Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học phần sinh thái học lớp 12 THPT (Trang 60 - 74)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3.Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm

3.2.3.1. Kết quả thực nghiệm

Sau khi cả ĐC và TN học xong phần kiến thức thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra qua 3 bài thực nghiệm Lần kiểm tra Lớp Tổng số bài KT Số học sinh đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 157 7 12 45 36 27 21 9 0 0 TN 152 0 2 9 39 40 44 14 4 0 2 ĐC 157 3 10 15 52 43 26 7 1 0 TN 152 0 0 7 27 35 45 28 8 2 3 ĐC 157 2 9 16 47 39 31 13 0 0 TN 152 0 0 3 23 21 51 36 13 5 Tổng hợp ĐC 471 12 31 76 135 109 78 29 1 0 TN 456 0 2 19 89 96 140 78 25 7

3.2.3.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

- Qua kết quả ở bảng 3.1 cho chúng ta thấy rằng ở lớp TN số học sinh đạt điểm khá trở lên (từ 7-10) cao hơn so với lớp đối chứng, đặc biệt có hiện tượng tăng tiến ở các bài sau. Trong khi đó lớp đối chứng số học sinh đạt điểm dưới trung bình là cao hơn lớp TN.

- Số học sinh ở lớp TN có điểm dưới trung bình giảm rõ rệt đặc biệt là những bài khó như bài 41: Diễn thế sinh thái.

- Theo dõi biểu đồ ta sẽ thấy rất rõ về sự khác biệt trong chất lượng học tập ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

Lần kiểm tra Lớp Tổng sốbài KT Số học sinh đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 157 7 12 45 36 27 21 9 0 0 TN 152 0 2 9 39 40 44 14 4 0

Bảng tần số điểm kết quả bài kiểm tra lần 1:

Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n S2 Xtb PS ĐC 7 12 45 36 27 21 9 0 0 157 5,04 2,23 6,88 4,29 TN 0 2 9 39 40 44 14 4 0 152 6,14 1,50 7,17 3,67 Bảng tần suất điểm(%) Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 4,46 7,64 28,66 22,93 17,20 13,38 5,73 0,00 0,00 TN 0,00 1,32 5,92 25,66 26,32 28,94 9,21 2,63 0,00

Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC bài kiểm tra 1.

Phương án n X ± m s Cv (%)

ĐC 157 5,04 ± 0,12 1,49 29,56

7,33

TN 152 6,14± 0,10 1,22 19,87

Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy T = 7,33, số bậc tự do xác định f= n1 + n2 - 2 = 307, tra bảng phân phối Student với α = 0,05 ta có Tα = 1,98, Tđ lớn hơn Tα như vậy kết quả hoàn toàn tin cậy, TN cao hơn ĐC.

Biểu đồ tần số điểm kiểm tra lần 1:

Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra lần 1:

Nhận xét: Qua bảng tần số điểm, tần suất điểm và biểu đồ ta thấy kết quả kiểm tra giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác biệt, số học sinh có điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn và số học sinh có điểm dưới TB lại ít hơn. Đường hội tụ tiến ở lớp TN luôn nằm bên phải và cao hơn ĐC. Đường TN phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 7. Đường ĐC phân

bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 4. Phần trăm số HS đạt điểm dưới giá trị mod = 4 của ĐC luôn cao hơn TN, số HS đạt điểm xung quanh và trên giá trị mod = 7 ở lớp TN cũng cao hơn ĐC. Chứng tỏ PHT có tác dụng tốt trong quá trình dạy học.

- Phân tích kết quả định lượng kết quả kiểm tra lần 2:

Lần kiểm tra Lớp Tổng số bài kiểm tra Số học sinh đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2 ĐC 157 3 10 15 52 43 26 7 1 0 TN 152 0 0 7 27 35 45 28 8 2

Bảng tần số điểm kết quả bài kiểm tra lần 2:

Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n S2 Xtb PS ĐC 3 10 15 52 43 26 7 1 0 157 5,48 1,74 6,88 4,29 TN 0 0 7 27 35 45 28 8 2 152 6,61 1,72 7,17 3,67 Bảng tần suất điểm(%) Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 1,91 6,37 9,55 33,12 27,39 16,56 4,46 0,64 0,00 TN 0,00 0,00 4,60 17,76 23,03 29,61 18,42 5,26 1,32

Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC bài kiểm tra 2.

