nghĩ gì, làm gì trong giờ học GV không thể quán xuyến hết được
Như vậy khi sử dụng phiếu học tập trong giờ học buộc hầu hết HS phải
tự lực suy nghĩ và làm việc tích cực trong giờ học, trên cơ sở đó tạo được yếu
tố tâm lý, tâm trạng tích cực hoạt động tự lực và chủ động là cơ sở để nảysinh sáng tạo và xây dựng niềm tin mặt khác nó là phương tiện dạy học rấtđắc lực để GV có thể nắm chắc được thực tiễn dạy học của mình để kịp thờikhắc phục thiếu sót có thể xảy ra trong mọi khâu của một giờ lên lớp
1.1.3 Phân loại phiếu học tập
Trong dạy học Sinh học ta thường sử dụng nhiều dạng phiếu khác nhautùy mục tiêu đặt ra cũng như đặc điểm nội dung mà lựa chọn dạng phiếu chophù hợp Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành (trong chuyên đề
“Tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông”) có 2loại phiếu học tập:
+ Loại phiếu hình thành kiến thức
+ Loại phiếu phát triển năng lực nhận thức
Theo Giáo sư Trần Bá Hoành có 6 dạng phiếu học tập
Dạng 1: Phát triển kỹ năng quan sát
Trên phiếu học tập dạng này có các tranh vẽ, sơ đồ và câu hỏi yêu cầuquan sát mẫu vật, tranh vẽ, mô hình
Trang 18VD1: Dạy mục 2, Biến động không theo chu kỳ (bài 39), Yêu cầu HSquan sát hình 39.1, 39.2 hoàn thành PHT gồm các câu hỏi sau trong 7 phút
- Chỉ ra điểm khác nhau giữa hình 39.1 và hình 39.2
- Cho biết thế nào là biến động số lượng cá thể của quần thể không theochu kỳ? Cho ví dụ?
VD2: Cho học sinh quan sát cây lá lốt, cây bạch đàn, kết hợp nghiên cứu SGK mục III hoàn thành phiếu học tập sau:
Nội dung Đặc điểm thích nghi Ý nghĩa thích nghi
Khu SH nước chảy
Trang 19Quần xã sinh vật SV tiêu thụ
SV phân giải
Dạng 3: Phát triển kỹ năng so sánh
VD1: So sánh hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên.
Chỉ tiêu Hệ sinh thái nhân tạo Hệ sinh thái tự nhiên
Nguồn vật chất và năng lượng
Dạng 4: Phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát
VD: Đưa ra tranh vẽ quần xã sinh vật trong ao cá, cho học sinh quan sátrồi hoàn thành phiếu học tập sau:
- Quan sát tranh cho biết trong ao cá có những quần thể sinh vật nàođang sinh sống?
- Các quần thể sinh vật đó cùng loài hay khác loài? Chúng sống ở đâu?
- Các quần thể sinh vật trên có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Quần xã có chịu tác động của ngoại cảnh không?
Từ đó phát biểu khái niệm quần xã
Dạng 5: Phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết
Trang 20VD: Cho học sinh quan sát hình 36.1 kết hợp đọc SGK, hoàn thànhphiếu học tập sau trong 5 phút.
Cho các nhóm sv sau, nhóm sv nào là một quần thể, những nhóm sinh vật nào không phải là quần thể? Giải thích
Nhóm sinh vật Quần thể Không phải quần thể
- Cá trắm cỏ trong ao
- Cá rôphi đơn tính trong ao
- Sen trong đầm
- Cây ven hồ
- Ốc bươu vàng trong ruộng
- Chuột trong vườn
Từ đó cho biết quần thể là gì?
Dạng 6: Áp dụng kiến thức đã học
VD: Sau khi học phần “Hiệu suất sinh thái” cho HS làm bài tập sau:
Cho sơ đồ tháp năng lượng: (Đơn vị tính kcal/m 2/năm)
SVTT3 0,5kcal SVTT2 2,5 kcal
.Hiệu suất sinh thái từ bậc dinh dưỡng cấp 3 đến cấp 4 là:
.
