7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.3 Các lưu ý khi thiết kế PHT:
- Mục đích rõ, khối lượng công việc vừa phải, thời gian thích hợp để đa số HS hoàn thành được.
- Xác định rõ cơ sở vật chất cần có để hoàn thành PHT như hình vẽ, SGK, dụng cụ trực quan...
- Nội dung ngắn gọn, diễn đạt chính xác.
- Khối lượng công việc vừa phải, đa số học sinh hoàn thành được trong thời gian quy định.
- Mỗi PHT phải có phần chỉ dẫn nhiệm vụ đủ rõ, phải có kí hiệu dùng phần nào, bài nào... phải có khoảng trống thích hợp để học sinh điền công việc phải làm.
- Hình thức trình bày gây hào hứng làm việc, có quy định thời gian hoàn thành, có chỗ đề tên HS để khi cần giáo viên đánh giá trình độ HS.
- Nếu biên soạn PHT dùng cho cả giáo trình họăc một bài học thì nên đánh số thứ tự để tiện cho việc sử dụng sau này.
Khi điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, đặc biệt là khâu in ấn. Các phiếu không có hình vẽ có thể đọc cho HS ghi vào vở để làm, hoặc chép lên bảng cho HS làm cũng được. Khi HS làm bài GV phải chú ý theo dõi, giúp đỡ kịp thời những sai sót, vướng mắc của HS để tạo niềm tin cho HS và giúp cho HS khỏi bi quan chán nản nếu gặp phải những vấn đề mà bản thân HS đó không giải quyết được.
* Những cơ sở vật chất hỗ trợ để hoàn thành PHT
- SGK là phương tiện quan trọng của học sinh trong giờ học.
- Các phương tiện trực quan: Mẫu vật, tranh vẽ, thí nghiệm... do giáo viên hoặc HS chuẩn bị nhưng chủ yếu vẫn là giáo viên. Những phương tiện này cần được giáo viên gia công sư phạm nhằm làm nổi bật bản chất của đối tượng nghiên cứu.
- Nếu cần vốn tri thức cũ hoặc vốn sống của học sinh nên nhắc trước để học sinh chuẩn bị.
- Cần có những gợi ý nhỏ để giúp học sinh hoàn thành được phiếu học tập. Tuy nhiên cần tránh sa vào những gợi ý tỉ mỉ vì như vậy sẽ hạn chế tính tự lực của học sinh.