Thực trạng giảng dạy kiến thức Sinh học 12 ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học phần sinh thái học lớp 12 THPT (Trang 25)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.2. Thực trạng giảng dạy kiến thức Sinh học 12 ở trường phổ thông

Để phục vụ cho hướng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng dạy và học bộ môn Sinh học nói chung và phần Sinh thái học trong chương trình Sinh học lớp 12 THPT của một số trường ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm học 2008 - 2009.

Chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, dự giờ trao đổi với giáo viên bộ môn, soạn thảo phiếu thăm dò ý kiến giáo viên, phiếu điều tra học sinh nhằm thu thập số liệu cụ thể và thực trạng. Qua đó chúng tôi có những kết quả và đánh giá chung như sau:

a. Thực trạng dạy của giáo viên

+ Về phương tiện dạy học

- SGK được cung cấp đủ cho học sinh. - Giáo viên được trang bị đủ SGK và SGV.

- Các tài liệu tham khảo tương đối thiếu nên sử dụng chưa thật hiệu quả. - Phòng thí nghiệm chưa có hoặc không đủ điều kiện và thiết bị phục vụ thực hành, các phương tiện dạy học khác như: Phương tiện trực quan (mô hình, tranh vẽ, máy chiếu, băng đĩa...) hầu như ở các trường là không có, dụng cụ thí nghiệm, thực hành đơn sơ, thiếu thốn. Vì vậy có trường hầu như học sinh không biết đến thí nghiệm.

- Ở một số trường GV rất ít sử dụng tranh trong quá trình dạy học, một số GV có sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao, chủ yếu là dùng tranh để minh họa cho lời giải, các sơ đồ bảng biểu tự làm rất ít, đồ dùng dạy học tự làm hàng năm cũng chủ yếu là tranh vẽ phóng to, phương tiện phiếu học tập hầu như ở các trường phổ thông không sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, chỉ có một số ít giáo viên có sử dụng phiếu học tập trong khâu củng cố kiến thức nhưng cũng chỉ thực hiện trong các giờ thao giảng.

GV thường quan niệm kiến thức là mục đích của quá trình dạy học. Vì vậy chỉ quan tâm đến việc truyền thụ của bài đúng như trong SGK và áp dụng máy móc các bước lên lớp, ít quan tâm tới việc HS đã biết những gì, hiểu để làm gì? làm thế nào mới hiểu được sâu sắc các kiến thức cơ bản.

+ Về kỹ năng soạn bài:

Do nhận thức như vậy, nên việc soạn bài của giáo viên còn mang tính đối phó, chưa chú trọng đầu tư suy nghĩ, tìm tòi để sọan các giáo án có chất lượng. Điều đó còn thể hiện ở việc xác định mục tiêu bài soạn chưa được coi trọng, mà chủ yếu chỉ là liệt kê các hoạt động của thầy và trò những kiến thức cần đạt trong giờ học, chưa quan tâm đến sự phát triển tư duy, năng lực thực hành, phương pháp học tập của học sinh. Nội dung bài soạn phần lớn GV tóm lược nội dung kiến thức và thể hiện lại trình tự các hoạt đọng học tập được thể hiện trong SGK, ít thấy có sự sáng tạo, sự đầu tư chuyên môn để lựa chọn hệ thống phương pháp hợp lý, đôi khi GV chưa xác định được nội dung trọng tâm của bài hoặc còn nhầm lẫn.

+ Về phương pháp giảng dạy:

Qua điều tra phỏng vấn 30 giáo viên các trường THPT ở thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và huyện Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, tình hình giảng dạy của giáo viên phổ thông được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.2: Kết quả điều tra việc sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên

TT Tên phươngpháp Sử dụng thường xuyên Sử dụng không thường xuyên Ít sử dụng Không sử dụng Số

lượng % lượngSố % lượngSố % lượngSố %

1 Thuyết trình 29 85 5 15 0 0 0 0

TT Tên phương pháp Sử dụng thường xuyên Sử dụng không thường xuyên Ít sử dụng Không sử dụng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

3 Hỏi đáp - tái hiệnthông báo 22 65 12 35 0 0 0 0

4 Dạy học nêu và giảiquyết vấn đề 4 11,8 6 17,6 6 17,6 18 53

5 Hỏi đáp - tìm tòi bộphận 7 20,6 8 23,5 10 29,4 9 26,5

6 Thực hành, quansát - làm thí nghiệm 2 5,9 5 14,7 16 47 11 32,4

7 Dạy học sử dụngbài tập 3 8,8 5 14,7 10 29,5 16 47

8 Dạy học sơ đồ hóa 4 11,8 4 11.8 16 47 10 29,5

9 Dạy học bằng PHT 0 0 0 0 8 23,5 26 76,5

Đa số giáo viên nặng về dạy học thuyết trình, thậm chí có GV còn đọc cho HS chép nội dung SGK hoặc ghi phần lớn nội dung SGK lên bảng cho học sinh chép lại. Các phương tiện dạy học khác, trong đó có PHT chỉ dùng vào những lúc có đoàn kiểm tra đến dự,... còn các tiết bình thường thì ít dùng chủ yếu là dạy "chay".

Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp dạy học ở các trường THPT hiện nay chủ yếu vẫn là phương pháp dạy học truyền thống "Thầy truyền đạt trò thụ động lĩnh hội liến thức". Phần lớn thời gian của tiết học thì GV thuyết trình, HS chú ý ghi chép mà ít có cơ hội tham gia đóng góp ý kiến của mình. Vì vậy mà khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống mới của HS còn hạn chế. Các phương pháp được sử dụng thường xuyên là thuyết trình, giải thích minh họa, hỏi đáp tái hiện thông báo, các phương pháp

ít được sử dụng như thực hành quan sát, làm thí nghiệm, dạy học sử dụng PHT, dạy học sử dụng sơ đồ hóa.

* Mức độ sử dụng SGK

Qua điều tra bằng phiếu 30 GV kết quả thu được ở bảng 3.

Bảng 1.3. Kết quả điều tra tình hình sử dụng SGK của học sinh

Cách thức mục đích sử dụng Sử dụng thường xuyên Sử dụng không thường xuyên Ít sử dụng Không sử dụng Số

người Tỉ lệ% ngườiSố Tỉ lệ% ngườiSố Tỉ lệ% ngườiSố Tỉ lệ%

HS sử dụng SGK trên lớp để -Tự học nội dung kiến thức đơn giản 11 32,5 15 44 6 17,6 2 5,9 -Tóm tắt nội dung kiến thức mới 8 23,5 13 38,2 10 29,4 3 8,82 - Phân tích tư liệu, biểu đồ, sơ đồ

0 0 3 8,8 22 64,7 9 26,5

-Tự lực chuyển hóa nội dung SGK để hình thành khái niệm

0 0 0 0 2 5,9 32 94,1

- Dựa vào SGK

trả lời câu hỏi 9 26,5 17 50 6 17,6 2 5,9

HS sử dụng SGK ở nhà để - Chuẩn bị trước

cho bài mới 6 17,6 9 26,5 17 50 2 5,9

- Học bài cũ, làm

bài tập trong sách 25 73,5 6 17,6 3 8,82 0 0

Qua bảng ta thấy:

- Ở trên lớp: SGK chủ yếu được sử dụng để học sinh tự học những nội dung đơn giản, ghi nhớ khái niệm, định nghĩa và trả lời câu hỏi của GV nhưng ở mức độ không thường xuyên. SGK rất ít được dùng với yêu cầu HS gia công xử lí nội dung (như phân tích tư liệu, biểu đồ).

- SGK chỉ thường được sử dụng cho học sinh tự học bài và làm bài tập ở nhà (vì phần lớn GV cho rằng để học sinh tự lực tìm tri thức mới trong SGK

sẽ thiếu thời gian giảng bài và học sinh sẽ mất trật tự. Vì quan niệm và thực tế sử dụng SGK như vậy nên GV chưa tận dụng hết tiềm năng của SGK trong dạy học trên lớp. Do đó trong khâu nghiên cứu tài liêu mới hiệu quả còn thấp dẫn đến học sinh học bài trong vở ghi một cách thụ động.

- Qua dự giờ chúng tôi thấy: Biện pháp chủ yếu của GV là cho học sinh đọc những phần kiến thức dễ, GV không giảng hoặc đọc các định nghĩa để ghi nhớ hay nêu một câu hỏi đơn giản HS nhìn vào SGK trả lời ít đòi hỏi HS phải gia công trí tuệ, đào sâu kiến thức SGK. Bên cạnh đó qua dự giờ chúng tôi thấy rất nhiều học sinh không mang SGK, nhiều học sinh không tích cực tự lực khi GV yêu cầu tự đọc kiến thức dễ trong SGK để trả lời câu hỏi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua phân tích thực trạng dạy và học sinh học Sinh học ở trường THPT rút ra kết luận:

+ Sự đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên phổ thông còn rất chậm. GV chưa có những biện pháp hiệu quả để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong từng bài dạy.

+ Phương pháp học tập của học sinh còn thụ động máy móc trong việc tiếp thu kiến thức mới. Thực trạng HS sử dụng SGK để học hiểu còn rất ít

Kết quả là chất lượng kiến thức, năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế.

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC LỚP 12 THPT 2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung phần kiến thức Sinh thái học lớp 12 THPT

2.1.1. Mục tiêu của phần kiến thức Sinh thái học

Phần Sinh thái học trong chương trình Sinh học lớp 12 - THPT bao gồm 3 chương trình bày các cấp độ tổ chức sống từ cá thể lên quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển. Trong đó chú ý đến các mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống sống; các quy luật và các quá trình xảy ra trong các hệ thống sống đó. Trong Chương I: “Cá thể và quần thể sinh vật”, các vấn đề cơ bản được nêu ra, gồm:

- Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.