1.1.4 Cấu trúc của phiếu học tập
PHT có cấu trúc bao gồm các phần sau:
a Phần dẫn:
Trang 21Là các chỉ dẫn của giáo viên quy định kiểu hoạt động, nội dung hoạtđộng hay nguồn thông tin.
-Ví dụ: Đọc thông tin mục II.1 SGK trang 112, hoàn thành sơ đồ sau:
b Phần hoạt động:
Là phần chỉ những công việc, thao tác mà học sinh cần thực hiện, cóthể là một hoặc nhiều hoạt động
-Ví dụ: Đọc thông tin mục II trang 127 SGK Sinh học 12 và hoàn
thành sơ đồ sau bằng cách điền tiếp vào dấu “ …”
Các thao tác, công việc học sinh cần thực hiện là:
- Đọc thông tin mục II SGK trang 127.
- Quan sát sơ đồ trong PHT.
- Tìm ý thích hợp.
- Điền vào phiếu và hoàn thành PHT.
c Phần quy định thời gian thực hiện.
Hoàn thành PHT phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất địnhtuỳ vào khối lượng công việc mà thời gian có thể là 5 phút, 10 phút… dài hơnhoặc ngắn hơn… Ngoài ra cũng cần căn cứ vào trình độ học sinh, thời giantiết học…
Tuy nhiên phần này không bắt buộc phải để trong PHT, nó có thể đượcgiáo viên thông báo bằng lời trong quá trình phát phiếu
d Phần đáp án.
Thường tách biệt với các phần trên được sử dụng để GV chỉnh sữa, bổsung cho học sinh hay căn cứ đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức cho HS
Ví dụ: Một PHT hoàn chỉnh như sau:
Cho học sinh đọc SGK mục 2 Quan hệ cạnh tranh, bài 36, Sinh học 12 và hoàn thành phiếu học tập sau.
Các hình thức cạnh tranh
Nguyên nhân cạnh tranh
Hậu quả
Trang 22Ý nghĩa
Ví dụ
1.1.5 Vai trò của phiếu học tập trong dạy học
Theo tác giả PGS.TS.Nguyễn Đức Thành: "Phiếu học tập có ưu thế hơn
câu hỏi, bài tập ở chỗ muốn xác định một nội dung kiến thức nào đó thoả mãn nhiều tiêu chí hoặc xác định nhiều nội dung từ các tiêu chí khác nhau, nếu diễn đạt bằng câu hỏi thì dài dòng Ta có thể thay bằng một bảng có các tiêu chí thuộc các cột, các hàng khác nhau Học sinh căn cứ vào tiêu chí ở cột và hàng để tìm ý điền vào ô trống cho phù hợp Như vậy giá trị lớn nhất của phiếu học tập là với nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn bằng một bảng gồm có các hàng, cột ghi rõ các tiêu chí cụ thể".
Phiếu học tập có vai trò: thông tin được truyền nhanh (bằng thị giác) vàlưu giữ trong óc học sinh lâu hơn Với thời gian định lượng được tính toánsẵn học sinh có thời gian suy nghĩ, thảo luận lâu hơn Ngoài ra phiếu học tập
dễ động viên đa số học sinh tích cực hoạt động, học sinh có thể phát hiệnđược năng lực tiềm ẩn, cảm xúc của mình để xây dựng sự say mê môn học,đồng thời phiếu học tập tiết kiệm được thời gian trên lớp của giáo viên chủđộng hoàn thành tiết học
a Phiếu học tập là một phương tiện truyền tải nội dung dạy học.
Trong quá trình dạy học PHT được sử dụng như một phương tiện đểtruyền tải kiến thức, nội dung của phiếu chính là nội dung hoạt động học tậpcủa học sinh Thông qua việc hoàn thành các yêu cầu nhất định trong phiếumột cách độc lập hay có sự trợ giúp của giáo viên mà học sinh lĩnh hội đượcmột lượng kiến thức tương ứng
b Phiếu học tập là một phương tiện hữu ích trong việc rèn luyện các
kỹ năng cho học sinh.
