Lôgic cấu trúc, nội dung phần kiến thức Sinh thái học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học phần sinh thái học lớp 12 THPT (Trang 32 - 34)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2.Lôgic cấu trúc, nội dung phần kiến thức Sinh thái học

2.1.2.1 Về cấu trúc

Phần Sinh thái học trong chương trình Sinh học 12 THPT được cấu trúc như sau:

Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật

Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các các thể trong quần thể Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể Sinh vật

Chương II: Quần xã sinh vật

Bài 40: Quần xã sinh vật và một số dặc trưng cơ bản của quần xã Bài 41: Diễn thế sinh thái

Chương III: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường

Bài 42: Hệ sinh thái

Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Bài 44: Chu trình chu địa hoá và sinh quyển

Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái

Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.2. Về nội dung:

Nội dung của phần Sinh thái học, Sinh học 12 THPT được thể hiện tổng quát trong sơ đồ sau:

Môi trường Các nhân tố sinh thái

Vô sinh Hữu sinh Con người

Nhìn vào sơ đồ ta thấy các cấp tổ chức sống được nghiên cứu ở đây là: Cá thể - Quần thể - Quần xã và các hệ sinh thái. Cụ thể như sau:

+ Kiến thức về các thể và quần thể sinh vật:

- Các nhân tố sinh thái: Sự tác động của các nhân tố sinh thái và của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường, sự tác động trở lại sinh vật lên môi trường.

- Khái niệm quần thể, các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể, cấu trúc sân số của quần thể, kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể, sự sinh sản và tử vong, sự phát tán các cá thể của quần thể, sự biến động số lượng và cơ chế điều hòa số lượng các thể của quần thể.

+ Kiến thức về quần xã sinh vật:

- Khái niệm về quần xã: các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ và đấu tranh giữa các cá thể khác loài trong quần xã.

- Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và những hệ quả của nó, cạnh tranh khác loài. Sự phân hóa ổ sinh thái. Sự diễn thế và sự cân bằng quần xã.

+ Kiến thức về Hệ sinh thái - sinh quyển và môi trường:

- Khái niệm về hệ sinh thái, cấu trúc hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái, sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái, sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái, sinh quyển, sinh thái học và việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên,

quan niệm về quản lý nguồn lợi thiên nhiên, những biện pháp cụ thể giáo dục bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học phần sinh thái học lớp 12 THPT (Trang 32 - 34)