Phương án n X ± m s Cv (%)

ĐC 157 5,49± 0,11 1,34 24,41

7,47

TN 152 6,61 ± 0,11 1,31 19,82

Phân tích độ tin cậy cho thấy Tđ =7,47, số bậc tự do xác định f = n1 + n2 - 2 = 307, tra bảng phân phối Student với α = 0,05 ta có Tα =1,98, Tđ lớn như vậy kết quả hoàn toàn tin cậy,TN cao hơn ĐC.

Biểu đồ tần số điểm kiểm tra lần 2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra lần 2:

Nhận xét: Đường TN phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 7.

Đường ĐC phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 5. Phần trăm số SV đạt điểm dưới giá trị mod = 7 của TN luôn ít hơn ĐC, và điểm trên 7 nhiều hơn ĐC. Đường hội tụ tiến ở lớp TN luôn nằm bên phải và cao hơn ĐC.

Qua bảng biểu và sơ đồ trên ta thấy sự chênh lệch về điểm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đã rõ ràng hơn. Nguyên nhân là do học sinh đã bắt đầu quen với phương pháp sử dụng PHT trong quá trình dạy học.

- Phân tích kết quả định lượng kết quả phân tích bài kiểm tra lần 3:

Lần kiểm tra Lớp Tổng số bài kiểm tra Số học sinh đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3 ĐC 2 9 16 47 39 31 13 0 0 2 TN 0 0 3 23 21 51 36 13 5 0

Bảng tần số điểm kết quả bài kiểm tra lần 3:

Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n S2 Xtb PS ĐC 2 9 16 47 39 31 13 0 0 157 5.64 1.84 6.88 4.29 TN 0 0 3 23 21 51 36 13 5 152 7.01 1.81 7.17 3.67 Bảng tần suất điểm(%) Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 1.27 5.73 10.19 29.94 24.84 19.75 8.28 0.00 0.00 TN 0.00 0.00 1.97 15.13 13.82 33.55 23.69 8.55 3.29

Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC bài kiểm tra 3.

Phương án n X ± m s Cv (%)

ĐC 157 5,64 ± 0,11 1,36 24,11

9,13

TN 152 7,01 ± 0,10 1,33 18,97

Kết quả phân tích độ tin cậy bài kiểm tra số 3 cho thấy T = 9,13, số bậc tự do xác định f = n1 + n2 - 2 = 307, tra bảng phân phối Student với α = 0,05 ta có Tα =1,98, Tđ lớn như vậy kết quả hoàn toàn tin cậy, TN cao hơn ĐC.

Biểu đồ tần số điểm kiểm tra lần 3:

Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra lần 3:

Đường TN phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 7. Đường ĐC phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 5. Phần trăm số SV đạt điểm dưới giá trị mod = 7 của TN luôn ít hơn ĐC, và điểm trên 7 nhiều hơn ĐC. Đường hội tụ tiến ở lớp TN luôn nằm bên phải và cao hơn ĐC.

Nhận xét: Qua bảng biểu và sơ đồ ta thấy ở lớp thực nghiệm có sử dụng PHT để hướng dẫn tự học ở nhà kết quả điểm kiểm tra cao hơn so với lớp đối chứng không sử dụng PHT.

Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC qua các bài kiểm tra.

Bài kiểm tra Phương án n X ± m Cv (%) đTN-ĐC

Bài 1 ĐC TN 157 152 5,04 ± 0,12 6,14 ± 0,10 29,56 19,87 1,10 7,33 Bài 2 ĐC TN 157 152 5,49 ± 0,11 6,61 ± 0,11 24,41 19,88 1,12 7,47 Bài 3 ĐC TN 157 152 5,64 ± 0,11 7,01 ± 0,10 24,11 18,97 1,37 9,13 Kết quả tổng hợp so sánh giữa lớp TN và ĐC qua 3 bài kiểm tra, cho thấy:

+ Hiệu số (đTN-ĐC) điểm trung bình cộng giữa lớp TN và ĐC của các bài kiểm tra đều dương và tăng dần, đặc biệt tăng cao ở bài kiểm tra có sử dụng PHT để hướng dẫn tự học ở nhà. Chứng tỏ lớp TN đạt kết quả cao hơn ĐC.