Trang 23Để hoàn thành được các yêu cầu do PHT đưa ra học sinh phải huy độnghầu như tất cả các kỹ năng hành động, thao tác tư duy: Quan sát, phân tích,tổng hợp, so sánh, phán đoán, suy luận, khái quát hoá, cụ thể hoá, hệ thốnghoá … Vì vậy sử dụng PHT trong quá trình dạy học sẽ giúp cho học sinh hìnhthành và phát triển cá kỹ năng cơ bản
c Phiếu học tập phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
Trong quá trình tổ chức dạy học cho học sinh có thể sử dụng PHT giaocho mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh hoàn thành, bắt buộc học sinh phải chủđộng tìm tòi kiến thức Vì vậy, tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinhđược nâng lên…
Mặt khác mỗi PHT có thể dùng trong nhiều khâu của quá trình tự họcnhư nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập củng cố, kiểm tra đánh giá dưới nhiềuhình thức như ở lớp hoặc ở nhà… có thể cần sự giúp đỡ của GV hoặc không…
Do vậy PHT còn phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu cho HS
Ví dụ: Để dạy mục IV Tăng trưởng của quần thể người (Bài 38, SH 12),
sau khi dạy bài 37 có thể giao cho HS phiếu học tập sau để HS chuẩn bị trước ởnhà:
Tìm hiểu về sự tăng trưởng dân số trên thế giới và trong nước:
- Nguyên nhân của sự tăng trưởng
- Hậu quả của sự tăng trưởng
- Con người đã có những biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và bảo vệ môi trường?
d Phiếu học tập là kế hoạch nhỏ để tổ chức dạy học.
- PHT thường được thiết kế dưới dạng bảng có nhiều cột, nhiều hàngthể hiện nhiều tiêu chí Vì vậy, ưu thế của PHT là khi muốn xác định một nộidung kiến thức, thoả mãn nhiều tiêu chí hay xác định nhiều nội dung với các
Trang 24tiêu chí khác nhau Với PHT một nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng
rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn như một kế hoạch nhỏ dưới dạng bảng hoặc sơđồ… PHT có thể sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học
Ví dụ:
Yêu cầu HS đọc SGK hoàn thành PHT sau:
Tên của mối quan hệ Hai loài sinh vật Đặc điểm Ví dụ
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
Trang 251.2.1 Kết quả điều tra thực trạng sử dụng PHT trong dạy học Sinh học nói chung và dạy học Sinh học 12 nói riêng
Qua thực tế tiếp xúc những giờ dạy về các bài này cho thấy nhiều giờdạy một số giáo viên tuy có sử dụng phiếu học tập nhưng còn lúng túng vềphương pháp sử dụng phiếu học tập, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc đổimới phương pháp dạy học hiện nay, đặc biệt là tổ chức các hoạt động nhậnthức cho học sinh
Bảng 1.1 Kết quả điều tra tình hình sử dụng phiếu học tập trong dạy học Sinh học tại một
số trường THPT ở tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
TT Mục đích sử dụng
Sử dụng thường xuyên
Sử dụng không thường xuyên
Ít sử dụng sử dụng Không
Số người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ
%
Số người
Tỷ lệ
%
1 Trong khâu nghiêncứu tài liệu mới 0 0 0 0 8 23.5 26 76.5
2 Trong khâu củng cố,hoàn thiện kiến thức 0 0 3 8.82 12 35.3 19 55.9
3 Trong khâu kiểm trađánh giá 0 0 4 11.8 14 41.2 16 47.1
Qua bảng trên cho thấy:
Từ kết quả điều tra trên cho thấy: Hiện nay phần lớn giáo viên còn chưa
sử dụng PHT để phát huy năng lực độc lập trong quá trình dạy học Một sốgiáo viên khác có sử dụng PHT nhưng không thường xuyên và thường chỉ sửdụng trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức hoặc khâu kiểm tra đánh giáhoặc chỉ sử dụng vào việc tái hiện kiến thức chưa đạt được khả năng tự lực,độc lập làm việc của học sinh trong việc tìm kiến thức mới
