Mục tiêu của phần kiến thức Sinh thái học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học phần sinh thái học lớp 12 THPT (Trang 30 - 32)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1.Mục tiêu của phần kiến thức Sinh thái học

Phần Sinh thái học trong chương trình Sinh học lớp 12 - THPT bao gồm 3 chương trình bày các cấp độ tổ chức sống từ cá thể lên quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển. Trong đó chú ý đến các mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống sống; các quy luật và các quá trình xảy ra trong các hệ thống sống đó. Trong Chương I: “Cá thể và quần thể sinh vật”, các vấn đề cơ bản được nêu ra, gồm:

- Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.

- Một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: Quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn sinh thái.

- Một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các nhân tố vô sinh. - Sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường. Nêu được các ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường.

- Khái niệm quần thể

- Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó, các ví dụ minh họa về các quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.

- Một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể, liên hệ với cấu trúc dân số của quần thể người.

- Khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn. Kích thước của quần thể phụ thuộc vào mức sinh sản và tử vong của quần thể.

- Khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể: theo chu kỳ và không theo chu kỳ.

- Cơ chế điều chỉnh sự số lượng cá thể của quần thể. Sự biến động số lượng là sự phản ứng của quần thể trước những biến động của các nhân tố môi trường.

Chương 2. “Quần xã sinh vật”, mục tiêu kiến thức của chương này bao gồm:

- Khái niệm quần xã

- Các đặc trưng cơ bản của quần xã: Tính đa dạng về loài, sự phân bố của các loài trong không gian và các ví dụ minh họa cho các đặc trưng của quần xã.

- Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã: trong quần xã các loài các sinh vật có quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên cấu trúc bền vững, chúng có quan hệ hỗ trợ hoặc đối nghịch nhau.

- Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định do tác động của các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.

- Diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các loại), và ý nghĩa của diễn thế sinh thái, nguyên nhân chủ yếu gây ra diễn thế sinh thái.

Chương 3. “Hệ sinh thái - Sinh quyển và bảo vệ môi trường”, mục tiêu của phần kiến thức chủ yếu tập trung vào các nội dung:

- Định nghĩa hệ sinh thái

- Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo).

- Mối quan hệ dinh dưỡng: chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng và các ví dụ minh họa.

- Các tháp sinh thái.

- Khái niệm chu trình vật chất và các chu trình sinh địa hóa: nước, cácbon, nitơ.

- Quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái (dòng năng lượng) và sự chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng.

- Hiệu suất sinh thái là tỷ lệ phần trăm (%) chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

- Cơ sở sinh thái học của việc khai thác tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học phần sinh thái học lớp 12 THPT (Trang 30 - 32)