+ Với độ tin cậy 0,05, số bậc tự do xác định là 307, tra bảng phân phối Student với α = 0,05 ta có Tα = 1,98, các Tđ đều lớn, đặc biệt là bài kiểm tra TNKQ. Như vậy chứng tỏ kết quả hoàn toàn tin cậy, kết quả TN cao hơn ĐC.

+ Điểm trung bình cộng (X ) của lớp ĐC không thay đổi nhiều, còn lớp TN tăng dần, điều này chứng tỏ tính khả thi của phương pháp thể hiện qua việc HS lớp TN đã quen dần với phương pháp mới. Độ biến thiên Cv (%) ở cả 3 bài lớp TN luôn thấp hơn ĐC, điều đó chứng tỏ kết quả tin cậy và ổn định của phương pháp.

+ Các đường tần suất của lớp TN luôn bên phải và cao hơn ĐC, chứng tỏ số HS đạt điểm cao của lớp TN nhiều hơn hẳn so với ĐC. Các đường tần

suất hội tụ tiến của lớp TN luôn nằm bên phải so với ĐC. Chứng tỏ số điểm cao của lớp TN nhiều hơn hẳn so với ĐC.

3.2.3.3. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng học sinh đã trình bày ở trên chúng tôi phân tích định tính các bài kiểm tra của TN và ĐC qua từng loại kiến thức, chất lượng định tính các bài làm của HS thể hiện rõ qua các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, khái quát hóa, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, khả năng suy luận và sáng tạo để trả lời các câu hỏi, bài tập mang tính thực tiễn. Bên cạnh đó, chúng tôi đánh giá hiệu quả của phương pháp bằng sự tiến bộ của HS qua chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS, hệ thống hoá kiến thức đã học, độ bền kiến thức và rèn luyện các kỹ năng tư duy logíc, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn.

Qua thực tế giảng dạy trong quá trình thực nghiệm và qua phân tich các bài kiểm tra thu được từ nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng tôi nhận thấy chất lượng của các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn các lớp đối chứng, thể hiện rõ ràng ở những điểm sau đây: Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa của lớp TN hơn hẳn lớp ĐC.

Về mức độ tích cực học tập: Phiếu học tập tạo nên không khí học tập tích cực ở lớp thực nghiệm do các em được nghiên cứu, thu nhận thông tin để tranh luận, trao đổi ý kiến khi hình thành khái niệm. Về kỹ năng khai thác và lĩnh hội kiến thức, kết quả các bài kiểm tra cho thấy kỹ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức ở lớp thực nghiệm nổi trội hơi so với lớp đối chứng. Học sinh ở lớp thực nghiệm không chỉ biết cách khai thác những nguồn thông tin có trong SGK mà các em còn biết cách tái hiện các kiến thức đã học trong những bài học trước, hay ở lớp dưới để từ đó phân tích, so sánh theo yêu cầu của PHT. Vì thế, HS có sự chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức. Đó là một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong những nguyên nhân giúp cho kết quả học tập ở lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn.

Việc sử dụng PHT trong dạy học và kiểm tra đánh giá có hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển năng lực hoạt động của học sinh. PHT còn có chức năng hướng dẫn học sinh tự học. Mặt khác sử dụng PHT các em được tăng cường hoạt động nhóm, nhờ đó học sinh tích cực học tập hơn và tạo được không khi sôi nổi trong lớp học.

- Việc sử dụng PHT có tính khả thi.