1.2.2 Thực trạng giảng dạy kiến thức Sinh học 12 ở trường phổ thông
Để phục vụ cho hướng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu thựctrạng dạy và học bộ môn Sinh học nói chung và phần Sinh thái học trong
Trang 26chương trình Sinh học lớp 12 THPT của một số trường ở 2 tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh trong năm học 2008 - 2009
Chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, dự giờ trao đổi với giáo viên bộmôn, soạn thảo phiếu thăm dò ý kiến giáo viên, phiếu điều tra học sinh nhằmthu thập số liệu cụ thể và thực trạng Qua đó chúng tôi có những kết quả vàđánh giá chung như sau:
a Thực trạng dạy của giáo viên
+ Về phương tiện dạy học
- SGK được cung cấp đủ cho học sinh
- Giáo viên được trang bị đủ SGK và SGV
- Các tài liệu tham khảo tương đối thiếu nên sử dụng chưa thật hiệu quả
- Phòng thí nghiệm chưa có hoặc không đủ điều kiện và thiết bị phục vụthực hành, các phương tiện dạy học khác như: Phương tiện trực quan (môhình, tranh vẽ, máy chiếu, băng đĩa ) hầu như ở các trường là không có, dụng
cụ thí nghiệm, thực hành đơn sơ, thiếu thốn Vì vậy có trường hầu như họcsinh không biết đến thí nghiệm
- Ở một số trường GV rất ít sử dụng tranh trong quá trình dạy học, một
số GV có sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao, chủ yếu là dùng tranh để minhhọa cho lời giải, các sơ đồ bảng biểu tự làm rất ít, đồ dùng dạy học tự làmhàng năm cũng chủ yếu là tranh vẽ phóng to, phương tiện phiếu học tập hầunhư ở các trường phổ thông không sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệumới, chỉ có một số ít giáo viên có sử dụng phiếu học tập trong khâu củng cốkiến thức nhưng cũng chỉ thực hiện trong các giờ thao giảng
+ Về nhận thức:
GV thường quan niệm kiến thức là mục đích của quá trình dạy học Vìvậy chỉ quan tâm đến việc truyền thụ của bài đúng như trong SGK và áp dụng
Trang 27máy móc các bước lên lớp, ít quan tâm tới việc HS đã biết những gì, hiểu đểlàm gì? làm thế nào mới hiểu được sâu sắc các kiến thức cơ bản.
+ Về kỹ năng soạn bài:
Do nhận thức như vậy, nên việc soạn bài của giáo viên còn mang tínhđối phó, chưa chú trọng đầu tư suy nghĩ, tìm tòi để sọan các giáo án có chấtlượng Điều đó còn thể hiện ở việc xác định mục tiêu bài soạn chưa được coitrọng, mà chủ yếu chỉ là liệt kê các hoạt động của thầy và trò những kiến thứccần đạt trong giờ học, chưa quan tâm đến sự phát triển tư duy, năng lực thựchành, phương pháp học tập của học sinh Nội dung bài soạn phần lớn GV tómlược nội dung kiến thức và thể hiện lại trình tự các hoạt đọng học tập được thểhiện trong SGK, ít thấy có sự sáng tạo, sự đầu tư chuyên môn để lựa chọn hệthống phương pháp hợp lý, đôi khi GV chưa xác định được nội dung trọngtâm của bài hoặc còn nhầm lẫn
+ Về phương pháp giảng dạy:
Qua điều tra phỏng vấn 30 giáo viên các trường THPT ở thành phốVinh, huyện Hưng Nguyên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và huyện CanLộc, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, tình hình giảng dạy của giáo viên phổthông được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2: Kết quả điều tra việc sử dụng phương pháp dạy học của giáo
viên
TT Tên phương pháp
Sử dụng thường xuyên
Sử dụng không thường xuyên
Ít sử dụng sử dụng Không
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng %
Trang 28TT Tên phương
pháp
Sử dụng thường xuyên
Sử dụng không thường xuyên
Ít sử dụng Không
sử dụng
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng %thông báo
Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp dạy học ởcác trường THPT hiện nay chủ yếu vẫn là phương pháp dạy học truyền thống
"Thầy truyền đạt trò thụ động lĩnh hội liến thức" Phần lớn thời gian của tiếthọc thì GV thuyết trình, HS chú ý ghi chép mà ít có cơ hội tham gia đóng góp
ý kiến của mình Vì vậy mà khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huốngmới của HS còn hạn chế Các phương pháp được sử dụng thường xuyên làthuyết trình, giải thích minh họa, hỏi đáp tái hiện thông báo, các phương pháp
ít được sử dụng như thực hành quan sát, làm thí nghiệm, dạy học sử dụngPHT, dạy học sử dụng sơ đồ hóa
Trang 29* Mức độ sử dụng SGK
Qua điều tra bằng phiếu 30 GV kết quả thu được ở bảng 3
Bảng 1.3 Kết quả điều tra tình hình sử dụng SGK của học sinh
Cách thức mục đích
sử dụng
Sử dụng thường xuyên
Sử dụng không thường xuyên
- SGK chỉ thường được sử dụng cho học sinh tự học bài và làm bài tập
ở nhà (vì phần lớn GV cho rằng để học sinh tự lực tìm tri thức mới trong SGK
sẽ thiếu thời gian giảng bài và học sinh sẽ mất trật tự Vì quan niệm và thực tế
sử dụng SGK như vậy nên GV chưa tận dụng hết tiềm năng của SGK trong
Trang 30dạy học trên lớp Do đó trong khâu nghiên cứu tài liêu mới hiệu quả còn thấpdẫn đến học sinh học bài trong vở ghi một cách thụ động.
- Qua dự giờ chúng tôi thấy: Biện pháp chủ yếu của GV là cho học sinhđọc những phần kiến thức dễ, GV không giảng hoặc đọc các định nghĩa đểghi nhớ hay nêu một câu hỏi đơn giản HS nhìn vào SGK trả lời ít đòi hỏi HSphải gia công trí tuệ, đào sâu kiến thức SGK Bên cạnh đó qua dự giờ chúngtôi thấy rất nhiều học sinh không mang SGK, nhiều học sinh không tích cực
tự lực khi GV yêu cầu tự đọc kiến thức dễ trong SGK để trả lời câu hỏi
+ Phương pháp học tập của học sinh còn thụ động máy móc trong việctiếp thu kiến thức mới Thực trạng HS sử dụng SGK để học hiểu còn rất ít Kết quả là chất lượng kiến thức, năng lực tư duy, khả năng vận dụngkiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC LỚP 12 THPT
2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung phần kiến thức Sinh thái học lớp
12 THPT
2.1.1 Mục tiêu của phần kiến thức Sinh thái học
Trang 31Phần Sinh thái học trong chương trình Sinh học lớp 12 - THPT baogồm 3 chương trình bày các cấp độ tổ chức sống từ cá thể lên quần thể, quần
xã, hệ sinh thái và sinh quyển Trong đó chú ý đến các mối quan hệ giữa cácyếu tố trong hệ thống sống; các quy luật và các quá trình xảy ra trong các hệthống sống đó Trong Chương I: “Cá thể và quần thể sinh vật”, các vấn đề cơbản được nêu ra, gồm:
- Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: Quy luật tác độngtổng hợp, quy luật giới hạn sinh thái
- Một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh
- Sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.Nêu được các ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường
- Khái niệm quần thể
- Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ và quan hệcạnh tranh Ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó, các ví dụ minh họa về cácquan hệ hỗ trợ và cạnh tranh
- Một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể, liên hệ với cấu trúcdân số của quần thể người
- Khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thểtrong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn Kích thước củaquần thể phụ thuộc vào mức sinh sản và tử vong của quần thể
- Khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể: theo chu kỳ
và không theo chu kỳ
- Cơ chế điều chỉnh sự số lượng cá thể của quần thể Sự biến động sốlượng là sự phản ứng của quần thể trước những biến động của các nhân tốmôi trường