- Một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: Quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn sinh thái.

- Một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh. - Sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường. Nêu được các ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.

- Khái niệm quần thể

- Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó, các ví dụ minh họa về các quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.

- Một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể, liên hệ với cấu trúc dân số của quần thể người.

- Khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn. Kích thước của quần thể phụ thuộc vào mức sinh sản và tử vong của quần thể.

- Khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể: theo chu kỳ và không theo chu kỳ.

- Cơ chế điều chỉnh sự số lượng cá thể của quần thể. Sự biến động số lượng là sự phản ứng của quần thể trước những biến động của các nhân tố môi trường.

Chương 2. “Quần xã sinh vật”, mục tiêu kiến thức của chương này bao gồm:

- Khái niệm quần xã

- Các đặc trưng cơ bản của quần xã: Tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian và các ví dụ minh họa cho các đặc trưng của quần xã.

- Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã: trong quần xã các loài các sinh vật có quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên cấu trúc bền vững, chúng có quan hệ hỗ trợ hoặc đối nghịch nhau.

- Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do tác động của các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.

- Diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các loại), và ý nghĩa của diễn thế sinh thái, nguyên nhân chủ yếu gây ra diễn thế sinh thái.

Chương 3. “Hệ sinh thái - Sinh quyển và bảo vệ môi trường”, mục tiêu của phần kiến thức chủ yếu tập trung vào các nội dung:

- Định nghĩa hệ sinh thái

- Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo).

- Mối quan hệ dinh dưỡng: chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng và các ví dụ minh họa.

- Các tháp sinh thái.

- Khái niệm chu trình vật chất và các chu trình sinh địa hóa: nước, cácbon, nitơ.

- Quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái (dòng năng lượng) và sự chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.

- Hiệu suất sinh thái là tỷ lệ phần trăm (%) chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

- Cơ sở sinh thái học của việc khai thác tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên.

2.1.2. Lôgic cấu trúc, nội dung phần kiến thức Sinh thái học

2.1.2.1 Về cấu trúc

Phần Sinh thái học trong chương trình Sinh học 12 THPT được cấu trúc như sau:

Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật

Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các các thể trong quần thể Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể Sinh vật

Chương II: Quần xã sinh vật

Bài 40: Quần xã sinh vật và một số dặc trưng cơ bản của quần xã Bài 41: Diễn thế sinh thái

Chương III: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường

Bài 42: Hệ sinh thái

Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Bài 44: Chu trình chu địa hoá và sinh quyển

Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái

Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.2. Về nội dung:

Nội dung của phần Sinh thái học, Sinh học 12 THPT được thể hiện tổng quát trong sơ đồ sau:

Môi trường Các nhân tố sinh thái

Vô sinh Hữu sinh Con người

Nhìn vào sơ đồ ta thấy các cấp tổ chức sống được nghiên cứu ở đây là: Cá thể - Quần thể - Quần xã và các hệ sinh thái. Cụ thể như sau:

+ Kiến thức về các thể và quần thể sinh vật:

- Các nhân tố sinh thái: Sự tác động của các nhân tố sinh thái và của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường, sự tác động trở lại sinh vật lên môi trường.

- Khái niệm quần thể, các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể, cấu trúc sân số của quần thể, kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể, sự sinh sản và tử vong, sự phát tán các cá thể của quần thể, sự biến động số lượng và cơ chế điều hòa số lượng các thể của quần thể.

+ Kiến thức về quần xã sinh vật:

- Khái niệm về quần xã: các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ và đấu tranh giữa các cá thể khác loài trong quần xã.

- Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và những hệ quả của nó, cạnh tranh khác loài. Sự phân hóa ổ sinh thái. Sự diễn thế và sự cân bằng quần xã.

+ Kiến thức về Hệ sinh thái - sinh quyển và môi trường:

- Khái niệm về hệ sinh thái, cấu trúc hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái, sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái, sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái, sinh quyển, sinh thái học và việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên,

quan niệm về quản lý nguồn lợi thiên nhiên, những biện pháp cụ thể giáo dục bảo vệ môi trường.

2.2. Thiết kế PHT

2.2.1. Quy trình thiết kế PHT

Quy trình thiết kế được hiểu là trình tự các thao tác để tạo ra được PHT, đạt được mục tiêu dạy học nhất định. Như vậy phải trả lời câu hỏi từ những thông tin được diễn đạt tường minh trong SGK, học sinh chỉ cần ghi nhớ, ta phải làm như thế nào để chuyển nội dung dưới dạng thông báo thành dạng

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học phần sinh thái học lớp 12 THPT (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w