3.2.3.4 Về tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh PTTH

Qua thực nghiệm dạy bài mới bằng phương pháp sử dụng PHT cho thấy: HS rất hưởng ứng với phương pháp dạy - học này. Tuy đây mới chỉ là bước khởi đầu để HS làm quen với phương pháp mới, song dưới sự hướng dẫn của GV, HS thể hiện quá trình hoạt động nhận thức một cách tích cực và sôi nổi. Điều đó đã chứng minh tính khả thi của phương pháp dạy-học bằng PHT, không những thế phương pháp này còn phù hợp với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học của nước ta hiện nay.

Một điều dễ nhận thấy khi sử dụng phương pháp dạy học này đó là: HS tỏ ra hứng thú và tích cực trong học tập, chủ động và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và đã bộ lộ thực sự những tiến bộ qua mỗi bài học. Với phương pháp dạy- học này đảm bảo sự lĩnh hội nội dung tri thức vừa theo chiều rộng vừa đảm bảo chiều sâu, tránh được những thiếu khuyết khi sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như: thuyết trình, giải thích, minh hoạ. Không những thế việc dạy- học này còn khắc sâu kiến thức và nâng cao năng lực nhận thức cho HS thông qua các kỹ năng tư duy logic.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học tích cực nói chung và việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học nói riêng cho thấy tính khả thi của việc sử dụng chúng vào việc tổ chức dạy học phần kiến thức Sinh thái học, Sinh học 12.

- Kết quả điều tra tình hình vận dụng phương pháp sử dụng PHTvào trong dạy học sinh học ở trường THPT nói chung và kiến thức phần Sinh thái học nói riêng đã cho thấy việc vận dụng phương pháp dạy học có sử dụng PHT vào dạy học phần Sinh thái học là rất cần thiết.

- Nội dung chương trình phần kiến thức Sinh thái học trong chương trình sinh học THPT có mối quan hệ khá chặt chẽ, điều này thuận lợi cho việc tổ chức dạy học bằng cách sử dụng phiếu học tập. Kết quả chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống các giáo án theo hướng sử dụng phiếu học tập về phần kiến thức Sinh thái học, Sinh học 12 là tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên Sinh học.

- Sử dụng phiếu học tập vào tổ chức dạy học phần kiến thức Sinh thái học, Sinh học 12 là một cách dạy có nhiều ưu điểm: phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, học sinh học tập hào hứng hơn, kiến thức học sinh thu nhận được có độ bền cao.

Kiến nghị:

Trong quá trình thực hiện luận văn và khi thực nghiệm tại các trường THPT chúng tôi nhận thấy các giáo viên giảng dạy Sinh học 12 nói riêng và giáo viên dạy học Sinh học nói chung rất quan tâm và ủng hộ hướng nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi có một số đề nghị:

2.1. Luận văn chỉ mới đề cập tới chương Sinh thái học, Sinh học 12, . chúng tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các biện pháp sử dụng

PHT - phương pháp dạy học tích cực nói trên ở các chương, các phần khác của chương trình sinh học THPT.

2.2. Cần tăng cường đầu tư thiết bị dạy học bộ môn, đặc biệt là đồ dùng trực quan thí nghiệm (mô hình, mẫu vật, tranh ảnh...) có chất lượng tốt hơn để tạo điều kiện hỗ trợ tốt hơn trong việc sử dụng PHT trong quá trình dạy học.

2.3. Để các phương pháp dạy học tích cực có thể triển khai đại trà trong nước thì bên cạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho giáo viên phổ thông vào các dịp hè cần có hệ thống sách hướng dẫn giáo viên một cách cụ thể chi tiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2000), Lý luận dạy học sinh học

phần đại cương, NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993-1996 cho giáo viên THPT), Vụ Giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Nguyễn Thị Thanh Chung (2006), Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để dạy học các khái niệm trong chương Các qui luật di truyền - SH12 - THPT - Luận văn thạc sỹ.

4. Nguyễn Thị Dung (1994), Phiếu học tập, phương pháp dạy học có sử dụng PHT , Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục, số 45/1994.

5. Nguyễn Văn Duệ (chủ biên), Trần Văn Kiên, Dương Tiến Sỹ (2000),

Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn sinh học, NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học phần sinh thái học lớp 12 THPT (Trang 60 - 74)