Trang 32Chương 2 “Quần xã sinh vật”, mục tiêu kiến thức của chương này baogồm:
- Khái niệm quần xã
- Các đặc trưng cơ bản của quần xã: Tính đa dạng về loài, sự phân bốcủa các loài trong không gian và các ví dụ minh họa cho các đặc trưng củaquần xã
- Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã: trong quần xã các loài cácsinh vật có quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên cấu trúc bền vững, chúng cóquan hệ hỗ trợ hoặc đối nghịch nhau
- Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của mộtloài bị khống chế ở một mức nhất định do tác động của các mối quan hệ giữacác loài trong quần xã
- Diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các loại), và ý nghĩacủa diễn thế sinh thái, nguyên nhân chủ yếu gây ra diễn thế sinh thái
Chương 3 “Hệ sinh thái - Sinh quyển và bảo vệ môi trường”, mục tiêucủa phần kiến thức chủ yếu tập trung vào các nội dung:
- Định nghĩa hệ sinh thái
- Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên
Trang 33- Hiệu suất sinh thái là tỷ lệ phần trăm (%) chuyển hóa năng lượng giữacác bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
- Cơ sở sinh thái học của việc khai thác tài nguyên và bảo vệ thiênnhiên
2.1.2 Lôgic cấu trúc, nội dung phần kiến thức Sinh thái học
2.1.2.1 Về cấu trúc
Phần Sinh thái học trong chương trình Sinh học 12 THPT được cấu trúcnhư sau:
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật
Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các các thể trong quần thểBài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể Sinh vật
Chương II: Quần xã sinh vật
Bài 40: Quần xã sinh vật và một số dặc trưng cơ bản của quần xã
Bài 41: Diễn thế sinh thái
Chương III: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Bài 42: Hệ sinh thái
Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Bài 44: Chu trình chu địa hoá và sinh quyển
Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.2 Về nội dung:
Nội dung của phần Sinh thái học, Sinh học 12 THPT được thể hiện tổngquát trong sơ đồ sau:
30
Trang 34Nhìn vào sơ đồ ta thấy các cấp tổ chức sống được nghiên cứu ở đây là:
Cá thể - Quần thể - Quần xã và các hệ sinh thái Cụ thể như sau:
+ Kiến thức về các thể và quần thể sinh vật:
- Các nhân tố sinh thái: Sự tác động của các nhân tố sinh thái và củamôi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môitrường, sự tác động trở lại sinh vật lên môi trường
- Khái niệm quần thể, các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội
bộ quần thể, cấu trúc sân số của quần thể, kích thước và sự tăng trưởng số lượng
cá thể của quần thể, sự sinh sản và tử vong, sự phát tán các cá thể của quần thể,
sự biến động số lượng và cơ chế điều hòa số lượng các thể của quần thể
+ Kiến thức về quần xã sinh vật:
- Khái niệm về quần xã: các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ
và đấu tranh giữa các cá thể khác loài trong quần xã
- Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và những hệ quả của nó, cạnh tranh khácloài Sự phân hóa ổ sinh thái Sự diễn thế và sự cân bằng quần xã
+ Kiến thức về Hệ sinh thái - sinh quyển và môi trường:
- Khái niệm về hệ sinh thái, cấu trúc hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái,
sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái, sự chuyển hóa năng lượng trong hệsinh thái, sinh quyển, sinh thái học và việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên,
Trang 35quan niệm về quản lý nguồn lợi thiên nhiên, những biện pháp cụ thể giáo dụcbảo vệ môi trường.
2.2 Thiết kế PHT
2.2.1 Quy trình thiết kế PHT
Quy trình thiết kế được hiểu là trình tự các thao tác để tạo ra được PHT, đạt được mục tiêu dạy học nhất định Như vậy phải trả lời câu hỏi từ những thông tin được diễn đạt tường minh trong SGK, học sinh chỉ cần ghi nhớ, ta phải làm như thế nào để chuyển nội dung dưới dạng thông báo thành dạng tình huống học tập, một trong cách đó là sử dụng PHT Do vậy để xây dựng PHT tốt cần thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy.
Bước 2: Xác định rõ từng mục tiêu bài học.
Bước 3: Xác định nội dung của PHT.
Bước 4: Chuyển nội dung kiến thức thành điều cho biết
và điều cần tìm.
Bước 5: Diễn đạt nội dung trên thành PHT.
Bước 6: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành PHT.
Bước 7: Hoàn thành PHT chính thức.
Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy.
Là bước xác định thành phần kiến thức, tầm quan trọng, mối quan hệcủa mạch kiến thức trong bài và giữa các bài trong chương
Bước 2: Xác định rõ từng mục tiêu bài học.
Trang 36Phải xác định rõ sau khi học xong bài này học sinh phải lĩnh hội đượcgì? Hay vận dụng như thế nào? Rèn luyện được thao tác tư duy nào?
Bước 3: Xác định nội dung của PHT.
Xác định PHT được xây dựng với mục tiêu như thế nào? Truyền tảikiến thức gì, rèn luyện kỹ năng gì? Hoặc dùng trong khâu nào của quá trìnhdạy học
Bước 4: Chuyển nội dung kiến thức thành điều cho biết và điều cần tìm.
Từ kết quả của việc phân tích nội dung bài dạy và xác định mục tiêucủa bài phải xem xét để lĩnh hội được nội dung hay đạt được mục tiêu của bàiphải gợi mở cho biết những gì và tìm kiếm những gì
Bước 5: Diễn đạt nội dung trên thành PHT.
Phác thảo PHT cần xây dựng
Bước 6: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành PHT.
Căn cứ vào thời gian phân phối của chương trình nội dung của phiếu
mà quy định thời gian hoàn thành PHT một cách hợp lý
Để phát huy được tính tích cực của PHT cũng như đánh giá đúng kháchquan học sinh Sau khi sử dụng PHT phải xây dựng đáp án chuẩn
Bước 7: Hoàn thành PHT chính thức.
Là bước viết PHT chính thức chuẩn bị cho việc sử dụng PHT vào các khâu của quá trình dạy học
Ví dụ: Để thiết kế phiếu học tập sử dụng khi dạy mục II Cấu trúc hệ sinh
thái (Bài 42, Sinh học 12), ta thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy để xác định nội dung kiến thức.
Thành phần vô sinh
- Thành phần của hệ sinh thái
Trang 37Thành phần hữu sinhVai trò của các thành phần.
Bước 2: Xác định rõ từng mục tiêu bài học.
- HS chỉ ra được các thành phần cấu trúc của HST
- Vai trò của mỗi thành phần cấu trúc
- Biết liên hệ với thực tiễn
Bước 3: Xác định nội dung của PHT.
Phiếu học tập được xây dựng với mục tiêu để dạy kiến thức mới
Bước 4: Chuyển nội dung kiến thức thành điều cho biết và điều cần tìm.
Điều cho biết: Vận dụng kiến thức Sinh học 9, quan sát hình 42.1 SGK,đọc mục II SGK
Điều cần tìm: + Các thành phần của HST
+ Vai trò của mỗi thành phần
Bước 5: Diễn đạt nội dung trên thành PHT.
Đọc mục II Cấu trúc hệ sinh thái và sát hình 42.1 SGK và hoàn thànhPHT sau trong thời gian 7 phút: